Bài giảng Kỹ năng động viên nhân viên
Tại sao phải quan tâm tới động cơ làm việc ?
• Động cơ chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc sức
mạnh rảy sinh ngay trong lòng anh ta, thúc đẩy người đó
hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Một nhân
viên có động cơ làm việc cao là một người năng động,
chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc
của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra
• Một nguyên tắc cơ bản trong quản trị là : Hiệu quả làm
việc : f (năng lực * động cơ). Do đó nhiệm vụ của nhà
quản lý là khơi nguồn động cơ và xây dựng một hệ
thống động viên có hiệu quả.
Các cấp bậc nhu cầu theo Maslow
NHU CẦU TỰ THỂ HIỆN :
• Giao trách nhiệm, ủy quyền
• Mở rộng công việc.
NHU CẦU ĐƯỢC TÔN TRỌNG :
• Biểu dương / khen thưởng.
• Kêu gọi tham gia.
NHU CẦU XÃ HỘI :
• Tạo không khí thoải mái.
• Xây dựng tinh thần đồng đội
• Cung cấp thông tin.
NHU CẦU AN TOÀN :
• Cải tiến điều kiện làm việc.
• Tiền thưởng / thù lao
NHU CẦU SINH LÝ :
• Tiền lương.
• Điều kiện làm việc
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ năng động viên nhân viên
1 KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN 2 I/ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG VIÊN 3 1. Tại sao phải quan tâm tới động cơ làm việc ? • Động cơ chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh rảy sinh ngay trong lòng anh ta, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Một nhân viên có động cơ làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra • Một nguyên tắc cơ bản trong quản trị là : Hiệu quả làm việc : f (năng lực * động cơ). Do đó nhiệm vụ của nhà quản lý là khơi nguồn động cơ và xây dựng một hệ thống động viên có hiệu quả. 4 2. Các cấp bậc nhu cầu theo Maslow NHU CẦU TỰ THỂ HIỆN : • Giao trách nhiệm, ủy quyền • Mở rộng công việc. NHU CẦU ĐƯỢC TÔN TRỌNG : • Biểu dương / khen thưởng. • Kêu gọi tham gia. NHU CẦU XÃ HỘI : • Tạo không khí thoải mái. • Xây dựng tinh thần đồng đội • Cung cấp thông tin. NHU CẦU AN TOÀN : • Cải tiến điều kiện làm việc. • Tiền thưởng / thù lao NHU CẦU SINH LÝ : • Tiền lương. • Điều kiện làm việc Tự thể hiện Được tôn trọng Xã hội An toàn Sinh lý 5 2. Các cấp bậc nhu cầu theo Maslow Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp này là : cho đến khi nào những nhu cầu ở phía dưới còn chưa được thỏa mãn thì thật khó mà tiếp tục lên các nhu cầu ở cấp cao hơn. Áp dụng trong lãnh vực động cơ làm việc : • Những nhu cầu sinh lý : Đó là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại. Bao gồm những nhu cầu như ăn mặc, trú ngụ dưới một mái nhà... Nhu cầu sinh lý thường không kích thích nhân viên đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc của mình. • Những nhu cầu về an toàn : Khi các cá nhân nghĩ đến việc bảo đảm cho tương lai thì có nghĩa là họ đang có những nhu cầu về an toàn trong công ăn việc làm, trong tiết kiệm, trong việc đóng bảo hiểm, ... 6 2. Các cấp bậc nhu cầu theo Maslow • Những nhu cầu về xã hội : Nhu cầu giao tiếp với người khác và gặt hái những lợi ích từ các mối quan hệ với bên ngoài xã hội, muốn có cảm giác được là thành viên của một tập thể, một hội đoàn, một nhóm bạn bè. • Nhu cầu được tôn trọng : Bây giờ con người lại mong muốn cảm thấy mình là người có ích trong một lãnh vực nào đó, được người khác công nhận và đánh giá cao và xứng đáng được như vậy. Đấy là những nhu cầu nhận được sự tôn trọng từ những người khác. Đây có thể là nguồn động viên rất lớn trong công việc. • Nhu cầu tự thể hiện : Nhu cầu này thúc đẩy con người phải thực hiện được điều gì họ mong ước, đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra, phát triển tiềm năng cá nhân trong lãnh vực mà họ đã chọn. 7 3. Thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg Herzberg phân biệt hai loại yếu tố : • Những yếu tố về môi trường có khả năng làm giảm động cơ làm việc nếu như không được thỏa mãn, nhưng ngược lại, trong trường hợp được thỏa mãn thì động cơ làm việc cũng không tăng lên mấy. • Những yếu tố động viên có khả năng động viên khi chúng được thỏa mãn. Nhưng khi không được thỏa mãn thì động cơ làm việc cũng không giảm. 8 Những yếu tố về môi trường có khả năng gây ra sự không thỏa mãn • Chính sách và phương thức quản lý của doanh nghiệp. • Phương pháp kiểm tra. • Tiền lương (tương ứng với chức vụ). • Mối quan hệ với cấp trên. • Điều kiện làm việc. • Các mối quan hệ khác và không khí việc. • Cuộc sống riêng. 9 Những yếu tố động viên có khả năng tạo nên sự thỏa mãn • Tính thử thách của công việc. • Các cơ hội thăng tiến. • Cảm giác hoàn thành tốt một công việc. • Sự công nhận kết quả công việc. • Sự tôn trọng của người khác. • Trách nhiệm. • Tiền lương (tương ứng với thành tích). 10 Có thể rút ra được những nhận xét sau đây • Tiền lương là một yết tố cần thiết, nhưng không phải là tất cả. Không hẳn cứ phải tăng lương mới thúc đẩy người ta làm công việc tốt hơn mức cần thiết. • Những yếu tố về môi trường là rất nhiều nhưng khó thay đổi (một cá nhân hầu như không làm được gì để thay đổi chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc, tiền lương, ...). Khi tác động đến những yếu tố về môi trường, trước hết là nhằm mục đích giảm thiểu các bất bình, gia tăng sự thỏa thuận, chuẩn bị cho việc xuất hiện các yếu tố động viên. • Những yếu tố động viên thì có thể thay đổi : cá nhân có thể điều chỉnh sáng kiến của bản thân mình, tự mình xác định những mục tiêu cao và khó. Kết quả của việc thực hiện hoàn toàn tùy thuộc vào chính người thực hiện và anh ta có thể đo lường được kết quả của việc mình làm. • Ước muốn của nhân viên là trưởng thành và phát triển về mặt nghề nghiệp. Vì vậy, một người có động cơ làm việc là một người quan tâm đến công việc mình làm. Sự quan tâm rày bao giờ cũng tăng lên khi cá nhân được tự mình tổ chức công việc của mình.
File đính kèm:
- bai_giang_ky_nang_dong_vien_nhan_vien.pdf