Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

I. Khái niệm và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin

1. Chủ nghĩa Mác-Lênin

“Chủ nghĩa Mác-Lênin “là hệ thống quan diểm và học thuyết” khoa

học của C.Mác, Ph.Ănggen và sự phát triển của V.I.Lênin, được hình

thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại

và tổng kết thực tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ

biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự

nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi

chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người”.

Quan niệm trên đây đã nêu bật bốn nội dung cốt lõi nhất của chủ nghĩa

Mác-Lênin:

Một là: chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống quan điểm và là một học

thuyết khoa học.

Hai là: chỉ ra các nguồn gốc hình thành và phát triển của chủ nghĩa

Mác-Lênin. Đó là kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết

thực tiễn thời đại.

Ba là: vai trò, chức năng của chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan

phương pháp luận phổ biến của sự nhận thức khoa học và thực tiến

cách mạng.

Bốn là: mục đích của chủ nghĩa Mác-Lênin là khoa học về sự nghiệp

giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ

áp bức, bóc lột tiến tới giải phóng con người.

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin trang 1

Trang 1

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin trang 2

Trang 2

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin trang 3

Trang 3

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin trang 4

Trang 4

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin trang 5

Trang 5

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin trang 6

Trang 6

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4300
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
 M Ở
 ỌC H
 H À
 N
 I
Ạ Ộ
 I
Đ
H
 Y
A
 T
N I
O S
I R
 O E
 P I V
 E N U N Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin
BÀI MỞ ĐẦU: NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ 
 BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC– LÊNIN 
Xin chào các anh /chị sinh viên! 
Rất hân hạnh được gặp các anh /chị trong bài mở đầu nhập môn “Những nguyên 
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”. 
Mục tiêu chung: 
Sau khi học xong bài này các anh /chị nắm được khái lược về chủ nghĩa Mác-
Lênin. Đồng thời hiểu được đối tượng và phương pháp học tập, nghiên cứu môn 
học này. 
Mục tiêu cụ thể: 
Sau khi học xong bài mở đầu các anh /chị sẽ hiểu được: 
 Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin 
 Quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. 
 Đối tượng, phạm vi học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin. 
 Phương pháp học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin. 
PHM101_Baimodau_v2.0013105209 1 
 M Ở
 ỌC H
 H À
 N
 I
Ạ Ộ
 I
Đ
H
 Y
A
 T
N I
O S
I R
 O E
 P I V
 E N U N Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin
I. Khái niệm và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin 
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin 
 “Chủ nghĩa Mác-Lênin “là hệ thống quan diểm và học thuyết” khoa 
 học của C.Mác, Ph.Ănggen và sự phát triển của V.I.Lênin, được hình 
 thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại 
 và tổng kết thực tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ 
 biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự 
 nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi 
 chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người”. 
 Quan niệm trên đây đã nêu bật bốn nội dung cốt lõi nhất của chủ nghĩa 
 Mác-Lênin: 
 Một là: chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống quan điểm và là một học 
 thuyết khoa học. 
 Hai là: chỉ ra các nguồn gốc hình thành và phát triển của chủ nghĩa 
 Mác-Lênin. Đó là kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết 
 thực tiễn thời đại. 
 Ba là: vai trò, chức năng của chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan 
 phương pháp luận phổ biến của sự nhận thức khoa học và thực tiến 
 cách mạng. 
 Bốn là: mục đích của chủ nghĩa Mác-Lênin là khoa học về sự nghiệp 
 giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ 
 áp bức, bóc lột tiến tới giải phóng con người. 
2. Ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin 
 Chủ nghĩa Mác-Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản có 
 quan hệ biện chứng với nhau: 
 Một là: Triết học Mác-Lênin, nghiên cứu nhưng quy luật vận động 
 phát triển chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy, xây dựng thế giới 
 quan và phương pháp luận chung nhất của sự nhận thức khoa học và 
 hoạt động thực tiễn. 
 Hai là: Kinh tế chính trị Mác-Lênin, được xây dựng trên cơ sở thế giới 
 quan và phương pháp luận triết học, nghiên cứu những quy luật kinh tế 
 của xã hội đặc biệt là những quy luật của quá trình ra đời phát triển và 
2 PHM101_Baimodau_v2.0013105209 
 M Ở
 ỌC H
 H À
 N
 I
Ạ Ộ
 I
Đ
H
 Y
A
 T
N I
O S
I R
 O E
 P I V
 E N U N Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin
 suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời phát 
 triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. 
 Ba là: Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả của sự vận dụng thế giới 
 quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác-Lênin vào 
 việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình 
 chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới 
 chủ nghĩa cộng sản. 
 Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin có đối tượng nghiên 
 cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa 
 học thống nhất – đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô 
 sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến 
 tới giải phóng con người. 
II. Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin 
1. Những điều kiện lịch sử và tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa 
 Mác-Lênin 
 Điều kiện kinh tế – xã hội 
 Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây Âu. Đó 
 cũng là thời kỳ Chủ nghĩa Tư bản đã bước sang giai đoạn mới nhờ tác 
 động của cách mạng công nghiệp. Sự phát triển của CNTB làm cho 
 những mâu thuẫn xã hội vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay gắt. 
 Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan 
 phải có lý luận mới khoa học dẫn đường. Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác 
 là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập 
 trường của giai cấp vô sản cách mạng. 
 Tiền đề lý luận 
 Mác và Ăngghen kế thừa toàn bộ những tinh hoa lý luận của nhân loại 
 từ cổ đại đến thời đại các ông, nhưng trực tiếp là kinh tế – chính trị cổ 
 điển Anh; CNXH không tưởng Pháp và triết học cổ điển Đức. Với 
 triết học cổ điển Đức, Mác, Ăngghen khắc phục vỏ duy tâm, thần bí 
 của triết học Hêghen kế thừa phương pháp biện chứng của ông. Đồng 
 thời khắc phục tính siêu hình trong triết học Phoiơbắc, kế thừa CNDV 
 của ông. 
PHM101_Baimodau_v2.0013105209 3 
 M Ở
 ỌC H
 H À
 N
 I
Ạ Ộ
 I
Đ
H
 Y
A
 T
N I
O S
I R
 O E
 P I V
 E N U N Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin
 Tiền đề về khoa học tự nhiên 
 Đó là những phát minh khoa học như định luật bảo toàn vật chất và vận 
 động, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; thuyết tế bào; 
 thuyết tiến hoá. Những phát minh này tạo ra điều kiện tiền đề cho thế 
 giới quan duy vật và phương pháp biện chứng ra đời. Như vậy triết học 
 Mác ra đời là tất yếu lịch sử, tất nhiên phải có những điều kiện chủ 
 quan như sự thông minh, lòng yêu thương những người lao động v.v 
 của Mác và Ăngghen. 
2. Những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển 
 chủ nghĩa Mác-Lênin 
 Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác. 
 Quá trình này có thể chia thành ba giai đoạn: 1841 – 1843; 1844 – 
 1848; 1849 – 1895. 
 Giai đoạn 1841-1843: quá trình chuyển biến tư tưởng của Mác và 
 Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ 
 nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản. 
 C.Mác (5/5/1818-14/3/1883). Năm 1841 C.Mác nhận bằng tiến sỹ và 
 từ 5/1842-3/1843 ông làm ở báo Sông Ranh. Chính thời kỳ làm ở báo 
 Sông Ranh đấu tranh cho dân chủ đã giúp ông chuyển biến bước đầu 
 từ chủ nghĩa duy tâm và tinh thần dân chủ cách mhạngủ sang c nghĩa 
 duy vật và cộng sản chủ nghĩa. Từ tháng 5-10/1843, Mác đã tiến 
 hành phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, qua đó phê phán 
 chủ nghĩa duy tâm của Hêghen nói chung. Cuối tháng 10/1843 Mác 
 sang Pari. Tại đây được tiếp xúc với không khí cách mạng Pháp và 
 các đại biểu tiêu biểu của phong trào công nhân đã giúp Mác 
 chuyển biến dứt khoát sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng 
 sản. Các bài báo: Bàn về vấn đề Do Thái; Góp phần phê phán triết 
 học pháp quyền của Hêghen; Lời nói đầu đăng trên tạp chí Niên giám 
 Pháp - Đức tháng 2/1844 đánh dấu quá trình chuyển biến này. 
 Ph. Ăngghen (28/11/1820-5/8/1895) trong khoảng thời gian 1842-
 1843 ông có điều kiện tiếp xúc đời sống và phong trào công nhân ở 
 Anh nên đã có sự chuyển biến về lập trường và thế giới quan. Điều 
 này thể hiện rõ ở những bài báo cũng đăng trên tạp chí Niên giám 
4 PHM101_Baimodau_v2.0013105209 
 M Ở
 ỌC H
 H À
 N
 I
Ạ Ộ
 I
Đ
H
 Y
A
 T
N I
O S
I R
 O E
 P I V
 E N U N Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin
 Pháp – Đức; Lược thảo phê phán khoa kinh tế – chính trị – đứng 
 trên lập trường duy vật phê phán A.Xmít và đ.Ricácđô; Tình cảnh 
 nước Anh; Tômát Cáclây – vạch trần quan điểm phản động của 
 Cáclây vì đã phê phán chủ nghĩa tư bản trên lập trường của chủ 
 nghĩa phong kiến. 
 Từ 1844-1848: là giai đoạn C.Mác và Ph. Ăngghen chuyển biến dứt 
 khoát và từng bước hình thành học thuyết của mình. Điều này thể 
 hiện ở một loạt tác phẩm như Bản thảo kinh tế – triết học 1844 –
 1848 phê phán triết học duy tâm Hêghen; Phê phán khoa kinh tế 
 chính trị cổ điển Anh, tìm nguyên nhân tha hoá con người ở sở hữu 
 tư nhân; Gia đình thần thánh – phê phán phái Hêghen trẻ, đề xuất 
 một số nguyên lý triết học duy vật của mình; Hệ tư tưởng Đức – phê 
 phán các hệ tư tưởng Đức bấy giờ, trình bày quan niệm duy vật về 
 lịch sử; Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – đánh dấu sự hình thành 
 chủ nghĩa Mác trên tất cả các bộ phận cấu thành (triết học, chủ 
 nghĩa cộng sản khoa học, kinh tế chính trị học). 
 Từ 1849-1895: là giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung hoàn thiện và 
 phát triển học thuyết của mình. Bằng hoạt động lý luận của mình, 
 Mác và Ăngghen đã đưa phong trào công nhân từ tự phát thành 
 phong trào tự giác và phát triển ngày càng mạnh mẽ, và chính trong 
 quá trình đó, học thuyết của các ông cũng không ngừng được phát 
 triển. Các tác phẩm chủ yếu của Mác như “Đấu tranh giai cấp ở 
 Pháp, Ngày 18 tháng Sương Mù của Lui Bonapactơ, Nội chiến ở 
 Pháp, Phê phán cương lĩnh Gota, cho thấy việc tổng kết rút kinh 
 nghiệm thực tiễn của phong trào công nhân có tầm quan trọng như 
 thế nào trong sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác. Bộ Tư bản 
 không chỉ là công trình đồ sộ mở đường cho sự hình thành hệ thống 
 lý luận kinh tế chính trị mới trên lập trường giai cấp vô sản mà còn 
 củng cố, phát triển quan điểm duy vật lịch sử một cách vững chắc 
 thông qua lý luận về hình thái kinh tế – xã hội. Lý luận này đã làm 
 cho chủ nghĩa duy vật về lịch sử không còn là một giả thuyết, mà là 
 một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học. 
 Bộ Tư bản của C.Mác cũng là tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày 
 về chủ nghĩa xã hội khoa học, thông qua việc làm sáng tỏ quy luật 
 hình thành, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, 
PHM101_Baimodau_v2.0013105209 5 
 M Ở
 ỌC H
 H À
 N
 I
Ạ Ộ
 I
Đ
H
 Y
A
 T
N I
O S
I R
 O E
 P I V
 E N U N Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin
 sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội và sứ mệnh lịch 
 sử của giai cấp công nhân. 
 Trong khi đó, Ăngghen đã phát triển chủ nghĩa Mác. Với những tác 
 phẩm chủ yếu của mình như “Chống Đuyring; Biện chứng của tự 
 nhiên; Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước; 
 Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức” 
 Ăngghen đã trình bày học thuyết Mác dưới dạng một hệ thống lý 
 luận. Những ý kiến bổ sung, giải thích của Ăngghen sau khi Mác 
 qua đời đối với một số luận điểm của ông trước đây cũng có ý nghĩa 
 rất quan trọng trong việc phát triển học thuyết Mác. 
 Giai đoạn Lênin trong sự bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác 
 Bối cảnh lịch sử và nhu cầu bảo vệ phát triển chủ nghĩa Mác 
 vào những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX: 
 Một là: chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế 
 quốc; mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản mà điển hình là mâu thuẫn 
 giai cấp giữa vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc. 
 Hai là: tại các nước thuộc địa, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế 
 quốc tạo nên sự thống nhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc và 
 cách mạng vô sản. Trung tâm của các cuộc cách mạng trong giai 
 đoạn này là nước Nga. 
 Ba là: lợi dụng những phát minh mới trong khoa học tự nhiên, đặc 
 biệt là trong lĩnh vực vật lý, chủ nghĩa duy tâm tấn công chủ nghĩa 
 duy vật. tạo ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong số không ít 
 các nhà khoa học. 
 Bốn là: thời kỳ này chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi vào nước 
 Nga. Một loạt những trào lưu tư tưởng như chủ nghĩa thực dụng, chủ 
 nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa xét lại đã mang danh đối mới 
 chủ nghĩa Mác để xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác. 
 Bối cảnh lịch sử đó đặt ra nhu cầu phải phân tích tổng kết thực tiễn 
 mới của thời đại, khái quát thành tựu mới của khoa học tự nhiên, 
 thực hiện cuộc đấu tranh lý luận để chống sự xuyên tạc, sự phủ 
 nhận chủ nghĩa Mác và tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong điều 
 kiện lịch sử mới. 
6 PHM101_Baimodau_v2.0013105209 
 M Ở
 ỌC H
 H À
 N
 I
Ạ Ộ
 I
Đ
H
 Y
A
 T
N I
O S
I R
 O E
 P I V
 E N U N Bài mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin
 Vai trò của Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa 
 Mác. Quá trình Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác có thể chia 
 làm 3 thời kỳ: 1893-1907, 1907-1917, 1917-1924. 
 o Thời kỳ 1893-1907: Với những tác phẩm “Những người bạn dân 
 là thế nào” và “nội dung kinh tế của chủ nghiã dân tuý” (1894) 
 Lênin không những đã bảo vệ chủ nghĩa Mác khỏi sự xuyên tạc 
 của những người dân tuý Nga mà còn phát triển làm phong phú 
 thêm quan điểm duy vật lịch sử, nhất là lý luận về hình thái kinh 
 tế – xã hội. Cũng trong thời kỳ này, với tác phẩm “Làm gì” 
 (1902), Lênin đã phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác về các 
 hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trước khi giành 
 chính quyền. Sau cách mạng Nga 1905-1907 thất bại, Lênin đã 
 viết tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ xã hội trong 
 cách mạng dân chủ” (1905). Trong tác phẩm này, Lênin đã phát 
 triển chủ nghĩa Mác về phương pháp cách mạng, nhân tố chủ 
 quan và khách quan, vai trò của quần chúng nhân dân và của các 
 đảng chính trị trong cách mạng tư sản trong giai đoạn đế quốc 
 chủ nghĩa. 
 o Thời kỳ 1907-1917: Bằng tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ 
 nghĩa kinh nghiệm phê phán” (1909) Lênin đã phát triển chủ 
 nhghĩa duy vật biện chứng nêu ra định nghĩa kinh điển về vật 
 chất, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội 
 và ý thức xã hội, cùng những nguyên tắc cơ bản của nhận thức 
 luận. Cũng trong thời kỳ này Lênin còn viết các tác phẩm: “Ba 
 nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác” (1913) 
 nói về nguồn gốc lịch sử, bản chất và kết cấu của chủ nghĩa 
 Mác; tác phẩm “Bút ký triết học” (1914-1916), phát triển phép 
 biện chứng; tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” (1917) phát 
 triển chủ nghĩa Mác về nhà nước chuyên chính vô sản, bạo lực 
 cách mạng v.v. 
 o Thời kỳ từ 1917-1924: Cách mạng Tháng mười Nga thành 
 công, mở ra thời đại mới, làm nảy sinh nhu cầu mới về lý luận, 
 mà thời Mác và Ăngghen chưa đặt ra. Lênin đã viết một loạt tác 
 phẩm nổi tiếng như: Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào 
 cộng sản (1920); Lại bàn về công đoàn; về tình hình trước mắt 
PHM101_Baimodau_v2.0013105209 7 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_bai.pdf