Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán

4.1.1. Khái quát chung về đối tượng và khách thể kiểm toán

Đối tượng của kiểm toán là tất cả các vấn đề cần được kiểm toán trước hết và chủ yếu

là thực trạng hoạt động tài chính trong các đơn vị.

Đối tượng của kiểm toán trước hết là các tài liệu kế toán vì đây là đối tượng quan tâm

trực tiếp của cả các nhà quản lý và những người quan tâm khác. Các tài liệu kế toán

thường bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh, các sổ sách, chứng từ

kế toán. Nhưng với mọi người quan tâm, các con số và tài liệu kế toán không còn ý

nghĩa nếu như không gắn liền với thực trạng tài chính của đơn vị kiểm toán. Có điều

này là do tính phức tạp của quan hệ tài chính và giới hạn về trình độ, phương tiện xử

lý thông tin nên kế toán không thể thu thập được tất cả các thông tin tài chính. Chính

vì vậy, kiểm toán không chỉ giới hạn đối tượng ở tài liệu kế toán mà còn bao gồm cả

thực trạng của hoạt động tài chính dù đã được phản ánh trong tài liệu kế toán hay

chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán. Hơn nữa để phù hợp với sự phát triển của

kế toán và nhu cầu của quản lý, kiểm toán còn quan tâm tới các lĩnh vực khác của

quản lý như hiệu quả sử dụng nguồn lực, hiệu năng của các chương trình, mục

tiêu, dự án cụ thể.

Như trong phần bài 1 đã giới thiệu các quan điểm

về kiểm toán trong đó nhấn mạnh kiểm toán bao

gồm 5 yếu tố cơ bản là chức năng, đối tượng, khách

thể kiểm toán, chủ thể kiểm toán, cơ sở tiến hành.

Trong đó cần phải phân biệt đối tượng kiểm toán

với khách thể kiểm toán, theo đó khách thể kiểm

toán có thể hiểu như sau:

Khách thể kiểm toán là các đơn vị cụ thể mà đối tượng kiểm toán của kiểm toán

được thực hiện trong đơn vị đó.

Có 2 loại khách thể kiểm toán gồm:

 Khách thể kiểm toán bắt buộc là những đơn vị, tổ chức, cơ quan được các văn bản

pháp quy của Nhà nước quy định phải được kiểm toán hằng năm bởi chủ thể

kiểm toán.

 Khách thể tự nguyện: Các đơn vị không bắt buộc phải kiểm toán mà do bản thân

đơn vị có nhu cầu và tự nguyện mời kiểm toán.

Trong mối quan hệ với chủ thể kiểm toán có thể phân chia các khách thể kiểm toán

như sau:

 Khách thể của kiểm toán Nhà nước: Thường là các đơn vị, cá nhân, có sử dụng

ngân sách Nhà nước như: Các dự án, công trình do Ngân sách Nhà nước đầu tư,

các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị nghiệp công cộng, các cơ quan kinh tế, các

đoàn thể xã hội, các cá nhân có nguồn từ Ngân sách Nhà nước.

 Khách thể của kiểm toán độc lập: Bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài, các công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và các

chương trình dự án có nguồn kinh phí từ bên ngoài ngân sách Nhà nước.

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang xuanhieu 19060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán

Bài giảng Kiếm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán
 cách trên. 
 Nhược điểm: Rủi ro lớn, nếu kiểm toán viên không ấn định được mẫu điển hình. 
4.3.3. Kỹ thuật phân tầng (phân tổ) trong chọn mẫu kiểm toán 
Kiếm toán viên thường phân tổng thể thành các tầng trước khi xác định quy mô mẫu 
cũng như thực hiện chon mẫu. 
 Khái niệm: Phân tầng là kỹ thuật phân chia một tổng thể thành nhiều nhóm nhỏ 
hơn mà các đơn vị trong cùng một nhóm có đặc tính khá tương đồng với nhau. 
 Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán 
TXKTKI03_Bai4_v1.0015105212 79 
 Mục đích: Việc phân tầng sẽ làm giảm sự khác biệt trong cùng một tầng và giúp 
kiểm toán viên tập trung vào những bộ phận chứa đựng nhiều khả năng sai phạm. 
Tầng Quy mô Cấu tạo của tầng Chọn mẫu 
1 22 Các khoản phải thu có giá trị > 5.000 USD Kiểm tra 100% 
2 121 Tất cả các khoản có giá trị từ 1.000 đến 5.000 USD Dựa trên BSNN 
3 85 Tất cả các khoản có giá trị <1.000 USD Chọn hệ thống 
4 14 Các khoản có số dư có Kiểm tra 100% 
4.3.4. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ 
4.3.4.1. Đặc trưng 
 Điểm nổi bật của chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là đơn vị mẫu được chuyển hóa từ 
đơn vị hiện vật (của các khoản mục, hóa đơn, tài sản...) kể cả đơn vị tự nhiên và 
đơn vị đo lường hiện vật sang đơn vị tiền tệ. 
 Mỗi đơn vị tiền tệ sẽ trở thành một phần tử của tập hợp. 
 Ngoài những đặc trưng riêng có, chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng sử dụng các 
kỹ thuật chọn mẫu phổ biến: bảng số ngẫu nhiên, chương trình vi tính, chọn mẫu 
hệ thống. 
 Tổng thể sẽ là số tiền luỹ kế của đối tượng kiểm toán. 
 Thông thường trọng tâm kiểm toán thường rơi vào các đơn vị có giá trị lớn. 
 Kích cỡ mẫu thường lớn hơn so với đơn vị hiện vật (hạn chế). 
4.3.4.2. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ sử dụng Bảng số ngẫu nhiên 
Các bước tiến hành: 
 Bước 1: Xác định số luỹ kế. 
Trong bước này, tiến hành cộng dồn số tiền của các phần tử và mỗi phần tử trong 
tổng thể sẽ tương ứng với một số công dồn. 
 Bước 2: Định dạng các phần tử. 
Việc định dạng này là nhằm xác định khoảng số liệu được dùng để lựa chọn số 
ngẫy nhiên trên Bảng số ngẫu nhiên. Khoảng số này thường từ 0 đến số lũy kế 
cuối cùng. 
 Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa số luỹ kế với số ngẫu nhiên trên bảng số 
ngẫu nhiên. 
Việc xác định mối quan hệ này tương tự như trong cách chọn mẫu theo đơn vị hiện 
vật ở mục Chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên. 
 Bước 4: Xác định lộ trình sử dụng Bảng số ngẫu nhiên. 
Việc xác định này được thực hiện tương tự như bước 3 trong cách chọn mẫu theo 
đơn vị hiện vật ở mục Chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên. 
 Bước 5: Xác định điểm xuất phát và tìm số ngẫu nhiên. 
Việc xác định này được thực hiện tương tự như bước 4 trong cách chọn mẫu theo 
đơn vị hiện vật ở mục Chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên. 
 Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán 
80 TXKTKI03_Bai4_v1.0015105212 
Trong bước này cần quy định rõ về việc chọn mẫu: 
o Chọn mẫu lặp lại (chọn mẫu không thay thế): là việc một số lũy kế trong tổng 
thể có thể xuất hiện nhiều hơn 1 lần trong mẫu được chọn. 
o Chọn mẫu không lặp lại (chọn mẫu thay thế) là việc một số lũy kế trong tổng 
thể chỉ được xuất hiện 1 lần duy nhất trong mẫu được chọn. 
 Bước 6: Xác định số luỹ kế từ số ngẫu nhiên đã chọn. 
Do số ngẫu nhiên thường nằm giữa 2 số lũy kế vì vậy để lựa chọn số lũy kế có 
2 cách sau: 
o Chọn các số lũy kế có giá trị lớn hơn số ngẫu nhiên đã lựa chọn. 
o Chọn các số lũy kế có giá trị gần với số ngẫu nhiên hơn. 
 Bước 7: Xác định các số dư từ số luỹ kế đã chọn. 
Sau khi đã xác định được số lũy kế thì xác định được phần tử (số dư) cần lựa chọn 
do tương ứng với mỗi số dư là một số lũy kế. 
4.3.4.3. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị tiền tệ sử dụng Bảng số ngẫu nhiên 
Các bước tiến hành: 
 Bước 1: Xác định số luỹ kế. 
Tiến hành cộng dồn các số dư và tương ứng mỗi số dư sẽ có một số lũy kế. 
 Bước 2: Xác định quy mô tổng thể (N). 
N = Số luỹ kế cuối cùng 
 Bước 3: Xác định quy mô mẫu (M). 
M = Số lượng mẫu cần chọn từ tổng thể 
 Bước 4: Xác định khoảng cách cố định(K). 
K = N/M 
 Bước 5: Xác định điểm xuất phát và các số ngẫu nhiên. 
Điểm xuất phát được xác định từ đầu và phải đảm bảo ngẫu nhiên. Xác định các số 
ngẫu nhiên tiếp theo theo công thức sau: 
Mi = Mi – 1 + K hoặc Mi = M1 + (i – 1) × K 
 Bước 6: Xác định số luỹ kế từ số ngẫu nhiên đã được chọn. 
Thực hiện như Bước 6 ở mục 4.3.4.2 
 Bước 7: Xác định các số dư từ số luỹ kế đã chọn. 
Thực hiện như Bước 7 ở mục 4.3.4.2 
Ví dụ: Chọn 5 khoản phải trả trong tập hợp các khoản phải trả của Công ty A cho dưới 
đây để tiến hành gửi thư xác nhận. (Số liệu đã được làm tròn) Đơn vị tính: triệu đồng. 
STT Số dư STT Số dư STT Số dư STT Số dư 
1 875 6 39 11 27 16 333 
2 389 7 82 12 628 17 471 
3 1176 8 47 13 452 18 562 
4 257 9 192 14 168 19 349 
5 100 10 764 15 1368 20 15 
 Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán 
TXKTKI03_Bai4_v1.0015105212 81 
1. Áp dụng phương pháp chọn mẫu sử dụng Bảng số ngẫu nhiên với điểm xuất phát 
là Dòng 10, Cột 2 và tiến hành chọn mẫu không lặp lại. 
2. Áp dụng phương pháp chọn mẫu theo hệ thống với điểm xuất phát là M1 = 1200 
Bài làm: 
1. Áp dụng phương pháp chọn mẫu sử dụng Bảng số ngẫu nhiên: 
 Bước 1: Tiến hành công dồn số liệu của các khoản phải trả của Công ty A. 
Đơn vị tính: triệu đồng 
STT Số dư Số luỹ kế STT Số dư Số luỹ kế 
1 875 875 11 27 3.948 
2 389 1.264 12 628 4.576 
3 1.176 2.440 13 452 5.028 
4 257 2.697 14 168 5.196 
5 100 2.797 15 1.368 6.564 
6 39 2.836 16 333 6.897 
7 82 2.918 17 471 7.368 
8 47 2.965 18 562 7.930 
9 192 3.157 19 349 8.279 
10 764 3.921 20 15 8.294 
 Bước 2: Định dạng các phần tử. – khoảng lựa chọn là (0–8294). 
Theo bảng số liệu công dồn ở bước 1, ta sẽ lựa chọn các số ngẫu nhiên nằm trong 
khoảng từ 0 đến số lũy kế cuối cùng là: 8294. 
 Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa số luỹ kế với số ngẫu nhiên trên bảng số 
ngẫu nhiên. 
Do số lũy kế trong trường hợp này có 4 chữ số nên có 2 cách chọn (xem mục 
3.2.1.2). Giả sử, lấy 4 chữ số cuối của số ngẫu nhiên. 
 Bước 4: Xác định lộ trình sử dụng Bảng số ngẫu nhiên. 
Lộ trình được xác định theo 2 hướng sau: 
o Theo hàng: Đi từ trên xuống dưới (từ dòng 1 xuống dòng 45). 
o Theo dòng: Đi từ trái qua phải (từ cột 1 sang cột 7). 
 Bước 5: Xác định điểm xuất phát và tìm số ngẫu nhiên. 
Theo đầu bài, điểm xuất phát là dòng 10, cột 2 của Bảng số ngẫu nhiên. Tại điểm 
này ta có số ngẫu nhiên là: 36857. Theo quy định tại bước 3 thì số ngẫu nhiên bắt 
đầu được lựa chọn là: 6857 và nằm trong khoảng được lựa chọn đã được quy định 
tại bước, nên số 6857 sẽ được lựa chọn. Tương tự như vậy sau khi di chuyển tiếp 
từ dòng 10 xuống các dòng tiếp theo, chúng ta sẽ chọn được các số ngẫu nhiên 
sau: 0961 (dòng 12, cột 2), 3969 (dòng 13, cột 2), 1129 (dòng 14, cột 2), 7336 
(dòng 15, cột 2). Số ngẫu nhiên ở dòng 11, cột 2 là 9578 không nằm trong khoảng 
được lựa chọn nên bị loại. 
Giả sử trong trường hợp này chúng ta quy định là chọn mẫu không lặp lại. 
 Bước 6: Xác định số luỹ kế từ số ngẫu nhiên đã chọn. 
Do số ngẫu nhiên thường nằm giữa 2 số lũy kế và có 2 cách lựa chọn đã nêu. 
 Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán 
82 TXKTKI03_Bai4_v1.0015105212 
Giả sử, trong bài này để lựa chọn số lũy kế chúng ta lựa cách sau: Chọn các số lũy 
kế có giá trị lớn hơn số ngẫu nhiên đã lựa chọn. 
Theo cách này ta sẽ lựa chọn như sau: Số ngẫu nhiên 6857 nằm giữa 2 số lũy kế là 
6564 và 6897, do đó khi tuân theo quy định là lấy số lũy kế lớn hơn thì số lũy kế 
được lựa chọn là 6897. Tương tự, chúng ta chọn được các số lũy kế thể hiện trong 
bảng kết quả bên dưới. 
 Bước 7: Xác định các số dư từ số luỹ kế đã chọn. 
Sau khi đã xác định được số lũy kế thì xác định được phần tử (số dư) cần lựa chọn 
do tương ứng với mỗi số dư là một số lũy kế, chúng ta đối chiếu ngang sang từ số 
lũy kế sẽ có số dư và số thứ tự tương ứng. 
Số ngẫu nhiên Số luỹ kế Số dư STT 
6857 6897 333 16 
0961 1264 389 2 
3969 4576 628 12 
1129 Không chọn – – 
7336 7368 471 17 
2765 2797 100 5 
Chú ý: 
 Trong các số ngẫu nhiên đã lựa chọn có 2 số là: 0961 và 1129 đều lựa chọn số lũy 
kế là 1264 do đó vi phạm quy định tại bước 5 là chọn mẫu không lặp lại. Vì vậy, 
chúng ta phải loại số ngẫu nhiên 1129 và chọn bổ sung số ngẫu nhiên 2765 tại 
dòng 16, cột 2 và được kết quả như trong bảng. 
 Trong trường hợp, tại bước 5 quy định chọn mẫu lặp lại thì số ngẫu nhiên 1129 
cũng sẽ được lựa chọn và như vậy số lũy kế 1264 sẽ được xuất hiện 2 lần trong 
mẫu được lựa chọn. 
Theo cách lựa chọn theo hệ thống thì Bước 2, 3, 4, 5 được làm tượng tự như chọn 
mẫu theo hiện vật và Bước 1, 6 và 7 được làm tương tự như trên. 
Các khái niệm cần lưu ý: 
 Đối tượng của kiểm toán là tất cả các vấn đề cần được kiểm toán trước hết và chủ 
yếu là thực trạng hoạt động tài chính trong các đơn vị. 
 Khách thể kiểm toán là các đơn vị cụ thể mà đối tượng kiểm toán của kiểm toán 
được thực hiện trong đơn vị đó. 
 Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tế trong đầu 
tư, trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế 
xác định. 
 Tài liệu kế toán là chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản 
trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan 
đến kế toán. 
 Kiểm toán cân đối là phương pháp dựa trên các phương trình kế toán và các cân đối 
khác để kiểm tra các quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành quan hệ cân đối đó. 
 Đối chiếu trực tiếp là so sánh, đối chiếu trị số (về mặt lượng) của cùng một chỉ 
tiêu trên các nguồn tài liệu khác nhau. 
 Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán 
TXKTKI03_Bai4_v1.0015105212 83 
 Đối chiếu logic là đối chiếu trị số của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau theo xu 
hướng nhất định hay tỷ lệ nhất định. 
 Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản trong kho và trong két 
nhằm cung cấp các bằng chứng về sự tồn tại, tình trạng tài sản, số lượng và cũng 
có thể là giá trị của tài sản. 
 Thực nghiệm là phương pháp thực hiện lại hoặc nghiên cứu, phân tích từng yếu tố 
cấu thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra và cần xác minh lại. 
 Điều tra là phương pháp xác định lại một tài liệu hay một thực trạng để đi đến 
những quyết định hay kết luận cho kiểm toán. 
 Chọn mẫu kiểm toán là lựa chọn một số phần tử (gọi là mẫu) từ một tập hợp các 
phần tử (gọi là tổng thể) và dùng các đặc trưng của mẫu để rút ra các suy đoán về 
đặc trưng của toàn bộ tổng thể. 
 Tổng thể là một tập hợp bao gồm tất cả các phần tử hoặc đơn vị thuộc đối tượng 
nghiên cứu. 
 Mẫu đại diện là mẫu mang những đặc trưng của tổng thể mà mẫu được chọn ra. 
 Rủi ro do chọn mẫu: Loại rủi ro này vốn có trong chọn mẫu do không khảo sát 
trắc nghiệm tất cả các chứng từ, nghiệp vụ. 
 Rủi ro không do chọn mẫu: Rủi ro này do người tiến hành chọn mẫu mắc sai lầm 
do không nhận ra được đặc trưng của quần thể. 
 Chọn mẫu xác suất là cách chọn khách quan theo phương pháp xác định, bảo 
đảm cho mọi phần tử cấu thành tổng thể đều có khả năng như nhau trong việc hình 
thành mẫu chọn. 
 Chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống là quá trình chọn máy móc theo khoảng 
cách xác định trên cơ sở kích cỡ của quần thể và số lượng mẫu cần chọn. 
 Chọn mẫu phi xác suất là cách chọn mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa 
theo phương pháp máy móc, khách quan. 
 Chọn mẫu theo khối là việc chọn một tập hợp các mẫu liên tục trong một dẫy 
nhất định. 
 Chọn mẫu theo nhận định là việc chọn mẫu hoàn toàn dựa trên những xét đoán 
chủ quan của nhà nghề. 
 Phân tầng là kỹ thuật phân chia một tổng thể thành nhiều nhóm nhỏ hơn mà các 
đơn vị trong cùng một nhóm có đặc tính khá tương đồng với nhau. 
 Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán 
84 TXKTKI03_Bai4_v1.0015105212 
Tóm lược cuối bài 
Nội dung Bài thứ tư “Đối tượng và phương pháp kiểm toán” tập trung làm rõ các khái niệm cơ 
bản về đối tượng, khách thể kiểm toán và phương pháp kiểm toán. Người học cần nắm rõ các nộ 
dung cơ bản trong bài sau: 
 Trong mục 1, trên cơ sở nhận thức kiểm toán vừa là một môn khoa học độc lập, vừa là hoạt 
động độc lập trong nền kinh tế thị trường, nội dung bài nêu những điểm chung và phân biệt 
đối tượng kiểm toán với đối tượng của các môn khoa học và các hoạt động khác như kế toán, 
tài chính, phân tích kinh doanh và diễn giải chi tiết đối tượng chung của kiểm toán và các 
đối tượng cụ thể của kiểm toán. 
 Mục 2 sẽ cung cấp những cơ sở khoa học chung về phương pháp luận, phương pháp của mỗi 
môn khoa học đều xuất phát từ cơ sở phương pháp luận chung (duy vật biện chứng), từ cơ sở 
phương pháp kỹ thuật chung (toán học) và từ đặc điểm đối tượng nghiên cứu của mình, kiểm 
toán xây dựng các phân hệ phương pháp chung cho kiểm toán. Hệ thống phương pháp gồm: 
Phương pháp kiểm toán chứng từ (như Kiểm toán cân đối, Đối chiếu trực tiếp, Đối chiếu 
logic) và Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ (Kiểm kê, Thực nghiệm, Điều tra). 
 Mục 3, người học cần nắm rõ các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu kiểm toán và tìm hiểu 
các phương pháp chọn mẫu được ứng dụng cho thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. 
Các phương pháp chọn mẫu bao gồm: chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất. Trong 
mỗi phương pháp chọn lại có nhiều cách chọn khác nhau như đối với chọn mẫu xác suất có 
ba cách chọn: chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên, chọn dựa theo chương trình vi tính, và 
chọn mẫu hệ thống. Còn đối với chọn mẫu phi xác suất có các cách chọn như chọn mẫu theo 
khối và chọn mẫu theo nhận định nhà nghề. Để bổ trợ cho công tác chọn mẫu có hiệu quả, 
phần này còn đề cập tới kĩ thuật phân tầng, phân tổ. Bên cạnh đó cần nắm vững cách chọn 
mẫu theo đơn vị tiền tệ với các đặc điểm riêng và trình tự chọn mẫu được áp dụng. 
 Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán 
TXKTKI03_Bai4_v1.0015105212 85 
Câu hỏi ôn tập 
1. Hãy giải thích tại sao Kiểm toán là môn khoa học độc lập? 
2. Trình bày đối tượng kiểm toán? Nêu rõ những đặc điểm cơ bản của đối tượng kiểm toán? Từ 
đó chỉ rõ sự ảnh hưởng của các đặc điểm này tới việc hình thành các phương pháp kiểm toán. 
3. Từ việc trình bày đối tượng kiểm toán để chỉ rõ mối quan hệ giữa kiểm toán với các môn 
khoa học khác? 
4. Giải thích tại sao khi kiểm toán về tính hiệu quả lại dễ hơn so với kiểm toán tính hiệu năng? 
5. Trình bày đối tượng kiểm toán và mối quan hệ giữa đối tượng kiểm toán với khách thể 
kiểm toán? 
6. Trình bày hệ thống phương pháp kiểm toán, nêu rõ cơ sở hình thành, nội dung cụ thể và điều 
kiện ứng dụng của mỗi phương pháp? 
7. Phân tích các ảnh hưởng của đối tượng kiểm toán đến việc hình thành hệ thống phương pháp 
kiểm toán. Trên cơ sở đó nêu bật mối quan hệ giữa kiểm toán với các môn khoa học khác? 
8. Hãy nêu các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu kiểm toán 
9. Trình bày và phân biệt các phương pháp chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất? 
10. Nêu sự khác nhau giữa rủi ro do chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu? 
11. Các yếu tố chủ yếu nào quyết định cỡ mẫu cần chọn trong chọn mẫu thuộc tính? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_can_ban_bai_4_doi_tuong_va_phuong_phap_k.pdf