Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng

1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH DÀI HẠN

• Quyết định dài hạn là những quyết định mang tính chất kế hoạch dài hạn, thường liên

quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

• Quyết định dài hạn thông thường mang tính chất chiến lược nên các quyết định này có

tác dụng rất lớn đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp:

 Các quyết định đầu tư dài hạn đúng đắn là cơ sở mang lại chiến lược kinh doanh

hiệu quả cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu.

 Các quyết định dài hạn là những căn cứ quan

trọng để nhà quản trị xây dựng các quyết định

ngắn hạn chính xác và hợp lý.

 Kết quả phân tích các quyết định kinh doanh

dài hạn giúp doanh nghiệp lường trước những

khó khăn trong tương lai xa, từ đó các nhà

quản trị có thể chủ động về cơ sở vật chất kỹ

thuật cũng như nguồn lực tài chính hợp lý.

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang xuanhieu 8040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 9: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh dài hạn - Lê Ngọc Thăng
ết định dài hạn có thể chia thành hai loại cơ bản là quyết định sàng
lọc và quyết định ưu tiên.
6
 Quyết định sàng lọc là những quyết định
chỉ liên quan đến một dự án nhưng có
nhiều phương án khác nhau đều thỏa mãn
cùng một mục tiêu của dự án.
 Quyết định ưu tiên là các quyết định có liên
quan đến nhiều dự án, nhằm các mục đích
khác nhau. Vì vậy trong cùng một lúc nhà
quản trị phải lựa chọn những dự án theo
thứ tự ưu tiên.
v1.0015107228
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH DÀI HẠN
Quyết định dài hạn là những quyết định liên quan tới hoạt động đầu tư nên có những đặc
điểm hoàn toàn khác biệt với những quyết định kinh doanh ngắn hạn mang tính chất tác
nghiệp. Những đặc điểm này bao gồm:
• Quyết định dài hạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài nên ưu tiên hàng đầu
của các quyết định này là khả năng hoàn vốn của dự án.
7
• Mục tiêu của các quyết định dài hạn đôi khi không chỉ
vì lợi nhuận mà vì những mục tiêu phi lợi nhuận. Ví
dụ: Việc đầu tư các thiết bị xử lý nước thải công
nghiệp hoàn toàn không mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp nhưng lại rất quan trọng trong việc bảo
vệ môi trường, sức khỏe cho lao động.
• Quyết định dài hạn thường chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố kinh tế vĩ mô và vi mô. Ví dụ: chính sách về tỷ
giá có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định đầu tư
của các nhà đầu tư nước ngoài.
v1.0015107228
3.2. Phương pháp kỳ hoàn vốn
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH DÀI HẠN
8
3.1. Phương pháp giá trị hiện tại thuần
3.3. Phương pháp tỷ lệ sinh lời giản đơn
3.4. Phương pháp tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian
v1.0015107228
3.1. PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ HIỆN TẠI THUẦN
9
Giá trị hiện tại của
các khoản thu, chi = Các khoản thu, chi Hệ số chiết khấu
• Phương pháp giá trị hiện tại thuần là phương pháp ra quyết định dài hạn dựa trên
việc so sánh giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiền thu và chi trong tương lai của
các dự án đầu tư.
• Phương pháp giá trị hiện tại thuần được thực hiện tuần tự theo các bước sau:
 Thu thập thông tin liên quan tới những khoản thu, chi có thể phát sinh trong
tương lai theo từng dự án đầu tư.
 Xác định giá trị hiện tại của tất cả những khoản tiền thu, chi trên. Theo đó:
 Xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của từng dự án. Theo đó
NPV = Giá trị hiện tại các khoản thu – Giá trị hiện tại các khoản chi
v1.0015107228
3.1. PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ HIỆN TẠI THUẦN (tiếp theo)
10
• Hệ số chiết khấu một khoản tiền trong tương lai theo giá trị hiện tại được xác định
theo công thức như sau:
• Giá trị hiện tại của một khoản tiền đơn:
• Tương tự như vậy giá trị hiện tại của một dòng tiền kép:
Trong đó: PV là giá trị hiện tại;
FV là giá trị tương lai;
A là dòng tiền đều hàng năm;
r là lãi suất chiết khấu;
k là năm phát sinh dòng tiền.
Hệ số chiết khấu = 1(1 + r)k
PV = FV 1(1 + r)k
PV = A 1 (1 – 1 )r (1 + r)k
v1.0015107228
VÍ DỤ 1
Năm 2015, ông Nam có sử dụng 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm được để đầu tư một miếng đất
và dự định sẽ bán lấy tiền cho con trai đi du học trong 5 năm tới. Theo ước tính thì năm
2020 miếng đất của ông Nam sẽ có giá khoảng 1,5 tỷ đồng và tỷ lệ trượt giá của đồng
tiền khoảng 6%/năm. Theo bạn ông Nam có nên đầu tư không?
Lời giải:
• Hệ số chiết khấu đối với 1,5 tỷ ông Nam thu được sau 5 năm là:
1/(1 + 0,06)5 = 0,747
• Vậy giá trị hiện tại của 1,5 tỷ tiền bán đất của ông Nam sẽ là:
PV = 1,5 0,747 = 1,12 (tỷ đồng)
• Giá trị hiện tại thuần từ khoản đầu tư sẽ là:
NPV = 1,12 – 1 = 0,12 (tỷ đồng)
• Khoản đầu tư của ông Nam có NPV > 0 nghĩa là khoản đầu tư này có thể thực hiện
được. Tuy nhiên với mức NPV khá thấp là 120 triệu đồng sau 5 năm ông Nam hoàn
toàn có thể nghĩ tới những phương án đầu tư khác hấp dẫn hơn.
11
v1.0015107228
VÍ DỤ 2
12
Trần Trung là một thanh niên ưa mạo hiểm trong kinh doanh. Năm 2015, Trung quyết
định bỏ công việc kế toán công trình tại HUD để cùng vợ mở căng tin tại trường đại học
K. Để mở được căng tin này Trung đã phải đầu tư 300 triệu đồng cơ sở vật chất ban đầu
như bàn, ghế, kiot, bếp nấu
Hợp đồng của Trung với trường có thời hạn trong 5 năm. Và theo như ước tính của
Trung mỗi năm căng tin sẽ mang lại cho hai vợ chồng khoản lãi 120 triệu đồng. Nếu lãi
suất chiết khấu là 10%, theo bạn Trung có nên thực hiện quyết định này không?
Bên cạnh những thông tin tài chính của dự án trên, Trung cần quan tâm tới những yếu tố
nào khác không?
v1.0015107228
VÍ DỤ 2 (tiếp theo)
13
Lời giải:
Hệ số chiết khấu đối với khoản lãi 120 triệu hàng năm là:
Vậy giá trị hiện tại của khoản lãi 120 triệu sẽ là:
PV = 120 3,791 = 454,92 (triệu đồng)
Giá trị hiện tại thuần từ khoản đầu tư sẽ là:
NPV = 454,92 – 300 = 154,92 (triệu đồng)
Như vậy khoản đầu tư của Trung hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên bên cạnh khía
cạnh tài chính mang lại từ dự án Trung còn cần quan tâm tới những khía cạnh phi tài
chính như: khả năng có thể ký tiếp hợp đồng với trường K, tiền lương bị mất đi do Trung
bỏ việc
Hệ số chiết khấu = 1 1 = 3,7910,1 (1 + 0,1)5
v1.0015107228
3.2. PHƯƠNG PHÁP KỲ HOÀN VỐN
14
• Với nhứng dự án có thời gian thu hồi vốn kéo dài thì bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận nhà
quản trị còn chú trọng tới thời hạn thu hồi vốn (kỳ hoàn vốn). Kỳ hoàn vốn có thể hiểu
đó là độ dài thời gian cần thiết đối với 1 dự án đầu tư để bù lại chi phí ban đầu của
dự án từ các khoản thu tiền mặt mà nó sinh ra.
• Theo đó kỳ hoàn vốn của dự án được xác định theo công thức:
• Trong đó:
Thu nhập để hoàn vốn = Lợi nhuận + Khấu hao
Vốn đầu tư = Vốn đầu tư ban đầu – Giá trị thanh lý tài sản
Kỳ hoàn vốn =
Vốn đầu tư
Thu nhập bù đắp vốn
v1.0015107228
VÍ DỤ 3
Cửa hàng rửa xe Minh Tuấn cần mua một máy đánh bọt để giảm thiểu thời gian rửa xe
và tiền mua chất tẩy rửa. Chủ cửa hàng đang xem xét hai loại máy của hai hãng cung
cấp khá nổi tiếng. Một là máy của Nhật giá mua là 36.000.000 đồng và sẽ làm giảm chi
phí hoạt động là 12.000.000 đồng mỗi năm. Hai là máy của Trung Quốc giá mua chỉ có
24.000.000 đồng, nhưng chi phí tiết kiệm được là 9.600.000 đồng/năm.
Theo bạn anh Tuấn nên mua của nhà cung cấp nào có lợi hơn?
Lời giải:
• Theo thông tin từ hai nhà cung cấp chúng ta có thể xác định được kỳ hoàn vốn của
hai thiết bị như sau:
 Thiết bị từ Nhât: 36/12 = 3 (năm)
 Thiết bị từ Trung Quốc: 24/9,6 = 2,5 (năm)
• Kỳ hoàn vốn cho nhà quản trị biết khoảng thời gian cần thiết để thu hồi vốn của dự
án nhưng lại không phản ánh được lợi nhuận từ dự án.
• Trong ví dụ này, thiết bị Trung Quốc có thời gian hoàn vốn ngắn hơn nhưng nếu bổ
sung thêm thông tin về thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị này chỉ là 5 năm còn
thiết bị Nhật là 10 năm thì quyết định của nhà đầu tư có thể hoàn toàn thay đổi.
15
v1.0015107228
3.3. PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỜI GIẢN ĐƠN
• Đối với các dự án dài hạn, yêu cầu về nguồn lực đầu tư lớn thì việc vay vốn là điều
hoàn toàn có thể xảy ra. Trong trường hợp này tỷ lệ sinh lời lại trở thành mối quan
tâm hàng đầu đối với nhà quản trị.
• Theo đó tỷ lệ sinh lời giản đơn sẽ được xác định theo công thức:
• Hoặc theo công thức
16
Tỷ lệ sinh lời
giản đơn =
 Thu nhập – Chi phí (gồm cả khấu hao) 100%
Thu nhập bù đắp vốn
Tỷ lệ sinh lời
giản đơn =
Chi phí tiết kiệm được – Chi phí khấu hao 100%
Vốn đầu tư
v1.0015107228
VÍ DỤ 4
Công ty dịch vụ chuyển nhà Thành Công đang xem xét mua sắm thêm một xe tải 5 tấn
để đáp ứng tốt hơn những đơn hàng ngày một gia tăng. Giá đầu tư ban đầu một chiếc
xe tải 5 tấn là 950 triệu đồng, thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm. Hiện tại mỗi chiếc xe
tải như vậy mang lại thu nhập cho công ty là 300 triệu đồng/năm và chi phí hoạt động là
85 triệu đồng/năm. Giá trị thanh lý ước tính sau 10 năm sử dụng là 50 triệu đồng.
Giám đốc công ty Thành Công có nên thực hiện dự án này không?
Lời giải:
Căn cứ trên số liệu đã thu thập được, tỷ lệ hoàn vốn giản đơn của dự án là:
17
Tỷ lệ sinh lời
giản đơn =
300 – (85 + 95) × 100% = 13,33%950 – 50 
v1.0015107228
3.4. PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỜI CÓ ĐIỀU CHỈNH THEO THỜI GIAN
18
• Tỷ lệ hoàn điều chỉnh theo thời gian hay còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) là mức
lãi suất chiết khấu mà khi sử dụng để quy đổi các dòng tiền thu và chi của một dự án
đầu tư thì giá trị hiện tại thuần của dự án đó có giá trị là 0.
• Nếu một dự án có tỷ lệ sinh lời > tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thì càng mang lại nhiều lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
• Để xác định tỷ lệ hoàn vốn có điều chỉnh theo thời gian của một dự án chúng ta có thể
thực hiện theo nhiều cách khác nhau:
Cách 1:
 Bước 1: Chọn hai mức lãi suất chiết khấu r1 và r2 gần với tỷ lệ hoàn vốn giản đơn.
 Bước 2: Xác định NPV của dự án tương ứng với hai mức lãi suất chiết khấu trên.
 Bước 3: Xác định tỷ lệ hoàn vốn điều chỉnh theo thời gian (IRR) theo công thức:
IRR = r1 + [NPV1 /(NPV1 – NPV2)] (r2 – r1)
v1.0015107228
3.4. PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ SINH LỜI CÓ ĐIỀU CHỈNH THEO THỜI GIAN
(tiếp theo)
19
IRR = r0 +
H0 – H (r1 – r0)H0 – H1
Cách 2: Sử dụng bảng giá trị hiện tại của dòng tiền kép
 Bước 1: Xác định hệ số sinh lời theo thời gian của dự án.
 Bước 2: Sử dụng hệ số sinh lời theo thời gian vừa tính được tra trên bảng giá trị
hiện tại của dòng tiền kép. Trong đó các dòng biểu thị số năm của dự án và các
cột biểu thị tỷ lệ hoàn vốn có điều chỉnh theo thời gian.
 Bước 3: Nếu không có giá trị nào trong bảng trùng với hệ số sinh lời theo thời
gian của dự án thì chọn hai tỷ lệ hoàn vốn lân cận và hai hệ số sinh lời theo thời
gian tương ứng.
Trong đó: r0, r1 là hai tỷ lệ hoàn vốn lân cận;
H0, H1 là hai hệ số sinh lời tương ứng;
H là hệ số sinh lời theo thời gian của dự án.
v1.0015107228
VÍ DỤ 5
Sử dụng thông tin của ví dụ 4 – công ty Thành Công trong phương pháp tỷ lệ sinh lời
giản đơn – khi xem xét theo phương pháp tỷ lệ sinh lời có điều chỉnh theo thời gian
nhà quản trị cần phân tích những thông tin sau:
Hệ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian = 950/(300 – 85) = 4,419
Tra bảng giá trị hiện tại của dòng tiền kép ta thấy 4,419 xấp xỉ 4,494. Vì vậy tỷ lệ hoàn
vốn nội bộ của dự án là 18% lớn hơn so với tỷ lệ sinh lời giản đơn 13,33% rất nhiều.
Để xác định chính xác tỷ lệ hoàn vốn nội bộ chúng ta chọn hai mức lãi suất chiết khấu
gần nhất với hệ số sinh lời theo thời gian của dự án là:
R0 = 18% và H0 = 4,494; R1 = 20% và H1 = 4,192
Dựa vào công thức ta có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án này là:
IRR = 18% + [(4,494 – 4,419)/(4,494 – 4,192)] (20% – 18%) = 18,5%
20
v1.0015107228
Phụ lục 1: BẢNG GIÁ TRỊ HIỆN TẠI DÒNG TIỀN ĐƠN
21
Kỳ 4% 5% 6% 8% 10% 12%
1 0,962 0,952 0,943 0,926 0,909 0,839
2 0,925 0,907 0,890 0,857 0,826 0,797
3 0,889 0,864 0,840 0,794 0,751 0,712
4 0,855 0,823 0,792 0,735 0,683 0,636
5 0,822 0,784 0,747 0,681 0,621 0,567
6 0,790 0,746 0,705 0,630 0,564 0,507
7 0,760 0,711 0,663 0,583 0,513 0,452
8 0,731 0,677 0,627 0,540 0,467 0,404
9 0,703 0,645 0,592 0,500 0,424 0,361
10 0,676 0,614 0,558 0,463 0,386 0,322
11 0,650 0,585 0,527 0,492 0,350 0,287
12 0,625 0,557 0,497 0,397 0,319 0,257
v1.0015107228 22
Phụ lục 2: BẢNG GIÁ TRỊ HIỆN TẠI DÒNG TIỀN KÉP
Kỳ 4% 5% 6% 8% 10% 12%
1 0,962 0,952 0,943 0,926 0,909 0,893
2 1,866 1,859 1,833 1,783 1,763 1,690
3 2,775 2,723 2,673 2,577 2,478 2,402
4 3,630 0,456 0,465 3,312 3,170 2,073
5 4,452 4,330 4,212 3,993 3,791 3,605
6 5,242 5,067 4,917 4,623 4,355 4,111
7 6,002 5,756 5,582 5,206 4,868 4,564
8 6,733 6,463 6,216 5,747 5,335 4,968
9 7,435 7,108 6,802 6,247 5,759 5,328
10 8,111 7,722 7,360 6,710 6,145 5,650
11 8,760 8,384 7,887 7,139 6,495 5,988
12 9,335 8,863 8,384 7,536 6,814 6,194
v1.0015107228
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Nếu xem xét trên khía cạnh kế toán, lợi nhuận thu được từ việc đầu tư máy pha cà phê:
 Chi phí tiết kiệm được: 2 triệu đồng 12 tháng 10 năm = 240 triệu đồng
 Thu nhập từ việc thanh lý thiết bị cũ, mới:
12 triệu đồng + 8 triệu đồng = 20 triệu đồng
• Chi phí đầu tư ban đầu: 180 triệu đồng
• Lợi nhuận kế toán: 240 + 20 – 180 = 80 triệu đồng.
• Nếu xét tới mức độ giảm giá của đồng tiền là 10%/năm, ta có bảng quy đổi theo giá trị
hiện tại như sau:
23
Khoản mục Năm Số tiền Giá trị hiện tại 
1. Chi phí đầu tư ban đầu 0 180 180
2. Tiền lương tiết kiệm 1 – 10 24 147
3. Giá trị thanh lý thiết bị cũ 0 8 8
4. Giá trị thanh lý thiết bị mới 10 12 4,6
5. Giá trị hiện tại ròng – 20,4 
v1.0015107228
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 
Tỷ lệ sinh lời có điều chỉnh theo thời gian là:
A. tỷ lệ giữa lợi nhuận kế toán với vốn đầu tư của một dự án.
B. tỷ lệ sinh lời mà tại đó giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không.
C. tỷ lệ giữa lợi nhuận góp và doanh thu của dự án.
D. tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận kế toán của một dự án với số năm mà dự án hoạt động.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. tỷ lệ sinh lời mà tại đó giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không.
• Vì: Tỷ lệ sinh lời có điều chỉnh theo thời gian hay tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) là mức lãi
suất mà khi chiết khấu các dòng tiền của một dự án về giá trị hiện tại sẽ cho giá trị hiện
tại thuần (NPV) bằng không.
24
v1.0015107228
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 
Giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư dài hạn được xác định bằng:
A. Giá trị hiện tại của dòng tiền thu – Giá trị hiện tại của dòng tiền chi
B. Giá trị hiện tại của dòng tiền thu – Giá trị kế toán của dòng tiền chi
C. Giá trị kế toán của dòng tiền thu – Giá trị hiện tại của dòng tiền chi
D. Giá trị kế toán của dòng tiền thu – Giá trị kế toán của dòng tiền chi
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Giá trị hiện tại của dòng tiền thu – Giá trị hiện tại của dòng tiền chi
• Vì: Giá trị hiện tại thuần là chênh lệch giữa giá trị thuần của dòng tiền thu và dòng
tiền chi của một dự án đầu tư dài hạn.
25
v1.0015107228
BÀI TẬP
Công ty Hùng Vương muốn thay thế dây chuyền sản xuất hiện tại bằng một dây chuyền
mới nhằm tiết kiệm chi phí vật liệu trong sản xuất. Giá mua dây chuyền mới là 300 triệu
đồng với thời gian sử dụng ước tính là 10 năm. Dây chuyền cũ có thể thu được 5 triệu
đồng khi thanh lý. Công ty sẽ tiết kiệm được 48 triệu đồng chi phí vật liệu mỗi năm. Nếu
lãi suất chiết khấu là 10% công ty có chấp nhận dự án dựa trên NPV không?
Trả lời:
Dựa vào thông tin đầu bài ta có bẳng tính NPV như sau:
• Không chấp nhận dự án vì NPV < 0.
Khoản mục Thời gian Hệ số chiết khấu Số tiền PV 
Luồng tiền ra 300
+ Đầu tư dây chuyền mới 0 1 300 300
Luồng tiền vào 299,96
+ Thanh lý dây chuyền cũ 0 1 5 5
+ Tiết kiệm chi phí vật liệu 1-10 6,145 48 294,96
NPV -0.04
v1.0015107228
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn đề cập đến những nội dung
như: Làm rõ khái niệm về quyết định dài hạn, tác dụng của các quyết định dài hạn
trong hệ thống quản lý doanh nghiệp, phân loại các quyết định dài hạn.
• Những đặc điểm nổi bật của các quyết định dài hạn, như: Vốn đầu tư lớn, phát huy
tác dụng trong thời gian dài, phải tính đến sự biến động của đồng tiền và một số các
quyết định dài hạn mà các doanh nghiệp thường gặp.
• Các phương pháp ra quyết định dài hạn, như: Phương pháp hiện giá thuần, phương
pháp kỳ hoàn vốn, phương pháp tỉ lệ sinh lời giản đơn, phương pháp tỷ lệ sinh lời có
điều chỉnh theo thời gian.
27

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_can_ban_bai_9_thong_tin_ke_toan_quan_tri.pdf