Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer

Về layers

 Mỗi file trong PhotoShop bao gồm 1 hoặc nhiều layer. Khi bạn mở một file mới, theo mặc định nó sẽ là layer background, layer này có thể chứa một màu nào đó hoặc một hình ảnh mà có thể nhìn thấy qua vùng trong suốt của layer nằm trên nó. Bạn có thể xem vào thao tác các layer với Layers palette.

Những layer mới sẽ là hình trong suốt cho đến khi bạn thêm nội dung hoặc các Pixel hình ảnh vào. Làm việc với layer cũng tương tự như bạn vẽ trên một cuốn sách nhiều trang. Mỗi trang giấy có thể được chỉnh sửa, thay đổi vị trí, xóa bỏ mà kô ảnh hưởng đến những trang khác. Khi các trang giấy được sắp xếp chồng lên nhau, toàn bộ bức vẽ sẽ hiện lên.

Xem thông tin trên Layers palette.

Bây giờ bạn sẽ mở file và bắt đầu bài học bằng cách làm việc với bức ảnh như bạn học về Layers Palette và Layer Options. Layer Pallete thể hiện tất cả layers với tên layer và những chi tiết khác của tấm hình trên mỗi layer. Bạn có thể dùng Layers Palette để giấu, xem, di chuyển vị trí, đổi tên và xóa và merge các layer. Thumbnail của từng layer sẽ tự động update khi bạn chỉnh sửa một layer.

1.Chọn File > Open, mở file một file bất kỳ

2. Nếu như Layers pallete kô tự động xuất hiện thì chọn Window > Layer.

Có 3 layer trong Layers Palette: Statue, Doorway và Background. Layer nền sẽ có màu xanh chỉ ra rằng bạn đang làm việc trên layer đó. Sẽ có 3 biểu tượng nhỏ xuất hiện trên layer nền: Hình chiếc khoá ( ) xuất hiện ở bên phải của layer, hình con mắt ( ) và hình cây cọ ( ). Hai hình này không có ở trên 2 layer còn lại.

3 Chọn File > Open, mở file Door.psd trong thư mục Lesson05

Layer Palette sẽ thay đổi bởi vì layer bạn đang làm việc đã thay đổi. Chỉ có mỗi 1 layer trên hình Door.psd: layer 1

 

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer trang 1

Trang 1

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer trang 2

Trang 2

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer trang 3

Trang 3

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer trang 4

Trang 4

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer trang 5

Trang 5

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer trang 6

Trang 6

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer trang 7

Trang 7

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer trang 8

Trang 8

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer trang 9

Trang 9

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 25 trang xuanhieu 9320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer

Bài giảng Photoshop - Chương 5: Cơ bản về layer
ột trang giấy khác lên trên hình mình đang vẽ vậy. Sau đó bạn sẽ thêm một vùng bán trong suốt bằng công cụ Gradient, layer này sẽ tác động đến tất cả những layer trong layer Palette nằm dưới nó. Trong IR không có công cụ Gradient, bạn có thể áp dụng Gradient/ Pattern từ layer Palette.
1. Trong layer Palette, chọn layer Background.
2. Chọn nút New Layer () ở dưới cùng của Layer Palette. Một layer mới được tạo và theo mặc định được đặt tên là Layer 1, xuất hiện ở giữa layer Background và layer Doorway.
Chú ý: Bạn có thể tạo một layer mới bằng cách chọn New Layer trong Layer Palette Menu.
3. Nhấp đúp vào layer Layer 1 và gõ chữ Gradient để đặt tên cho nó. Bây giờ bạn có thể áp dụng Gradient cho layer này. Gradient là một vùng giao thoa giữa 2 hoặc nhiều màu. Bạn điều chỉnh độ giao thoa bằng cách sử dụng công cụ Gradient.
4. Trong hộp công cụ chọn Gradient ().
5. Trên thanh tuỳ biến công cụ, chọn loại Linear Gradient () và nhấp chuột vào ô vuông màu để mở rộng vùng chọn màu. Chọn loại Foreground to Transparent và nhấp chuột vào một vùng bất kỳ để đóng hộp thoại chọn màu lại.
Để xác định tên của những loại gradient khác nhau, rê chuột qua những thumbnail đó cho đến khi một dòng chữ hiện lên, đó là tên của Gradient nó. Hoặc bạn có thể mở Gradient Menu để chọn Small List hoặc Large List.
6. Chọn Swatch Palette để hiển thị nó lên trên những Palette khác, và chọn một màu bất kỳ bạn muốn.
7. Với layer Gradient đang được chọn trên layer Palette, kéo gradient từ bên mép trái sang mép phải của hình. (Bạn nên giữ phím Shift trong khi kéo để gradient được thành một đường thẳng). Gradient sẽ che phủ toàn bộ layer, bắt đầu từ màu bạn chọn và nhạt dần cho đến khi trong suốt, và tác động đến layer ngôi vườn nằm dưới nó. Bởi vì layer gradient đã che khuất một phần của ngôi vườn, bây giờ bạn có thể làm cho sáng lên bằng cách thay đổi độ Opacity của nó. 
8. Trên layer Palette hạ mức Opacity của layer Gradient xuống còn 60%. Ngôi vườn sẽ được nhìn thấy qua layer Gradient. 
Chú ý: Nếu bạn thử cách này trong IR, những tác động của Gradient/ Pattern sẽ không xuất hiện nếu bạn xem nó trong PTS. Tuy nhiên, hiệu ứng Gradient vẫn được giữ trong bức ảnh. Một biểu tượng nhắc sẽ xuất hiện trong PTS để chỉ cho bạn biết layer đó có chứa hiệu ứng Gradient. Hiệu ứng Pattern hoặc Gradient không thay đổi được trong PTS nếu bạn không Rasterize layer chứa hiệu ứng đó.
Thêm chữ:
Bây giờ bạn sẽ gõ thêm chữ vào tấm hình. Bạn có thể viết chữ với công cụ Type. Công cụ này sẽ tự động tạo một layer mới và hiển thị chữ trên đó. Bạn sẽ chỉnh sửa chữ và thêm những hiệu ứng vào cho nó. (Trong IR cũng có tính năng viết chữ nhưng nó sử dụng Palette để hiển thị tuỳ biến công cụ type chứ không phải là hộp thoại như trong PTS)
1. Trong layer Palette nhấp chuột chọn layer bức tượng để chọn nó
2. Trong hộp công cụ, nhấn vào nút màu mặc định nền trước nền sau () ở gần phía dưới cùng của hộp công cụ để đổi lại màu nền trước thành đen. Đây sẽ là màu của layer chữ.
Chú ý: Nếu bạn quyết định đổi màu của chữ sau khi gõ, bạn có thể thay đổi nó bằng cách bôi đen chữ đó bằng công cụ Type và sử dụng Color Swatch trên thanh tuỳ biến công cụ.
3. Trong hộp công cụ chọn công cụ Type (T). Sau đó ở trên thanh tuỳ biến công cụ thiết lập những thông số sau cho công cụ Type, xem hình:
- Chọn Font là Adobe Garamond
- Chọn kiểu chữ là Regular
- Điền vào độ lớn của font là 60 point
- Chọn Crisp từ menu Anti-Aliasing.
- Chọn chế độ căn chỉnh là Center Text 
4. Nhấp vào bất cứ chỗ nào trên tài liệu đang được mở. Bạn sẽ thấy trên layer palette xuất hiện một layer mới và có biểu tượng chữ T cạnh tên của layer đó, chỉ ra rằng đây là layer chữ.
5. Gõ chữ gì bạn muốn và nhấn Enter để xuống hàng sau đó gõ thêm chữ nữa ví dụ BTD chẳng hạn. Chữ bạn vừa gõ sẽ xuất hiện trên một layer mới và ở chính điểm ban đầu bạn click chuột. Bây giờ bạn cần định vị lại chữ cho cân đôi với tấm hình.
6. Chọn Move Tool () và kéo chữ bạn vừa gõ vào giữa hình đến bất cứ nơi nào bạn cho là đẹp. Tuy nhiên chữ của bạn hiện giờ rất khó đọc vì nó cùng màu tối với hình nền, nhưng chúng ta sẽ khử nó ngay bây giờ. Bạn cũng có thể nhận ra rằng tên của layer đó đổi thành chữ mà bạn vừa gõ.
Thêm Layer Style:
Bạn có thể áp dụng nhiều hiệu ứng cho một layer như: Shadow, glow, bevel, emboss hoặc những kỹ xảo khác từ những layer style đã làm trước trong PTS. Những style này rất dễ sử dụng và được liên kết trực tiếp với layer do bạn chỉ định. Các layer style được thao tác khác nhau trong PTS và IR. Trong PTS bạn sử dụng hộp thoại Layer Style để thêm hiệu ứng. Trong IR, bạn sử dụng Layer Option/ Style cùng với tên của hiệu ứng bạn muốn thêm vào.
Những hiệu ứng đơn có thể được tạm thời ẩn đi bằng cách nhấp vào biểu tượng con mắt () trong Layer Palette hoặc bạn cũng có thể copy layer style từ layer này sang layer khác bằng cách kéo nó đến layer bạn muốn áp dụng hiệu ứng tương tự. Bây giờ bạn sẽ thêm hiệu ứng Outer Glow cho chữ của mình và tô layer chữ với một Pattern. Trước tiên bắt đầu với Glow.
1. Với layer chữ đang được chọn, vào Layer > Layer Style > Outer Glow. 
Chú ý: Bạn cũng có thể mở hộp thoại layer style bằng cách nhấn vào nút Add A Layer Style () ở đuới cuối cùng của Layer Palette và chọn một layer style bất kỳ trên menu hiện ra.
2. Trong hộp thoại Layer Style, đánh dấu vào hộp kiểm Preview và di chuyển hộp thoại sang một bên để bạn có thể nhìn thấy hiệu ứng tác động lên chữ của bạn như thế nào.
3. Ở vùng Element của hộp thoại Outer Glow, điền giá trị là 10 cho Spread và 10 cho Size.
4. Ở cột bên trái của hộp thoại bạn đánh dấu vào hộp kiểm Stroke, bạn sẽ thấy rằng ở cột bên phải nó vẫn thể hiện những tuỳ biến của Outer Glow. Nhấp chuột vào chữ Stroke để hiên thị tuỳ biến của Stroke. Ở vùng bên phải bạn điền những giá trị sau:
- Ở vùng Structure của hộp thoại điền giá trị là 1 cho Size, Outside
- Ở vùng Fill Type bạn nhấp vào ô màu để mở hộp thoại chọn màu. Sau đó chọn màu vàng của tôi là (R=255, G=255, and B=0). Đóng hộp thoại chọn màu nhưng vẫn để hộp thoại Outer Glow.
- Ở cột bên trái nhấp chuột vào chữ Pattern Overlay.
- Nhấp chuột vào mũi tên màu đen để hiển thị danh sách các pattern và chọn Wood. Nhấp chuột vào một vùng bất kỳ để đóng hộp menu pattern. Bạn có thể rê chuột lên các thumbnail để hiển thị tên của pattern đó.
- Trong ô Scale điền giá trị là 200.
5. Nhấp Ok để thiết lập lựa chọn và đóng hộp thoại Layer Style.
Bây giờ dưới layer chữ của bạn sẽ có thêm 3 dòng mang những thông tin khác nhau. Dòng thứ nhất chỉ ra là layer này mang hiệu ứng. Ba dòng còn lại được đặt tên theo những style bạn áp dung lần lượt là: Outer Glow, Pattern Overlay và Stroke. Có thêm một biểu tượng nữa cho layer style () xuất hiện bên cạnh 3 tên của những style kía. Một biểu tượng tương tự và một dấu mũi tên cũng xuất hiện ở bên phải của layer chữ. Để ẩn những layer style này nhấn vào nút mũi tên để đóng danh sách các style.
Chỉnh sửa chữ đã gõ:
Những layer style bạn đã áp dụng sẽ tự động thay đổi nếu bạn thay đổi những chi tiết của layer đó. Bạn có thể chỉnh sửa chữ mà bạn đã gõ và quan sát những tác động của style đến những thay đổi của bạn.
1. Trong layer Palette chọn layer chữ.
2. Trong hộp công cụ chọn công cụ Type (T)
3. Trên thanh tuỳ biến công cụ, thay đổi kích thước Font từ 60 thành 72 Point. Mặc dùng bạn không cần bôi đen layer chữ như thường làm trong trình MS Word, nhưng tất cả chữ trên layer đó đã trở thành 72 point. 
4. Sử dụng công cụ Type và chọn một chữ cuối cùng trên layer chữ của bạn.
5. Thay đổi chữ đó thành chữ gì bạn muốn ví dụ từ BTD thành BT Xanh. Ke ke! Khi bạn thay đổi thì những định dạng và style vẫn giữ nguyên mà không thay đổi.
6. Trên thanh tuỳ biến công cụ, nhấp chuột vào nút Commit Any Current Edit () để thiết lập những thay đổi và chuyển sang chế độ chỉnh sửa bình thường.
Flatten và lưu lại tài liệu:
Khi bạn đã chỉnh sửa hết các layer trong file hình của mình, bạn có thể tạo một bản sao của tài liệu với một layer được flatten. Flatten một file có nghĩa là no sẽ gộp hết những layer của tài liệu đó thành một hình nền, và giảm dung lượng của file một cách đáng kể. Tuy nhiên bạn không nên flatten hình ảnh cho đến khi bạn đã hài lòng với những thay đổi của mình. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên giữ một bản sao của file hình với một layer khác phòng trường hợp bạn lại muốn thay đổi gì. Để thấy được những thay đổi của Flatten, bạn hãy để ý đến dung lượng của file trên thanh thông tin tại phía dưới của cửa sổ hoặc cửa sổ của tài liệu đang làm việc.
Số thứ nhất thể hiện dung lượng của file sẽ là bao nhiêu nếu bạn Flat nó. Số thứ hai là dung lượng hiện tại của file tại thời điểm chưa Flatten. Trong ví dụ của chúng ta, file nếu được flatten sẽ có dung lượng khoảng 900K nhưng dung lượng thiện tại của nó là gần 4 MB xấp xỉ hơn 4 lần nếu không flatten. Cho nên trong trường hợp này flatten thì tốt hơn nhiều.
1. Nếu công cụ Type vẫn được chọn thì bạn chọn đại một công cụ nào khác. Sau đó thì chọn File > Save để lưu lại những thay đổi mà bạn đã làm.
2. Chọn Image > Duplicate
3. Trong hộp thoại Duplicate bạn đặt tên cho file đó và chọn nó đến một thư mục tuỳ ý và nhấn Save.
4. Trên layer palette nhấp vào mũi tên nhỏ màu đen ở góc trên bên phải và chọn Flatten Image như hình bên trái:
6. Chọn File > Save. Mặc dù bạn chọn Save chứ không phải chọn Save As nhưng hộp thoại Save As vẫn xuất hiện! thế mới láo!
7. Chọn Save để thiết lập những giá trị mặc định và lưu file đã được flatten lại. Bây giờ bạn đã có một phiên bản được flatten và một phiên bản vẫn còn đầy đủ các layer. Bạn có thể tiếp tục làm việc với tài liệu đã được flatten và thậm chí bạn có thể thêm các layer mới lên trên layer background.
Nếu bạn chỉ muốn flatten một vài layer trong một tài liệu, bạn có thể nhấp vào nút con mắt để ẩn những layer mà bạn không muốn flatten đi và sau đó chọn Merge Visible trên menu của Layer Palette.
Tạo một tập hợp layer và thêm một layer.
Bạn có thể hợp các layer lại ở ngay trên layer Palette. Nguyên lý của nó gần giống như việc bạn tạo một thư mục và trong thư mục đó có các thư mục con hoặc mấy thứ linh tinh xi ki. Bằng cách này bạn có thể làm việc dễ dàng hơn và giảm thiểu được những rắc rối khi bạn phải làm việc với một file phức tạp.
1. Trong menu của Layer Palette, chọn New Layer set. Nút ở dưới cùng của Layer Palette.
2. Trong hộp thoại New layer set bạn đặt tên cho nó là gì thì tuỳ bạn hoặc chơi chữ BTD cho nó hoành tráng và nhấp OK. Sau khi bạn nhấp Ok trên layer Palette sẽ xuất hiện một Layer Set
Thêm một layer chữ lên trên layer đã bị flatten:
Bạn sẽ làm việc với hai layer chữ có thông tin để nhận biết nhưng lại khác nhau về ngôn ngữ
1. Trông hộp công cụ chọn công cụ Type (T)
2. Trên thanh tuỳ biến công cụ, thiết lập những thông tin sau:
- Chọn font cho chữ tuỳ ý bạn
- Font Style
- Font Size là khoảng 24 Pts
- Nhấp chuột vào ô chọn màu để mở hộp thoại chọn màu và chọn màu vàng giống như màu bạn làm với Outer Glow (R=255, B=255, G=0) Sau đó nhấp Ok để đóng hộp thoại chọn màu.
- Chọn Anti - Aliasing là Crisp và căn chỉnh vào giữa.
Chọn layer set bạn đã tạo ở trên và nhấp chuột chọn công cụ Type sau đó gõ chữ gì bạn muốn. Trong layer Palette sẽ xuất hiện một layer mới nằm dưới Layer Set BTD.
4. Chọn công cụ Move và kéo dòng chữ sao cho nó nằm vào giữa cổng gạnh như hình dưới. Tên của layer chữ sẽ giông với dòng chữ mà bạn gõ.
5. Chọn layer chữ đó và kéo và thả nó vào nút New Layer Button ở dưới cùng của Layer Palette. Khi bạn thả chuột, một layer chữ sẽ được nhân đôi và được đặt ở dưới layer set BTD.
Nếu sau này bạn quyết đinh thay đổi vị trí của hai layer chữ, bạn có thể chọn layer set BTD trong layer Palette và sử dụng Move Tool để kéo cả 2 layer đó tương tự như chúng được liên kết với nhau vậy.
Viễt chữ và tự thiết lập từ điển của bạn:
PTS 7.0 có thêm một tính năng mới là có thể kiểm tra lỗi chính tả bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Bạn có thể thiết lập cả một layer chữ hoặc một vài từ đơn lẻ để được kiểm tra trong những từ điển khác nhau. Khi bạn kích hoạt chức năng kiểm tra lỗi chính tả, PTS sẽ tự động so sanh mỗi từ với những từ nó có trong từ điển.
1. Trong Layer Palette nhấp vào con mắt của layer chữ mà bạn copy ở bước trên để ẩn nó đi. Và chọn layer chữ gốc.
2. Kéo công cụ Type để bôi đen dòng chữ mà bạn đã gó, và gõ một chữ khác vào đó. Chơi tiếng Hà Làn đi ha! Ik hou van jou!
3. Chọn Window > Character để mở Charater Palette.
4. Trên layer Palette chọn layer Ik hou van jou. Sau đó ở menu từ điển hiện ra ở góc dưới bên trái của Character Palette chọn French. Mèn! không có tiếng Hà Lan nhẩy?
Sử dụng chức năng kiểm tra chính tả đa ngôn ngữ:
Vừa rồi bạn đã thiết kế từ điển mà PTS sẽ sử dụng để kiểm tra những chữ khác nhau trong tài liệu của bạn, bây giờ bạn đã có thể kiểm tra lỗi chính tả goài! 
1. Trong layer Palette, nhấp chuột chọn con mắt để hiển thị layer chữ ban đầu. Layer gốc ý! Lúc đó 2 layer chữ sẽ xuất hiện trên tài liệu. Bởi vì chúng nằm chính xác chồng lên nhau, bạn chắc cũng khó mà đọc được chữ gì nhưng cứ bình tõm!
2. Chọn Edit > Check Spelling. Hộp thoại Check Spelling sẽ xuất hiện, chỉ ra chữ Montreal bị sai chính tả. Siệt tình! hông biết tiêng Pháp nên phần này ký qué!
3. Nhấp chuột chọn nút Change để chấp nhận từ đúng trong từ điển. Khi bạn nhấp Ok thì chữ trên hình sẽ thay đổi, và trong hộp thoại cũng sẽ thay đổi
4. Trong danh sách những từ hiện ra bạn chọn từ Friends để chọn nó trong Chang To hoặc gõ chữ Friends để tự bạn thêm từ. Sau đó nhấp Change
5. Nếu một hộp thoại xuất hiện và báo là kiểm tra lỗi chính tả đã hoàn thành thì nhấp OK.
Bạn sẽ nhận ra một thay đổi nhỏ trong dung lượng của file. mặc dù nó chỉ tăng có chút ít, nó vẫn không lơn bằng hình ảnh cuối cùng được flatten. Bài học cho phần này đã hoàn thành.
Câu hỏi ôn tâp:
1. Sử dụng layer có những lợi ích gì?
2. Bạn làm cách gì để ẩn hoặc hiện một layer?
3. Bạn làm thế nào để hiển thị chi tiết của layer này xuất hiện trên layer khác?
4. Bạn làm cách gì để nhân đôi layer cùng một lúc.
5. Ki bạn hoàn thành công việc, bạn làm cách gì để giảm thiểu độ lớn của tài liệu.
Đáp án:
1. Layer cho phép bạn chỉnh sửa những vùng khác nhau của hình như một phần tách biệt.
2. Biểu tượng con mắt () ở góc trái của tên layer trong layer Palette chỉ ra rằng layer đó đang được hỉên thị. Bạn có thể ẩn hoặc hiện một layer bằng cách nhấn vào biểu tượng này.
3. Bạn có thể thể hiện chi tiết của layer này lên trên layer khác bằng cách thay đổi layer đó lên trên hoặc xuống dưới theo thứ tự sắp xếp trên layer Palette hoặc bằng cách sử dụng Layer > Arrange > Commands: Bring to Front, Bring Forward, Send to Back và Send Backward. Nhưng bạn không thể thay đổi vị trí của layer Background.
4. Bạn có thể liên kết nhiều layer với nhau để chỉnh sửa bằng cách chọn một trong số những layer bạn muốn liên kết ở trên layer Palette, và sau đó nhấp vào ô vuông cạnh tên của layer đó. Khi đã được liên kết, cả hai layer sẽ được di chuyển, xoay vòng, và định dạng cùng một lúc.
5. Bạn có thể Flatten hình ảnh, để gộp tất cả các layer thành một layer Background.

File đính kèm:

  • docbai_giang_photoshop_chuong_5_co_ban_ve_layer.doc