Bài giảng Kiểm toán doanh nghiệp thương mại - Bài 4: Kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ - Đoàn Thị Trúc Quỳnh
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Phân biệt được đặc thù riêng có trong doanh nghiệp kinh
doanh du lịch, dịch vụ và ảnh hưởng đến công tác kế toán.
• Phân loại chính xác các khoản mục chi phí trong doanh
nghiệp du lịch, dịch vụ.
• Liệt kê được cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán cơ bản
trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụv1.0014106230
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để hiểu rõ bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến
thức cơ bản liên quan đến các môn học sau:
• Kế toán tài chính 1;
• Kế toán tài chính 2
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán doanh nghiệp thương mại - Bài 4: Kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ - Đoàn Thị Trúc Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán doanh nghiệp thương mại - Bài 4: Kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ - Đoàn Thị Trúc Quỳnh
v1.0014106230 1 BÀI 4 KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH, DỊCH VỤ Giảng viên: ThS. Đoàn Thị Trúc Quỳnh v1.0014106230 2 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân biệt được đặc thù riêng có trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ và ảnh hưởng đến công tác kế toán. • Phân loại chính xác các khoản mục chi phí trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ. • Liệt kê được cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ v1.0014106230 3 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu rõ bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau: • Kế toán tài chính 1; • Kế toán tài chính 2. v1.0014106230 4 • Đọc giáo trình Kế toán tài chính; • Đọc Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành; • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. HƯỚNG DẪN HỌC Hình 1.1: Minh họa v1.0014106230 5 CẤU TRÚC NỘI DUNG 4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ 4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ 4.3. Kế toán tập hợp chi phí kinh doanh và xác định kết quả tiêu thụ v1.0014106230 6 4.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH, DỊCH VỤ • Hoạt động dịch vụ là các hoạt động có tính chuyên nghiệp do các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. • Phân loại dịch vụ Theo tính chất dịch vụ: Dịch vụ có tính chất sản xuất; Dịch vụ có tính chất sự nghiệp; Dịch vụ hành chính. Theo chủ thể cung cấp dịch vụ: Dịch vụ chỉ do tư nhân cung cấp; Dịch vụ chỉ cơ quan chức năng nhà nước cung cấp; Dịch vụ do cả tư nhân và nhà nước cung cấp. Theo mục tiêu: Dịch vụ có mục tiêu lợi nhuận; Dịch vụ phi lợi nhuận. v1.0014106230 7 4.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH, DỊCH VỤ (tiếp theo) • Đặc điểm về sản phẩm trong hoạt động dịch vụ: Các sản phẩm trong lĩnh vực này phần lớn là dịch vụ, không mang hình thức vật chất cụ thể. Quá trình cung cấp dịch vụ và sản phẩm trong hoạt động du lịch mang tính kế tiếp, kết nối, không tách rời nhau. Sản phẩm trong ngành dịch vụ là sự tổng hợp của nhiều nguồn lực khác nhau, là sự kết hợp của nhiều khâu, nhiều bộ phận: Vận tải, khách sạn, cửa hàng kinh doanh hàng hóa, Sản phẩm dịch vụ thường được bán trước khi người tiêu dùng nhận được hoặc được hưởng kết quả. Sản phẩm trong hoạt động du lịch mang nặng tính văn hóa – xã hội, góp phần tăng cường hoạt động giao lưu, tìm hiểu văn hóa giữa các dân tộc, khu vực, tầng lớp. Hoạt động dịch vụ mang tính mùa vụ, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Giá cả biến động linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm, đối với một số dịch vụ Nhà nước trực tiếp chi phối chính sách giá cả. v1.0014106230 8 4.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH, DỊCH VỤ (tiếp theo) Các dịch vụ chính trong hoạt động du lịch, dịch vụ Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn du lịch Kinh doanh vận chuyển khách du lịch Kinh doanh dịch vụ khách sạn Kinh doanh dịch vụ ăn uống Kinh doanh hàng hóa Kinh doanh các dịch vụ khác v1.0014106230 9 • Đặc điểm chung: Do sản phẩm trong ngành dịch vụ thường không có hình thái vật chất cụ thể nên không cần nhập, xuất kho và cũng không tính giá sản phẩm dở dang. Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong sản phẩm dịch vụ thường rất nhỏ, không đáng kể. Chi phí chủ yếu chính là chi phí nhân công, cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại. Do không cần nhập, xuất kho nên rất khó phân biệt chi phí thực hiện dịch vụ để tính vào giá thành sản xuất và chi phí bán hàng. Các dịch vụ đa dạng, phong phú, mang tính tổng hợp nên sử dụng nhiều chứng từ bổ sung, mang tính nội bộ, được thiết kế riêng cho phù hợp với từng loại dịch vụ. • Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu được tính một cách chắc chắn; Người bán có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch; Xác định được phần công việc hoàn thành vào ngày lập báo cáo; Xác định được các chi phí liên quan đến phát sinh và thực hiện giao dịch. 4.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH, DỊCH VỤ v1.0014106230 10 • Đặc điểm chi phí trong ngành du lịch: Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành: Theo từng tour; Với những khoản mục chi phí không thể tách riêng theo từng tour hoặc từng dịch vụ thì sẽ được phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Không có sản phẩm dở dang. Chi phí thực hiện dịch vụ bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm các khoản chi liên quan trực tiếp đến khách du lich như: Chi phí ăn uống, tàu xe, các loại vé vào thăm quan, Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp hướng dẫn du lịch. Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi liên quan đến bộ phận điều hành như: Lương nhân viên tổng đài, sắp xếp tour, 4.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH, DỊCH VỤ (tiếp theo) v1.0014106230 11 • Đặc điểm chi phí trong ngành dịch vụ lưu trú: Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành: Theo từng lượt thuê phòng. Nếu khách sạn cung cấp nhiều dịch vụ khác kết hợp với dịch vụ lưu trú như ăn uống, giặt là, điện thoại,và các chi phí không tách biệt thì kế toán tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Chi phí thực hiện dịch vụ bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm các khoản chi liên quan trực tiếp đến phòng cho thuê như: bộ bàn chải, xà phòng, chè,(đã bao gồm trong giá thuê phòng). Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ phòng. Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí liên quan đến hoạt động chung của dịch vụ lưu trú như: Tiền điện, điện thoại, nước, khấu hao tài sản cố định, phân bổ giá trị công cụ dụng cụ, 4.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH, DỊCH VỤ (tiếp theo) v1.0014106230 12 • Đặc điểm chi phí trong ngành dịch vụ vận chuyển: Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành: Theo từng chuyến, theo từng xe, theo từng hợp đồng. Chi phí trong ngành dịch vụ vận chuyển bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về xăng, dầu, Chí phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của lái xe, phụ xe. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng xe, dịch vụ mua ngoài, Không có sản phẩm dở dang. 4.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH, DỊCH VỤ (tiếp theo) v1.0014106230 13 • Đặc điểm chi phí trong ngành dịch vụ ăn uống: Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành: Theo từng món ăn, từng suất hoặc tính chung cho toàn bộ. Chi phí trong ngành dịch vụ ăn uống bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về lương thực, thực phẩm,.. Chí phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của đầu bếp, phụ bếp, nhân viên bàn,.. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí điện, nước, lương nhân viên quản lý, bảo vệ, chi phí khấu hao tài sản cố định, 4.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH, DỊCH VỤ (tiếp theo) v1.0014106230 14 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • Trả lời câu hỏi thứ 1: Trong các công ty du lịch, đối tượng tính giá thành thường được tập hợp chung cho toàn bộ các đơn hàng của cả năm mà không tách riêng cho từng tour, từng hợp đồng. Thứ nhất là do các cấp quản lý của công ty chưa có yêu cầu xác định lãi, lỗ của từng tour nên Phòng kế toán chưa thực hiện. Thứ hai là tại công ty có một số chi phí phát sinh và thực hiện dịch vụ không thể tách riêng cho từng tour mà chỉ tập hợp chung, ví dụ như tiền lương nhân viên hướng dẫn. Hiện nay, công ty ký hợp đồng dài hạn với 5 nhân viên hướng dẫn và trả lương cố định theo thời gian và công việc với phần trăm theo doanh thu tour hướng dẫn. Như vậy, khi nhân viên cơ hữu này hướng dẫn trong tháng 3,4 tour thì tiền lương cố định của anh này cũng sẽ phải phân bổ. Hoặc ví dụ như công ty có đầu tư mua sắm 3 chiếc ô tô để đưa đón khách du lịch. Thì chi phí về khấu hao, sữa chữa thiết bị cũng sẽ là chung và phân bổ. Vì vây, trong thời gian trước mắt thì Phòng kế toán vẫn thực hiện tính giá thành dịch vụ 1 lần vào cuối năm. • Trả lời câu hỏi thứ 2: Đúng là hiện nay rất nhiều công ty có cung ứng dịch vụ này nhằm mở rộng và nâng cao hình ảnh của công ty. Bản chất đây là hoạt động bán hàng vì vậy ta phải ghi nhận giá vốn, doanh thu bán hàng như các doanh nghiệp thông thường nhé. v1.0014106230 15 4.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ 4.3.1. Tài khoản sử dụng 4.3.2. Phương pháp kế toán v1.0014106230 16 4.3.1. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG Tài khoản sử dụng Tài khoản về các yếu tố đầu vào: TK 152, 153, 214, 334, 338, Tài khoản thanh toán: TK 131, 331, 111, 112,.. Tài khoản tập hợp chi phí: TK 621, 622, 627, 641, 642 Tài khoản tính giá thành dịch vụ: TK 154 Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 635, 511, 911,.. v1.0014106230 17 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Trả lời câu thứ 3: Hiện này vì công ty chỉ đang cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch thuần túy, chưa kết hợp với các loại hình dịch vụ khác như ăn uống, vì vậy công ty chưa cần chi tiết 2 tài khoản này. v1.0014106230 18 4.3.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN • NV1: Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. • NV2: Phản ánh các khoản giảm trừ khi mua vật tư. • NV3: Phản ánh chiết khấu thanh toán khi mua vật tư. • NV4: Kết chuyển chi phí để tính giá thành dịch vụ Nợ TK 621, 622, 627, 635, 641, 642, Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 334, 338, Nợ TK 111, 112, 331,.. Có TK 152, 153,. Có TK 133 Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627 Nợ TK 111, 112, 3310 Có TK 515 v1.0014106230 19 • NV5: Khi dịch vụ được xác định là tiêu thụ Phản ánh giá vốn: Phản ánh doanh thu: • NV6: Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu: • NV7: Phản ánh chiết khấu thanh toán khi bán hàng: 4.3.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN (tiếp theo) Có TK 111, 112, 131Nợ TK 635 Có TK 111, 112, 131Nợ TK 521, 532 Nợ TK 3331 Có TK 511 Có TK 3331 Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 154Nợ TK 632 v1.0014106230 20 4.3.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN (tiếp theo) • NV8: Kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu. Kết chuyển doanh thu thuần từ việc cung cấp dịch vụ. Kết chuyển chi phí. Kết chuyển thu chi hoạt động tài chính, hoạt động khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tương tự như các doanh nghiệp sản xuất thông thường. Có TK 521, 532Nợ TK 511 Có TK 632, 641, 642Nợ TK 911 Có TK 911Nợ TK 511 v1.0014106230 21 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài này đã xem xét các nội dung chính sau: • Đặc điểm riêng có trong hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ; • Các khoản mục chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ; • Quy trình kế toán chi phí và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ; • Chế độ kế toán để ghi nhận các nghiệp vụ tại doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ.
File đính kèm:
- bai_giang_kiem_toan_doanh_nghiep_thuong_mai_bai_4_ke_toan_tr.pdf