Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 1: Tổng quan về kế toán (Mới)
Kế toán
Thu thập thông tin kinh tế, tài chính: tập hợp các thông tin kế toán (việc tập hợp các chứng từ, các báo cáo liên quan).
Xử lý thông tin kinh tế, tài chính: tính toán, phân loại các đối tượng kế toán để ghi vào chứng từ kế toán hoặc sổ sách kế toán,
Kiểm tra thông tin kinh tế, tài chính: phát hiện, xử lý các sai sót, gian lận (nếu có) các thông tin kinh tế tài chính đã thu thập được.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 1: Tổng quan về kế toán (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 1: Tổng quan về kế toán (Mới)
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN Nội dung Khái niệm kế toán, hạch toán kế toán Phân loại kế toán Đối tượng của kế toán Nguyên tắc, yêu cầu của kế toán Các phương pháp kế toán Khái niệm Kế toán Là việc thu thập , xử lý , kiểm tra , phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Thu thập thông tin kinh tế, tài chính: tập hợp các thông tin kế toán (việc tập hợp các chứng từ, các báo cáo liên quan). Xử lý thông tin kinh tế, tài chính: tính toán, phân loại các đối tượng kế toán để ghi vào chứng từ kế toán hoặc sổ sách kế toán, Kiểm tra thông tin kinh tế, tài chính: phát hiện, xử lý các sai sót, gian lận (nếu có) các thông tin kinh tế tài chính đã thu thập được. Khái niệm Kế toán Phân tích thông tin kinh tế, tài chính: Kiểm tra lại mức độ phù hợp của thông tin đã thu thập, xử lý; Đánh giá lại những thông tin đã tập hợp được hỗ trợ cấp trên trong việc ra quyết định. Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính: kết quả cuối cùng của công tác kế toán thông qua các báo cáo kế toán (BCĐKT, BCKQHĐSXKD, BCLCTT, TMBCTC). Khái niệm Kế toán Theo đối tượng sử dụng thông tin Theo mức độ phản ánh các đối tượng Theo phương pháp xử lý thông tin Phân loại kế toán Phân loại kế toán Phân loại kế toán theo đối tượng sử dụng thông tin Kế toán tài chính Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Phân loại kế toán theo đối tượng sử dụng thông tin Kế toán quản trị Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán Phân loại kế toán theo mức độ phản ánh các đối tượng Kế toán tổng hợp T hu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về các đối tượng kế toán ; Ch ỉ sử dụng thước đo tiền tệ. Phân loại kế toán theo mức độ phản ánh các đối tượng Kế toán chi tiết T hu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết về các đối tượng kế toán, minh họa cho kế toán tổng hợp. S ử dụng cả 3 loại thước đo giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Phân loại kế toán theo Phương pháp xử lý thông tin Kế toán ghi đơn N ghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào từng tài khoản riêng biệt, không phản ánh mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán. Phân loại kế toán theo Phương pháp xử lý thông tin Kế toán ghi kép N ghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào ít nhất hai tài khoản kế toán theo mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán. Đối tượng kế toán Đối tượng của kế toán Đối tượng nghiên cứu của kế toán Tài sản Nguồn hình thành tài sản (Nợ phải trả + vốn CSH) Sự vận động của tài sản (Doanh thu và chi phí) Đối tượng của kế toán Tài sản Là nguồn lực do DN kiểm soát, mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Tiền và các khoản tương đương tiền Tài sản ngắn hạn Các khoản đầu tư chứng khoán NH Các khoản phải thu Hàng tồn kho . Đối tượng của kế toán Tài sản Là nguồn lực do DN kiểm soát, mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Tài sản dài hạn Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định hữu hình Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Bất động sản đầu tư Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Các tài sản dài hạn khác Đối tượng của kế toán Nợ phải trả Là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các sự kiện quá khứ mà DN phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Đối tượng của kế toán Nợ phải trả Vay và nợ ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Nợ Ngắn hạn Phải trả công nhân viên Chi phí phải trả Phải trả nội bộ Khoản phải trả, phải nộp khác Đối tượng của kế toán Nợ phải trả Nợ dài hạn Phải trả dài hạn người bán Phải trả dài hạn nội bộ Phải trả dài hạn khác Vay và nợ dài hạn Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Đối tượng của kế toán Vốn chủ sở hữu Là giá trị vốn của DN, được tính bằng số chênh lệch giữa tài sản trừ (-) Nợ phải trả. Đối tượng của kế toán Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu Thặng dư vốn cổ phần Cổ phiếu ngân quỹ Chênh lệch đánh giá lại tài sản Chênh lệch tỷ giá hối đoái Các quỹ của doanh nghiệp Lợi nhuận chưa phân phối Nguồn kinh phí và nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Đối tượng của kế toán Doanh thu và thu nhập khác Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán từ các hoạt động SX KD thông thường và các hoạt động khác của DN, làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Đối tượng của kế toán Doanh thu và thu nhập khác Doanh thu DT bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Lợi ích kinh tế từ chia cổ tức Lãi từ tiền gửi ngân hàng Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái Được hưởng chiết khấu TT Đối tượng của kế toán Doanh thu và thu nhập khác Thu nhập khác Bán hoặc thanh lý TSCĐ Thu từ khách hàng vi phạm hợp đồng Thu được từ khách hàng nợ (Đã xoá sổ) Đối tượng của kế toán Chi phí Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Đối tượng của kế toán Mối quan hệ TS và nguồn hình thành TS Tài sản = Nguồn hình thành tài sản Đối tượng của kế toán Mối quan hệ DT và CP Lợi nhuận = Doanh thu,thunhập khác – chi phí Yêu cầu kế toán Yêu cầu kế toán Trung thực Khách quan Đầy đủ Kịp thời Dễ hiểu Có thể so sánh được Yêu cầu kế toán Trung thực Các thông tin và số liệu kế toán phải xem nội dung quan trọng hơn hình thức pháp lý. Yêu cầu kế toán Khách quan Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. Yêu cầu kế toán Đầy đủ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót trên khía cạnh trọng yếu . Yêu cầu kế toán Kịp thời Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ tính thích hợp của thông tin Yêu cầu kế toán Dễ hiểu Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng Yêu cầu kế toán Có thể so sánh BCTC hữu ích khi có thể so sánh với năm trước, DN khác trình bày nhất quán. Có thể thuyết minh cần thiết để có thể so sánh được, có thể thay đổi chính sách kế toán khi cần thiết hoặc yêu cầu của chuẩn mực Nguyên tắc kế toán Nguyên tắc kế toán Hoạt động liên tục Thận trọng Giá gốc Nhất quán Phù hợp Cơ sở dồn tích Trọng yếu Nguyên tắc kế toán Cơ sở dồn tích Mọi nghiệp vụ KT, TC của DN phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh và có ảnh hưởng , không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Nguyên tắc kế toán Hoạt động liên tục BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động KD bình thường trong tương lai gần, nghĩa là DN không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Nguyên tắc kế toán Giá gốc TS phải được ghi nhận theo giá gốc (giá trị ban đầu của TS) Giá trị ban đầu của tài sản là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản đó, tính tới thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng Nguyên tắc kế toán Phù hợp Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. chi phí của kỳ tạo ra doanh thu chi phí của các kỳ trước Chi phí tương ứng với DT chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Nguyên tắc kế toán Nhất quán Các chính sách và phương pháp kế toán DN đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm . Nguyên tắc kế toán Thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng yêu cầu : Nguyên tắc kế toán Trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Phương pháp chứng từ kế toán Phương pháp kiểm kê Phương pháp tính giá Phương pháp tài khoản Phương pháp ghi sổ kép Phương pháp tổng hợp và cân đối Các phương pháp kế toán Các phương pháp kế toán Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ KT, TC đã phát sinh và thật sự hoàn thành. Cơ sở đầu tiên của công việc kế toán. Phương pháp lập chứng từ phải theo quy định của chế độ kế toán. Phương pháp chứng từ Các phương pháp kế toán Là phương pháp kế toán dùng cân, đong, đo, đếm để xác định số lượng và chất lượng của các loại TS, từ đó đối chiếu số liệu với trong sổ kế toán để phát hiện chênh lệch (nếu có), quy trách nhiệm và xử lý kịp thời. Phương pháp kiểm kê Các phương pháp kế toán Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định trị giá của tài sản trong đơn vị theo những nguyên tắc nhất định. Phương pháp tính giá Các phương pháp kế toán Để theo dõi chi tiết một cách thường xuyên, liên tục tình hình biến động của các đối tượng kế toán trong quá trình hoạt động của DN. Mỗi đối tượng kế toán có nội dung kinh tế khác nhau, sự vận động và tồn tại khác nhau, yêu cầu quản lý khác nhau. Do đó mỗi đối tượng kế toán được mở một tài khoản. Phương pháp tài khoản Các phương pháp kế toán Các nghiệp vụ KT phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD có nội dung KT nhất định phải được phản ánh vào TK kế toán có liên quan giám đốc chặt chẽ Phương pháp ghi sổ kép Các phương pháp kế toán Là phương pháp đánh giá khái quát tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của DN theo từng thời kỳ nhất định. Thực hiện: sàng lọc, lựa chọn, liên kết những thông tin riêng lẻ từ sổ sách kế toán theo các quan hệ cân đối của các đối tượng kế toán để hình thành nên những thông tin tổng quát nhất về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thức biểu hiện: Các báo cáo kế toán Phương pháp tổng hợp và cân đối Các phương pháp kế toán Tổ chức kinh doanh Đồng tiền cố định Kỳ kế toán Một số khái niệm kế toán Một số khái niệm kế toán Một DN hay một đơn vị được gọi là tổ chức kinh doanh khi nó độc lập với chủ sở hữu và các DN khác. Nó được coi là độc lập kế toán vì kế toán phải lập được BCTC theo định kỳ từng đơn vị riêng biệt. Tổ chức kinh doanh Một số khái niệm kế toán Trong khi các hoạt động của DN được phản ánh theo đơn vị tiền tệ, tiền tệ có thể bị thay đổi bỡi các yếu tố: lạm phát, lãi suất Để phân tích, so sánh hoạt động của DN qua các thời kỳ phải giả thuyết đồng tiền cố định. Đồng tiền cố định Một số khái niệm kế toán Là khoảng thời gian nhất định, trong đó các BCTC được thiết lập Để phân tích, so sánh hoạt động của DN qua các thời kỳ phải giả thuyết đồng tiền cố định. Kỳ kế toán Một số khái niệm kế toán
File đính kèm:
- bai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_1_tong_quan_ve_ke_toan_mo.ppt