Bài giảng Kinh tế vi mô I
Chương này đề cập đến những vấn đề kinh tế cơ bản và cách thức giải quyết
các vấn đề đó trong nền kinh tế. Giải thích được kinh tế học là gì, phân biệt được
kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô, kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn
tắc. Xác định những vấn đề cơ bản của mọi tổ chức kinh tế và cách thức giải quyết
của nền kinh tế. Bên cạnh đó khái niệm về chi phí cơ hội, vận dụng đường giới hạn
năng lực sản xuất, các qui luật chi phí cơ hội tăng dần đến sự lựa chọn kinh tế tối ưu
của doanh nghiệp cũng được đề cập đến trong chương này.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Kinh tế học
Mọi hoạt động của nền kinh tế đều nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của
con người. Để thỏa mãn nhu cầu, xã hội cần phải có các nguồn lực, đó chính là
các yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ mà con
người cần. Phần lớn nguồn lực của nền kinh tế có tính khan hiếm, đây là một vấn
đề phổ biến. Tất cả các cá nhân đều có nhu cầu vô hạn và khả năng để thỏa mãn
các nhu cầu đó là hữu hạn.Vì vậy, khan hiếm thể hiện số lượng hiện có của chúng
ít hơn so với nhu cầu của con người cần có chúng để sản xuất ra các sản phẩm mà
họ mong muốn. Để dung hòa mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của con người và
khả năng đáp ứng nhu cầu có giới hạn của xã hội, mỗi quốc gia phải có những
quyết sách để giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản đó là sản xuất hàng hóa dịch vụ
gì, sản xuất các hàng hóa dịch vụ đó thế nào và sản xuất các hàng hóa, dịch vụ đó
cho ai?
Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi cá nhân và xã hội phải đưa ra quyết định
lựa chọn. Các nhà kinh tế cho rằng: “Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn”.
Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và quản lý các nguồn lực hạn chế để đạt
được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người. Đặc biệt, kinh tế học
nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ
trong thế giới nguồn lực hạn chế.
Với các cách tiếp cận khác nhau các nhà kinh tế đã đưa ra một số khái niệm
về kinh tế học như sau:
Kinh tế học là việc nghiên cứu vấn đề con người và xã hội lựa chọn như thế
nào để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm có thể được sử dụng một cách khác8
nhau nhằm sản xuất ra các loại hàng hóa và phân phối cho người tiêu dùng hiện
nay hoặc trong tương lai.
Kinh tế học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm
của mình (N.Gregory Mankiw, 2003).
Kinh tế học là việc nghiên cứu xem xã hội quyết định các vấn đề sản xuất
cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai (David Begg, 2008).
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu hành vi con người và
các phúc lợi xã hội như là một mối quan hệ giữa một bên là các nhu cầu không
giới hạn của xã hội với bên kia là sự hạn chế của các nguồn cung vốn có các cách
sử dụng khác nhau (Lionel Robbins, 1995).
Qua nghiên cứu một số khái niệm trên ta có thể rút ra khái niệm kinh tế học
một cách khái quát như sau:
“Kinh tế học là một môn khoa học về sự lựa chọn, nó nghiên cứu và giải
quyết những vấn đề kinh tế cơ bản nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực khan
hiếm có hiệu quả nhất và phân phối các sản phẩm làm ra cho các thành viên trong
xã hội kể cả hiện tại và tương lai”
Như vậy trong khái niệm về kinh tế học ta nhận thấy rằng các nguồn lực có
tính khan hiếm và xã hội phải phân bổ, sử dụng các nguồn lực đó một cách có
hiệu quả.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế vi mô I
................................................................. 11 1.2. Ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế .............................................................. 13 1.2.1. Quyết định sản xuất cái gì? ................................................................................. 13 1.2.2. Quyết định sản xuất như thế nào? ....................................................................... 13 1.2.3. Quyết định sản xuất cho ai? ................................................................................. 14 1.3. Khan hiếm và sự lựa chọn ...................................................................................... 15 1.3.1. Tại sao phải lựa chọn ........................................................................................... 15 1.3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất ...................................................................... 17 1.3.3. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng ............................................................... 19 1.4. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô .............. 20 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 20 1.4.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 21 1.4.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 21 Câu hỏi ôn tập .......................................................................................................................... 24 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................... 24 Chương 2: CUNG - CẦU ...................................................................................................... 25 2.1. Cầu .......................................................................................................................... 25 2.2.1. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 25 2.2.2. Cách biểu diễn cầu ............................................................................................... 26 2.2.3. Cầu cá nhân và cầu thị trường ............................................................................. 27 2.2.4. Luật cầu ............................................................................................................... 28 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu ............................................................................. 29 2.2.6. Sự vận động và dịch chuyển của đường cầu ....................................................... 31 198 2.2. Cung........................................................................................................................ 34 2.2.1. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 34 2.2.2. Cách biểu diễn cung ............................................................................................ 35 2.2.3. Cung cá nhân và cung thị trường......................................................................... 36 2.2.4. Luật cung ............................................................................................................. 38 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung .......................................................................... 38 2.2.6. Sự vận động và dịch chuyển của đường cung ..................................................... 39 2.3. Cân bằng cung - cầu ............................................................................................... 40 2.3.1. Trạng thái cân bằng ............................................................................................. 40 2.3.2. Trạng thái dư thừa hay thiếu hụt thị trường ........................................................ 42 2.3.3. Sự thay đổi của điểm cân bằng ............................................................................ 43 2.4. Độ co giãn của cầu và cung .................................................................................... 51 2.4.1 Độ của giãn của cầu .............................................................................................. 51 2.4.2. Độ co dãn của cung ............................................................................................ 66 2.5. Sự can thiệp của Chính phủ vào giá trên thị trường ............................................... 67 2.5.1. Giá trần ................................................................................................................ 67 2.5.2 Giá sàn ................................................................................................................. 72 2.6. Thuế ........................................................................................................................ 73 2.6.1 Thuế đánh vào người sản xuất .............................................................................. 74 2.6.2 Thuế đánh vào người tiêu dùng ............................................................................ 76 2.7. Trợ cấp .................................................................................................................... 76 2.7.1 Trợ cấp cho người sản xuất .................................................................................. 76 2.7.2 Trợ cấp cho người tiêu dùng ................................................................................ 78 Câu hỏi ôn tập.......................................................................................................................... 79 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................... 79 Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG .............................................. 80 3.1. Lý thuyết về lợi ích ................................................................................................. 80 3.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 80 3.1.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần ...................................................................... 82 3.1.3. Lợi ích cận biên và đường cầu ............................................................................ 82 3.1.4. Thặng dư tiêu dùng .............................................................................................. 83 199 3.2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu ....................................................................................... 85 3.2.1. Các giả thiết về sở thích của người tiêu dùng ..................................................... 86 3.2.2. Xác định tiêu dùng tối ưu bằng lý thuyết lợi ích ................................................. 87 3.2.3. Phân tích lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng bằng hình học ............................ 90 Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................................ 102 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 102 Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI SẢN XUẤT .............................................. 104 4.1. Lý thuyết về sản xuất ............................................................................................ 104 4.1.1. Hàm sản xuất ..................................................................................................... 104 4.1.2. Hiệu suất theo quy mô ....................................................................................... 105 4.1.3. Phân tích sản xuất trong ngắn hạn ..................................................................... 106 4.1.4. Phân tích sản xuất trong dài hạn ........................................................................ 109 4.2. Lý thuyết chi phí sản xuất .................................................................................... 115 4.2.1. Chi phí kinh tế và chi phí kế toán. ..................................................................... 115 4.2.2. Các loại chi phí ngắn hạn .................................................................................. 115 4.2.3. Chi phí dài hạn ................................................................................................... 119 4.3. Lý thuyết về lợi nhuận .......................................................................................... 121 4.3.1. Khái niệm .......................................................................................................... 121 4.3.2. Tối đa hoá lợi nhuận .......................................................................................... 123 Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................................ 125 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 125 Chương 5: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG ............................................................................. 126 5.1. Thị trường và phân loại thị trường ....................................................................... 126 5.1.1. Khái niệm thị trường ......................................................................................... 126 5.1.2. Khái niệm cấu trúc thị trường ............................................................................ 127 5.1.3. Phân loại thị trường ........................................................................................... 129 5.2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ........................................................................... 130 5.2.1. Những điều kiện tồn tại của thị trường cạnh tranh hoàn hảo ............................ 130 5.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo................... 132 5.2.3. Quyết định sản xuất trong ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. .. 133 5.2.4. Đường cung trong ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo ............... 134 200 5.2.5. Đường cung ngắn hạn của ngành ..................................................................... 138 5.2.6. Quyết định sản xuất trong dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo ...... 139 5.2.7. Thặng dư người sản xuất .................................................................................. 142 5.3. Thị trường độc quyền bán .................................................................................... 145 5.3.1. Đặc điểm của thị trường độc quyền bán ............................................................ 145 5.3.2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền ...................................................................... 146 5.3.3. Phân tích thị trường độc quyền.......................................................................... 147 5.4. Thị trường cạnh tranh độc quyền ......................................................................... 155 5.4.1. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền ................................................. 155 5.4.2. Phân tích thị trường cạnh tranh độc quyền ........................................................ 156 5.5. Thị trường độc quyền tập đoàn (độc quyền nhóm) .............................................. 160 5.5.1. Khái niệm và đặc trưng ..................................................................................... 160 5.5.2. Cạnh tranh và hợp tác trên thị trường độc quyền nhóm .................................... 162 Câu hỏi ôn tập........................................................................................................................ 168 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 169 Chương 6: THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT ................................................... 170 6.1. Thị trường lao động .............................................................................................. 170 6.1.1. Cầu lao động ...................................................................................................... 170 6.1.2. Cung lao động .................................................................................................... 174 6.1.3. Cân bằng trên thị trường lao động ..................................................................... 177 6.2. Thị trường vốn ...................................................................................................... 179 6.2.1. Cầu về vốn ......................................................................................................... 179 6.2.2. Cung về vốn ....................................................................................................... 182 6.2.3. Cân bằng và sự điều chỉnh trên thị trường vốn ................................................. 183 6.3. Thị trường đất đai ................................................................................................. 184 6.3.1. Cầu về đất đai .................................................................................................... 184 6.3.2. Cung đất đai ....................................................................................................... 185 6.3.3. Cân bằng thị trường đất đai ............................................................................... 185 Câu hỏi ôn tập........................................................................................................................ 186 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 187 201 Chương 7: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG ..... 188 7.1. Những thất bại của thị trường ............................................................................... 188 7.1.1. Cân bằng hiệu quả (hiệu quả Pareto) ................................................................. 188 7.1.2. Những thất bại của thị trường ............................................................................ 189 7.2. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường. ............................................. 193 7.2.1. Đối với các ngoại ứng........................................................................................ 193 7.2.2. Đối với hàng hoá công cộng .............................................................................. 194 7.2.3. Đối với sức mạnh thị trường.............................................................................. 194 Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................................ 196 Tài liệu tham khảo....196
File đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_i.pdf