Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
1.1. Dự án đầu tư
1.1.1. Khái niệm
Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ
khác nhau:
Theo Luật đầu tư năm 2014: Dự án đầu tư là tập
hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến
hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định.
Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài
liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế
hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu
nhất định trong tương lai.
Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết,
được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện
những mục tiêu trong tương lai.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
. Ủy ban nhân dân các cấp Các dự án thuộc cấp mình quản lý. 1.3.2. Đối với các dự án đầu tư khác Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác thì một số loại hình dự án phải thông qua chủ trương đầu tư trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư này được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư năm 2014. Cụ thể như sau: Thẩm quyền Loại hình dự án Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, Quốc hội bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. 14 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau: Phải di dân từ 10.000 người trở lên ở miền núi và 20.000 người trở lên ở vùng khác; Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino; Thủ tướng chính phủ Sản xuất thuốc lá điếu; Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế; Xây dựng và kinh doanh sân golf. Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực: kinh doanh vận tải biển; kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng; trồng rừng; xuất bản, báo chí; thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài. Dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển UBND cấp tỉnh mục đích sử dụng đất; Dự án sản xuất có yêu cầu thẩm định công nghệ theo quy định của Luật khoa học, công nghệ. 1.4. Thẩm quyền thẩm định dự án 1.4.1. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư công Các dự án đầu tư công là những dự án mà thông thường vốn đầu tư cần huy động cho việc thực hiện dự án là rất lớn. Đối với loại hình dự án này, việc bố trí và cân đối đủ vốn thực hiện dự án là rất quan trọng. Do vậy, đối với nhóm dự án này, việc thẩm định được tiến hành với 2 nội dung sau: (1) Thứ nhất, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án. (2) Thứ hai, thẩm định dự án đầu tư. Thẩm quyền thẩm định 2 nội dung này được quy định cụ thể như sau: Thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án đầu tư công Chủ trì thẩm định Loại hình dự án Chương trình mục tiêu quốc gia; Chương trình mục tiêu do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; Dự án quan trọng quốc gia; Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ; Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước ngoài; Dự án của bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan, tổ chức khác sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; Dự án sử dụng nguồn vốn khác theo quy định của Chính phủ. Chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn Sở Kế hoạch và Đầu tư công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 15 Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chương trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư; Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Chương trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư; Dự án thuộc cấp mình quản lý trước khi gửi Ủy ban nhân dân Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cấp huyện, cấp xã các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn trái phiếu chính quyền địa phương; Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư công Cùng với việc phân cấp trách nhiệm về thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án thì thẩm quyền thẩm định dự án cũng được phân định rõ ràng. Theo Luật đầu tư công, thẩm quyền thẩm định dự án được quy định cụ thể như sau: Thẩm quyền thẩm định dự án Loại hình dự án Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Dự án quan trọng quốc gia Chính phủ thành lập. Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư do người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt Dự án không có cấu phần xây dựng. trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan, tổ chức khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập. Cơ quan chuyên môn về xây dựng. Dự án có cấu phần xây dựng. Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài Bộ Kế hoạch – đầu tư thẩm định. trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo (không phải dự án quan trọng quốc gia). Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài Người đứng đầu cơ quan chủ quản. thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan mình. Đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP trực thuộc Dự án nhóm A, nhóm B đầu tư theo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh. hình thức hợp tác công tư (PPP). 1.4.2. Thẩm quyền thẩm định đối với các dự án đầu tư khác Đối với các dự án đầu tư khác thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư trước khi thẩm định để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì thẩm quyền thẩm định dự án được quy định như sau: 16 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án Thẩm quyền thẩm định dự án Loại hình dự án Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư. Chính phủ thành lập. Bộ Kế hoạch – đầu tư thẩm định dự án trên cơ Dự án do Thủ tướng chấp thuận chủ trương sở lấy ý kiến thẩm định chuyên ngành của các đầu tư. cơ quan Nhà nước có liên quan. Cơ quan đăng ký đầu tư (1) thẩm định dự án Dự án do UBND chấp thuận chủ trương đầu tư. trên cơ sở lấy ý kiến thẩm định chuyên ngành của các cơ quan Nhà nước có liên quan. Ghi chú: (1) - Cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quan lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế đối với các các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế. - Cơ quan đăng ký đầu tư là Sở Kế hoạch và đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế; dự án đầu tư được thực hiện trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; dự án được thực hiện ở cả trong và ngoài Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế. Đối với các dự án không thuộc diện phải xin quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư là đầu mối thẩm định dự án. o Nếu dự án thực hiện trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế thì thẩm quyền thẩm định thuộc về Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế. o Nếu dự án được thực hiện ngoài Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế; dự án được thực hiện trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; dự án được thực hiện ở cả trong và ngoài ngoài Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế thì thẩm quyền thẩm định thuộc về Sở Kế hoạch và đầu tư. 1.5. Thẩm quyền thẩm tra thiết kế cơ sở của các cơ quan quản lý chuyên ngành Dự án đầu tư được thực hiện có thể liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Để đảm bảo các giải pháp kỹ thuật của dự án có tính khả thi, mỗi lĩnh vực đầu tư của dự án khi được thẩm định cần phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Thẩm quyền tham gia đóng góp ý kiến cho các giải pháp kỹ thuật của dự án được quy định như sau: Các Bộ quản lý chuyên ngành sẽ thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A thuộc các lĩnh vực đầu tư do Bộ mình quản lý. Cụ thể: o Bộ công thương: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực như cơ khí; luyện kim; điện (nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp); năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hoá chất (bao gồm cả hoá dược); vật liệu nổ công nghiệp; hầm mỏ; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác. TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 17 Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án o Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như nông nghiệp, lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nông thôn. o Bộ giao thông vận tải: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, vận tải (gồm cả đường bộ, đường thủy nội địa). o Bộ xây dựng: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công trình dân dụng (nhà ở và công sở), công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị). o Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: thẩm định thiết kế cơ sở đối với các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các Sở quản lý chuyên ngành sẽ thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án nhóm B, nhóm C thuộc các lĩnh vực đầu tư do Sở mình quản lý. 1.6. Chi phí thẩm định dự án 1.6.1. Phương pháp xác định lệ phí thẩm định: Lệ phí thẩm định dự Tổng mức đầu tư = Mức thu án đầu tư được phê duyệt Trường hợp nhóm công trình có giá trị nằm giữa các khoảng giá trị công trình ghi trên Biểu mức thu thì phí thẩm định đầu tư phải thu được tính theo phương pháp nội suy như sau: NNib ia NNGGit ib it ib GG ia ib Trong đó: Nit là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: %). Git là quy mô giá trị của nhóm dự án thứ i cần tính phí thẩm định đầu tư (đơn vị tính: giá trị công trình). Gia là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình). Gib là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình). Nia là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gia (đơn vị tính: %). Nib là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %). 1.6.2. Quy định tính lệ phí thẩm định: Lệ phí thẩm định dự án đầu tư phải thu tối đa không quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng/dự án. 18 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án Lệ phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu tối đa không quá 150.000.000 (Một trăm năm mươi triệu) đồng/dự án. Lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc lệ phí thẩm định tổng dự toán phải thu tối đa không quá 114.000.000 (một trăm mười bốn triệu) đồng/dự án. BIỂU MỨC THU LỆ PHÍ THẨM ĐỊNH ĐẦU TƯ (Ban hành kèm theo Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ Tài chính) Đơn vị tính: %/giá trị công trình Lệ phí Nhóm Giá trị công trình (Đơn vị tính bằng tỷ đồng và không bao gồm thuế GTGT) thẩm định dự án ≤ 0,5 1 5 15 25 50 100 200 500 1000 2000 Tổng mức đầu tư được phê duyệt 1. Dự án I - V 0,0250 0,0230 0,0190 0,0170 0,0150 0,0125 0,0100 0,0075 0,0047 0,0025 đầu tư Dự toán giá trị xây lắp 2. Thiết kế I 0,1026 0,0855 0,0765 0,0675 0,0450 0,0360 0,0315 0,0225 0,0157 0,0112 0,0056 kỹ thuật II 0,0702 0,0585 0,0540 0,0550 0,0315 0,0252 0,0220 0,0157 0,0112 0,0081 0,0045 III - IV 0,0666 0,0558 0,0513 0,0427 0,0301 0,0238 0,0211 0,0148 0,0108 0,0076 0,0040 V 0,0960 0,0720 0,0675 0,0585 0,0382 0,0306 0,0270 0,0193 0,0112 0,0099 0,0055 3. Tổng dự I 0,0900 0,0750 0,0650 0,0500 0,0340 0,0240 0,0225 0,0180 0,0115 0,0095 0,0050 toán II 0,1080 0,0900 0,0800 0,0600 0,0400 0,0340 0,0265 0,0220 0,0165 0,0115 0,0057 III - IV 0,0755 0,0630 0,0560 0,0420 0,0290 0,0280 0,0185 0,0150 0,0115 0,0080 0,0045 V 0,0720 0,0600 0,0530 0,0400 0,0275 0,0265 0,0175 0,0145 0,0110 0,0075 0,0040 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 19 Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án Tóm lược cuối bài Trong những năm trở lại đây, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, rất nhiều các dự án đầu tư quy mô vốn lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, tác động và ảnh hưởng xã hội của dự án diễn ra sâu rộng thì hoạt động thẩm định dự án là hoạt động cần thiết được đặt ra. Thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án. Chính vì vậy, hiểu được vị trí, vai trò của hoạt động thẩm định dự án trong công tác chuẩn bị đầu tư, nắm được các quy định hiện hành liên quan đến thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư đối với dự án là rất quan trọng. Do vậy, chương đầu tiên của môn học sẽ giúp các bạn hiểu được vai trò của thẩm định dự án cũng như các quy định pháp lý liên quan đến thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư vào dự án. Nội dung bài 1 sẽ bao gồm một số nội dung chính sau: Dự án đầu tư; Tổng quan về thẩm định dự án; Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; Thẩm quyền thẩm định dự án; Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở của dự án; Chi phí thẩm định dự án. 20 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án Câu hỏi ôn tập 1. Phân biệt các loại hình dự án? 2. Làm rõ sự cần thiết phải thẩm định dự án đối với các hoạt động đầu tư phát triển? 3. Trình bày các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thẩm định? 4. Xác định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư? 5. Xác định thẩm quyền thẩm định dự án đối với các dự án đầu tư? TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 21
File đính kèm:
- bai_giang_lap_du_an_dau_tu_bai_1_tong_quan_ve_tham_dinh_du_a.pdf