Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính

Mục tiêu của chương: Sinh viên nắm được về lịch sử ra đời và một số các cột mốc

phát triển của đồ họa máy tính, nhận thức được vai trò, các ứng dụng và các thành tựu của

đồ họa máy tính trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, giải trí, nghệ thuật, khoa học, kỹ

thuật.

Sinh vên cần nắm được tổng quan về một hệ đồ họa máy tính, phân loại được các

lĩnh vực của đồ họa máy tính, nắm được một số chuẩn của đồ họa và cần phân biệt, so

sánh được giữa kỹ thuật đồ họa điểm và đồ họa vector.

1.1. Giới thiệu về đồ họa máy tính

1.1.1. Mở đầu

Đồ họa máy tính là một lĩnh vực của công nghệ thông tin, liên quan đến việc nghiên

cứu, xây dựng và tập hợp các công cụ ( mô hình lý thuyết và phần mềm) khác nhau để kiến

tạo, xây dựng lưu trữ và xử lý các mô hình và hình ảnh của đối tượng, sự vật hiện tượng

khác nhau trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu. Các mô hình và hình ảnh này có thể là

các kết quả thu được từ những lĩnh vực khác nhau của rất nhiều ngành khoa học ( vật lý,

toán học, . )

Đồ họa máy tính cũng là lĩnh vực liên quan đến việc thiết kế, chế tạo phần cứng

như: các thiết bị hiển thị, các thiết bị đầu vào như bàn phím, chuột, bút quang các thuật

toán cần thiết để phát sinh hình ảnh trên các thiết bị này, các phần mềm được sử dụng cho

cả người lập trình hệ thống và người lập trình ứng dụng đồ họa.

Đồ họa máy tính tương tác là một trong những phương tiện mang lại thêm nhiều sự

thuận lợi cho người dùng trong việc phát sinh hình ảnh. Chúng ta có thể tạo các hình ảnh

không chỉ của các đối tượng cụ thể, thực tế, mà còn của các đối tượng trừu tượng, nhân

tạo; biểu diễn dữ liệu mà không có tính kế thừa về mặt hình học như kết quả điều tra, khảo

sát.

Hơn nữa, với đồ họa máy tính chúng ta không bị giới hạn trong các ảnh tĩnh. Các

ảnh động thông thường mang lại nhiều hiệu quả hơn so với ảnh tĩnh, đặc biệt là với các

hiện tượng biến đổi theo thời gian, cả thực tế (như sự đổi hướng của cánh máy bay siêu

âm, hay sự phát triển của khuôn mặt người từ lúc trẻ tới lúc già) và trừu tượng (như là xu

hướng phát triển của việc sử dụng năng lượng, sự gia tăng dân số, ).

Có nhiều cách tiếp cận trong việc học môn đồ họa, trải rộng từ việc nghiên cứu phần

cứng, nghiên cứu các kỹ thuật để hiển thị các đối tượng đồ họa tới việc học để biết cách

sử dụng một ứng dụng đồ họa. Ở đây chúng ta tiếp cận môn học từ góc độ của người lập

trình ứng dụng, sử dụng tất cả các hỗ trợ của phần cứng, các công cụ phần mềm để xây

dựng nên các ứng dụng.10

Tuy nhiên để có thể thiết kế và cài đặt các chương trình ứng dụng đồ họa được tốt,

ngoài việc tìm hiểu các khả năng của công cụ lập trình, chúng ta cũng cần phải nắm vững

các khái niệm về phần cứng; các vấn đề, các nguyên lí liên quan đến cài đặt phần mềm,

các thuật toán, các ứng dụng,

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính trang 1

Trang 1

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính trang 2

Trang 2

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính trang 3

Trang 3

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính trang 4

Trang 4

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính trang 5

Trang 5

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính trang 6

Trang 6

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính trang 7

Trang 7

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính trang 8

Trang 8

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính trang 9

Trang 9

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 107 trang xuanhieu 13060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính

Bài giảng Kỹ thuật đồ họa máy tính
 màu xanh lục (green) lên một tấm bìa màu vàng (yellow) thì ta cần bổ sung 
mực màu gì? 
a. Magenta b. Blue 
c. Green d. Cyan 
23. Trong mô hình màu RGB (Red, Green, Blue) thì màu đen có tọa độ là: 
a. (0,0,0) b. (1,0,0) 
c. (1,1,1) d. (0,0,1) 
24. Trong mô hình màu RGB (Red, Green, Blue) thì màu trắng có tọa độ là: 
a. (0,0,0) b. (1,0,0) 
 88 
c. (1,1,1) d. (0,0,1) 
25. Trong mô hình màu CMY-K(mô hình ứng dụng trong máy in) thì màu trắng có tọa độ 
là: 
a. (0,0,1) b. (1,0,0) 
c. (1,1,1) d. (0,0,0) 
26. Khoảng màu mà chúng ta tạo ra với tập các màu cơ bản gọi là : 
a. Gam màu hệ thống b. Gam màu riêng gamut 
c. Ánh sáng phản xạ d. Tất cả đều sai 
27. Hệ HSV có H (sắc màu) chạy từ : 
a. 0o đến 360o b. 0o đến 180o 
c. 0o đến 90o d. 90o đến 360o 
28. Hệ HSV có S (độ bão hoà) và V (giá tị cường độ ánh sáng) thuộc khoảng : 
a. [0.. 0,1] b. [0..1] 
c. [1..2] d. [0..2] 
29. Hệ HSV có H (sắc màu) màu đỏ ở : 
a. 0o b. 45o 
c. 90o d. 180o 
 89 
 CHƯƠNG 5: CÁC KỸ THUẬT ĐỒ HỌA 
 TRONG BỘ CÔNG CỤ ADOBE AFTER EFFECT 
 Mục tiêu của chương: Sinh viên biết sử dụng công cụ Adobe After Effect, nắm được 
qui trình tạo ra các hiệu ứng đồ họa và một số kỹ thuật tạo hình cơ bản. Hiểu được và thực 
hiện được một số cách làm kỹ xảo, chuyển động, timing,  đơn giản. 
 Sinh viên nắm được bố cục, thành phần của giao diện cũng như cách quản lý một 
Project hay những effect thường dùng trong phim ảnh. 
5.1 Giới thiệu về After Effect 
 After Effects (AE) là một trong các chương trình xử lý phim chuyên nghiệp (Edit 
film) và dễ sử dụng do hãng Adobe phát triển. Cũng giống như chương trình Photoshop xử 
lý ảnh tĩnh (still images), AE cho các chức năng xử lý ảnh động (movie), còn gọi là làm kỹ 
xảo phim ảnh. AE tương thích với các sản phẩm đồ họa, xử lý ảnh của hãng Adobe như: 
Illustrator, Photoshop, Premiere Pro, Encore hay Flash 
 Chức năng chính của After Effects giúp ta có thể làm được những chuyển động đồ 
họa ấn tượng, đẹp mắt. Ví dụ như những clips quảng cáo hay thước phim sống động, đẹp 
mắt, hấp dẫn và đầy lôi cuốn. Nếu ta là một người yêu thích ngành thiết kế đồ họa, kỹ xảo 
trong TVC quảng cáo hay game hoặc truyền hình thì đây là một công cụ không thể 
thiếu. Để dễ hình dung AE chính là phần mềm đứng sau những thước phim hoạt hình đẹp 
mắt. Những đoạn quảng cáo, với hiệu ứng lung linh huyền ảo. Những kĩ xảo phim ảnh 
trong các bộ phim võ thuật cổ trang. Những hiệu ứng cháy nổ phần nhiều đều được làm ra 
bởi phần mềm đồ hoạ này. 
 5.1.1 Ứng dụng của after effect: 
 Adobe After Effects (phần mềm kỹ xảo) giúp tạo ra những chuyển động đồ họa hay 
và ấn tượng, hỗ trợ làm phim và chỉnh sửa ảnh chuyên. Không những thế phần mềm còn 
có khả năng tương thích tốt với nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh và mang đến hệ thống theo 
dõi camera 3D, công nghệ 3D cho text và hình khối. 
 Adobe After Effects tương thích hợp với những phâm mềm đồ họa nổi tiếng 
như Adobe Illustrator nên ta có thể kết hợp để nâng cao hiệu quả chỉnh sửa ảnh. Còn để 
tạo tạo hiệu ứng hình ảnh và đồ họa chuyển động nhanh hơn, kiểm soát chiều sâu, bóng, 
phản xạ, công nghệ 3D Camera Tracker có khả năng theo dõi những thành phần 3D thì 
Adobe After Effects tương thích với những công nghệ đồ họa hiện đại như Global 
Performance Cache 
 5.1.2 Tính năng chính của after effect cs6: 
 - Global Performance Cache: tạo hiệu ứng hình ảnh và đồ họa chuyển động nhanh 
hơn. 
 90 
 - 3D Camera Tracker: theo dõi những thành phần 3D, kiểm soát chiều sâu, bóng, 
phản xạ. 
 - Dò tia, ép text và khối 
 - Tạo đường viền chuẩn 
 - Tích hợp với Adobe Illustrator 
 - Sửa màn chập cuộn 
 - Hiệu ứng mới và cập nhật 
 - Import file Avid AAF và FCP 7 XML với Pro Import AE. 
5.2. Giao diện 
 Đầu tiên chúng ta sẽ làm quen về Giao diện (Interface), hay Vùng làm việc 
(WorkSpace) của After Effects (AE). 
 Hình 5.1: Giao diện After Effect 
 Vùng nhìn Project: Quản lý các files import. 
 Composition panel: Giống như monitor, sẽ hiển thị kết quả sau khi xử lý. 
 Timeline: Điều khiển animation, effects theo thời gian. 
 91 
 Có thể chọn open một workspace định sẵn của AE: 
 Hình 5.2: Mở workspace của After Effect 
 Hoặc chúng ta điều chỉnh kích thước của từng panel, bằng cách đưa con trỏ chuột vào 
giữa hai panel: 
 Hình 5.3: Panel trong After Effect 
 Dock, group, or float panels: 
 Có thể di chuyển các panel bằng cách kéo các chúng sắp xếp theo từng nhóm (group) 
khác nhau. 
 92 
 Hoặc right-click góc trên panel, chọn undock panel. 
 Hình 5.4: Các thao tác với Panel trong After Effect 
 Các icon trong panel: 
 - Dùng mouse wheel, có thể phóng lớn thu nhỏ vùng nhìn composite. 
 - Alt + mouse wheel, phóng lớn vùng nhìn Timeline. 
 - Giữ Spacebar + mouse left để pan. 
 - Right click trên toolbar có thể ẩn hoặc hiện các cột như hình vẽ. 
 Hoặc tại góc mỗi viewer có các icon tam giác ta có thể click vào : 
 Tại vùng nhìn Composition (góc trái bên dưới), click vào icon (Always Preview This 
view) thì mỗi lần thực hiện preview chỉ cửa sổ này mới view lên. 
 • Ở icon kế bên, bật Title/Action Safe : 
 93 
 Hình 5.5: Các icon Panel trong After Effect 
Lúc này sẽ xuất hiện vùng nhìn an toàn trên viewer composition : 
 Hình 5.6: Vùng an toàn trong After Effect 
 94 
 Cũng như các chương trình khác, thanh Toolbar trên góc trái màn hình có các chức 
năng : 
 Hình 5.7: Toolbar trong After Effect 
5.3. Thực hiện một Project 
 Trước khi bắt tay vào edit hay làm effects một đọan phim nào đó, chúng ta phải sắp 
xếp các hình ảnh, âm thanh, kịch bản. Tức là thực hiện một Project. 
 1 – Setup Projects: Click vào File/New/ New Project/project settings: 
 Hình 5.8: Chức năng New Project trong After Effect 
 Tại hàng Timecode base, chọn 25fpt (25 frame per secon cho hệ PAL video) và Audio 
setting chon Sample Rate 41.100 kHz. Tiếp đến chọn tại menu Composition/New 
Composition (Ctr+N): 
 95 
 Tại thanh Preset chọn kích cỡ của phim (Nếu làm hệ PAL thì chọn PAL D1/DV mà 
các kênh truyền hình trong nứơc thường phát). Hoặc chọn các chuẩn mà nhà sản xuất yêu 
cầu. 
 Hình 5.9: Hiệu chỉnh Preferences trong After Effect 
 Đặt tên tại Compsition Name 
 Ở thanh Resolution (độ phân giải) chọn half hay full, thường chọn half cho nhẹ 
máy. Duration (thời lượng đọan phim), chọn đúng chiều dài đọan phim mà ta chuẩn bị xử 
lý (giả sử đọan phim Quảng các 30s, gõ vào số 30 thay thế vào số 05 này- 
giờ:phút:giây:frame) . 
 Tiếp tục chọn ở menu Edit/Preferences/General bấm next đến thanh Import: 
 Hình 5.10: Hiệu chỉnh Preferences trong After Effect 
 Chọn tại Sequence Footage 25 Frames Per Second nếu là hệ PAL video. 
 Phần Still Footage (ảnh tĩnh) chọn Length of Composition. 
 96 
 Nhấn next qua phần Video preview, chọn Output Device: Computer Monitor Only 
nếu chỉ preview trên máy tính (không có card dựng phim) 
 Như vậy chúng ta đã chuẩn bị xong một project theo cấu hình yêu cầu. 
 2 - Importting: 
 Bước kế tiếp là lấy hình ảnh, movie, capture, âm thanh vào chuẩn bị xử lý. 
 Chọn tại menu File/Import họăc Double click vào project panel: 
 Phần Files of type sẽ nhìn thấy những file mà AE cho phép import. Phần Targa 
sequence sẽ active nếu ta có một chuỗi hình được đánh thứ tự liền nhau 
 Hình 5.11: Import File trong After Effect 
 • Nếu chọn Import là file Photoshop thì sẽ xuất hiện menu: 
 Và chọn từng layer hay merged lại tùy nhu cầu. 
 • Nếu file ta chọn có alpha chanel (32bit) thì sẽ xuất hiện: 
 - Ignore: bỏ qua chanel alpha. 
 - Straight – Unmatted: nếu file 32bit (như Targa 30bit) 
 Premultiplied – Matted with color: chương trình sẽ tự tạo phần mate theo màu 
background mà ta chọn (BG phải là một màu đồng nhất). 
 97 
 Sau khi import vào, ta kéo các files từ Project panel thả vào Timeline panel. Ta có 
thể import nhiều file và kéo thả nhiều files vào Timeline panel này, lúc đó sẽ xuất hiện 
nhiều layer như layer bên Photoshop. 
 Hình 5.12: Hiệu chỉnh thông số Import File trong After Effect 
5.4. Kỹ thuật Storyboard 
 Storyboard là cách nhà sản xuất thể hiện kịch bản bằng hình vẽ, những điều không 
phải hình vẽ được thể hiện, đặc tả ở ngoài khung hình 
 Storyboard như khung sườn mà từ khung sườn này diễn viên và đoàn làm phim có 
thể hiểu và cùng nhau làm việc một cách hiệu quả nhất. 
 Các Bước Xây Dựng Một Storyboard: 
 1. Lên shot List 
 Shot list là danh sách tất cả những cảnh quay sẽ xuất hiện trong đoạn phim quảng 
cáo. Thực hiện sắp xếp những cảnh quay này theo bối cảnh. Khi đến địa điểm thật, dựa 
theo shot list này để đảm bảo không quay thiếu bất cứ cảnh nào trong phim: 
 - Bối cảnh ở đâu, sắp xếp trật tự bối cảnh như thế nào? 
 - Có bao nhiêu diễn viên trong phân cảnh (shot hình) đó. 
 - Cần bao nhiêu đạo cụ hỗ trợ, đạo cụ nào quan trọng trong phân cảnh này. 
 - Shot hình nào sẽ được lấy trong phân cảnh này (cận cảnh, cảnh rộng, cú máy thiết 
 lập). 
 - Góc máy trong phân cảnh này là gì (góc máy cao hay thấp). 
 - Phân đoạn này sẽ có nhân vật nào di chuyển hay thiết bị, phương tiện/ đạo cụ nào 
 chuyển động hoặc xuất hiện. 
 - Hướng di chuyển của camera theo diễn viên, sẽ có bao nhiêu camera trong cảnh 
 quay, camera nào có nhiệm vụ chính trong phân cảnh này. 
 - Ánh sáng, hiệu ứng nào đặc biệt được dùng trong phân cảnh của TVC. 
 2. Chọn khung hình: 
 Khung hình là đôi mắt của khán giả dõi theo đoạn phim quảng cáo. 
 98 
 Khung hình xấu hoặc không phù hợp với nội dung, thông điệp sẽ không diễn tả trọn 
vẹn được ý tưởng đoạn phim quảng cáo. 
 Với các thiết bị quay bỏ túi như máy ảnh số hay điện thoại, có thể dễ dàng thử góc 
máy trước khi tiến hành quay. 
 3. Sắp xếp khung hình: 
 Sau khi đã chụp và chọn lọc những khung hình phù hợp, ta sử dụng phần mềm vi 
tính để ghép chúng lại thành một storyboard hoàn hảo 
 Những ai giỏi phần mềm đồ họa như Photoshop thậm chí có thể ghép mặt diễn viên 
vào khung hình để dễ hình dung. 
 Thậm chí, nếu ta giỏi về vẽ, có thể tự vẽ phác thảo trên 1 tờ giấy hoặc poster để tiến 
hành hoàn thành Storyboard. 
 99 
 Hình 5.13: Minh họa Storyboard trong After Effect 
 Những lưu ý khi làm Storyboard: 
 Cần có sự cân bằng tỉ lệ của khung Storyboard và màn hình. 
 Tạo khung mô tả bên dưới khung Storyboard để đảm mỗi khung Storyboard chỉ có 
hình ảnh, nhưng người xem Storyboard vẫn có thể nắm được những thông tin quan trọng 
cần sự chính xác cao độ. 
 Có thể sử dụng phần mềm vẽ storyboard làm dữ liệu cho những thông tin trong kịch 
bản, các đạo cụ cần thiết, địa điểm, hướng máy và cuối cùng là danh sách các góc quay và 
cảnh quay. 
5.5. Tạo hình đồ họa nhân vật: gắn xương, các chuyển động cơ bản 
 Tạo chuyển động nhân vật bằng After Effect 
 Chuẩn bị file PSD nhân vật ( cần tách rời các yếu tố của nhân vật như body, hand, 
foot) 
 100 
 Hình 5.14: File PSD nhân vật 
Import file PSD vào trong After Effect 
 Hình 5.15: Import File PSD nhân vật 
Chọn "Composition - Retain Layer Sizes 
 101 
 Hình 5.16: Mô tả Import File PSD nhân vật 
 Chọn "Editable Layer Styles Như vậy file được Import vào After Effect sẽ được 
chia thành các layer dễ dàng chỉnh sửa. 
 Hình 5.17: Layer nhân vật 
 Sử dụng công cụ "Puppet Pen Tool" để tạo các điểm neo cho các phần của nhân vật 
(Body, hand right, hand left, foot right, foot left) 
 102 
 Hình 5.18: Hiệu chỉnh các điểm neo nhân vật 
 Tạo các key frame theo chuyển động đã vẽ. 
 ở đây để tạo ra một chuyển động cần có hình ảnh mô tả chuyển động đó.Ví dụ: 
 Hình 5.19: Tạo mô tả chuyển động nhân vật 
5.6. Kỹ thuật tạo bối cảnh đồ họa 
 • Mở file thiết kế cần ứng dụng kĩ xảo 
 Sử dụng tài nguyên rotoscoping để thực hành theo các bước trong tutorial. 
Nhấn Save to Creative Cloud để sao chép tài nguyên vào tài khoản riêng. 
 Mở file thiết kế rotoscoping.aep trong Adobe After Effect. Click chuột hai lần vào 
layer có tên shark.mp4 trong mục Timeline. Thao tác này sẽ mở chúng trong cửa Layer 
riêng. 
 103 
 Hình 5.20: Bối cảnh trong After Effect 
 • Sử dụng công cụ Roto Brush để thực hiện kĩ xảo 
 Để phân tách hình ảnh con cá mập khỏi background, bạn cần xác định đường viền. 
Ở đây là đường viền hình cá mập trong khung hình đầu tiên của cảnh phim. Nhấn chọn 
công cụ Roto Brush. 
 Click chọn công cụ Roto Brush. Xác định phần cảnh của khung hình bạn muốn 
giữ lại. Thay đổi mức phóng to để cả thân cá mập vừa với khung hình. Sử dụng nét vẽ để 
tô màu phân trong của cá mập. Đường viền chia cách màu đỏ sẫm sẽ xuất hiện dọc theo 
thân cá mập. Điều này cho thấy phần hình phía trước đã được tách khỏi nền. 
 Hình 5.21a: Công cụ Roto Brush 
 104 
 Sau khi xác định thân cá mập, hãy sử dụng công cụ Roto Brush. Chúng sẽ giúp bạn 
hoàn chỉnh các cạnh chưa hoàn hảo. Nhấn phím Alt/Option trên bàn phím. Chú ý rằng 
công cụ Brush sẽ chuyển đổi từ vòng tròn xanh thành đỏ. 
 Giữ Alt/Option trong lúc vẽ để xác định phần background muốn xóa. Hãy để ý kĩ 
phần ảnh xung quanh vây cá mập, chúng có các nét chưa hoàn hảo. Việc dành thời gian 
nhiều nhất có thể để hoàn chỉnh bước đầu tiên là vô cùng quan trọng.[6] 
 Hình 5.21b: Công cụ Roto Brush 
 105 
Câu hỏi ôn tập chương: 
 1. Trình bày các thao tác về Composition 
 2. Nguyên tắc và phương pháp sử dụng KeyFrame. 
 3. Trình bày các phím tắt After Effects để tăng hiệu quả công việc. 
Bài tập ôn tập: 
 1. Thực hành các dạng bài tập thiết kế hiệu ứng, kỹ xảo cơ bản và làm chủ giao diện 
phần mềm After Effects 
 2. Thực hành các dạng bài tập về kỹ thuật Track Motion, Track Camera và biểu thức 
lệnh với Expression trong After Effects 
 3. Thực hành các dạng bài tập kỹ xảo tách phông nền với Keylight trong After Effects 
và bài tập thiết kế hiệu ứng, kỹ xảo, Vfx sử dụng Plugin Keying Suite 
 4. Thực hành các dạng bài tập thiết kế hiệu ứng, kỹ xảo chuyên nghiệp sử dụng Mocha 
Tracking trong After Effects. 
 5. Thực hành các dạng bài tập về kỹ thuật ứng dụng Camera, Plugin Element 3D, 
Cinema 4D và Optical Flare trong After Effects. 
 6. Thực hành: Import files 
 Import một files *.PSD, chọn import kind, chọn layer, chọn merge layer, chọn footage 
dimention 
 Import files *.TGA (24 bit) 
 Import files *.TGA (32 bit) 
 Import chuỗi hình *.TGA sequence. 
Select từng chức năng của AE, kéo từng footage thả vào Composition panel và quan sát. 
 106 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trịnh Thị Vân Anh, Giáo trình kỹ thuật đồ họa, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông 
2010. 
[2] Dương Anh Đức, Lê Đình Duy, Hoàn Kiếm, Giáo trình đồ họa máy tính, Nhà xuất bản 
ĐHQG – HCM 2010. 
[3] Bùi Thế Duy, Đồ họa máy tính, NXB Đại học Quốc Gia HN 2009. 
[4] Lê Tấn Hùng, Huỳnh Quyết Thắng, Kỹ huật đồ họa máy tính, NXB Khoa học và kỹ 
thuật, 2002 
[5] TS. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình đồ họa máy tính, Nhà xuất bản Đại học Huế, 2017 
[6] Jerrson Smith và nhóm AGI Creative, Xử lý kỹ xảo với After Effects CS6 Digital 
Classroom, Nhà xuất bản Bách khoa hà Nội, 2016. 
[7] David Salomon, The Computer Graphics Manual, Springer 2011. 
[8] Peter Shirley and Steve Marschner, Fundamentals of Computer Graphics- Third 
Edition, AK Peters 2011. 
 107 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_do_hoa_may_tinh.pdf