Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG

Năm 2002, Công ty viễn thông đường dài lớn thứ hai Hoa Kỳ WorldCom đã bị phát hiện che

dấu 3,8 tỷ USD chi phí nhằm khai khống lợi nhuận 1,4 tỷ USD với mục đích tăng giá trị cổ

phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.

1. Tình huống trên là hành vi gian lận hay sai sót?

2. Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi trên?

3. Trách nhiệm của kiểm toán viên trong phát hiện các sai phạm trên như thế nào?

4. Các sai phạm trên có phải là sai phạm trọng yếu hay không?

5. Các sai phạm trên ảnh hưởng tới các loại cơ sở dẫn liệu nào?

6. Các sai phạm trên trình bày trên hồ sơ kiểm toán nào?

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 45 trang xuanhieu 17740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán - Tạ Thu Trang
iện thấy sự
liên quan và tính hệ thống của sai phạm và khi đó phát hiện
tính trọng yếu của chúng.
v1.0015105212
2.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN (tiếp theo)
17
Về mặt định tính (Qualitative factors)
Kiểm toán viên cần sử dụng khả năng xét đoán nghề
nghiệp của mình để đưa ra kết luận về tính trọng yếu
của đối tượng kiểm toán bằng cách xem xét bản chất và
mức độ ảnh hưởng của các khoản mục, các nghiệp vụ
đến kết luận kiểm toán, và với việc ra quyết định của
người sử dụng thông tin đã được kiểm toán.
v1.0015105212
2.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN (tiếp theo)
18
Về mặt định tính (Qualitative factors)
Các hoạt động, khoản mục được xem là trọng yếu thường bao gồm:
(1) Các khoản mục, hoạt động có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận.
• Các hoạt động đấu thầu và giao thầu, giao dịch không hợp pháp.
• Các hoạt động thanh lý tài sản.
• Các hoạt động về tiền mặt.
• Các hoạt động mua bán và thanh toán.
• Các hoạt động bất thường.
• Các hoạt động phân chia quyền lợi.
• Các hoạt động cố ý bỏ ngoài sổ sách.
• Các hoạt động xẩy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại hoạt động mới phát sinh.
• Các khoản mục, chứng từ có sửa chữa.
v1.0015105212
2.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN (tiếp theo)
19
Về mặt định tính (Qualitative factors)
Các hoạt động, khoản mục được xem là trọng yếu thường bao gồm:
(2) Các nghiệp vụ, khoản mục có sai sót hệ trọng.
• Các hoạt động, khoản mục phát hiện có sai sót ở qui mô lớn hoặc có chênh lệch lớn với
các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan.
• Các hoạt động vi phạm quy tắc kế toán và pháp lý nói chung.
• Các hoạt động, khoản mục có sai sót lặp lại nhiều lần.
• Các hoạt động, khoản mục có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau.
• Các hoạt động, khoản mục là đầu mối hoặc gây hậu quả liên quan đến nhiều hoạt động,
khoản mục khác.
Kết luận: Khái niệm trọng yếu đã đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểm toán với tính nguyên
tắc là không bỏ sót các hoạt động, khoản mục có quy mô lớn và có tính hệ trọng.
 Vi phạm nguyên tắc này cũng có nghĩa là tạo ra rủi ro kiểm toán.
v1.0015105212
2.2. RỦI RO KIỂM TOÁN (AR)
“Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo
cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả
của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát hiện.”
Theo CMKT Việt Nam 200 
20
• Luôn luôn có thể tồn tại, ngay cả khi cuộc kiểm toán
được lập kế hoạch chu đáo và thực hiện một cách
thận trọng.
• Không có một chuẩn mực chính thức nào về mức rủi
ro kiểm toán có thể chấp nhận, ngoại trừ rủi ro kiểm
toán phải ở mức thấp cho phép.
• Rủi ro kiểm toán và chi phí kiểm toán (bằng chứng
kiểm toán) có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau.
v1.0015105212
2.2. RỦI RO KIỂM TOÁN (AR) (tiếp theo)
21
Theo CMKT Việt Nam 200, do đối tượng kiểm toán là
những thông tin được kiểm toán qua nhiều giai đoạn nên
rủi ro kiểm toán cấu thành bởi:
• Rủi ro có sai phạm trọng yếu “Là rủi ro khi báo cáo tài
chính chứa đựng những sai phạm trọng yếu trước khi
kiểm toán”, gồm:
 Rủi ro tiềm tàng;
 Rủi ro kiểm soát.
• Rủi ro phát hiện.
v1.0015105212
2.2. RỦI RO KIỂM TOÁN (AR) (tiếp theo)
22
• Rủi ro kiểm soát (CR)
“Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét
riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một
nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh
mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn
hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời'.
CMKT Việt Nam 200
 Rủi ro kiểm soát là khả năng có sai sót nghiêm trọng
hoặc những điểm bất thường mà hệ thống kiểm soát
nội bộ không phát hiện, hoặc không ngăn chặn được.
 Kiểm toán viên không tạo ra rủi ro kiểm soát mà chỉ có
thể đánh giá được rủi ro kiểm soát thông qua việc
đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Rủi ro phát hiện (DR)
“Rủi ro phát hiện là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán,
các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm
rủi ro kiểm t án xuống tới mức thấp có thể chấp nhận
được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót
trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại”.
CMKT Việt Nam 200
• Rủi ro kiểm soát rủi ro p át hiện là khả năng khi đã
áp dụng thủ tục kiểm toán nhưng kiểm toán
viên vẫn không i được các sai lệch trọng
yếu của BCTC.
• Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải có trách
nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập các bằng
chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát đối với
rủi ro phát hiện.
v1.0015105212
2.2. RỦI RO KIỂM TOÁN (AR) (tiếp theo)
23
Rủi ro có sai phạm trọng yếu
• Rủi ro tiềm tàng (IR)
“Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ
sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay
thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu,
khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất
kỳ kiểm soát nào có liên quan” – CMKT Việt Nam 200.
 Rủi ro tiềm tàng là khả năng có thể có những sai lệch trọng yếu trong BCTC bắt
nguồn từ hoạt động hay môi trường kinh doanh, hoặc do bản chất của khoản mục
hay nghiệp vụ, trước khi xem xét đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
 Kiểm toán viên không tạo ra và cũng không kiểm soát rủi ro tiềm tàng, họ chỉ có thể
đánh giá chúng.
v1.0015105212
2.2. RỦI RO KIỂM TOÁN (AR) (tiếp theo)
Mô hình rủi ro kiểm toán
AR = IR CR DR hoặc DR = AR/(IR CR)
• IR và CR có quan hệ nghịch với AR và DR:
• Khi IR và CR cao mức DR có thể chấp nhận được cần phải ở mức thấp AR thấp ở
mức chấp nhận được.
• Khi IR và CR thấp mức DR có thể chấp nhận được ở mức cao nhưng vẫn giới hạn
được AR ở mức chấp nhận được.
• Lưu ý:
 Kiểm toán viên không thể giả sử rằng IR = 0.
 Kiểm toán viên không thể đặt niềm tin tuyệt đối vào hệ thống KSNB và cho rằng CR = 0.
 Kiểm toán viên không thể được xem là đã thận trọng nghề nghiệp thích đáng nếu
như DR ở mức quá cao.
24
v1.0015105212
2.2. RỦI RO KIỂM TOÁN (AR) (tiếp theo)
25
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
• Mối quan hệ giữa các loại rủi ro được xác lập bằng một bảng dưới dạng ma trận nhằm
xác định rủi ro phát hiện DR như sau:
• Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu.
• Trong một cuộc kiểm toán, rủi ro kiểm toán AR và mức trọng yếu có mối quan hệ
tỷ lệ nghịch với nhau: mức độ trọng yếu càng cao, rủi ro kiểm toán AR càng thấp và
ngược lại.
Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát CR
Cao Trung bình Thấp
Đánh giá của 
KTV về rủi ro 
tiềm tàng IR
Cao Tối thiểu Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Tối đa
v1.0015105212
3. CHỨNG TỪ KIỂM TOÁN
• Khái niệm: Chứng từ kiểm toán là nguồn tư liệu sẵn có
cung cấp cho kiểm toán viên.
• Hình thức:
 Các tài liệu kế toán:
 Chứng từ kế toán.
 Các bảng kê, bảng tổng hợp chứng từ gốc.
 Các sổ tổng hợp và chi tiết kế toán.
 Các bảng cân đối - tổng hợp kế toán.
 Các tài liệu khác:
 Tài liệu hạch toán ban đầu (các phiếu theo dõi
lao động, thiết bị, hợp đồng,).
 Các biên bản xử lý vi phạm hợp đồng và vi
phạm khác.
 Các đơn từ khiếu tố,
26
v1.0015105212
4. CƠ SỞ DẪN LIỆU
4.2. Phân loại cơ sở dẫn liệu theo phương pháp tuân thủ
4.1. Khái niệm
4.3. Phân loại cơ sở dẫn liệu theo phương pháp cơ bản
27
v1.0015105212
4.1. KHÁI NIỆM 
Cơ sở dẫn liệu là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị
được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức
khác về các khoản mục thông tin trình bày trên báo cáo tài
chính và được kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại
sai phạm có thể xảy ra”.
Theo CMKT Việt Nam 315
 Các cơ sở dẫn liệu được ban quản lý sử dụng như một
phần của các chuẩn mực trong việc trình bày và báo cáo
các thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính.
28
v1.0015105212
4.2. PHÂN LOẠI CƠ SỞ DẪN LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP TUÂN THỦ
• Sự hiện diện: Qui chế kiểm soát có tồn tại.
• Tính liên tục: Các qui chế kiểm toán hoạt động
liên tục trong kỳ của báo cáo tài chính đã lập.
• Tính hữu hiệu: Qui chế kiểm soát đang hoạt động
có hiệu lực.
29
v1.0015105212
4.3. PHÂN LOẠI CƠ SỞ DẪN LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN
• Sự hiện hữu (phát sinh): Mục tiêu kiểm toán liên quan tới cơ sở dẫn liệu này là nhằm thu
thập các bằng chứng để khẳng định rằng các tài sản, công nợ, và vốn chủ sở hữu thực
sự tồn tại và các hoạt động tạo ra doanh thu, chi phí đã thực sự phát sinh.
• Tính trọn vẹn (đầy đủ): Mục tiêu kiểm toán liên quan tới cơ sở dẫn liệu này là thu thập
các bằng chứng nhằm khẳng định tất cả tài sản, các khoản nợ, hoạt động hay giao dịch
đã xảy ra có liên quan đến báo cáo tài chính phải được ghi chép hết các sự kiện
liên quan.
• Quyền và nghĩa vụ: Mục tiêu kiểm toán liên quan tới cơ sở dẫn liệu này là thu thập bằng
chứng kiểm toán để khẳng định số liệu được báo cáo là tài sản của công ty phải thực sự
phản ánh quyền sở hữu (về tài sản) của công ty và những công nợ của công ty thì thực
sự phản ánh nghĩa vụ của công ty.
30
v1.0015105212
4.3. PHÂN LOẠI CƠ SỞ DẪN LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN
31
• Tính giá và đo lường: Mục tiêu liên quan tới cơ sở dẫn
liệu này là thu thập bằng chứng kiểm toán để xác định
liệu các tài sản, công nợ được ghi chép theo giá trị thích
hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
(hoặc được chấp nhận).
• Trình bày và công bố: Kiểm toán viên cần xác định xem
liệu các chính sách tài chính kế toán, các nguyên tắc kế
toán có được lựa chọn và áp dụng một cách hợp lý
không và liệu các thông tin cần khai báo có đầy đủ và
thích đáng không.
• Chính xác: Mục tiêu kiểm toán liên quan tới cơ sở dẫn
liệu này là thu thập bằng chứng kiểm toán để khẳng
định một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo
đúng giá trị, đúng về toán học, các phép tính cộng dồn
và chuyển sổ là đúng.
v1.0015105212
5. BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
5.2. Phân loại
5.1. Khái niệm
5.3. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán
32
v1.0015105212
5.1. KHÁI NIỆM
“Bằng chứng kiểm toán là tất cả các thông tin, các tài liệu
mà kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm
toán và dựa trên những thông tin này, kiểm toán viên hình
thành nên ý kiến của mình”.
Theo CMKT VN 500 
 Bằng chứng kiểm toán chính là toàn bộ thông tin làm
cơ sở cho các kết luận trong kiểm toán.
33
v1.0015105212
5.2. PHÂN LOẠI
• Phân loại theo dạng bằng chứng kiểm toán:
 Bằng chứng kiểm toán có dạng vật chất.
 Bằng chứng kiểm toán bằng miệng (điều tra, phỏng vấn).
• Phân loại theo nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán:
 Bằng chứng do kiểm toán tự khai thác và đánh giá thông
qua kiểm kê, quan sát và tính toán lại.
 Bằng chứng do doanh nghiệp cung cấp.
 Bằng chứng do bên thứ ba độc lập cung cấp.
34
v1.0015105212
5.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
35
• Yêu cầu về tính thích hợp (hiệu lực):
Tính hiệu lực là khái niệm chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán.
Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực phải đảm bảo tính phù hợp và đáng tin cậy.
 Tính phù hợp: Bằng chứng phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán của kiểm toán viên.
Tính phù hợp của bằng chứng kiểm toán phải được xem xét gắn liền với một mục
tiêu cụ thể.
 Tính đáng tin cậy: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn và bản chất của thông tin
được thu thập, thời điểm thu thập bằng chứng kiểm toán và tính khách quan của
bằng chứng kiểm toán.
v1.0015105212
5.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
36
• Yêu cầu về tính đầy đủ:
Tính đầy đủ là khái niệm để chỉ số lượng cần thiết
của bằng chứng kiểm toán cho việc đưa ra kết luận
kiểm toán.
Số lượng bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào
những yếu tố sau:
 Tính trọng yếu.
 Mức độ rủi ro.
 Tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toán.
 Tính kinh tế.
v1.0015105212
6. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
6.2. Ý nghĩa 
6.1. Khái niệm
6.3. Phân loại
37
v1.0015105212
6.1. KHÁI NIỆM
“Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán
viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ
trong cuộc kiểm toán ”.
Theo CMKT Việt Nam 320
38
v1.0015105212
6.2. Ý NGHĨA
• Lưu trữ những bằng chứng kiểm toán thu được trong quá trình thực hiện kiểm toán và
làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên;
• Trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán;
• Trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán;
• Trợ giúp cho việc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán;
• Làm tài liệu tham khảo cho các cuộc kiểm toán sau.
39
v1.0015105212
6.3. PHÂN LOẠI
• Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ kiểm toán chứa đựng
những thông tin chung về khách thể kiểm toán liên
quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm
với cùng một khách thể kiểm toán.
• Hồ sơ kiểm toán năm là hồ sơ kiểm toán chứa đựng
những thông tin về khách thể kiểm toán chỉ liên quan
đến cuộc kiểm toán năm hiện tại.
40
v1.0015105212
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Doanh nghiệp khai khống khoản chi phí 3,8 tỷ USD khiến lợi nhuận tăng lên 1,4 tỷ USD
vì sai phạm là trọng yếu (ảnh hưởng tới quyết định của sử dụng thông tin trên Báo cáo
tài chính).
2. Doanh nghiệp cố tình khai khống chi phí nhằm tăng lợi nhuận là vi phạm cơ sở dẫn liệu
về tính hiện hữu (hoặc phát sinh).
3. Sai phạm này được trình bày trên hồ sơ kiểm toán năm.
41
v1.0015105212
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Một kiểm toán viên độc lập có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán để nhằm phát hiện ra
những sai sót và gian lận có thể có ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính. Những
hành vi có thể xem là hành vi gian lận là:
A. bỏ sót các nghiệp vụ một cách vô tình.
B. hiểu sai và định khoản sai nghiệp vụ.
C. ghi chép các nghiệp vụ không có thật hoặc giả mạo chứng từ và dấu diếm hồ sơ tài liệu
một cách cố tình.
D. áp dụng nhầm các nguyên tắc kế toán.
Trả lời:
• Đáp án: C. ghi chép các nghiệp vụ không có thật hoặc giả mạo chứng từ và dấu diếm
hồ sơ tài liệu một cách cố tình.
• Giải thích: Vì đây đều là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích
tư lợi.
42
v1.0015105212
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Mức độ rủi ro.
B. Dạng bằng chứng kiểm toán.
C. Tính kinh tế.
D. Tính trọng yếu.
Trả lời:
• Đáp án: B. Dạng bằng chứng kiểm toán.
• Giải thích: Dạng bằng chứng kiểm toán là dạng vật chất hay bằng miệng qua điều tra,
phỏng vấn sẽ tác động tới tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán. Còn mức độ rủi ro,
tính kinh tế, tính trọng yếu chỉ tác động tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán.
43
v1.0015105212
CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Nhận định: “Rủi ro kiểm soát là khả năng các thủ tục kiểm toán không phát hiện các sai
phạm trọng yếu.” đúng hay sai? Giải thích.
Trả lời:
• Sai
• Giải thích: Vì theo khái niệm Rủi ro kiểm soát là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ
không ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trọng yếu. Do đó, nhận định
đưa ra là sai.
44
v1.0015105212
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Như vậy, trong nội dung bài 3, sinh viên cần nắm bắt được các khái niệm cơ bản thuộc
nội dung kiểm toán bao gồm:
• Gian lận và sai sót.
• Trọng yếu và rủi ro.
• Chứng từ kiểm toán, cơ sở dẫn liệu, bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán.
45

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_can_ban_bai_3_cac_khai_niem_co_ban_thuoc.pdf