Bài giảng Những vấn đề cơ bản về Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Bài 1: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1. Khái quát chung về nhà nước
1.1.1. Bản chất nhà nước
1.1.1.1. Xã hội cộng sản nguyên thủy - một xã hội chưa có nhà nước
Loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thủy, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ cộng sản nguyên thủy chưa có nhà
nước. Thời kỳ này, kết cấu xã hội gồm có các thị tộc, bào tộc, bộ lạc.
Thị tộc được hình thành từ những nhóm người sống
quây quần với nhau trên một địa bàn lãnh thổ nhất
định. Trong thị tộc, mọi người tương đối bình đẳng với
nhau về phân công lao động và hưởng thụ thành quả
lao động. Sự phát triển của xã hội cộng với các yếu tố
tác động khác đòi hỏi thị tộc phải mở rộng quan hệ với
các thị tộc khác, dẫn đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc. Trong đó, bào tộc là sự
liên kết của nhiều thị tộc, bộ lạc là sự liên kết của nhiều bào tộc.
Để quản lý thị tộc, các thành viên trong thị tộc đã lập ra Hội đồng thị tộc gồm tất cả
những người đã trưởng thành. Để quản lý bào tộc, Hội đồng bào tộc được lập ra, gồm
các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự của các thị tộc thành viên. Để quản lý bộ lạc, Hội đồng
bộ lạc được lập ra với nguyên tắc tổ chức quyền lực tương tự như thị tộc và bào tộc
nhưng mức độ tập trung quyền lực cao hơn.
Như vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã xuất hiện quyền lực nhưng đó là
quyền lực xã hội xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Những vấn đề cơ bản về Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Bài 1: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Hội đồng nhân dân các cấp có các thẩm quyền: Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra có nhiệm kỳ thông thường là năm năm. Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có các ban của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có ba ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hoá - xã hội, Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc. Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban kinh tế - xã hội, Ban pháp chế. Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân. Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân được quy định tại Điều 123 Hiến pháp 1992: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, được giao trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản của Hội đồng nhân dân, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải thường xuyên NEU_LAW101_Bai1_v1.0012110205 17 Bài 1: Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam báo cáo công tác với Hội đồng nhân dân, chịu sử kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, chịu sự chất vấn của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân về kết quả thực hiện công việc được giao. Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Uỷ ban nhân dân thực hiện quyền quản lý các mặt của đời sống xã hội trên phạm vi địa bàn. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Uỷ ban nhân dân các cấp được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và uỷ viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân; các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân. Kết quả bầu các thành viên Uỷ ban nhân dân phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Uỷ ban nhân dân thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng chính của Tòa án nhân dân là xét xử các vụ án về hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính. Ngoài chức năng xét xử, Tòa án nhân dân còn thực hiện chức năng giải quyết một số vụ việc khác, như: Giải quyết việc yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; giải quyết việc yêu cầu tuyên bố hủy phán quyết trọng tài thương mại; giải quyết việc yêu cầu tuyên bố một người mất năng lục hành vi dân sự, tuyên bố một người là mất tích, chết; giải quyết việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan tài phán nước ngoài Hệ thống các Toà án nhân TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO dân ở nước ta bao gồm: Toà án nhân dân tối cao; Các Toà Tòaánquânsự án nhân dân tỉnh, thành phố trung ương trực thuộc trung ương (gọi chung là Toà án nhân dân Tòaánnhândântỉnh Các tòa án quân sự khu thành trựcthuộc vựcvàtrungương cấp tỉnh); Các Toà án nhân trung ương dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi Các tòa án nhân dân Các tòa án quân sự quận, huyện, thị xã khu vực chung là Toà án nhân dân thuộctỉnh cấp huyện); Các Toà án quân sự; Các Toà án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt. 18 NEU_LAW101_Bai1_v1.0012110205 Bài 1: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó chánh án, Thẩm phán, Thư ký toà án. Chánh án Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Phó chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân tối do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án. Chánh án và Phó Chánh các Toà án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án. Chánh án và Phó Chánh các Toà án nhân dân cấp huyện do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương. Cơ cấu tổ chức của các toà án quân sự gồm có: Toà án quân sự trung ương; Toà án quân sự quân khu và tương đương; các Toà án quân sự khu vực. Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 137 Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung): "Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan Nhà nước thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định nhằm góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh); Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); Các Viện kiểm sát quân sự. Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên, điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên. Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. NEU_LAW101_Bai1_v1.0012110205 19 Bài 1: Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên. Các chức danh khác của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên) đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm. Các Viện kiểm sát quân sự gồm có Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực. Căn cứ vào nhiệm vụ của quân đội trong từng thời kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực. Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của Viện kiểm sát quân sự các cấp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác kiểm sát trong Quân đội trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 1.2.3.4. Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước Phân loại theo tính chất quyền lực Bộ máy nhà nước được phân chia thành các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Trong đó, các cơ quan quyền lực nhà nước, hay còn gọi là các cơ quan đại diện, do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân danh nhân dân để thể hiện và thực thi quyền lực, phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước cử tri về mọi hoạt động của mình. Tất cả các cơ quan nhà nước khác đều do cơ quan quyền lực trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập ra và chịu sự giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước. Hiện nay, cơ quan quyền lực nhà nước gồm có Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Các cơ quan quản lý nhà nước, còn gọi là các cơ quan hành chính nhà nước là những cơ quan quản lý mọi mặt hoạt động của đất nước, là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước. Cơ quan quản lý nhà nước gồm có Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Các cơ quan xét xử là những cơ quan có chức năng đặc thù. Tính đặc thù của chúng thể hiện ở chỗ chúng phải báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước, nhưng trong hoạt động lại độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Các cơ quan này có chức năng chính là nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các loại vụ án, ngoài chức năng xét xử, chúng còn thực hiện giải quyết một số loại vụ việc khác theo quy định của pháp luật. Hệ thống các cơ quan xét xử trong bộ máy nhà nước ta gồm có Toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân tỉnh, tòa án nhân dân huyện, các toà án quân sự và có thể có tòa án đặc biệt do Quốc hội thành lập. Các cơ quan kiểm sát là các cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát đối với hoạt động tư pháp. Hệ thống cơ quan kiểm sát của nhà nước ta gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các viện kiểm sát quân sự. 20 NEU_LAW101_Bai1_v1.0012110205 Bài 1: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phân loại theo cấu trúc hành chính, lãnh thổ Khi phân loại theo cấu trúc hành chính lãnh thổ, bộ máy nhà nước được chi thành các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương. Các cơ quan nhà nước ở trung ương có khả năng thực hiện thẩm quyền của mình trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ, các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan này thường được áp dụng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ. Trong khi đó, các cơ quan ở địa phương chỉ có thẩm quyền trong phạm vi hành chính lãnh thổ của địa phương mình. Cơ quan nhà nước ở trung ương hiện nay gồm có: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan nhà nước ở địa phương gồm có Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban nhân dân các cấp, toà án nhân dân địa phương, viện kiểm sát nhân dân địa phương. Phân loại theo tính chất thẩm quyền Theo tính chất thẩm quyền, các cơ quan trong bộ máy nhà nước được chia thành các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng. Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, các cơ quan nhà nước này có quyền xem xét, quyết định những vấn đề thuộc bất cứ lĩnh vực nào. Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền riêng, hay còn gọi là thẩm quyền chuyên môn, chỉ được quyết định những vấn đề thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực chuyên môn của mình. Cơ quan có thẩm quyền chung, như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Các cơ quan có thẩm quyền riêng như: Bộ sở phòng, ban... Phân loại theo chế độ hoạt động Theo chế độ hoạt động, các cơ quan trong bộ máy nhà nước được chia thành hai loại, các cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo và các cơ quan hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo. Trong chế độ tập thể lãnh đạo, khi quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền phải có sự bàn bạc, trao đổi của tập thể và quyết định bằng biểu quyết theo đa số. Trong chế độ thủ trưởng lãnh đạo, khi quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền, không phải thông qua biểu quyết mà người thủ trưởng của cơ quan ấy tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Các cơ quan nhà nước hoạt động theo chế độ tập thể như: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Các cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng lãnh đạo như Bộ, cơ quan ngang Bộ, Viện kiểm sát nhân dân. NEU_LAW101_Bai1_v1.0012110205 21 Bài 1: Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tóm lược cuối bài Theo học thuyết Mác – Lê Nin, nhà nước sản phẩn của xã hội có giai cấp, do giai cấp thống trị trong xã hội lập ra nhằm để thiết lập trật tự, ổn định của đời sống xã hội, bảo vệ địa vị và quyền lợi cho giai cấp thống trị. Trong lịch sử, mỗi nhà nước với bản chất gắn liền với kiểu nhà nước và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước để thực hiện quyền lực nhà nước có thể khác nhau. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc, thể hiện tính nhân dân sâu sắc. Hệ thống các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp 1992, được sửa đổi năm 2001, bao gồm các cơ quan như: Quốc Hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao Mỗi cơ quan với vị trí, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền do pháp luật quy định theo những nguyên tắc thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước đặt ra. 22 NEU_LAW101_Bai1_v1.0012110205
File đính kèm:
- bai_giang_nhung_van_de_co_ban_ve_nha_nuoc_cong_hoa_xa_hoi_ch.pdf