Bài giảng Tập huấn Kỹ thuật viết tin, bài báo chí căn bản - Phạm Duy Phúc
Mục tiêu chuyên đề
Hoàn thành chuyên đề này, học viên:
hiểu đặc điểm các dạng cấu trúc tin, bài thông
dụng, biết phân biệt cấu trúc tin với bài.
nắm được kỹ thuật viết tin, bài theo cấu trúc hình
tháp ngược, hình đồng hồ cát, cấu trúc tâm điểm
nắm được một số cách dẫn nhập (mở đầu, khởi,
lead) và đặt tít (title) căn bản.Nhận thức chung
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị -
xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải
trí và nhận thức của con người.
Trong các hình thức truyền thông căn bản, báo
chí là hoạt động sản xuất và cung cấp thông tin
thời sự về mọi hoạt động trong nước và quốc tế
cho công chúng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập huấn Kỹ thuật viết tin, bài báo chí căn bản - Phạm Duy Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tập huấn Kỹ thuật viết tin, bài báo chí căn bản - Phạm Duy Phúc
chữ (có khi đến 500 chữ), trả lời đủ các câu hỏi 5W+H. + Có vị trí độc lập so với các tin, bài khác và có lời đánh giá của người viết về sự kiện, hiện tượng, nhân vật được thông tin Các dạng tin cơ bản Tin tường thuật: là dạng tin phản ánh những sự kiện theo đúng trình tự diễn biến của sự kiện đó (nó khác với thể loại tường thuật ở dung lượng và cách thể hiện) Đặc điểm: + Chủ yếu là tin sự kiện (hội nghị, gặp gỡ giữa các quan chức, khánh thành, khai trương, động thổ, tổng kết, trao giải...) + Dung lượng tương đối dài, khoảng 300-500 chữ, miêu tả theo thời gian tuyến tính. + Không xuất hiện cái tôi của tác giả (đây là chỗ khác nhau giữa tin tường thuật và bài tường thuật) Các dạng tin cơ bản Chùm tin: là dạng tin gồm một số tin điểm lại, hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu có chung một chủ đề thống nhất Đặc điểm: + Chùm tin trong một chủ đề, một lĩnh vực + Dung lượng khá dài, gồm nhiều tin riêng rẽ. + Hình thức trình bày khá giống tin tổng hợp (dễ nhầm lẫn khi nhận diện) Một số dạng tin khác Tin tổng hợp: là dạng tin tóm tắt, hệ thống lại những sự kiện quan trọng, tiêu biểu về các lĩnh vực của đời sống xã hội Đặc điểm: + Là sự kết nối của nhiều tin ngắn, tin sâu trên nhiều số báo khác nhau về một sự kiện diễn ra trên một khu vực địa lý và trong một thời gian nhất định + Có tính khái quát cao, dung lượng khá dài (300- 800 chữ) chia làm nhiều khía cạnh khác nhau. + Thường được trình bày dưới một tiêu đề chung như: Tin trong ngày, Thế giới tuần qua, Việt Nam trong tuần Một số dạng tin khác Tin dự báo: là dạng tin nói về tương lai gần, dự đoán các sự kiện, hiện tượng sẽ xảy ra (VD: “Sự kiện tuần tới” trên VTV1, “Sự kiện trong tuần” ở trang 2 báo Thanh Niên) Đặc điểm: + Chỉ có tính chính xác tương đối + Là một dạng tin vắn, đôi khi chỉ một câu + Nguồn tin chủ yếu được lấy từ các văn phòng tổng hợp của chính phủ, các cơ quan ngoại giao, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao, du lịch, dịch vụ của trung ương và địa phương + Tuy nói về tương lai gần nhưng trong thể hiện ít khi dùng từ “sẽ” Một số dạng tin khác Tin ảnh: là dạng tin có ảnh đi kèm với tư cách là yếu tố cấu thành nội dung của tin để minh họa, tạo độ tin cậy và tính thuyết phục cho thông tin (VD: “Nhịp đời qua ống kính” trên trang 3 báo Tuổi Trẻ, “Cảnh báo” ở trang 12 báo Công An TPHCM, “Đừng quên họ” ở trang 3 báo Phụ Nữ TPHCM, tin thể thao trên các báo) Đặc điểm: + Ảnh phải ăn khớp với lời + Dung lượng chữ ít nhưng chiếm diện tích rộng + Ảnh bố trí sao cho không bị gấp mặt, nhất là VIP Một số dạng tin khác Tin công báo: là dạng tin phản ánh hoạt động của các cơ quan công quyền trung ương và địa phương hoặc thông báo các văn bản pháp luật hành chính nhà nước. Đặc điểm: + Tin không phải do tòa soạn hay phóng viên săn tìm mà do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp + Văn bản thông tin mang tính chính thống, tòa soạn và phóng viên không được sửa chữa, thêm thắt + Các báo lớn đều đăng chung tin công báo + Tin công báo thường xuất hiện ở trang 1 của báo in và phần đầu bản tin thời sự của đài PT-TH Bài báo là gì? Hiện nay, những người làm chuyên môn nghiên cứu, giảng dạy về báo chí đã phân loại các tác phẩm báo chí thành những nhóm thể tài, thể loại khác nhau: như nhóm Thông tấn, Ký và Chính luận với những đặc trưng về thể loại khá rõ ràng. Trên thực tế, một tác phẩm báo chí có thể đáp ứng được tiêu chí của thể loại hoặc không thể hiện rõ đặc điểm của thể loại nào. Những bài viết chưa ổn định rõ ràng về thể loại nào được quy về là các dạng bài thông tin, phản ánh hay gọi chung là bài báo (nhóm ý kiến thuộc HVBC&TT). Đây cũng là dạng bài được sử dụng phổ biến trên các trang tin điện tử đặc biệt là các trang thông tin của các ngành nói chung. Bài ngắn là tin, tin dài là bài. Các thành phần của một bài báo Tít (title) Sa-pô (chapeau): cung cấp thông tin cốt lõi (Nhân dịp ai đã/sẽ làm) hoặc nhắc lại thông tin, gợi sự liên tưởng tới những thông tin đã có từ trước (Như tin đã đưa về. Nhưng/Tuy nhiên/Thực tếlại) Dẫn nhập (intro): mô tả không gian xảy ra sự việc/bối cảnh xảy ra sự việc/hình dáng hoặc tính cách nhân vật chính/dùng lời nhân chứng Thân bài (body): gồm các tít giữa và các đoạn Phần tư liệu mở rộng (box): con số ấn tượng, bảng, biểu, phỏng vấn ngắn, ý kiến lãnh đạo, chuyên gia Kết: kết đóng (dùng chi tiết ấn tượng/kêu gọi hành động) hoặc kết mở (đưa ra những suy tư, trăn trở, thôi thúc các bộ phận chức năng vào cuộc) Kỹ thuật viết tin, bài hình tháp ngược Khái niệm Viết tin bài hình tháp ngược là cách trình bày sự kiện theo thứ tự quan trọng giảm dần (chứ không theo thứ tự thời gian hay thứ tự nhân vật). Phần quan trọng nhất đứng đầu bản tin và thường các tòa soạn đều lấy nội dung phần này làm tựa của tin để thu hút sự chú ý tối đa của người đọc. Tại sao phải viết theo hình tháp ngược? Vì trong thời đại ngày nay, công chúng ít có thì giờ, cho nên nhà báo phải tìm cách truyền tin nhanh chóng. Hình tháp ngược giúp làm được điều đó. Lại nữa, với hình tháp ngược, biên tập viên có thể cắt bài mà không làm mất ý chính: họ chỉ việc cắt từ dưới cắt lên. Tuy vậy, tin bài hình tháp ngược cũng khiến độc giả không đọc hết bài báo. Cấu trúc tin hình tháp ngược Gồm 3 phần: Phần mở đầu gọi là phần mở đề (lead): có thể là một hoặc hai câu ngắn, có những chi tiết quan trọng nhất của sự kiện, hội đủ các yếu tố của tin. Thân tin (body): là phần giải thích rõ thêm các chi tiết đã được nói đến ở phần mở đầu, làm sao để càng đọc xuống, người ta càng nắm bắt được thêm các chi tiết của sự kiện. Và nếu vì lí do nào đó mà phải cắt bỏ đi, người đọc vẫn hiểu được bản chất của sự kiện. Bối cảnh (background): để làm rõ hơn hòan cảnh xuất hiện của tin tức hoặc cung cấp cho người đọc những chi tiết liên quan đến sự kiện này chứ không phải là chi tiết của sự kiện. Đôi khi, background làm đậm nét thêm sự kiện và để người đọc tìm hiểu thêm về sự kiện. Nhận diện tin hình tháp ngược TIN hình tháp ngược: Mở đầu: có thể như một tin vắn: 4 yếu tố: What, who, when, where. Kết quả sẽ được đưa lên phần mở đầu Thân tin: các thông tin giải thích cho kết quả (sự kiện diễn ra như thế nào, tại sao lại diễn ra như thế) Kết thúc: mô tả bối cảnh của sự kiện (có thể bình luận, đánh giá ý nghĩa) TIN hình tháp xuôi: Mở đầu: có thể như một tin vắn, với 4 yếu tố: What, who, when, where Thân tin: các thông tin bổ sung, mô tả bối cảnh của sự kiện (nội dung, diễn biến, đối tượng tham dự, có thể bình luận, đánh giá ý nghĩa) Kết thúc: nêu kết quả chính, cuối cùng của sự kiện Nhận diện tin hình tháp ngược TIN hình tháp ngược: Ít nhất 8 người chết và 25 người khác bị thương vì dẫm đạp lên nhau trong Festival nhạc rock gần thủ đô Copenhagen – Đan Mạch tối ngày 30.4.2012. Nguyên nhân chủ yếu do khán giả cuồng nhiệt, xô đẩy nhau tới gần sân khấu. Ban tổ chức cho biết nhạc hội sẽ phải tạm hoãn lại một ngày. TIN hình tháp xuôi: Trong cuộc thi sản phẩm nông nghiệp ngày 18.5.2012 tại Mỹ, một nông dân ở bang California giành chiến thắng vì đã trồng được quả bí ngô lớn nhất thế giới. Đó là anh John Holland, người bang California. Anh đã đoạt giải thưởng 100.000USD. Anh cho biết quả bí ngô được trồng 5 tháng và nặng 385 kg. Sự kiện này đã được ghi vào sách Guiness về những điều kỳ lạ của thế giới. Hãy biên tập và sắp xếp lại trật tự các thông tin trên theo cấu trúc TIN hình tháp ngược. Kỹ thuật dẫn chuyện Thông thường có 4 cách kể chuyện chính: trần thuật theo thứ tự thời gian, theo kiểu đồng hồ cát (cùng một biến thể của nó); trần thuật với bố cục tâm điểm và bố cục theo chương, hồi. Trong đó trần thuật theo thứ tự thời gian, theo kiểu đồng hồ cát là 2 cách tường thuật phổ biến nhất Để trần thuật theo thứ tự thời gian, bạn có thể khởi đầu bài nhè nhẹ rồi đi dần đến đoạn gay cấn nhất. Đây là cấu trúc dễ hiểu nhất. Khi viết theo cấu trúc đồng hồ cát, tin chính hoặc phần kết cục của sự kiện được đưa trước, ở đầu bài; sự kiện được tường thuật theo thứ tự thời gian ở các đoạn sau (giữa hai phần sẽ có một câu hoặc đoạn nối để chuyển mạch). Kỹ thuật dẫn chuyện Khi viết theo bố cục tâm điểm (hay dành cho phóng sự), mở đầu tập trung vào cá nhân, sau đó chuyển qua vấn đề lớn hơn liên quan đến cá nhân đó, tiếp đến đưa ý kiến thẩm định và kết thúc bằng việc quay lại với nhân vật hoặc hình ảnh mở đầu Khi viết theo bố cục chương hồi, thông tin được chia thành cụm, mỗi cụm là một phần riêng biệt, nội dung tương đối trọn vẹn, có phần khởi và phần kết thúc hấp dẫn thúc đẩy độc giả đọc tiếp (lưu ý: bài vẫn phải có ý nghĩa và ý chính rõ ràng) Quy trình viết tin, bài Tìm ý tưởng Thu thập thông tin Xác định trọng tâm của sự kiện (trong hình tháp ngược, trọng tâm chính là lead, xuất hiện ngay trong phần mở đầu) Thiết lập trật tự thông tin (trong hình tháp ngược, thông tin được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần) Viết Quy trình viết tin, bài Trọng tâm là gì? Là ý chủ đạo, ý chính gắn kết nhiều thông tin lại với nhau trong bài Trong nhiều thông tin thu thập được, PV chỉ nên chọn 1 thông tin là ý chính (là thông tin mà PV phán đoán là thời sự nhất, quan trọng nhất, hay nhất, có ý nghĩa nhất với độc giả hoặc là thông tin minh họa tốt nhất cho ý tưởng của PV) Bài tập: Có một bà bán dưa, một hôm, vứt vỏ dưa ra giữa đường. Sau đó, có 1 chiếc xe Airblaide 125cc đời mới, trị giá bốn mươi tám triệu, chạy tới đụng vỏ dưa, té xuống. Đôi nam nữ ngồi trên xe đang cười hớn hở, bỗng dưng tắt thở. (tìm trọng tâm, và thử tường thuật từ chủ đề này theo các cấu trúc căn bản) Quy trình viết tin, bài Trọng tâm là gì? Hãy tự hỏi: sự kiện là quan trọng hay ảnh hưởng/kết quả của sự kiện mới là điều quan trọng? VD: So sánh 3 trọng tâm sau: 1. “Ngày, Quốc hội đã họp phiên thường kỳ. Tham dự cuộc họp có.” 2. “Quốc hội đã biểu quyết đồng ý tăng thuế đất lên 100% trong phiên họp thường kỳ ngày” 3. “Người dân sẽ phải trả tiền thuế đất cao gấp đôi mức hiện tại, theo quyết định của Quốc hội tại phiên họp thường kỳ ngày” Quy trình viết tin, bài Trọng tâm là gì? Trình bày trọng tâm (thông tin chính, điểm tập trung) trong 1 hoặc 2 câu tóm tắt ý chính của bài (trả lời câu hỏi “Ai đã nói, đã làm hay đã trải qua chuyện gì?” và “Điều gì đã xảy ra?”). Sau khi tìm ra trọng tâm, hãy đưa nó vào ngay đầu bài (phần khởi/lead) của TIN. Đó là phần khởi trực tiếp/khởi tóm tắt Lưu ý để viết Lead hay Trước hết hãy tự hỏi “Câu chuyện chính ở đây là gì?”/”Đâu là trọng tâm của sự kiện?” Chỉ sử dụng những thông tin quan trọng. Hầu hết các chi tiết được đưa vào phần sau của tin. Cố gắng chỉ biểu đạt một ý, thông thường trong một câu. Lead lý tưởng khoảng 25 – 30 chữ. Cú pháp câu đơn giản: chủ ngữ-động từ-tân ngữ. Thời quá khứ. Luôn có yếu tố thời gian trong các lead của tin khó. Lưu ý để viết Lead hay Cố hoàn thiện lead trước khi tiếp tục với cả câu chuyện. Nếu chưa viết được lead nghĩa là chưa làm xong công việc thu thập thông tin. Nếu đến deadline vẫn không viết được lead, hãy tưởng tượng mẹ, vợ/chồng của bạn sẽ hỏi khi bạn về nhà “Hôm nay con/anh/em viết bài về vấn đề gì?” Câu trả lời có thể chính là lead. Đặt tít (title) Tít có 2 chức năng chính: thu hút sự quan tâm và cung cấp một thông báo (nói chung là để “bán” bài báo.) Tít được đọc trung bình nhiều hơn gấp 5 lần so với bài. Phân loại: Tít thông tin: là loại tít truyền thống, dùng để thông tin nội dung một cách tóm tắt, ngắn gọn, chính xác và cụ thể, thường trả lời cho những câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Lúc nào? VD: TT cụ thể: TPHCM:mỗi ngày bù lỗ 1 tỉ đồng để đạt 10% nhu cầu đi lại bằng xe buýt, TT gợi mở: Cô gái sông Gianh, Người mẹ lượm rác nuôi đứa con điên, Những người đi nhặt xác, Người đưa thư ở Trường Sơn, Chuyện ông già mù bên dốc Cổng Trời, Ăn tết với liệt sĩ Trường Sơn, Công ty lâm sản phá rừng, Bán đất trong mùa lũ, Khổ qua giúp anh Lẫy qua khổ, Đồng Nai: sầu riêng nay hoá sầu chung Đặt tít (title) Phân loại: Tít kích thích: có ý bình luận, dùng để gây ngạc nhiên, khêu gợi trí tò mò của bạn đọc, và thỉnh thoảng có thể gây cười. Tuy nhiên, dù gì thì tít kích thích vẫn phải diễn đạt trung thành nội dung bài. VD: Làm sao đất lành để chim về đậu? Cái khó bó cái duyên, Ai chở mùa hè của em đi đâu? Chảy đi sông ơi! Nhịp cầu nối những bờ vui, Vừng ơi mở cửa, Thị trường chứng khoán VN: Cá lớn sắp quẫy đuôi Tít hỗn hợp: vừa thông tin, vừa kích thích (hình tượng) VD: Cá basa sắp sửa lên thớt, Bóng đá Ý bên bờvực thẳm, Đô thị hoá kiểu ba rọi, Lan rừng chảy máu, Kinh doanh đen bằng..hoá đơn đỏ, Khi tất cả các công viên đều bị gặm Dù thế nào đi nữa, điều tiên quyết là nhà báo phải có khả năng đặt tít thông tin tốt Công thức chung trong đặt tít CHỦ THỂ NỘI DUNG CỐT LÕI Cái gì (What) Ai (Who) Ở đâu (Where) Thời gian nào (When) Như thế nào? Tại sao? Ý nghĩa gì? VÍ DỤ Cái gì (What) (chủ thể) Như thế nào? Mua ngoại tệ phải trả phí “Hút thuốc thụ động” cái hại không nhìn thấy bằng mắt Cốc thủy tinh độc Ở đâu (Where) (chủ thể) Như thế nào? Sài Gòn nhậu sớm Hà Nội chấn động vì động đất Thời gian nào (When) (chủ thể) Như thế nào? Đêm trắng mưu sinh 10 năm hát Trịnh Ai (Who) (chủ thể) Như thế nào?/Ở đâu? Tù nhân Việt ở Luân Đôn Nghệ sĩ Thương Tín hòn cuội đóng rêu Võ Đình Tuấn một trong “100 thiên tài đương đại” Chú ý khi viết cho website Không làm dàn ý theo kiểu bao gồm mở đầu, thân bài, kết luận, mà bài báo phải đi ngay vào trọng tâm thông tin, cùng với thông điệp chính. Sau đó sẽ đến "như thế nào" và "tại sao". Mỗi đoạn một ý: Người đọc không có nhiều thời gian và không thể kiên nhẫn đọc những bài báo dài cả màn hình mà không rõ ý, rõ đoạn. Tốt nhất là mỗi đoạn một ý. Liên kết giữa các đoạn: Việc chia đoạn nhiều là cần thiết nhưng phải luôn có liên kết giữa các đoạn để thu hút độc giả. Tránh viết "dây cà ra dây muống", viết lan man. Chia những tiểu đề mục chứa đựng thông tin đối với các bài dài. Cách này vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp. Chú ý khi viết cho website Có thể dùng font chữ đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng nhưng không nên lạm dụng; Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ. Ảnh ở đây không chỉ có ý nghĩa trang trí mà còn có sức thu hút, minh chứng rõ nhất cho độc giả về bài viết. Box thông tin: Đưa thông tin thành những hộp dữ liệu, biểu đồ nếu thông tin đó có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa Dùng các đường link để bổ sung thêm chi tiết, thông tin để tạo sự liền mạch cho độc giả (đặc biệt là những sự kiện liên quan hoặc cùng nhóm chủ đề) .
File đính kèm:
- bai_giang_tap_huan_ky_thuat_viet_tin_bai_bao_chi_can_ban_pha.pdf