Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa

MỤC TIÊU:

Sau khi nghiên cứu chương 4, người học hiểu được:

- Sự cần thiết phải tính giá các đối tượng kế toán.

- Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá.

- Các loại giá sử dụng trong kế toán.

- Nguyên tắc căn bản và các yêu cầu trong tính giá.

- Nguyên tắc và kỹ thuật tính giá một số đối tượng kế toán.

4.1. Khái niệm, yêu cầu và sự cần thiết phải tính giá

4.1.1. Khái niệm và yêu cầu

a) Khái niệm

Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo giá trị để biểu hiện các đối

tượng kế toán phù hợp với các nguyên tắc kế toán cũng như các quy định cụ thể do

nhà nước ban hành.

b) Yêu cầu

Tính giá cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chính xác: Toàn bộ chi phí hình thành nên tài sản của đơn vị phải được ghi chép

tính toán chính xác theo từng loại.

- Thống nhất: Việc áp dụng phương pháp tính toán, xác định giá trị tài sản cùng

loại giữa các đơn vị khác nhau phải như nhau.

- Nhất quán: Phương pháp tính toán, xác định giá tài sản giữa các kỳ kế toán phải

ổn định.

4.1.2. Sự cần thiết phải tính giá

Do hình thái vật chất biểu hiện đa dạng nên muốn tổng hợp tình hình tài sản, tình

hình chi phí sản xuất kinh doanh cũng như xác định kết quả hoat động cần thiết phải

biểu hiện tất cả các đối tượng khác nhau về hình thái giá trị thông qua thước đo tiền tệ

- thước đo mà thông qua đó kế toán thực hiện được chức năng cơ bản là cung cấp

thông tin về tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động cho các đối tượng sử

dụng thông tin khác nhau.

Để biểu hiện hình thái giá trị của các đối tượng kế toán khác nhau kế toán phải sử

dụng phương pháp tính giá.

Việc tính giá phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước ban hành và nhất

thiết phải đảm bảo yêu cầu chân thực.

4.2. Nguyên tắc tính giá

4.2.1. Nguyên tắc

- Xác định đối tượng tính giá phù hợp.

- Phân loại chi phí hợp lý.

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 1

Trang 1

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 2

Trang 2

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 3

Trang 3

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 4

Trang 4

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 5

Trang 5

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 6

Trang 6

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 7

Trang 7

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 8

Trang 8

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 9

Trang 9

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 85 trang xuanhieu 17880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Phần 2) - Nguyễn Thị Thanh Hoa
vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. 
Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian kết hợp với việc hệ 
thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. 
Hạch toán tổng hợp kết hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và cùng 
một quá trình ghi chép. 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 150 
Sử dụng các mẫu số ghi sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế 
tài chính và lập báo cáo tài chính. 
Các loại sổ kế toán: 
- Nhật ký – chứng từ. 
- Bảng kê. 
- Sổ cái. 
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết. 
Trình tự ghi sổ: 
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào 
các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. 
- Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng 
ngày căn cứ vào chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối kỳ phải chuyển số liệu 
tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ. 
- Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính 
chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng 
phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký 
chứng từ có liên quan. 
- Cuối kỳ khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số 
liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp có liên quan 
và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. 
- Đối với chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi tực 
tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối kỳ, cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết và căn cứ 
vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để 
đối chiếu với sổ cái. 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 151 
- Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chi tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng 
kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. 
 7.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính 
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được 
thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán thiết kế phù hợp với đặc điểm kế 
toán của doanh nghiệp theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết 
hợp các hình thức kế toán theo quy định. 
Các loại sổ kế toán: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ 
có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán 
ghi bằng tay. 
Trình tự ghi sổ: 
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế 
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi 
nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế 
sẵn trên phần mềm kế toán. 
Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế 
toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. 
Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. 
Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn 
đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán viên có 
thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra 
giấy. 
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. 
Cuối kỳ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành 
quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 152 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 
1. Tại sao trong thực tế lại cần phải có nhiều loại sổ kế toán? 
2. Khi sửa chữa sổ kế toán cần phải tuân thủ các nguyên tắc nào? 
3. Nêu tên các hình thức kế toán hiện nay có thể áp dụng tại Việt Nam? 
4. Nêu đặc trưng cơ bản và ưu nhược điểm của từng hình thức kế toán? 
5. Các căn cứ giúp các đơn vị chọn một hình thức kế toán phù hợp? 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 153 
BÀI TẬP CHƯƠNG 7 
PHẦN 1 – CÂU HỎI ĐÚNG SAI 
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 
Câu 1: Sổ kế toán là biểu hiện vật chất cụ thể của phương pháp tài khoản. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 2: Ghi chép trên sổ kế toán không cần theo phương pháp ghi sổ kép. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 3: Sổ kế toán ghi theo trình tự thời gian. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 4: Mở sổ không cần mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 5: Phương pháp cải chính là phương pháp sử dụng trong trường hợp số ghi sai 
nhưng chưa cộng sổ, chưa ảnh hưởng đến quan hệ tài khoản hay số tổng cộng. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 6: Phương pháp ghi số âm không cần ghi lại bằng mực đỏ (ghi trong ngoặc đơn) 
bút toán đã ghi sai để hủy. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 7: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hình thức nhật ký – sổ cái 
được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một 
cuốn sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký - sổ cái. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 8: Ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 9: Lập “chứng từ ghi sổ bổ sung” để giải thích nội dung sửa và ghi thêm số chênh 
lệch thiếu cho đủ là phương pháp sửa sổ ghi bổ sung. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 10: Sổ kế toán bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết. 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 154 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 11: Bảng lương là một dạng sổ kế toán. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 12: Khi ghi sổ sai kế toán viên có thể tẩy xóa hoặc gạch bỏ. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 13: Có thể khóa sổ kế toán vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 14: Các loại sổ kế toán thuộc hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm: 
- Chứng từ ghi sổ. 
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. 
- Sổ cái. 
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
Câu 15: Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng không cần ký duyệt sổ trước 
khi sử dụng. 
 a. Đúng 
 b. Sai 
PHẦN 2 – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: 
Câu 1: 
Nếu phân loại theo nội dung phản ánh thì sổ nhật ký chung thuộc loại: 
 a. Sổ kế toán tổng hợp. 
 b. Sổ kế toán chi tiết. 
 c. Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. 
 d. Tất cả đều sai. 
Câu 2: 
Nếu phân loại theo phương pháp ghi chép thì sổ ghi theo hệ thống bao gồm: 
 a. Sổ nhật ký và sổ cái. 
 b. Sổ nhật ký và sổ chi tiết. 
 c. Sổ cái và sổ chi tiết. 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 155 
 d. Tất cả các loại sổ trên. 
Câu 3: 
Các loại sổ của hình thức nhật ký chung bao gồm: 
 a. Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt, nhật ký – sổ cái. 
 b. Nhật ký chung, sổ cái, nhật ký chứng từ, sổ chi tiết. 
 c. Nhật ký chung, nhật ký chứng từ, sổ cái, sổ chi tiết. 
 d. Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt, sổ cái, sổ chi tiết. 
Câu 4: 
Hình thức sổ kế toán: 
 a. Là hệ thống các sổ kế toán, số lượng sổ, kết cấu các loại sổ. 
 b. Là trình tự và phương pháp ghi vào từng loại sổ. 
 c. Là mối quan hệ giữa các loại sổ với nhau. 
 d. Tất cả đều đúng. 
Câu 5: 
Cấu trúc sổ có thể là: 
 a. Sổ bố trí theo kiểu một bên. 
 b. Sổ bố trí theo kiểu hai bên. 
 c. Sổ bố trí theo loại bàn cờ. 
 d. Tất cả đều đúng. 
Câu 6: 
Các phương pháp sửa sổ kế toán: 
 a. Phương pháp cải chính. 
 b. Phương pháp số dư. 
 c. Phương pháp khóa sổ. 
 d. Tất cả đều sai. 
Câu 7: 
Các yêu cầu khi ghi sổ kế toán: 
 a. Ghi bằng mực đỏ. 
 b. Ghi liên tục, không được cách dòng, không ghi xen kẻ, không ghi chồng lên nhau. 
 c. Được phép tẩy xóa, cạo sửa. 
 d. Tất cả đều sai. 
Câu 8: 
Phương pháp ghi số âm là phương pháp: 
 a. Sửa số trong trường hợp ghi số sai > số đúng hay ghi trùng lắp, ghi sai quan hệ đối 
ứng. 
 b. Ghi liên tục, không được cách dòng, không ghi xen kẻ, không ghi chồng lên nhau. 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 156 
 c. Dòng nào không ghi phải gạch bỏ. 
 d. Tất cả đều sai. 
Câu 9: 
Hình thức kế toán dùng để: 
 a. Ghi chép, tổng hợp, hệ thống hóa số liệu kế toán từ chứng từ gốc. 
 b. Cân đối, kiểm tra. 
 c. Sửa sổ trong trường hợp số sai < số đúng hoặc ghi sót. 
 d. Tất cả đều sai. 
Câu 10: 
Hình thức Nhật ký – sổ cái: 
 a. Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài 
khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng 
nợ. 
 b. Hạch toán tổng hợp kết hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và cùng 
một quá trình ghi chép. 
 c. Sử dụng các mẫu số ghi sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế 
tài chính và lập báo cáo tài chính. 
 d. Tất cả đều sai. 
Câu 11: 
Sổ kế toán được tạo thành từ: 
 a. Phiếu thu, phiếu chi. 
 b. Phiếu nhập, phiếu xuất. 
 c. Các tờ sổ theo mẫu nhất định. 
 d. Tất cả đều đúng. 
Câu 12: 
Sổ kế toán dùng để làm gì: 
 a. Lập bảng lương. 
 b. Lập phiếu thu chi. 
 c. Lập phiếu nhập xuất. 
 d. Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 
Câu 13: 
Sổ kế toán bao gồm hai loại là: 
 a. Sổ chi tiết và sổ tổng hợp. 
 b. Sổ cái và sổ nhật ký. 
 c. Sổ và thẻ chi tiết. 
 d. Chứng từ và sổ. 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 157 
Câu 14: 
Trường hợp phát hiện có sai sót thì sửa chữa theo mấy phương pháp: 
 a. 1 
 b. 2 
 c. 3 
 d. 4 
Câu 15: 
Có bao nhiêu hình thức kế toán mà doanh nghiệp có thể sử dụng: 
 a. 3 
 b. 4 
 c. 5 
 d. 6 
PHẦN 3 – BÀI TẬP 
Bài 1: 
Trong một đề bài kiểm tra, có cho một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh: (Đvt: 1.000đ) 
1. Xuất kho NVL dùng vào SX sản phẩm: 520.000 
2. Trích khấu hao TSCĐ 200.000 phân bổ cho: 
a. Bộ phận sản xuất: 130.000 
b. Bộ phận QLDN: 70.000 
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Nhà nước: 90.000 
4. Xuất kho bao bì để đóng gói SP tiêu thụ: 25.000 
5. Tiền lương thực tế phải trả cho CN SXSP: 800.000 
6. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ để chuẩn bị trả lương: 800.000 
Một học sinh đã phản ánh các nghiệp vụ trên vào sơ đồ tài khoản như sau: 
TK 152 
TK 154 
TK 214 
 250.000 (1) 
(1) 250.000 
 200.000 (2) 
 25.000 (4) 
(2) 130.000 
(3) 80.000 
(5) 800.000 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 158 
TK 627 
TK 112 
TK 334 
(2) 70.000 
 800.000 (6) 
(6) 800.000 800.000 (5) 
 TK 642 
TK 333 
TK 641 
(2) 30.000 
 90.000 (3) 
(3) 90.000 
(4) 25.000 
Yêu cầu: 
1. Đọc và nhận xét các hoạch toán của học sinh trên. 
2. Trình bày cách sửa chữa các bút toán ghi sai (nếu có). 
Bài 2: 
Giả sử tại một doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: (Đvt: 1.000đ) 
1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng sản xuất sản phẩm: 152.000. 
2. Nhập kho công cụ dụng cụ mua bằng tiền gửi ngân hàng: 15.000. 
3. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên đi công tác: 12.000. 
4. Khách hàng trả cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 20.000 và bằng TGNH 80.000. 
5. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt: 10.000. 
Các nghiệp vụ trên đã được phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T như sau: 
TK 111 
TK 152 
TK 153 
(4) 20.000 12.000 (3) 
 125.000 (1) 
(2) 75.000 
 10.000 (5) 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 159 
TK 141 
TK 112 
TK 621 
(3) 21.000 
(4) 80.000 
 75.000 (2) 
(1) 125.000 
(5) 10.000 
 TK 331 
 100.000 (4) 
Yêu cầu: 
Phát hiện các trường hợp ghi sai. Tiến hành sửa chữa theo phương pháp thích hợp. 
Bài 3: 
Tại công ty TNHH kinh doanh thương mại An Bình có số dư tài khoản trên bảng cân 
đối kế toán rút gọn như sau (đơn vị tính: đồng): 
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Tài sản 
Tiền mặt 50.000.000 Vay ngắn hạn 120.000.000 
Tiền gửi ngân hàng 50.000.000 Phải trả người bán 100.000.000 
Hàng hóa tồn kho 100.000.000 Vốn chủ sở hữu 1.100.000.000 
Phải thu khách hàng 120.000.000 
Tài sản cố định 1.000.000.000 
- Nguyên giá 1.200.000.000 
- Hao mòn (lũy kế) (200.000.000) 
Tổng tài sản 1.320.000.000 Tổng nguồn vốn 1.320.000.000 
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán tập hợp như sau: 
1. Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng là 30.000.000 đồng. 
2. Mua hàng nhập kho trị giá 150.000.000 đồng, trả bằng chuyển khoản 50%, nợ lại 
người bán 50%. 
3. Tính lương phải trả ở bộ phận bán hàng: 10.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh 
nghiệp: 7.000.000 đồng. 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 160 
4. Xuất hàng bán tại kho, trị giá: 180.000.000 đồng, giá bán 240.000.000 đồng, thu 
bằng tiền mặt. 
5. Trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng 6.000.000 đồng, bộ phận quản lý 
doanh nghiệp 10.000.000 đồng. 
6. Dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng: 100.000.000 đồng 
7. Nhận được giấy báo có của ngân hàng số tiền: 800.000.000 đồng, về khoản khách 
hàng trả nợ cho doanh nghiệp. 
8. Thông báo thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong kỳ 10.000.000 đồng. 
9. Chi tiết mặt nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 
10. Chi tiền mặt thanh toán lương cho CB - CNV trong doanh nghiệp. 
Yêu cầu: 
1. Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản. 
2. Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung và sổ cái. 
3. Lập bảng cân đối tài khoản. 
4. Lập bảng cân đối kế toán. 
5. Lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh. 
Bài 4: 
Tại một doanh nghiệp sản xuất A có tình hình sau: 
Số dư đầu kỳ TK 154: 700.000đ 
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 
1. Xuất vật liệu để sản xuất sản phẩm trị giá: 40.000.000đ 
2. Lương phải trả: 
 - Công nhân sản xuất sản phẩm: 25.000.000đ 
 - Nhân viên quản lý sản xuất: 5.000.000đ 
3. Trích khấu hao tài sản cố định: 
 - Chuyên dùng để sản xuất sản phẩm: 6.000.000đ 
 - Quản lý phân xưởng sản xuất: 2.000.000đ 
4. Chi phí khác tính cho phân xưởng sản xuất trả bằng tiền mặt 440.000đ, trong đó 
thuế GTGT 40.000đ. 
5. Sản xuất hoàn thành nhập kho 500 sản phẩm A, cho biết chi phí sản xuất dở dang 
cuối kỳ 1.500.000đ. 
Yêu cầu: Phản ánh tình hình trên vào sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản 154, 
621, 622, 627. 
Bài 5: 
Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau (ĐVT: 1.000đ) 
Số dư đầu kỳ của các tài khoản: 
TK 154: 2.000 TK 211: 23.000 
 Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán 
Trang 161 
TK 152: 5.000 TK 331: 4.000 
TK 112: 10.000 TK 411: 36.000 
Chi phí phát sinh trong kỳ: 
1. Nhập kho 8.000 nguyên vật liệu chưa trả cho người bán. 
2. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 5.000 
3. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 6.000 
4. Nhận một TSCĐ hữu hình do được cấp có trị giá 10.000 
5. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 3.000 
Yêu cầu: 
1. Phản ánh tình hình trên vào sổ nhật ký chung. 
2. Ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan. 
3. Lập bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán cuối tháng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ tài chính: Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 1: Hệ thống tài khoản kế 
toán), NXB Kinh tế TP.HCM, 2015. 
2. Bộ tài chính (2015): Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 2: Báo cáo tài chính 
- Chứng từ và sổ kế toán - Báo cáo tài chính hợp nhất), NXB Kinh tế TP.HCM, 
2015 
3. Võ Văn Nhị: Nguyên lý kế toán, NXB. Phương Đông, 2012 
4. Võ Văn Nhị: Bài tập nguyên lý kế toán, NXB. Phương Đông, 2012 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_phan_ii.pdf