Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu

1.1. Khái quát chung về đô thị

1.1.1. Đô thị và đặc trưng của đô thị

1.1.1.1. Khái niệm đô thị

Đô thị là sản phẩm của nền văn minh xã hội, nó phản ánh một cách tổng hợp nhất

quá trình và trình độ phát triển của xã hội. Nó là một khái niệm về vùng thường được

dùng để so sánh với khái niệm vùng nông thôn, mang các đặc điểm như sau:

- Là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động chủ yếu

trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp.

- Là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của một tỉnh, một vùng hoặc cả nước.

- Là khu vực có mật độ dân số cao, cơ sở hạ tầng phát triển hơn so với nông thôn.

Như vậy, đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ dân số cao, hoạt động kinh tế

chủ yếu là phi nông nghiệp, cư dân sống và làm việc theo phong cách, lối sống đô thị; có

cơ sở hạ tầng phát triển; là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự

phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh, vùng hay cả nước.

Các điểm dân cư đô thị được hình thành và phát triển do:

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

- Quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động

phi nông nghiệp.

Định nghĩa về đô thị được đưa ra không giống nhau ở các quốc gia khác nhau, do

có sự khác nhau về phát triển kinh tế - xã hội, mức độ phát triển của hệ thống đô thị và cơ

cấu tổ chức hành chính, chính trị của mỗi nước. Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị

được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm

lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:

- Chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc

gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có

vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất

định.

- Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.

- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và

được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội

thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.

thống công trình hạ tầng kỹ thuật:

+ Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức

độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị.

+ Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng

hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.

- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế

quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh

đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị, có tổ

hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan

thiên nhiên.

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu trang 1

Trang 1

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu trang 2

Trang 2

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu trang 3

Trang 3

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu trang 4

Trang 4

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu trang 5

Trang 5

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu trang 6

Trang 6

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu trang 7

Trang 7

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu trang 8

Trang 8

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu trang 9

Trang 9

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 65 trang xuanhieu 1741
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu

Bài giảng Quản lý hành chính đô thị (Phần 1) - Trần Thị Minh Châu
nh, cảnh quan đô thị. 
+ Thông báo cho chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng tình trạng xuống cấp, hư hỏng của 
cảnh quan, kiến trúc đô thị; xử lý các thông tin phản ảnh của người dân về việc thực hiện 
Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến 
việc xây dựng mới, sở hữu, sử dụng công trình kiến trúc đô thị; xử lý các trường hợp vi 
phạm Quy chế quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị theo quy định pháp luật. 
+ Tổ chức phổ biến và thực hiện các văn bản, quy định của Chính phủ về quản lý 
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. 
3.3.5. Quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị bền vững 
Để có một đô thị đẹp và phát triển bền vững thì cần có quy hoạch tốt, bên cạnh đó 
còn cần những giải pháp về không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị. Không gian kiến trúc 
là thành tố quan trọng để tạo dựng bản sắc và diện mạo cho đô thị. Vì vậy, quản lý không 
gian này thế nào luôn là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý đô thị. 
Kiến trúc góp phần quan trọng trong việc tạo nên bộ mặt và bản sắc của đô thị. Do 
đó, cần có những chính sách và giải pháp để triển khai thực hiện lập thiết kế đô thị và 
xây dựng quy chế quản lý kiến trúc đô thị đối, đặc biệt là khu vực trung tâm. 
3.3.5.1. Về tổ chức không gian kiến trúc đô thị 
Ở khía cạnh môi trường, đó là nguyên tắc thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị theo 
hướng tôn trọng và thân thiện với thiên nhiên, tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế những tác 
động bất lợi từ môi trường thiên nhiên: Đặc biệt bảo vệ và tận dụng mạng lưới sông rạch 
đặc trưng ở thành phố, sử dụng hiệu quả ánh sáng mặt trời, gió tự nhiên 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 Trong quy hoạch thiết kế các khu chức năng của đô thị, nên nghiên cứu tích hợp 
các giải pháp quy hoạch – kiến trúc với giải pháp kỹ thuật hạ tầng đô thị; chẳng hạn như 
giải quyết kết hợp cảnh quan và thoát nước đô thị bằng hệ thống hồ cảnh quan vận hành 
như hồ điều tiết, mảng xanh thấm nước mưa, bổ sung nước ngầm 
Ở khía cạnh văn hóa – xã hội, cần tạo lập bản sắc kiến trúc đô thị thành phố qua 
việc xác định và phát huy các giá trị đặc thù như: mặt nước (sông ngòi, hệ thống kênh 
rạch), các khu lõi đô thị cũ với những công trình mang giá trị lịch sử - văn hóa đan xen 
kiến trúc mới thể hiện quá trình phát triển 
Chẳng hạn như, ngoài việc khai thác mặt nước, không gian đi bộ hai bên đường 
sông là con đường thể dục buổi sáng của cư dân, là nơi gặp gỡ giao lưu của các thế hệ. 
Trong những ngày lễ hội, không gian bờ sông trở thành không gian lễ hội, là nơi bắn pháo 
hoa, là tổ chức các trò chơi và tổ chức các sân khấu gắn liền với nước. Cây cầu để gắn 
liền không gian hai bên bờ không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là phương tiện để 
thể hiện thẩm mỹ đô thị với kiến trúc riêng của nó. 
Cần có chiến lược gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của đô thị như 
bảo vệ và khai thác có hiệu quả những công trình kiến trúc có giá trị bảo tồn; tạo lập 
những không gian đường phố thân thiện, gần gũi với tập quán sinh hoạt của người dân 
thành phố (dãy phố, vỉa hè, cây xanh); thúc đẩy không gian công cộng gắn kết với các 
hoạt động người dân đô thị (các công viên, vườn hoa). 
Ở khía cạnh kinh tế, việc quy hoạch đô thị tập trung khai thác hợp lý các quỹ đất 
theo hướng tập trung, tránh dàn trải, khai thác tối ưu hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội 
đô thị (ưu tiên mật độ nén cao); từ đó dành quỹ đất tự nhiên (chưa khai thác) cho môi 
trường đô thị và dự trữ cho khả năng phát triển đô thị trong tương lai. 
3.3.5.2. Về giải pháp kiến trúc và kỹ thuật công trình 
Nguyên tắc cơ bản là áp dụng những nguyên tắc thiết kế truyền thống phù hợp 
điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm từ những công trình có quy mô nhỏ (ví dụ các giải 
pháp sử dụng mái hiên, lá chớp, mành che) đến quy mô lớn hơn (như sử dụng cấu trúc 
vỏ 2 lớp), đồng thời kết hợp các giải pháp tổ chức không gian, dây chuyền chức năng 
phù hợp tập quán sinh hoạt của người Việt Nam. 
Đặt trong tổng thể khu vực, cần chú ý nghiên cứu hình khối, tỷ lệ công trình phù 
hợp không gian đô thị đặc thù của thành phố. 
Trong giải pháp kỹ thuật công trình, cần tiến tới áp dụng đầy đủ quy chuẩn xây 
dựng Việt Nam về công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả, thí điểm áp dụng 
hệ thống chỉ số “công trình xanh” đối với các công trình công cộng, thương mại có quy 
mô lớn. 
Về góc độ quản lý đối với giải pháp kiến trúc và kỹ thuật công trình, song song với 
việc kiểm soát bằng các quy định pháp lý, cần xây dựng các dạng “Sổ tay hướng dẫn” để 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 cung cấp cho các kiến trúc sư, kỹ sư, người dân và nhà đầu tư, nhằm tăng cường nhận 
thức và khuyến khích thực hiện các thiết kế có kiến trúc vừa bền vững về môi trường (hạn 
chế tác động tiêu cực đối với môi trường) vừa đảm bảo sự hiệu quả, tính bền vững về 
kinh tế - xã hội (như tiết kiệm chi phí vận hành, phù hợp tập quán lối sống của người 
dân). 
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quy hoạch đô thị 
3.4.1. Khái quát về hệ thống thông tin địa lý quy hoạch và quản lý đô thị 
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) là một 
nhánh của công nghệ thông tin được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất 
rộng rãi trong 10 năm lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều 
hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới.Tuy nhiên ở Việt 
Nam, việc ứng dụng công nghệ này vào thực tế đặc biệt là trong quy hoạch và quản lý đô 
thị vẫn còn chưa thực sự rộng rãi. 
Hình 3.1. Các thành phần hệ thống thông tin địa lý và quy hoạch đô thị 
Đối với công tác quy hoạch thì thành phần chính là các chuyên gia quy hoạch. Quá 
trình thiết kế quy hoạch luôn luôn dựa trên các thông tin quy hoạch. Các thông tin truyền 
thống chủ yếu dựa trên bản đồ, các tài liệu điều tra thống kê hay khảo sát thí nghiệm. 
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, 
hệ thống thông tin địa lý đã được ứng dụng để xây dựng hệ thống thông tin quy hoạch. 
Yếu tố con người luôn quyết định chất lượng thông tin quy hoạch đô thị. Họ là những nhà 
quy hoạch có hiểu biết về hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên để có được một đội ngũ 
chuyên gia đáp ứng được những yêu cầu trên cần phải qua một quá trình đào tạo dài hạn. 
Do vậy, thực tế cho thấy hiện nay, vấn đề thiếu hụt chuyên gia quy hoạch có hiểu biết về 
hệ thống thông tin địa lý đang được đặt ra tương đối nặng nề đối với không chỉ Việt Nam 
mà còn trong khu vực Đông Nam Á nói chung. 
Thành phần cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý quy hoạch đô thị chính là 
nội dung cần quan tâm trong quá trình thiết kế quy hoạch. Khác với các hệ thống thông 
tin khác, GIS có cơ sở dữ liệu rất đa dạng. Dữ liệu có thể được thu thập từ nhiều nguồn 
khác nhau. Các loại bản đồ theo các tỷ lệ và trên các lưới chiếu khác nhau đều có thể 
Hệ thống thông tin địa lý quy hoạch và phát triển đô thị 
Chuyên gia quy 
hoạch và quản lý 
đô thị 
Phần mềm GIS 
ứng dụng 
Cơ sở dữ liệu 
quy hoạch 
Phần cứng 
tương thích 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 được nhập vào hệ thống thông tin địa lý và xử lý thống nhất. Bên cạnh đó, hệ thống thông 
tin địa lý còn có chức năng đọc ảnh hàng không, ảnh vũ trụ. Thao tác này đặc biệt có lợi 
khi cập nhật bản đồ đô thị. Trong hệ thống thông tin địa lý, hệ thống cơ sở dữ liệu không 
gian và phi không gian được gắn kết với nhau, hay nói cách khác các thông tin thuộc tính 
được gắn tọa độ. Từ hệ thống cơ sở dữ liệu đã được thống nhất này, các nhà quy hoạch có 
thể dẫn xuất ra các thông tin khác nhau phục vụ trực tiếp cho quy hoạch đô thị bằng các 
thuật toán, tìm kiếm, nội suyChất lượng cơ sở dữ liệu phục thuộc vào nội dung dữ liệu. 
Dù phần cứng, phần mềm có thay đổi theo công nghệ thì nội dung cơ sở dữ liệu vẫn 
không thay đổi. 
Phần cứng trong hệ thống thông tin địa lý quy hoạch đô thị đòi hỏi phải có sự đồng 
bộ cao. Ngoài máy tính có khả năng đồ họa ra, còn cần có máy quét, bàn số hóa 
Thành phần phần mềm trong hệ thống thông tin địa lý quy hoạch đô thị được thiết 
kế từ nhiều hãng khác nhau, tuy nhiên bất kì phần mềm nào cũng phải đáp ứng đủ một số 
chức năng chính như: đồ họa, phân tích, chồng ghép, nhập và xuất dữ liệu. Mỗi phần 
mềm lại có những chức năng, ưu điểm nội trội cũng như một số hạn chế khác nhau. Tùy 
điều kiện cụ thể mà người ta có thể lựa chọn phần mềm thích hợp với mục tiêu đề ra 
trong quy hoạch đô thị. Một số phần mềm thường được ứng dụng hiện nay như 
MicroStation, Mapinfo, ArcGis 
3.5.2. Những ưu điểm của hệ thống thông tin địa lý với quy hoạch và quản lý đô thị 
Hệ thống thông tin địa lý được sử dụng sẽ khắc phục được một số khó khăn trong 
quá trình thiết kế và quản lý quy hoạch đô thị: 
- Có khả năng chồng ghép thông tin, mô phỏng các mối quan hệ của các lớp dữ liệu. 
- Không phụ thuộc vào tỷ lệ hay chuyên đề ứng dụng. 
- Với hệ thống thông tin địa lý chúng ta có thể “chế biến” một khối lượng dữ liệu 
lớn một cách nhanh chóng, đáp ứng đòi hỏi trong công tác quy hoạch. 
- Ngoài việc trình bày các thông tin có tính chất không gian như bản đồ một cách 
nhanh chóng, GIS còn cho phép đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để nhận được những triển 
vọng khác nhau trong quá trình thiết kế quy hoạch. 
Như vậy xét về chức năng sử dụng thì hệ thống thông tin địa lý có ưu điểm tuyệt 
đối với công tác quy hoạch đô thị. Nó tổng hợp tài liệu, chồng lớp thông tin theo những 
yêu cầu đặt ra của các mục đích quy hoạch. 
3.5.3. Cơ sở dữ liệu thông tin quy hoạch đô thị 
Hệ thống thông tin đô thị là một hệ quản lý những thông tin liên quan đến đô thị 
bằng công nghệ tin học. Vì vậy, để thiết kế hệ thống thông tin đô thị cần phải xem xét 
một số vấn đề như sau: 
- Nhu cầu của người dùng đối với hệ thống thông tin đô thị: Người dùng ở đây bao 
gồm nhiều thành phần khác nhau. Ví dụ như nhà quản lý, nhà quy hoạch, chuyên gia xây 
dựng hay người dân. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 - Thông thường đô thị bao gồm những loại thông tin nào? 
- Các thông tin đó được xử lý, sử dụng như thế nào? 
- Các ứng dụng dựa trên những thông tin đó? 
Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị đều chủ yếu dựa trên hai 
loại nhu cầu về thông tin đô thị: 
- Nhu cầu của nhà quản lý: Đánh giá hiện trạng xây dựng đô thị và đưa ra những 
quyết định phù hợp. 
- Nhu cầu của người quy hoạch xây dựng: Đòi hỏi biết được hiện trạng xây dựng 
đô thị trong hiện tại cũng như quy hoạch phát triển đô thị trong tương lai. 
Thông tin quy hoạch đô thị bao gồm hai loại: 
- Thông tin không gian: Những thông tin mô tả vị trí, hình dáng của các yếu tố tự 
nhiên trên vùng hay khu vực. 
- Thông tin thuộc tính: Những thông tin mô tả thuộc tính, tính chất của các yếu tố 
đó. 
Nội dung cơ sở dữ liệu thông tin quy hoạch và quản lý đô thị 
Thông tin không gian Thông tin thuộc tính 
+ Vị trí và giới hạn khu đất quy 
hoạch 
+ Địa mạo dáng đất 
+ Giới hạn cảnh quan 
+ Hệ thủy văn 
+ Phân bố địa chất 
+ Phạm vi thiên tai 
+ Hệ thống giao thông 
+ Giới hạn sử dụng đất 
+ Các công trình kỹ thuật, xã hội 
+ Cây xanh tập trung 
+ Phân bố dân cư 
+ Phạm vi ô nhiễm 
+ Thông tin thuộc tính vị trí giới hạn 
khu đất 
+ Thuộc tính địa hình 
+ Thuộc tính cảm quan 
+ Thuộc tính hệ thủy văn 
+ Chỉ tiêu về địa chất 
+ Thuộc tính thiên tai, khí hậu 
+ Thuộc tính giao thông 
+ Hiện trạng sử dụng đất 
+ Thuốc tính, tính chất các công trình 
+ Hiện trạng cây xanh 
+ Dân cư đô thị 
+ Hiện trạng kinh tế xã hội 
+ Sự ô nhiễm môi trường 
Hiện 
trạng 
tự 
nhiên 
Hiện 
trạng 
nhân 
tạo 
Dự báo 
kinh tế, xã 
hội 
+ Chỉ tiêu phát triển kinh tế 
+ Dân số và lao động 
+ Quy mô đất đai 
+ Phát triển không gian, CSHT 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
Hình 3.2. Nội dung cơ bản của cơ sở dữ liệu quy hoạch và quản lý đô thị 
Có thể xét một ví dụ về việc xây dựng mô hình 3D phục vụ cho quản lý không 
gian đô thị phường Thuận Hòa, thành phố Huế để thấy được hiệu quả của việc ứng dụng 
GIS trong quản lý đô thị như sau: 
Tiến hành chuẩn hóa dữ liệu bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu trên Arcmap10.2, 
bước đầu hình thành bản đồ khu vực nghiên cứu. 
Hình 3.4. Bản đồ phường Thuận Hòa, Thành phố Huế 
Tiếp theo tiến hành tạo các lớp cần thiết trong cơ sở dữ liệu bản đồ, hình thành mô 
hình khối 3D cho khu vực nghiên cứu. 
Hình 3.5. Mô hình 3D phường Thuận Hòa, thành phố Huế 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 Các nhà quản lý đô thị thành phố Huế có thể dựa vào cơ sở dữ liệu này để vận 
dụng vào việc quản lý không gian đô thị tại khu vực. Một ví dụ điển hình đó là theo quyết 
định 2318/QĐ - UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thì các nhà trong bốn phường nội 
thành không được xây quá 11m. Như vậy, ứng dụng mô hình 3D trong quản lý đô thị có 
thể phát hiện ra những nhà xây dựng vượt quá chiều cao quy định bằng cách sử dụng dữ 
liệu lớp gioihandocao đã được thiết lập. 
Hình 3.6. Đưa lớp docaogioihan lên 11m 
Để biết thông tin của nhà sai phạm về độ cao ta dùng công cụ kick vào các nhà 
cao quá lớp 11m đã được xây dựng ở lớp docaogioihan. 
Hình 3.7. Các nhà vi phạm về độ cao 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Hãy trình bày mục tiêu và yêu cầu của kiểm soát phát triển đô thị trong nền kinh tế thị 
trường hiện nay? 
2. Hãy trình bày vai trò của Nhà nước trong kiểm soát phát triển đô thị? 
3. Hãy trình bày vai trò của Nhà nước trong kiểm soát phát triển đô thị? Các nguyên tắc 
kiểm soát phát triển đô thị? 
4. Hãy trình bày mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ quản lý quy hoạch đô thị? 
5. Hãy trình bày các nội dung quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị? 
6. Hãy trình bày trách nhiệm và quyền hạn của Nhà nước về quản lý quy hoạch đô thị? 
7. Hãy trình bày các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch đô thị? 
8. Hãy trình bày tổng quan về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị? 
9. Hãy trình bày nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị? 
10. Hãy trình bày các nội dung quản lý Nhà nước về không gian, kiến trúc cảnh quan đô 
thị? 
11. Hãy trình bày trách nhiệm quản lý Nhà nước về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô 
thị? 
12. Hãy trình bày các giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị bền vững? 
13. Trình bày những ưu điểm của hệ thống thông tin địa lý với quy hoạch và quản lý đô 
thị? Cơ sở dữ liệu thông tin quy hoạch đô thị? 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_hanh_chinh_do_thi_phan_1_tran_thi_minh_cha.pdf