Bài giảng Phát triển năng lực lãnh đạo (Bản hay)
Không tranh cãi!
Tóm tắt nội dung:
Nội dung phần này bắt đầu bằng một cuộc tranh cãi giữa tác giả (Dale Carnegie) với một vị khách tại một buổi tiệc mừng của Ross Smith, ông là một phi công thời thế chiến 1.
Tác giả và vị khách đó đã tranh cãi vì một câu trích: “ Có một vị thần sắp đặt số mệnh chúng ta, Ngài muốn sao thì ta chịu vậy”. Vị khách thì cho là câu đó là của Kinh thánh, còn tác giả đã nhận ra là ông khách đó đã sai, và để muốn thể hiện kiến thức của mình nên tác giả đã nói lại rằng ông đã sai. Và tác giả đã mời bạn của mình Frank Gammond để làm trọng tài.
Frank sau đó đã sau đó đã nói: “Dale, anh sai rồi. Ông ấy nói đúng. Câu ấy ở Kinh thánh”. Đêm đó trên đường về tác giả có hỏi lại người bạn của mình: “Frank, cậu biết câu nói này là của Shakespeare cơ mà?”.
Frank cũng đã đáp lại: “Đúng thế, dĩ nhiên là thế!. Nhưng này anh bạn ! Chúng ta là khách trong một buổi tiệc. Tại sao phải chứng minh ông ấy sai? Điều đó có khiên ông ấy quý mến cậu hơn không? Sao không cho người ấy giữ thể diện. Ông ấy không hổi ý kiến của cậu. Vậy cậu tranh cãi với ông ấy để làm gì? Điều đó chẳng có lợi gì cho cậu cả.”
Sau khi nghe người bạn của mình nói vậy, tác giả cảm thấy mình có lỗi khi khiến cho vị khách đó khó chịu và làm người bạn mình vào tình thế khó xử.
Từ đêm đó về sau, tác giả đã biết lắng nghe, chú ý quan sát kết quả của các cuộc tranh luận. Cuối cùng tác giả đã rút ra một kết luận là: “cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là tránh để nó xảy ra”.
Đức phật dạy: “Oán không bao giờ diệt được oán, chỉ có tình thương yêu mới diệt được oán”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phát triển năng lực lãnh đạo (Bản hay)
mời bạn của mình Frank Gammond để làm trọng tài. Không tranh cãi! Frank sau đó đã sau đó đã nói: “Dale, anh sai rồi. Ông ấy nói đúng. Câu ấy ở Kinh thánh”. Đêm đó trên đường về tác giả có hỏi lại người bạn của mình: “Frank, cậu biết câu nói này là của Shakespeare cơ mà?”. Frank cũng đã đáp lại: “Đúng thế, dĩ nhiên là thế!.... Nhưng này anh bạn ! Chúng ta là khách trong một buổi tiệc. Tại sao phải chứng minh ông ấy sai? Điều đó có khiên ông ấy quý mến cậu hơn không? Sao không cho người ấy giữ thể diện. Ông ấy không hổi ý kiến của cậu. Vậy cậu tranh cãi với ông ấy để làm gì? Điều đó chẳng có lợi gì cho cậu cả.” Không tranh cãi! Sau khi nghe người bạn của mình nói vậy, tác giả cảm thấy mình có lỗi khi khiến cho vị khách đó khó chịu và làm người bạn mình vào tình thế khó xử. Từ đêm đó về sau, tác giả đã biết lắng nghe, chú ý quan sát kết quả của các cuộc tranh luận. Cuối cùng tác giả đã rút ra một kết luận là: “ cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là tránh để nó xảy ra” . Đức phật dạy: “Oán không bao giờ diệt được oán, chỉ có tình thương yêu mới diệt được oán” . Không tranh cãi! Một bài viết trong tạp chí của Mỹ (Bits and Pieces) đưa ra những gợi ý tránh tranh cãi: Sẵn sàng chấp nhận việc bất đồng quan điểm. Đừng tin vào cảm nhận đầu tiên của bạn. Kiểm soát cảm xúc của bạn. Lắng nghe trước. Tìm những điểm chung. Trung thực nhận lỗi. Hãy xem xét lại cẩn thận ý kiến của đối phương. Thành thật cảm ơn đối thủ về sự quan tâm của họ. Đừng hành động vội để cả hai bên có thì giờ suy nghĩ thấu đáo vấn đề. Không tranh cãi! Một số câu nói của những người nổi tiếng: Khi thấy đối phương bắt đầu nổi cáu thì bạn hãy kết thúc cuộc tranh luận bằng câu nói vui nào đó . (Ph. Chesterfield) Khi tranh luận với một người, bạn cần định hướng để sau cuộc tranh cãi bạn sẽ có them một người bạn. (Diodore) Đừng bao giờ cố tranh cãi với người có cấp cao hơn, mà hãy trình bày rõ ý kiến của mình bằng sự khiêm tốn. (George Washington) Tranh cãi là trò chơi của hai người hay hai nhóm người nhưng trò chơi này thường không có bên nào thắng cuộc cả. (Benjamin Franklin) Nguyên Tắc 1: CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CÃI TỐT NHẤT LÀ ĐỪNG ĐỂ NÓ XẢY RA. Tôn trọng ý kiến người khác Tóm tắt nội dung: Mở đầu tác giả nhắc đến Theodore Roosevelt từng giữ chức Tổng thống Hoa Kỳ, một trong những người có khả năng xét đoán cao nhất trong thế kỷ 20. Tác giả còn nói tới việc nếu khả năng xét đoán của chúng ta dưới 55% thì không nên cho rằng người khác sai. Dale Carnegie còn khuyên mọi người đừng bao giờ bắt đầu bằng các câu nói: “Tôi sẽ chứng minh cho anh thấy là anh đã sai”. Nó đồng nghĩa với câu: “Tôi thông minh hơn anh. Để cho anh hiểu ra mà thay đổi cái ý định ngu ngốc ấy”. Ngay trong điều kiện thuận lời thì việc làm thay đổi ý kiến của người khác cũng là rất khó. Nếu bạn muốn chứng minh một điều gì đó thì nên thực hiện một cách tế nhị. Tôn trọng ý kiến người khác Alexander Pope trình bày điều này tóm tắt như sau: “Dạy người phải khéo lẽo như không dạy gì cả, giảng điều chưa biết mà cứ như nhắc lại chuyện đã quên. Bởi một điều đơn giản là đối với người hiểu biết thì chỉ cần nửa lời cũng đủ nắm rõ mọi điều chúng ta muốn nói”. Nhà thiên văn học Galileo đã nói: “Bạn không thể dạy ai bất cứ điều gì, bạn chỉ có thể giúp anh ta tìm thấy điều đó ở bản thân anh ta mà thôi”. Chesterfiled từng dạy con trai rằng: “Hãy khôn hơn người khác nếu như con có thể nhưng để họ biết con khôn ngoan hơn họ”. Nhà hiền triết Socrates thì lặp đi lặp lại với các học trò của minhg: “Tôi chỉ biết có một điều, đó là tôi không biết gì cả” . Tôn trọng ý kiến người khác Tác giả cũng khuyên nếu có người đưa ra nhận xét mà bạn nghĩ là sai thì bạn nên trả lời: “Tôi có suy nghĩ khác với ông, nhưng có thể là tôi sai. Được rồi, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau xem xét nó. Tôi vẫn thường sai lầm và nếu như tôi sai, tối rất muốn chúng ta cùng điều chỉnh nó”. 2200 năm trước khi chúa Jesus ra đời, vua Akhtoi ở Ai Cập đã khuyên con trai mình: “Hãy cư xử khéo léo. Nó sẽ giúp con giành được điều con muốn”. Ernest Hemingway có câu: “Tài năng quý hiếm nhất là tài năng của một người biết nhìn nhận người khác có tài năng”. Nguyên Tắc 2: TÔN TRỌNG Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC. ĐỪNG BAO GIỜ NÓI RẰNG: “ANH / CHỊ SAI RỒI!”. Thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình Tóm tắt nội dung: Trong phần này tác giả lại nói về bản thân mình, khi ông cũng chú chó của mình đi dạo trong Công viên. Nhưng hôm đó ông đẫ không xích cổ và khớp mõm chú chó của mình lại, không mai cho ông hôm đó có một viên cảnh sát đi qua và thấy được và nhắc nhở, và ông cũng đáp lại một cách nhẹ nhàng bằng những lý lẽ của bản thân và hữa sẽ tuân thủ đúng quy định. Và việc thực hiện đúng quy định của ông cũng chỉ được vài tuần. Một hôm ông cùng chú chó của mình đi trong công viên, chó của ông cũng không được khớp mõm, và lần này ông lại gặp vị cảnh sát hôm đó. Nhưng hôm đó ông đã khôn khéo khi tự nhận lỗi lầm của mình trước vị cảnh sát. Cuối cùng ông cũng được vị cảnh sát thông cảm và bỏ qua. Thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình Một trong những câu chuyện đẹp nhất mà lịch sử ghi lại về tướng Robert E.Lee là việc ông đã tự kết án mình về thất bại của tướng Pickett trong trận tấn công ở Gettysburg. Nếu bạn đã sai lầm thì không gì hay bằng thẳng thắn nói rằng: “Tôi đã sai”. Nhượng bộ không phải hạ mình, nhận lỗi không là nhục nhã. (Fenelon) Trong quan hệ với con người, hãy luôn nhó rằng chúng ta giao tiếp với những sinh vật không những có lý trí mà có động lực khi có niềm tự hào và long kiêu hãnh . (Dale Carnegie) Nguyên Tắc 3: NẾU BẠN SAI, HÃY NHANH CHÓNG VÀ THẲNG THẮN THỪA NHẬN SAI LẦM. Mật ngọt trong giao tiếp. Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẵng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta. Sự cảm thông, tình thương yêu và long trắc ẩn chính là phương cách tốt nhất giúp bạn nhận được đồng tình của mọi người. Woodrow Wilson nói: “Nếu bạn đưa hai quả đấm ra với tôi thì tôi lập tức giương hai quả đấm đáp lại. Nhưng nếu bạn đến gặp tôi và noi: ‘Chúng ta hãy ngồi xuống nói chuyện. Nếu như ý kiến chúng ta khác nhau thì khác nhau như thế nào và tại sao, đấy chính là những điểm cần thảo luận’, lú đó bạn sẽ thấy chúng ta không quá cách xa nhau như đã tưởng. Những điểm bất đồng rất ít, còn những điểm đồng thuận lại rất nhiều. Chỉ cần kiên nhẫn và chân thành một chút chúng ta sẽ đễ dàng đi đến chỗ hòa hợp”. Rockefeller đã áp dụng chân lý của Woodrow trong việc hòa giải thành công với những người đình công. Mật ngọt trong giao tiếp. Lincon từng có câu nói: “Một giọt mật ngọt bắt được nhiều ruồi hơn là một thừng nước đắng” . Lòng nhân ái và lối cư xử nhẹ nhàng là biểu hiện của một tâm hồn cao thượng. (R. Tagore) Sự chin chắn bắt đầu khi bạn biết quan tâm đến người khác nhiều hơn quan tâm đên bản thân mình . (John MacNoughton) Mật ngọt trong giao tiếp. Nguyên Tắc 4: LUÔN BẮT ĐẦU BẰNG MỘT THÁI ĐỘ THÂN THIỆN. Khi bạn nói chuyện với một ai đó, bạn không nên bắt đầu bằng những điểm khác biệt. Ngược lại, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách nhấn mạnh những điểm mạnh mà hai bên đồng ý. Nếu như có thể, bạn sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng cả hai đều phấn đấu cho cùng một mục đích, sự khác nhau duy nhất giữa hai người chỉ là về mặt phương pháp mà thôi. Câu trả lời “Đồng ý” ngay từ đầu sẽ tốt hơn rất nhiều. Theo giáo sư Overstreet, tiếng “Không” là một trở ngại khó vượt qua. Khi bạn nói “Không” thì tất cả niềm kiêu hãnh cá nhân đòi hỏi bạn phải nhất trí với chính mình. Sau đó, dù có nhận ra câu trả lời “Không” là bất ổn thì long kiêu hãnh vốn có của bạn cũng không cho phép bạn thay đổi. Chìa khóa quý nhất là chiếc chìa khóa có thể mở long người. Hãy luôn nhớ rằng: sự dịu dàng và thân ái có sức mạnh hơn vũ lực và giận dữ. Bí quyết của Socrates Nguyên Tắc 5: HỎI NHỮNG CÂU KHIẾN NGƯỜI KHÁC ĐÁP “VÂNG” TỨC THÌ. Trong giao tiếp bạn không nên cố thuyết phục người khác theo cách suy nghĩ của mình. Bạn nên để người khác được dịp trình bày quan điểm của họ. Bạn chỉ nên hỏi và lắng nghe những câu trả lời của họ. Nếu không tán thành ai đó thì có thể bạn lại có khuynh hướng ngắt lời họ. Điều đó là không nên. Không ai chú ý đến bạn khi họ còn nhiều điều cần phải nói. Ví dụ trong quan hệ gia đình khi cha, mẹ chịu giành thời gian để lắng nghe những gì con mình muốn thì mối quan hệ chắc chắn sẽ được cải thiện. Khôn ngoan khi gặp đối đầu Các nhà hùng biện bao giờ cũng hiếm có. Nhưng hiếm hơn nữa là những người biết im lặng đúng lúc và càng quý hơn là những ai biết nhường lời cho người khác. (M. F. Sovado) Kẻ nào muốn lãnh đạo mọi người, hãy biết đứng đằng sau và phụng sự mọi người. (Sanimare) Tỏ ra hơn người, người sẽ thành kẻ thù của ta. Biết nhường người, người sẽ trở thành bạn ta. (La Rockefoucauld) Khôn ngoan khi gặp đối đầu Nguyên Tắc 6: ĐỂ NGƯỜI KHÁC CẢM THẤY HỌ LÀ NGƯỜI LÀM CHỦ CUỘC NÓI CHUYỆN. Trong phần này tác giả muốn nói với chúng ta không nên buộc người khác chấp nhận ý kiến của mình, điều đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Điều quan trong hơn là bạn nên chỉ đưa ra một số gợi ý để người khác tự đưa ra quan điểm của họ. Để nhận được sự hợp tác cao nhất. Nước suối và mưa nguồn sở dĩ đề chảy về song sâu biển lớn vì sông và biển dám chấp nhận ở vị trí thấp. Thánh nhân muốn thể hiện uy đức cao hơn người nên đặt mình dưới họ, muốn trí năng vượt trước thời đại thì phải ẩn mình ở phía sau. Vì vậy, dù vị thế thánh nhân ở trên thiên hạ cũng không ai tức tối, vượt trước thiên hạ cũng không ai oán hờn. (Lão Tử) Mọi người đều thích làm theo ý mình chứ không ai muốn hành động theo lời người khác sai bảo. Ai cũng thích được hỏi về những mong muốn, nguyện vọng và suy nghĩ của họ . (Dale Carnegie) Để nhận được sự hợp tác cao nhất. Nguyên Tắc 7: ĐỂ NGƯỜI KHÁC TIN RẰNG CHÍNH HỌ MỚI LÀ NGƯỜI ĐƯA RA Ý TƯỞNG ĐẦU TIÊN. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác. Tác giả muốn chúng ta hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Bạn hãy tự nhủ lòng mình rằng: “Mình sẽ cảm thấy như thế nào, sẽ phản ứng thế nào nếu ở trong hoàn cảnh của người ấy lúc đó?”, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tránh được sự bực mình, bởi vì một khi đã hiểu được nguyên nhân, bạn sẽ không cong thắc mắc gì về kết quả. Kenneth M. Goode viết trong quyển Cách biến người thành vàng: “ Hãy dừng lại một phút mà suy ngẫm xem bạn quan tâm sâu sắc đến việc của mình và thờ ơ với mọi sự trên thế gian như thế nào. Lúc đó bạn sẽ hiểu ra rằng mọi người cũng điều như thế! Như vậy là bạn đã nắm được nền tảng duy nhất chắc chắn cho những mối quan hệ xã hội, rằng muốn thành công phải hiểu được quan điểm của người khác.” Đặt mình vào hoàn cảnh người khác. Trong quyển Tiếp cận Con người , tiến sĩ Gerald S. Nirenberg viết: “Muốn đạt được sự nhất trí trong giao tiếp, bạn phải xem trọn ý kiến cũng như tình cảm của người đối thoại. Hai bên phải biết rõ mình đang nói về chủ đề gì vầ sẽ dẫn đến đâu. Hãy đặt mình vào vị trí người nghe xem bạn muốn nghe gì thì sẽ nói về điều đó. Việc này sẽ khiến cho người nghe dễ dàng chấp nhận ý kiến của bạn.” Trong mọi mối quan hệ, phải biết bỏ qua cái tôi của mình và đồng cảm với người khác để suy xét mọi việc. Mức độ lơn khôn và trưởng thành thực sự trong cuộc đời của mối quan hệ con người tùy thuộc vào thái độ ứng xử của họ đối với người khác: dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, chia sẽ với người bất hạnh, động viên người có chí hướng, tha thứ người mắc lỗi lằm, bao dung với kẻ yếu và khoan hòa với kẻ mạnh. Bởi lẽ, đến một lúc nào đó trong cuộc đời của mỗi con người, họ cũng sẽ lâm vào những cảnh ngộ tương tự. (George Washington Carver) Hai người tù nhìn bầu trời đêm qua của sổ. Một người chỉ thấy song sắt, còn người kia thấy những vì sao . (Frederick Langbridge) Đặt mình vào hoàn cảnh người khác. Nguyên Tắc 8: THÀNH THẬT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI KHÁC. Điều mọi người mong muốn. Nếu bạn muốn chấm dứt việc tranh cãi, tạo ra thiện chí và làm cho người tiếp chuyện với bạn phải lắng nghe chăm chú. Thì tác giả đã đưa ra một câu nói: “Tôi hoàn toàn hiểu được cảm giác của bạn. Nếu ở trong hoàn cảnh ấy chắc chắn tôi cũng sẽ làm như vậy”. Câu nói trên sẽ khiến người thô lỗ nhất cũng phải dịu giọng. Đừng để một ai chẳng nhận được gì sau khi rời bạn mặc dù bạn biết rằng có thể bạn sẽ không bao giờ gặp lại họ. Đôi khi chỉ một ánh mắt thiện cảm dành cho người khác cũng là một món quà lớn lao trong đời . (Ngạn ngữ Pháp) Điều mọi người mong muốn. Chỉ cần một cái ôm thất chặt, một sự im lặng cảm thông, một cái chạm tay thân thiện, một đôi tai biết lắng nghe là bạn có thể chia sẻ với tất cả mọi người. Điều đáng quý nhất trong cuộc đời của mỗi con người chính là những nghĩa cử tốt đẹp đối với người khác – những nghĩa cử nhỏ bé, không tên mà chính người đó đã quên đi. Lòng tốt sự quan tâm chia sẻ, đồng cảm là ngôn ngữ đặc biệt mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được. Ban phần tư những người chúng ta gặp ngày mai luôn “đói khát” sự đồng cảm và chia sẻ. Hãy cho họ điều đó và họ sẽ yêu mến bạn. (Dale Carnegie) Nguyên Tắc 9: ĐỒNG CẢM VỚI MONG MUỐN CỦA NGƯỜI KHÁC. Khơi gợi sự cao thượng J. Pierpont Morgan nhận xet rằng con người thường có hai lý do để hành động: một lý do thật mà người ta không nhận ra hoặc cố tình che giấu, và một lý do tốt đẹp được tuyên bố trước mọi người. Dù bạn có chỉ trích thế nào thì người ta vẫn chỉ hành động theo “lý do thật”, trong khi luôn muốn bạn tin vào “lý dó tốt đẹp”. Vậy tại sao bạn không tán thành tâm lý đó? Hãy khen ngợi lý do tốt đẹp của họ dù bạn biết lý thật đằng sau đó là gì đi nữa. Nếu được yêu thương, con người sẽ biết yêu thương và trở nên đáng yêu hơn. Nếu bạn chỉ luôn nhìn vào mặt xấu của một ai đó, điều đó sẽ làm anh ta ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều tốt, chắc chắn anh ta sẽ làm được. (Johann Goethe) Khơi gợi sự cao thượng Nguyên Tắc 10: KHƠI GỢI SỰ CAO THƯỢNG NƠI NGƯỜI KHÁC. Trình bày vấn đề một cách sinh động Theo tác giả trình bày ý tưởng đơn thuần chưa đủ sức thu hút sự chú ý. Ý tưởng phải được trình bày sinh động, hấp dẫn và thú vị. Ngày xưa, các chàng trai thường quỳ xuống để cầu hôn. Không ai yêu cầu phải thế, nhưng các chàng trai làm vậy để tạo ra một không khí lãng mạn trước khi bày tỏ, khiến các cô gái cảm động và dễ đồng ý hơn. Một món ăn trình bày sinh động sẽ làm thực khách cảm nhận rõ cái tài của người đầu bến. Một truyện ngắn được viết sinh động làm độc giả nhận ra khả năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Một ý kiến được mô tả sinh động làm người nghe cẩm nhận trí tuệ tinh tế của người nói. Nguyên Tắc 11: BIẾT TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ MỘT CÁCH SINH ĐỘNG. Khơi gợi tinh thần vượt lên thử thách Trong thời buổi hiện nay ta cần khơi gợi tinh thần thi đua lành mạnh của mỗi người để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Cách khơi gợi này ta thường thấy trong các công ty nhằm giúp công ty đặt năng xuất cao. Nguyên Tắc 12: BIẾT KHƠI GỢI TINH THẦN VƯỢT LÊN THỬ THÁCH.
File đính kèm:
- bai_giang_phat_trien_nang_luc_lanh_dao_ban_hay.pptx