Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án - Nguyễn Thị Thu Hà
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Dự án xây dựng cơ sở chế biến đá xây dựng ở công ty
Đại Dương (tiếp theo)
4
• Dự án khai thác đá tại mỏ đá hang Cồng, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh
Hà Nam.
• Dự án được xây dựng tại xã Thanh Hải trên diện tích 33.484 m2.
• Các công trình xây dựng của dự án sử dụng kết cấu bê tông cốt thép.
• Nguồn điện cho các công trình lấy từ nguồn 35kV của khu vực xã Thanh Hải. Hệ thống
chống sét và nối đất được sản xuất theo công nghệ mới nhất. Nước cho quá trình sản
xuất được lấy từ hệ thống giếng khoan.
• Dự án có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường như tiếng ồn, bụi, nước thải theo đúng
quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường, không gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh
và động thực vật
• Dự án tuyển dụng 130 lao động, là người dân địa phương huyện Thanh Liêm
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án - Nguyễn Thị Thu Hà
hay không? (nhằm giảm chi phí đi lại hoặc chi phí đầu tư nhà ở cũng như các công trình phục vụ sinh hoạt). • Xem xét khả năng giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai hoa màu ở những dự án phải xây dựng ở địa điểm mới. Phương án giải phóng mặt bằng và bố trí địa điểm tái định cư đã hợp lý chưa? Chi phí đền bù thiệt hại cho cộng đồng nơi đặt dự án có theo khung giá của nhà nước quy định hay không? Tóm lại, địa điểm đã chọn có những ưu điểm gì so với các phương án địa điểm khác? Tồn tại những vấn đề gì và khắc phục ra sao? So sánh chi phí đầu tư nếu xây dựng dự án ở địa điểm này so với chi phí đầu tư ở địa điểm khác. v1.0015107207 27 1.2.5. THẨM ĐỊNH GIẢI PHÁP XÂY DỰNG DỰ ÁN Căn cứ thẩm định giải pháp xây dựng: • Công năng sử dụng của công trình, yêu cầu của dây chuyền công nghệ; • Các định mức, tiêu chuẩn xây dựng; • Thời gian xây dựng yêu cầu; • Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình xây dựng như nguyên vật liệu, máy móc xây dựng, nhân lực xây dựng tại địa phương. v1.0015107207 28 1.2.5. THẨM ĐỊNH GIẢI PHÁP XÂY DỰNG DỰ ÁN (tiếp theo) Nội dung thẩm định giải pháp xây dựng: • Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không? • Chọn dạng kết cấu nào (lắp ghép, đổ bê tông tại chỗ, khung thép hoặc là tổng hợp các loại kết cấu)? Đây đã phải là phương án kết cấu hợp lý nhất để bảo đảm công năng, thích hợp với hoàn cảnh kinh tế, điều kiện của địa phương và độ bền cần thiết của công trình hay không? • Những vật liệu xây dựng, thiết bị thi công hoặc dịch vụ kỹ thuật đặc biệt cần thiết để thi công công trình gồm những gì? Những gì phải nhập khẩu? • Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình? Có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không? • Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không? v1.0015107207 29 1.2.6. THẨM ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG • Cần xem xét các giải pháp về môi trường, phòng cháy chữa cháy trong hồ sơ dự án đã đầy đủ, phù hợp chưa? Đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa? • Nội dung nghiên cứu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường (chất thải, tiếng ồn). Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường do dự án đề xuất. v1.0015107207 30 1.2.6. THẨM ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) • Cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy hay không? • Để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường chia các dự án ra làm 2 loại: loại I và loại II. Các dự án loại I là những dự án có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, dễ gây sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định tiêu chuẩn môi trường, được Nhà nước xác định danh mục và công bố cụ thể. Các dự án này phải lập “Báo cáo đánh giá tác động môi trường”. Các dự án loại II (những dự án còn lại) chỉ phải lập phiếu “Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường”. v1.0015107207 31 1.2.6. THẨM ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) • Thẩm định bảo vệ môi trường được tiến hành trong 3 giai đoạn của dự án: Giai đoạn xin giấy phép đầu tư: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phê duyệt “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” hoặc xác nhận phiếu “Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường” sơ bộ. Giai đoạn thiết kế xây dựng: Sau khi đã có giấy phép đầu tư và xác định địa điểm thực hiện đầu tư, chủ đầu tư phải lập chi tiết “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” hoặc phiếu “Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường” Giai đoạn kết thúc xây dựng: Trước khi công trình đưa vào sử dụng, cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) cùng cơ quan cấp phép đầu tư kiểm tra các công trình xử lý chất thải, các điều kiện an toàn khác, theo quy định BVMT và cấp giấy phép tương ứng. • Thẩm định môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ (hoặc Sở) Tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương theo phân cấp của Chính phủ. v1.0015107207 32 1.2.6. THẨM ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) Khi thẩm định nội dung kỹ thuật, tùy theo tính phức tạp của mỗi dự án, cán bộ thẩm định có thể áp dụng các phương pháp đánh giá sau: • Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. • Phương pháp dự báo. • Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. • Tổ chức họp liên ngành, liên cơ quan (có thể mời chuyên gia ngoài đơn vị về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến dự án) để làm rõ các nội dung có liên quan đến kỹ thuật của dự án đầu tư. v1.0015107207 33 2. THẨM ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN 2.1. Mục đích và yêu cầu 2.2. Nội dung và phương pháp thẩm định tổ chức quản lý và nhân sự v1.0015107207 34 2.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU Mục đích: Thẩm định nội dung tổ chức quản lý và nhân sự của dự án nhằm kiểm tra mô hình tổ chức quản lý dự án khi đi vào vận hành khai thác, kiểm tra số lượng và chất lượng lao động dự kiến tuyển dụng cho mỗi vị trí có đảm bảo cho dự án hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không? Có phù hợp với công nghệ đã chọn hay không? Chi phí sử dụng lao động của dự án đã phải là chi phí tiết kiệm nhất hay chưa? v1.0015107207 35 2.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU (tiếp theo) Yêu cầu: • Tính pháp lý: bộ máy quản lý dự án cũng như số lượng và chất lượng lao động được tuyển dụng phải phù hợp với các văn bản pháp lý Nhà nước quy định. • Tính phù hợp: việc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý; xác định số lượng và cơ cấu lao động phải được thực hiện có khoa học, một mặt dựa trên cơ sở các học thuyết về quản lý lao động khoa học, mặt khác dựa trên những kinh nghiệm tổ chức lao động tiên tiến của các đơn vị có cùng tính chất và quy mô quản lý kinh doanh; đồng thời phải xem xét khả năng cung cấp cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật trên thực tế. • Tính gọn nhẹ: Một bộ máy quản lý gọn nhẹ với số lượng nhân sự thích hợp đảm bảo cho các mối quan hệ tác nghiệp bớt phức tạp, lại đạt được hiệu quả kinh tế cao nhờ giảm được chi phí quản lý hành chính và chi phí lương công nhân. v1.0015107207 36 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ • Thẩm định cơ cấu bộ máy quản lý: Sơ đồ tổ chức, quản lý sản xuất phải thể hiện rõ các chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận cần có và mối quan hệ giữa các bộ phận để đảm bảo cho cơ sở sản xuất hoạt động có hiệu quả, phù hợp với công nghệ đã lựa chọn. • Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: Xem xét lại số lượng lao động dự án dự kiến tuyển dụng, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật (nên tham khảo nhu cầu và cơ cấu lao động của những doanh nghiệp tương tự nhưng thuộc loại tiên tiến ở trong và ngoài nước). Đánh giá khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án từ xã hội, dự án có ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương không? (Lao động trong dự án phải được tuyển chọn từ lao động trong nước, trừ các vị trí đặc biệt có thể sử dụng lao động là người nước ngoài). v1.0015107207 37 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ (tiếp theo) Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực: • Xem xét việc đào tạo người lao động trong dự án theo các nội dung, yêu cầu của các vị trí làm việc kỹ thuật về tay nghề, nghiệp vụ và quy trình làm việc. • Đối với những dự án sử dụng công nghệ hiện đại, cần xem xét dự án đã có những biện pháp gì để đào tạo và nâng cao trình độ công nhân điều khiển máy móc, thiết bị mới? Cần có những trang bị gì để đào tạo, huấn luyện? Chi phí cho việc này? v1.0015107207 38 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ (tiếp theo) Thẩm định chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ làm việc, nghỉ ngơi cho người lao động trong dự án • Cán bộ thẩm định cần nắm vững và cập nhật các quy định của nhà nước về vấn đề lao động - tiền lương. Các quy định bao gồm: Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Quy định chi tiết về vấn đề tiền lương. Điều lệ bảo hiểm xã hội. Quyết định về mức lương tối thiểu đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tư hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng trong dự án đầu tư nước ngoài. • Sau khi thẩm định chế độ tiền lương và chế độ làm việc, cần đánh giá quỹ lương khi dự án đi vào sản xuất đã hợp lý chưa? Lãng phí hay tiết kiệm? Chế độ đãi ngộ đối với người lao động đã thoả đáng chưa? Có khuyến khích động viên người lao động hăng hái tham gia sản xuất kinh doanh không? v1.0015107207 39 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ (tiếp theo) Phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. Ví dụ, so sánh các nội dung nêu trong hồ sơ dự án với các định mức, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về sử dụng lao động; so sánh với các doanh nghiệp tương tự cùng ngành, cùng quy mô về số lượng lao động, tiêu chuẩn lao động sẽ tuyển dụng. v1.0015107207 40 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Khi thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án “Xây dựng cơ sở chế biến đá xây dựng”, cán bộ thẩm định nghiên cứu những vấn đề gì? Trả lời: • Cán bộ thẩm định đã nghiên cứu các vấn đề sau: • Thẩm định công suất của dự án. • Thẩm định công nghệ khai thác, chế biến đá xây dựng, thẩm định chất lượng các thiết bị chính của dự án và tính đồng bộ của thiết bị. • Thẩm định nguồn nguyên liệu cung cấp cho dự án. • Thẩm định địa điểm và giải pháp xây dựng dự án. • Thẩm định các yếu tố khác như điện, nước, xử lý ô nhiễm môi trường. • Thẩm định vấn đề tuyển lao động, cơ cấu tổ chức của dự án. v1.0015107207 41 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp theo) 2. Tại sao công ty lại sử dụng kết hợp các loại máy móc thiết bị của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong quá trình sản xuất mà không mua dây chuyền công nghệ đồng bộ? Như thế có phải là phương án tối ưu không? Trả lời: Công ty sử dụng kết hợp các máy móc thiết bị của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là tiết kiệm cho dự án và đạt chất lượng sản phẩm tối ưu. Công ty không mua dây chuyền công nghệ đồng bộ vì công nghệ khai thác chế biến đá xây dựng là đơn giản, không nhất thiết phải mua cả dây chuyền đồng bộ từ nước ngoài (thường có giá cao). 3. Tại sao công ty lại chọn vị trí xây dựng nhà máy tại xã Thanh Hải? Trả lời: Vì xã Thanh Hải có mỏ đá Hang Cồng, là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào tối ưu cho công ty. v1.0015107207 42 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp theo) 4. Các công trình phụ trợ phục vụ cho quá trình sản xuất có được tính toán đầy đủ không? Việc bố trí diện tích cho từng hạng mục như thế là hợp lý hay chưa hợp lý? Trả lời: Trong hồ sơ dự án đã tính toán đến các công trình điện, nước, hệ thống chống sét và nối đất, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Nội dung tính toán tương đối đầy đủ. Việc bố trí diện tích cho từng hạng mục tương đối hợp lý. Công ty cũng đã quan tâm đến vấn đề an toàn lao động. 5. Vấn đề môi trường có được công ty quan tâm không? Vì sao đối với dự án này vấn đề môi trường lại quan trọng? Trả lời: Dự án có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường như tiếng ồn, bụi, nước thải theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường. Ngoài ra dự án để 1 diện tích rất lớn (trên 10.000 m2, chiếm 1/3 diện tích đất của dự án) để trồng cây xanh, làm bồn hoa để điều hoà không khí. Đối với dự án khai thác và chế biến đá xây dựng, vấn đề môi trường rất quan trọng vì có thể xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng bụi, tiếng ồn cho khu vực dân cư sinh sống; có thể khai thác đá không đúng cách sẽ dẫn đến tai nạn lao động, gây nguy hiểm cho người dân sống quanh vùng nếu để xảy ra tình trạng đá lở. v1.0015107207 43 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp theo) 6. Tại sao công ty sử dụng lao động địa phương? Trả lời: Việc công ty sử dụng lao động địa phương đã góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết vấn đề an sinh xã hội của địa phương. Hơn nữa, với dự án khai thác và chế biến đá không đòi hỏi tay nghề quá cao ở người công nhân nên phù hợp với lao động địa phương; tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở của công nhân. v1.0015107207 44 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Thành công trong thẩm định kỹ thuật là: A. chấp nhận phương án kỹ thuật đề xuất trong hồ sơ. B. chỉ chấp nhận phương án kỹ thuật tốt. C. bác bỏ phương án kỹ thuật tồi. D. chấp nhận phương án kỹ thuật tốt và bác bỏ phương án kỹ thuật tồi. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. chấp nhận phương án kỹ thuật tốt và bác bỏ phương án kỹ thuật tồi. • Vì: Nếu bác bỏ một phương án kỹ thuật tốt (vì quá thận trọng) sẽ là bỏ lỡ một cơ hội để tăng nguồn lực. Nếu chấp nhận một phương án kỹ thuật tồi sẽ gây lãng phí nguồn lực, dự án sẽ thất bại. v1.0015107207 45 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Nhân tố nào là nhân tố được xem xét đầu tiên khi thẩm định nguyên vật liệu của dự án? A. Chất lượng nguyên liệu được chọn đảm bảo sản xuất ra sản phẩm tốt được thị trường chấp nhận. B. Tính sẵn có của nguyên liệu trên thị trường trong nước và nước ngoài. C. Giá cả nguyên vật liệu. D. Nguồn cung cấp nguyên liệu ở gần nơi xây dựng dự án. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. Chất lượng nguyên liệu được chọn đảm bảo sản xuất ra sản phẩm tốt được thị trường chấp nhận. • Vì: Điều quan trọng, quyết định sự tồn tại của dự án là sản phẩm của dự án phải bán được trên thị trường, được khách hàng đón nhận. Chất lượng nguyên liệu quyết định chất lượng sản phẩm, quyết định sức tiêu thụ hàng hoá của dự án. v1.0015107207 46 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Mục đích của thẩm định kỹ thuật nhằm loại bỏ những dự án không khả thi về mặt kỹ thuật để tránh gây tổn thất nguồn lực, chấp nhận dự án khả thi về mặt kỹ thuật để tranh thủ cơ hội tăng thêm nguồn lực. • Trên cơ sở xem xét rất nhiều yếu tố liên quan, đặc biệt là yếu tố thị phần và khả năng của chủ đầu tư về mọi mặt, từ đó đánh giá công suất của dự án đã phải là công suất tối ưu chưa? • Khi thẩm định công nghệ và nguyên liệu cho dự án, tiêu chuẩn lựa chọn đầu tiên phải là công nghệ và nguyên liệu đã chọn có tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, được thị trường đón nhận hay không? Sau đó mới thẩm định các tiêu chuẩn khác như: phải là những công nghệ và nguyên liệu thông dụng và có sẵn trên thị trường, giá cả thích hợp v1.0015107207 47 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI (tiếp theo) • Đối với thẩm định địa điểm xây dựng dự án, cần làm rõ việc đầu tư vào địa điểm đó đem lại thuận lợi gì? Khó khăn gì? Có tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có và thuận tiện cho sản xuất kinh doanh của dự án sau này hay không? • Các giải pháp xây dựng công trình dự kiến có phù hợp với mục đích sử dụng của dự án không? Có tiết kiệm chi phí xây dựng công trình và chi phí bảo dưỡng sau này khi đi vào vận hành hay không? • Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được giải quyết thoả đáng chưa? • Bộ máy tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, số lượng và trình độ lao động được tuyển dụng có đảm bảo 3 yêu cầu: tính pháp lý, tính phù hợp và tính gọn nhẹ hay không? v1.0015107207 48
File đính kèm:
- bai_giang_tham_dinh_du_an_dau_tu_bai_4_tham_dinh_ky_thuat_va.pdf