Bài giảng Kỹ thuật thông tin số chung - Chương 6: Ghép kênh và truyền dẫn tín hiệu số
Trong nhiều ứng dụng thông tin, các tín hiệu mang tin khác nhau phải được truyền đi trên
một kênh vật lý chung. Kênh này có thể là một cáp đơn, một sợi quang hay trong trường hợp
vô tuyến là khoảng không tự do giữa hai antenna. Kỹ thuật chia sẻ kênh vật lý chung này
được gọi là ghép kênh (multiplexing) . Để có thể tách lại được các tín hiệu sau khi ghép kênh,
các tín hiệu đó phải "đủ phân biệt được với nhau" theo một cách nào đó, hay thường được gọi
là trực giao nhau.
Phần đầu của chương trình bày hai phương pháp ghép kênh chính là ghép kênh phân chia
theo tần số FDM (Frequency Division Multiplexing) và ghép kênh phân chia theo thời gian
TDM (Time Division Multiplexing). Trong phần ghép kênh phân chia theo thời gian sẽ đi vào
chi tiết hai kiểu phân cấp hệ thống TDM là phân cấp cận đồng bộ PDH (Plessiochronous
Digital Hierarchy) và phân cấp đồng bộ SDH (Synchronous Digital Hierarchy).
Một kỹ thuật khác tương tự như ghép kênh sẽ được trình bày tiếp theo. Đó là kỹ thuật đa truy
cập (multiple accessing) - cho phép nhiều cặp thu - phát cùng chia sẻ một đường truyền dẫn
chung. Vấn đề thiết yếu của đa truy cập chính là chia sẻ tài nguyên hạn chế một cách hiệu
quả và hợp lý.
Trong nội dung đa truy cập, sẽ bàn về ba kỹ thuật đa truy cập phổ biến là đa truy cập phân
chia theo tần số FDMA (Frequency Division Multiple Accessing), đa truy cập phân chia theo
thời gian TDMA (Time Division Multiple Accessing) và đa truy cập phân chia theo mã
CDMA (Code Division Multiple Accessing).
Nộ dung chính cuối cùng trong chương là truyền dẫn tín hiệu số. Phần này liên quan đến kỹ
thuật khôi phục đồng hồ, khôi phục tín hiệu số và các vấn đề thường nảy sinh khi truyền
thông tin qua một số môi trường truyền.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- bai_giang_ky_thuat_thong_tin_so_chung_chuong_6_ghep_kenh_va.pdf