Bài giảng Kiểm toán - Bài 3: Bằng chứng kiểm toán
3.1. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán
3.1.1. Khái niệm bằng chứng kiểm toán
Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán thực chất là quá trình các kiểm toán viên thực
hiện những công việc khác nhau để tìm kiếm bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho kiểm
toán viên đưa ra ý kiến về đối tượng được kiểm toán. Do đó, bằng chứng kiểm toán có ý
nghĩa quan trọng ảnh hưởng quyết định tới thành công của cuộc kiểm toán. Ngoài ra,
bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát chất lượng hoạt động của các kiểm toán
viên thực hiện kiểm toán trong tổ chức kiểm toán khác nhau (kiểm toán độc lập, kiểm
toán nhà nước, kiểm toán nội bộ).
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên muốn giảm rủi ro của việc phát hành một ý
kiến chấp nhận hoàn toàn báo cáo tài chính hoặc hoạt động kiểm soát nội bộ khi chúng
vẫn có thể chứa đựng một sai phạm trọng yếu hoặc yếu điểm kiểm soát trọng yếu. Vì
thế, kiểm toán viên cố gắng tìm kiếm tất cả những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
làm bằng chứng để xác định thông tin đã được trình bày trên báo cáo tài chính và những
công bố có phù hợp với những đặc tính đã thiết lập hay không. Theo Chuẩn mực Kiểm
toán quốc tế 15 (AS15), bằng chứng kiểm toán là thông tin thu thập được bằng những
thủ tục kiểm toán hoặc những nguồn khác được kiểm toán viên sử dụng dẫn đến những
kết luận, trong đó có ý kiến kiểm toán viên. Bằng chứng kiểm toán bao gồm cả thông tin
hỗ trợ và chứng thực những cơ sở dẫn liệu quản lý liên quan tới báo cáo tài chính hoặc
kiểm soát nội bộ đối với lập báo cáo tài chính và cả thông tin trái ngược với những cơ sở
dẫn liệu này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán - Bài 3: Bằng chứng kiểm toán
hóa và giá trị đã “khấu hao” hiện tại. C. Xác nhận về giá mua hiện tại đối với những công cụ tương tự từ phía những nhà cung cấp. D. Xác nhận chi phí gốc của công cụ từ phía người cho thuê. 5. Sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán được xác định bởi: A. độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. B. chất lượng của bằng chứng thu thập. C. rủi ro sai phạm trọng yếu đối với cơ sở dẫn liệu được kiểm tra. D. nhiều yếu tố khác nhau như độ tin cậy, chất lượng bằng chứng, rủi ro sai phạm trọng yếu liên quan tới cơ sở dẫn liệu. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 Giả sử bạn là chủ nhiệm kiểm toán, phụ trách cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Bằng Chứng, năm tài chính kết thúc vào 31/12/2009. Vào ngày 25/02/2010, bạn nhận được giấy làm việc do trợ lý kiểm toán Chăm thực hiện. Bạn lưu ý những vấn đề sau đây: (1). Chăm đã tham gia vào cuộc kiểm kê vào 31/12/2009 của Công ty khách hàng. Kết quả quan sát cho thấy: Công ty đã thực hiện theo đúng hướng dẫn kiểm kê. Chăm đã lựa chọn một số mục hàng tồn kho và kiểm tra lại theo Bảng liệt kê hàng tồn kho. Kết quả cho thấy, những khoản mục hàng tồn kho được liệt kê đều đúng. Kiểm tra chi tiết về “Tính đúng kỳ” được Chăm thực hiện và đưa ra xử lý đúng. Chăm kết luận hàng tồn kho được trình bày trung thực. (2). Chăm lựa chọn khoảng 20 hóa đơn để kiểm tra hoạt động kiểm soát xem nhân viên bán hàng có kiểm tra giá thống nhất với bảng giá được phê chuẩn không. Chăm phát hiện 3 trường hợp nhân viên bán hàng không tích vào ô “đã kiểm tra giá” trên hóa đơn. Giám đốc bán hàng giải thích nhân viên bán hàng thường kiểm tra giá nhưng đôi khi quên không tích vào ô đó. Giá của các hóa đơn đều thống nhất với bảng giá đã phê chuẩn. Chăm kết luận rằng hoạt động kiểm soát đang hoạt động hiệu lực. (3). Trong một phần công việc kiểm tra khoản phải trả người bán, Chăm thực hiện tìm kiếm những khoản phải trả người bán chưa được ghi sổ. Kiểm toán viên này đã lựa chọn khoảng 20 khoản thanh toán được thực hiện sau ngày 31/12/2009 và phát hiện 3 trường hợp thanh toán có liên quan tới dịch vụ được cung cấp trong tháng 12/2009 nhưng chưa được phản ánh. Tuy nhiên, tổng số tiền của 3 hóa đơn thanh toán trên không trọng yếu. Vì vậy, Chăm kết Bài 3: Bằng chứng kiểm toán ACC509_Bai3_v2.0018103215 94 luận không cần thiết phải thực hiện bút toán điều chỉnh đối với những khoản phải trả người bán chưa được ghi sổ đã phát hiện trên. Yêu cầu: Với mỗi trường hợp nêu trên, anh/chị có cho rằng những bằng chứng được nêu ra là đầy đủ bằng chứng thuyết phục cho mỗi kết luận của Chăm? Giải thích tại sao? Bài tập 2 Công ty kiểm toán của bạn đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc vào 31/12/2009 của Công ty An Bình. Giả sử bạn là kiểm toán viên được giao phụ trách kiểm toán hàng tồn kho của Công ty khách hàng. Đây là một nhà sản xuất và bán buôn các sản phẩm thức ăn dinh dưỡng khác nhau. Trong khi lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán viên phát hiện những thông tin sau đây từ khách hàng: (1). Hàng tồn kho của công ty vào cuối năm được thể hiện trên bảng cân đối kế toán như sau: Chi tiết hàng tồn kho số tiền (1.000.000 đồng) Nguyên vật liệu 1.700 Sản phẩm dở dang 1.050 Thành phẩm 2.010 Hàng tồn kho chiếm khoảng 20% tổng tài sản của Công ty. (2). Một số lượng lớn nguyên vật liệu bao gồm bột mì, gạo, hoa quả khô và lạc. Nguyên vật liệu được chứa trong những thùng lớn tại nhà máy ở Hà Nội. (3). Có hai giai đoạn cơ bản trong quá trình chế biến có liên quan tới sản phẩm dở dang: chứa nguyên vật liệu vào những thùng kín chuẩn bị chế biến; trộn chúng lại với nhau theo tỷ lệ chế biến để sử dụng ở 10 dây truyền sản xuất khác nhau – cất trữ chúng ở nhiều nơi khác nhau tại Hà Nội. Giá trị của sản phẩm dở dang chủ yếu là giá trị của nguyên vật liệu. (4). Trong năm, Công ty phải đối mặt với vấn đề giảm sản lượng cầu cho một số dòng sản phẩm. Vì thế, Công ty đã thực hiện khuyến mại đối với những loại sản phẩm ấy nhằm tăng sản lượng bán. Yêu cầu: Anh/Chị hãy trả lời những câu hỏi sau đây: a. Xác định những cơ sở dẫn liệu kiểm toán chủ yếu bị ảnh hưởng trong kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của Công ty An Bân. b. Xác định những vấn đề cần tập trung kiểm tra và thảo luận những thủ tục nên được kiểm toán viên tiếp tục thực hiện trong quan hệ với cơ sở dẫn liệu đã xác định Câu (a). Bài tập 3 Giả sử anh/chị là kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán thành công và thành công trong việc giữ được khách hàng là một công ty sản xuất xi măng đã niêm yết trên thị trường chứng khóan Việt Nam. Quá trình giữ khách hàng hàng đã gặp nhiều khó khăn trong đó có cả việc kiểm toán viên tiền nhiệm không cho phép anh/chị sử dụng những giấy làm việc của họ trong năm trước. Trong cuộc kiểm toán năm trước, kiểm toán viên đã đưa ra báo cáo chấp nhận hoàn toàn. Yêu cầu: Bài 3: Bằng chứng kiểm toán ACC509_Bai3_v2.0018103215 95 a. Liệt kê những vấn đề về mặt pháp lý và những vấn đề khác có liên quan cần thiết nên được kiểm toán viên mới và kiểm toán viên tiền nhiệm xem xét thực hiện? b. Theo anh/chị, việc kiểm toán viên mới bị các kiểm toán viên tiền nhiệm không cho phép sử dụng giấy làm việc trong cuộc kiểm toán năm trước của họ sẽ ảnh hưởng tới việc lập và hoàn thành cuộc kiểm toán năm hiện tại như thế nào? Bài 3: Bằng chứng kiểm toán ACC509_Bai3_v2.0018103215 96 ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Xác nhận dạng khẳng định có độ tin cậy cao hơn dạng phủ định. Tuy nhiên, độ tin cậy còn phụ thuộc vào năng lực của người trả lời và khả năng kiểm soát của công ty kiểm toán trong quá trình gửi và nhận thư. 2. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Mức độ mà bằng chứng được xem xét đáng tin cậy hoặc có giá trị” phản ánh những yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên sự thuyết phục của của bằng chứng kiểm toán (bên cạnh yêu cầu về sự liên đới/liên quan và đúng thời điểm) 3. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Mức độ mà “kiểm toán viên tin rằng bằng chứng hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán” là khái niệm chỉ số lượng bằng chứng. 4. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Bằng chứng tài liệu là những tài liệu được kiểm toán viên khai thác từ những tư liệu sẵn có của kiểm toán viên và trên các tài liệu khác liên quan. 5. Đáp án đúng là: Sai. Vì thủ tục phân tích là cách thức xem xét mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và phi tài chính kể cả số liệu dự toán với số liệu thực tế của đơn vị nhằm hỗ trợ cho lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm kiểm toán. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Đáp án đúng là: C. Đúng kỳ. Vì: Mục tiêu tính đúng kỳ liên quan tới việc kiểm tra khả năng ghi nhận nghiệp vụ không đúng kỳ phát sinh. 2. Đáp án đúng là: B. kinh nghiệm của kiểm toán viên sử dụng chúng. Vì: Phân tích là thủ tục đòi hỏi có sự suy đoán của kiểm toán viên trên cơ sở dữ liệu và kết quả so sánh đã có. Do đó, kinh nghiệm của Kiểm toán viên có ý nghĩa quan trọng để giúp Kiểm toán viên có thể có suy đoán đúng đắn. 3. Đáp án đúng là: A. Nghiệp vụ ước tính. Vì: Ước tính kế toán được xác định dựa trên những giả thuyết và đánh giá của nhà quản lý. 4. Đáp án đúng là: B. Kiểm tra hợp đồng thuê và tính toán lại số tiền vốn hóa và giá trị đã “khấu hao” hiện tại. Vì: Bằng cách này có thể kiểm tra số tiền vốn hóa: So sánh kết quả tính toán với ghi nhận trên sổ. 5. Đáp án đúng là: D. nhiều yếu tố khác nhau như độ tin cậy, chất lượng bằng chứng, rủi ro sai phạm trọng yếu liên quan tới cơ sở dẫn liệu. Vì: Những yếu tố này tác động tới quyết định số lượng bằng chứng kiểm toán. Bài 3: Bằng chứng kiểm toán ACC509_Bai3_v2.0018103215 97 BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 (1) Kiểm toán viên chưa thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thuyết phục để đưa ra kết luận. Để kết luận là trung thực thì các cơ sở dẫn liệu trọng yếu phải được kiểm toán viên kiểm tra đầy đủ. Kiểm tra các tài khoản nên được lựa chọn từ nơi sản xuất và đối chiếu với danh mục hàng tồn kho của công ty khách hàng để kiểm tra tính đầy đủ. Thêm vào đó, kiểm toán viên không thực hiện bất cứ công việc nào để kiểm tra cơ sở dẫn liệu đánh giá và phân bổ. (2) Kiểm toán chưa thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thuyết phục cho kết luận kiểm toán. Thử nghiệm kiểm soát được kiểm toán viên thực hiện để kiểm tra sự tồn tại và hiệu lực của hoạt động kiểm soát. Không đánh dấu vào ô “đã kiểm tra giá” có nghĩa là có 3 trường hợp sai lệch trong số 20 phần tử được lựa chọn cho thực hiện kiểm tra sự hiện hữu của thủ tục. Thực tế, giá của sản phẩm bán là đúng không có liên quan tới việc kiểm tra cơ sở dẫn liệu hiện hữu. (3) Kiểm toán chưa thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thuyết phục cho kết luận kiểm toán. Chăm mới lựa chọn 20 khoản mục và kiểm tra, trong đó phát hiện 3 trường hợp phát sinh không được phản ánh. Phát hiện này ảnh hưởng tới đánh giá của chúng ta đối với hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo các khoản chi phí được ghi nhận (dồn tích) đúng. Tất cả các khoản mục được kiểm tra liên quan tới dịch vụ (không phải là hàng hóa). Điều này có nghĩa là những số tiền phát sinh khác liên quan tới mua dịch vụ sử dụng tại công ty đã không được ghi nhận (dồn tích) đúng kỳ. Bài tập 2 a. Rủi ro chính trong kiểm toán hàng tồn kho thường là khả năng đánh giá tăng. Vì vậy, kiểm toán hàng tồn kho thường tập trung vào các cơ sở dẫn liệu sau: o Tồn tại: Hàng tồn kho tồn tại vào ngày lập bảng cân đối kế toán; o Đánh giá và phân bổ: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể phải xem xét thêm 2 cơ sở dẫn liệu khác là: o Trọn vẹn: Không có hàng tồn kho nào của doanh nghiệp bị bỏ sót không ghi sổ. o Quyền và nghĩa vụ: Hàng tồn kho là thuộc sở hữu của doanh nghiệp vào ngày lập bảng cân đối kế toán b. Những vấn đề cần xem xét trong quan hệ với cơ sở dẫn liệu đánh giá và phân bổ: (1) Hàng tồn kho là thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn so với tổng hàng tồn kho chứng tỏ khả năng bán hàng của doanh nghiệp chưa tốt (có thể do không bán được). Nếu công ty hiện tại không có kinh nghiệm, điều kiện bảo quản tốt, họ phải đối mặt với khả năng giảm giá trị của số thành phẩm này. Thủ tục để xác định vấn đề này có thể là: Thảo luận vấn đề với nhà quản lý/kiểm soát tài chính (nếu có) và xác định khả năng phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Bài 3: Bằng chứng kiểm toán ACC509_Bai3_v2.0018103215 98 Thảo luận về khả năng bán hàng với nhân viên bán hàng của Công ty khách hàng. Kiểm tra các văn bản liên quan tới bán, bao gồm cả hợp đồng bán hàng, ước tính doanh thu và đối chiếu với doanh thu vào thời điểm kết thúc năm tài chính. (2) Nguyên vật liệu có thể rất khó đánh giá: Chúng được chứa trong các thùng, vì thế rất khó khăn trong xác định chính xác số lượng thực có. Ngoài ra, rất khó xác định chính xác chi phí (và thời hạn sử dụng), đặc biệt trong điều kiện giá của chúng luôn dao động. Thủ tục để xác định vấn đề này là: Thẩm vấn về cách thức mà khách hàng xác định số lượng nguyên vật liệu hiện có; Kiểm tra các giả thiết và việc tính toán, đồng thời kiểm tra các nghiệp vụ ghi chi tiết chi phí trên sổ đối chiếu với các chứng từ bổ trợ thích hợp; Đảm bảo phương pháp tính giá xuất được sử dụng đúng; Tham dự kiểm kê nguyên vật liệu và quan sát các thủ tục khách hàng thực hiện, đặc biệt là phương pháp được sử dụng để xác định số lượng nguyên vật liệu hiện có. Xem xét có thể sử dụng ý kiến chuyên gia nếu thấy cần thiết. (3) Sản phẩm dở dang khó có thể xác định giá trị bởi vì chúng đang được sản xuất ở trên nhiều dây truyền sản xuất, ở nhiều nơi. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng rất kho xác định một cách chính xác số lượng sản phẩm dở dang thực tế. Thủ tục để xác định vấn đề này có thể là: Thẩm vấn để xác định xem khách hàng đã làm như thế nào để xác định số lượng sản phẩm dở dang thực tế; Kiểm tra những tính toán và giả thiết có liên quan, đồng thời kiểm tra những nghiệp vụ ghi trên sổ so với chứng từ bổ trợ thích hợp; Tham dự kiểm kê nguyên vật liệu và quan sát các thủ tục khách hàng thực hiện, đặc biệt là phương pháp được sử dụng để xác định số lượng nguyên vật liệu hiện có. (4) Giảm sản lượng có thể ảnh hưởng tới giảm doanh thu. Khuyến mại có thể bị phản ánh sai lệch cùng với doanh thu bị phản ánh sai (nhằm cải thiện hoạt động hiện tại). Thủ tục để xác định vấn đề này có thể là: Xác định cụ thể chính sách khuyến mại của công ty, từ đó xác định ảnh hưởng tới sản lượng bán và so với sản lượng bán thực tế; Ước tính doanh thu và so sánh với các kỳ trước, kỳ kiểm toán; Kiểm kê và Đánh giá tồn kho thực tế sau đó so sánh với tồn kho trên sổ đã ghi nhận. Bài tập 3 a. Để xem xét chấp nhận kiểm toán, kiểm toán viên nên thực hiện các thủ tục sau: Kiểm toán viên mới cần xem xét những điểm sau đây: o Chuẩn bị thư chấp nhận kiểm toán/hợp đồng kiểm toán. o Đảm bảo về năng lực và kỹ năng thích hợp của các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. o Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm để tìm hiểu về khả năng có những vấn đề nghề nghiệp cần quan tâm. o Xem xét khả năng về mức độ thích hợp của sự độc lập hành nghề. o Đảm bảo rằng các kiểm toán viên có đầy đủ năng lực và kỹ năng. Bài 3: Bằng chứng kiểm toán ACC509_Bai3_v2.0018103215 99 Đối với kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán trước đây cần xem xét: o Kiểm toán viên có thể được tái bổ nhiệm ngoại trừ những trường hợp cụ thể. o Kiểm toán viên nên chuẩn bị một bức thư xin thôi việc đối với khách hàng. o Phải trả lời bất cứ thông tin nào từ kiểm toán viên mới theo những vấn đề nghề nghiệp mà họ cần thiết phải nhận thức được trước khi chấp nhận cuộc kiểm toán. o Kiểm toán viên tiền nhiệm phải thực hiện số lượng và chủng loại các thủ tục kiểm toán tương tự từ điểm khởi đầu năm tài chính cho tới ngày chính thức thôi việc theo cách có thể được thực hiện, có sự thôi việc không xảy ra. b. Không có bất cứ nghĩa vụ nào được qui định đối với các kiểm toán viên tiền nhiệm trong việc phải trả lời yêu cầu từ phía kiểm toán viên mới. Mặc dù vậy, đây có thể là một phần từ yêu cầu liên quan tới khía cạnh đạo đức hành nghề. Giấy làm việc của kiểm toán viên tiền nhiệm là tài sản của kiểm toán viên ấy và không có bất cứ qui định nào về trách nhiệm phải cung cấp thông tin trên. Chuẩn mực Kiểm toán số 500 yêu cầu kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy để hỗ trợ cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến rằng số dư đầu kỳ của khoản mục liên quan không chứa những sai phạm trọng yếu. Cách thức dễ ràng nhất là kiểm tra giấy làm việc của kiểm toán viên tiền nhiệm. Tuy nhiên, nếu tồn tại những giới hạn, việc lập kế hoạch cần xem xét tới rủi ro của số dư đầu kỳ của khoản mục và xem xét những thủ tục kiểm toán kiểm toán nhằm kiểm tra số dư đầu kỳ. Kiểm toán viên mới không hề dễ ràng dựa vào báo cáo của kiểm toán viên trước đây: chúng cần được kiểm toán viên mới xem xét trong quan hệ với năng lực hành nghề, sự độc lập của kiểm toán viên tiền nhiệm và công việc đã hoàn thành.
File đính kèm:
- bai_giang_kiem_toan_bai_3_bang_chung_kiem_toan.pdf