Bài giảng Kỹ năng phản hồi

Phản hồi là gì?

“Phản hồi là nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời của thân chủ một cách cô động hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy và đạt được sự tán thành của thân chủ” (Minh Đức, 2012, p.309).

Để có thể phản hồi chính xác, TVV cần có kỹ năng quan sát tốt.

Lưu ý đến những từ từ Khóa mà thân chủ dùng.

Lập lại những từ khóa này.

Và diễn giải lại nội dung thân chủ nói bằng từ ngữ của TVV.

Điều quan trọng là phản hồi được cái nhìn của thân chủ về thế giới, sự việc, chứ không phải là cái nhìn của TVV.

Phản hồi còn có nghĩa là đưa ra một sự ước đoán/ phỏng đoán về ý nghĩa điều TC nói.

Trong một câu nói có thể có nhiều ý nghĩa.

TC: “Ước gì tôi dễ hòa đồng hơn.”

 

Bài giảng Kỹ năng phản hồi trang 1

Trang 1

Bài giảng Kỹ năng phản hồi trang 2

Trang 2

Bài giảng Kỹ năng phản hồi trang 3

Trang 3

Bài giảng Kỹ năng phản hồi trang 4

Trang 4

Bài giảng Kỹ năng phản hồi trang 5

Trang 5

Bài giảng Kỹ năng phản hồi trang 6

Trang 6

Bài giảng Kỹ năng phản hồi trang 7

Trang 7

Bài giảng Kỹ năng phản hồi trang 8

Trang 8

Bài giảng Kỹ năng phản hồi trang 9

Trang 9

Bài giảng Kỹ năng phản hồi trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

ppt 20 trang duykhanh 10460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ năng phản hồi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ năng phản hồi

Bài giảng Kỹ năng phản hồi
Kỹ Năng Phản HồiReflecting skills 
Theo Motivational Interviewing 
Phản hồi là gì? 
Phản hồi là gì? 
“Phản hồi là nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời của thân chủ một cách cô động hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy và đạt được sự tán thành của thân chủ” (Minh Đức, 2012, p.309). 
Phản hồi cần gì? 
Để có thể phản hồi chính xác, TVV cần có kỹ năng quan sát tốt. 
Lưu ý đến những từ từ Khóa mà thân chủ dùng. 
Lập lại những từ khóa này. 
Và diễn giải lại nội dung thân chủ nói bằng từ ngữ của TVV. 
Điều quan trọng là phản hồi được cái nhìn của thân chủ về thế giới, sự việc, chứ không phải là cái nhìn của TVV. 
Phản hồi còn là? 
Phản hồi còn có nghĩa là đưa ra một sự ước đoán/ phỏng đoán về ý nghĩa điều TC nói. 
Trong một câu nói có thể có nhiều ý nghĩa. 
TC: “Ước gì tôi dễ hòa đồng hơn.” 
“Ước gì tôi dễ hòa đồng hơn.” 
“Tôi cảm thấy cô đơn và tôi mong muốn có thêm bạn.” 
“Tôi rất hồi hộp khi tôi nói chuyện với người lạ.” 
“Tôi không biết nói gì khi gặp gỡ người khác.” 
“Tôi muốn được người khác yêu thích.” 
Các mức độ phản hồi 
1. Phản hồi đơn giản 
Lặp lại một từ hoặc một cụm từ mà TC nói (còn được gọi là khích lệ/ cổ vũ TC nói tiếp). 
Nói lại ý của TC bằng ngôn ngữ của mình. 
Hai hình thức phản hồi đơn giản này hữu ích nhưng sẽ làm chậm tiến trình tham vấn/trị liệu. 
Các mức độ phản hồi 
2. Phản hồi phức hợp 
Thêm vào một ý nghĩa nào đó 
Nhấn mạnh điều TC vừa nói 
Phỏng đoán nội dung không được nói ra 
Lưu ý: - đừng đoán quá xa ý nghĩa điều TC nói 
 - việc phỏng đoán sẽ dễ hơn nếu có được thông tin và lịch sử về TC. 
Các mức độ phản hồi 
Phản hồi đơn giản giống như phần của tảng băng nổi trên mặt nước, còn phản hồi phức hợp giống như thử đoán điều gì phía dưới mặt nước. 
“Hôm nay, tôi cảm thấy buồn.” 
Chị cảm thấy buồn. 
Chị cảm thấy xuống tinh thần. 
“Cảm thấy buồn.” 
Có điều gì đó đã xảy với chị ra trong tuần vừa qua. 
Tâm trạng của chị lúc lên lúc xuống trong những tuần qua. 
Chị thấy mình gần như không còn năng lượng. 
TC: “Gần đây tôi thấy rất chán nản. Tôi cố gắng làm nhiều thứ khác để vượt qua sự buồn chán này, nhưng dường như không có việc nào mang lại kết quả gì, ngoài việc uống rượu.” 
PH đơn giản: Anh đã cố gắng tìm những cách khác để đối phó với sự chán nản nhưng không thành công. 
TC: “Gần đây tôi thấy rất chán nản. Tôi cố gắng làm nhiều thứ khác hơn là uống rượu để vượt qua sự buồn chán này, nhưng dường như không có việc nào mang lại kết quả gì, ngoài việc uống rượu.” 
PH nhấn mạnh/ phóng đại: 
Uống rượu là cách duy nhất để giải quyết sự chán nản. 
TC: “Gần đây tôi thấy rất chán nản. Tôi cố gắng làm nhiều thứ khác hơn là uống rượu để vượt qua sự buồn chán này, nhưng dường như không có việc nào mang lại kết quả gì, ngoài việc uống rượu.” 
PH cảm xúc: 
Anh thấy nản lòng vì không thành công dù rằng anh đã cố gắng nhiều. 
Overshooting or Undershooting 
Khi phản hồi cảm xúc, nếu không chắc thì nên phản hồi cảm xúc ở mức độ nhẹ hơn là ở mức độ mạnh. 
Phản hồi cảm xúc ở mức độ mạnh sẽ làm cho TC chối bỏ, giảm thiểu hoặc rút lời lại. 
Phản hồi cảm xúc ở mức độ nhẹ, TC sẽ tiếp tục khám phá và nói cho bạn nghe về cảm xúc đó. 
Overshooting or Undershooting 
TC: Tôi không thích việc mẹ tôi hay ý kiến về cách nuôi dạy con cái của tôi. 
NTV: Chị đang rất giận dữ với mẹ chị. 
TC: Không đâu. Tôi không hề giận dữ. Dù sao đó cũng là mẹ tôi mà. 
Overshooting or Undershooting 
TC: Tôi không thích cách mẹ tôi ý kiến về cách tôi nuôi dạy con cái. 
NTV: Chị hơi khó chịu với mẹ chị. 
TC: Đúng rồi. Điều đó là cho tôi bực tức lắm vì mẹ tôi luôn càm ràm và chỉ trích tôi. 
Độ dài của lời phản hồi 
Câu phản hồi không nên dài hơn câu nói của TC. 
Câu phản hồi càng ngắn càng tốt (tuy có vài ngoại lệ). 
Nếu phần phản hồi dài, TC sẽ đáp lại câu cuối của phần phản hồi. 
Muốn nhận mạnh điều gì và muốn TC nói tiếp về điều đó thì đặt nó ở cuối phần phản hồi. 
Lưu ý 
Kỹ năng phản hồi là kỹ năng khó hơn kỹ năng đặt câu hỏi, do đó NTV thường đặt câu hỏi nhiều hơn. 
Đặt câu hỏi quá nhiều sẽ có thể đưa đến sự phòng vệ nơi TC. 
Sau một câu hỏi mở nên có ít nhất 2 hoặc 3 câu phản hồi. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ky_nang_phan_hoi.ppt