Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính

2.1. Khái quát về trình tự kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán tài chính là một loại hình đặc trưng

mang nhiều sắc thái của kiểm toán và là loại hình

thể hiện rõ nét nhất các đặc trưng cơ bản cuả kiểm

toán tài chính. Chính vì vậy, theo nguyên lý chung

của kiểm toán, trình tự kiểm toán tài chính cũng trải

qua 3 bước cơ bản: Chuẩn bị kiểm toán, thực hành

kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

Tuy nhiên, do đặc điểm về đối tượng, về quan hệ

giữa chủ thể với khách thể kiểm toán, nên trình tự

kiểm toán tài chính cũng có những đặc điểm riêng.

Chủ thể thực hiện kiểm toán tài chính có thể

là kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước hoặc

kiểm toán nội bộ.

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang xuanhieu 18920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
nh rằng mức độ trọng yếu có thể chấp nhận được thấp thì rủi ro kiểm toán tăng lên. 
Và khi đó để giữ cho rủi ro kiểm toán ở mức có thể chấp nhận được như ban đầu, 
kiểm toán viên cần mở rộng phạm vi kiểm toán, lựa chọn các phương pháp kiểm toán 
hữu hiệu hơn nhằm thu thập được nhiều hơn các bằng chứng kiểm toán có giá trị để 
giảm rủi ro phát hiện xuống mức có thể chấp nhận được. 
Xác định trọng yếu và rủi ro là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũng như kinh 
nghiệm phán đoán của kiểm toán viên. Trên thực tế chỉ một số hãng kiểm toán tại 
Việt Nam mới xây dựng được quy trình ước lượng trọng yếu và rủi ro, còn nhiều 
công ty trong nước vẫn chưa xây dựng được quy trình cụ thể. Ở các công ty kiểm 
toán Việt Nam, quá trình này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên và 
sự hướng dẫn của các chuẩn mực, nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế. 
2.4. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro 
kiểm soát 
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm 
soát là một phần việc hết sức quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong một 
cuộc kiểm toán, và đã được quy định trong chuẩn mực (GAAS): "kiểm toán viên phải 
có một sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định 
bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc khảo sát phải thực hiện". 
Điều này cũng được quy định trong CMKT quốc tế 400 (IAS 400) và CMKTVN số 
400, đánh giá rủi ro và KSNB: "kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế 
toán và KSNB của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận 
kiểm toán có hiệu quả" và "trong khuôn khổ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán 
viên chỉ quan tâm đến các chính sách và thủ tục liên quan của hệ thống kế toán và hệ 
thống KSNB có ảnh hưởng đến các cơ sở dẫn liệu cho việc lập báo cáo tài chính”. 
2.5. Thiết kế các chương trình kiểm toán 
2.5.1. Khái quát về chương trình kiểm toán 
 Trong giai đoạn này, kiểm toán viên đưa ra lời giải đáp ban đầu cho các câu hỏi: 
Kiểm toán cái gì? Ai thực hiện kiểm toán? và khi nào tiến hành kiểm toán? 
 Chương trình kiểm toán chi tiết thường gồm các nội dung sau: 
o Mô tả về tình hình của khách hàng như đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức, 
hệ thống KSNB, đánh giá sơ bộ về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ... 
o Mục đích kiểm toán: Các mục tiêu cụ thể của kiểm toán viên khi tiến hành 
kiểm toán. 
o Đánh giá sơ bộ về mức trọng yếu. 
o Nội dung, thời gian và trình tự kiểm toán. 
o Những công việc cần phân công cho nhân viên của khách hàng thực hiện. 
o Yêu cầu nhân lực cho cuộc kiểm toán. 
o Thời hạn hoàn thành. 
 Bài 2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
ACC509_Bai 2_v1.0011105219 43 
2.5.2. Chương trình kiểm toán 
 Theo Điều 10 ISA số 310 thì “chương trình kiểm toán là tập hợp những hướng dẫn 
cho các thành viên tham gia kiểm toán và là phương tiện để kiểm tra việc thực 
hiện công việc. Chương trình kiểm toán cũng có thể bao gồm các mục tiêu kiểm 
toán cho từng khoản mục, và ước tính thời gian cần thiết để kiểm tra từng khoản 
mục, hay để thực hiện từng thủ tục kiểm toán”. 
(chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần 
thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên 
cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập). 
 Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện 
đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. 
 Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích: 
o Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp 
giữa các kiểm toán viên cũng như hướng dẫn cho các kiểm toán viên chưa có 
nhiều kinh nghiệm. 
o Đây là phương tiện để chủ nhiệm kiểm toán (người phụ trách kiểm toán) quản lý, 
giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc nào còn 
phải thực hiện. 
o Bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Thông thường 
sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên ký tên hoặc ký tắt lên 
chương trình kiểm toán liền ngay với thủ tục kiểm toán vừa hoàn thành. 
2.5.3. Qui trình thiết kế chương trình kiểm toán 
Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành 3 phần: 
trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp các số dư. 
Việc thiết kế các loại hình trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung: xác định 
thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện. 
 Các thủ tục kiểm toán cần sử dụng: Đây là những hướng dẫn chi tiết về quá trình 
thu thập một loại bằng chứng kiểm toán cá biệt ở một thời điểm nào đó trong khi 
tiến hành kiểm toán. 
 Quy mô mẫu chọn: Kiểm toán viên phải tiến hành chọn mẫu theo phương pháp 
khoa học để chọn được mẫu có tính đại diện, phản ánh được đặc trưng cơ bản của 
tổng thể. 
 Khoản mục được chọn: Khi quyết định được số lượng mẫu thì lại phải chọn được mẫu 
có tính đại diện, do vậy phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thường hay sử dụng (sử 
dụng bảng số ngẫu nhiên). Ngoài ra, nếu các nghiệp vụ nào bất thường hoặc có số tiền 
quá lớn thì cũng được xem xét đến mặc dù không có trong mẫu. 
 Thời gian thực hiện: Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán 
đã đề ra. 
Thiết kế các trắc nghiệm công việc: 
 Các thủ tục kiểm toán gồm bốn bước sau: 
o Cụ thể hoá các mục tiêu KSNB cho các khoản mục đang được khảo sát. 
 Bài 2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
44 ACC509_Bai 2_v1.0011105219 
o Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm 
soát cuả từng mục tiêu KSNB. 
o Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nói trên. 
o Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu KSNB có xét đến nhược 
điểm của hệ thống KSNB và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát. 
 Quy mô mẫu chọn: Để xác minh quy mô mẫu chọn người ta thường dùng phương 
pháp chọn mẫu thống kê được sử dụng để ước tính tỷ lệ của phần tử trong một 
tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộc tính được quan tâm. 
 Khoản mục được chọn: Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên phải 
xác định các phần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể. 
 Thời gian thực hiện: Các trắc nghiệm công việc thường được tiến hành vào thời điểm 
giữa năm hoặc vào thời điểm kết thúc năm. Các trắc nghiệm giữa năm được thực hiện 
để giúp kết thúc cuộc kiểm toán ngay sau ngày lập bảng cân đối kế toán vì đó cũng là 
mong muốn của khách hàng và để giúp hãng kiểm toán dàn đều công việc suốt trong 
năm. Với các trắc nghiệm thực hiện vào giữa năm, các khảo sát bổ sung sẽ được thực 
hiện ngay sau đó đối với các nghiệp vụ từ ngày giữa năm đến ngày kết thúc năm. 
Thiết kế các trắc nghiệm phân tích: 
Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài 
khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện các trắc nghiệm phân 
tích, kiểm toán viên quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp các số dư. 
Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp các số dư 
Việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư cho từng khoản mục trên báo cáo tài 
chính được tiến hành theo phương pháp luận như sau: 
Sơ đồ 2.3: Phương pháp luận thiết kế các khảo sát chi tiết số dư 
Sơ đồ 2.3: Phương pháp luận thiết kế các khảo sát chi tiết số dư 
 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro cố hữu với khoản mục đang kiểm toán: 
 Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và tính phân bổ mức ước lượng 
này cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ xác định mức sai 
số chấp nhận được cho từng khoản mục. Sai số chấp nhận được của mỗi khoản mục 
càng thấp thì đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều và do đó 
các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ được mở rộng và ngược lại. 
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro cố hữu với khoản mục kiểm toán 
Đánh giá rủi ro kiểm soát dưới chu kỳ kiểm toán đang được kiểm toán 
Thiết kế và dự đoán kết quả các trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm 
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục đang được xét 
để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù: 
 Các thủ tục kiểm toán. 
 Quy mô chọn mẫu. 
 Khoản mục được chọn. 
 Thời gian thực hiện. 
 Bài 2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
ACC509_Bai 2_v1.0011105219 45 
Rủi ro cố hữu cho từng khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán phải 
thu thập càng nhiều và do đó các trắc nghiệm số dư sẽ được mở rộng và ngược lại. 
 Đánh giá rủi ro kiểm soát: 
Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát, do đó số lượng bằng 
chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ 
giảm xuống, chi phí kiểm toán giảm xuống và ngược lại. 
 Thiết kế và dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích: 
Các hình thức trắc nghiệm kiểm toán này được thiết kế với dự kiến là sẽ đạt được 
một số kết quả nhất định. Các kết quả dự kiến này sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế 
các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo. 
 Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc 
thù của khoản mục đang xem xét: 
Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tính của trắc 
nghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế làm các phần: thủ tục kiểm 
toán, quy mô chọn mẫu, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện. 
o Các thủ tục kiểm toán: Đây là phần khó nhất của toàn bộ quá trình lập kế 
hoạch, việc thiết kế các thủ tục này rất chủ quan và đòi hỏi những phán xét 
nghề nghiệp quan trọng. 
o Quy mô chọn mẫu: Quy mô mẫu chọn dùng trong các khảo sát chi tiết số dư được 
xác định theo phương pháp chọn mẫu thống kê để ước tính sai số bằng tiền trong 
tổng thể đang được kiểm toán từ đó chọn ra quy mô mẫu thích hợp. 
o Khoản mục được chọn: Sau khi đã xác định được dung lượng mẫu, các kiểm 
toán viên thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình 
máy tính hoặc dùng phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử 
đại diện. 
o Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thực hiện vào 
thời điểm cuối kỳ (kết thúc niên độ kế toán). Tuy nhiên, đối với các khách hàng 
muốn công bố các báo cáo tài chính sớm sau ngày lập bảng cân đối tài sản, thì 
những trắc nghiệm trực tiếp số dư tốn nhiều thời gian sẽ được làm vào giữa kỳ và 
kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung vào cuối năm để cập 
nhật các số dư đã kiểm toán giữa kỳ thành số dư cuối kỳ. 
Trên thực tế khi đã được thiết kế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thức trắc 
nghiệm trên sẽ được kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán. 
Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán 
và có thể cần phải sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi. Việc thay đổi chương trình kiểm 
toán ban đầu không phải là điều bất thường vì việc dự kiến trước tất cả các tình 
huống xảy ra là rất khó khăn. Những nguyên nhân dẫn đến việc phải có những sửa 
đổi đáng kể trong kế hoạch hoặc chương trình kiểm toán cần phải được ghi nhận 
trong hồ sơ kiểm toán. 
Chương trình kiểm toán thường được thiết kế cho từng chu trình hoặc từng tài khoản 
nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục dựa trên cơ sở dẫn liệu đối với 
khoản mục này tuỳ theo việc phân chia báo cáo tài chính theo cách nào. 
 Bài 2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
46 ACC509_Bai 2_v1.0011105219 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Tóm lại, bài học này giúp các bạn nắm được quy trình chung của một cuộc kiểm toán tài chính 
với ba giai đoạn cơ bản là chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Trong 
đó, bài học đi sâu nghiên cứu về một giai đoạn quan trọng của quá trình kiểm toán tài chính đó là 
lập kế hoạch kiểm toán nội bộ. Để lập kế hoạch kiểm toán tài chính, chúng ta cần nghiên cứu 3 
nội dung: kế hoạch chiến lược, kế hoạch tổng quát và chương trình kiểm toán. 
Ngoài ra, trong bài học này các bạn cũng nắm được các kỹ thuật kiểm toán cơ bản, ưu và nhược 
điểm của từng kỹ thuật. Để tiến hành kiểm toán tài chính, kiểm toán viên phải sử dụng và kết 
hợp nhuần nhuyễn các kỹ thuật kiểm toán. 
 Bài 2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
ACC509_Bai 2_v1.0011105219 47 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày khái quát về trình tự kiểm toán báo cáo tài chính. 
2. Nêu yêu cầu của bằng chứng kiểm toán. 
3. Nêu các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. 
4. Hồ sơ kiểm toán thường bao gồm mấy loại? Đó là những loại nào? 
5. Nêu ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán? Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các công việc gì? 
 Bài 2: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
48 ACC509_Bai 2_v1.0011105219 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 
Bài 2.1. Thông tin cho dưới đây là ví dụ về những tài liệu do kiểm toán viên thu thập được trong 
khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Thương mại Việt Phương: 
 Hoá đơn của nhà cung cấp. 
 Sổ cái tài khoản. 
 Bảng sao kê ngân hàng. 
 Bảng chấm công. 
 Bảng thanh toán lương. 
 Phiếu yêu cầu mua hàng của các bộ phận. 
 Hồ sơ hàng mua đang đi đường. 
 Bản sao hoá đơn vận chuyển hàng. 
 Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng. 
 Điều lệ của Công ty. 
 Bản sao của hoá đơn bán hàng do nhà cung cấp của công ty Việt Phương gửi. 
Yêu cầu: 
1. Phân loại mỗi tài liệu trên theo tiêu chí nguồn thu thập bên trong hoặc bên ngoài. 
2. Những tài liệu này sẽ được lưu giữ ở hồ sơ kiểm toán nào. Hồ sơ kiểm toán chung hay hồ sơ 
kiểm toán năm? 
Bài 2.2. Kiểm toán viên Nam đang tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần 
ASEAN ELL năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200N. Anh ta phát hiện một số dữ kiện sau: 
 Một khách hàng của công ty có số dư nợ 250 triệu tuyên bố phá sản do không có khả năng 
chi trả các khoản nợ quá hạn. Khách hàng này chỉ có khả năng chi trả 20% số nợ với công ty 
ASEAN ELL. Công ty khách hàng này đã gặp khó khăn về tài chính do hàng hóa của công ty 
không tiêu thụ được khi có nhiều hàng hóa thay thế xuất hiện trên thị trường trong một vài 
năm gần đây. 
 Công ty đã không phản ánh chi phí thuê văn phòng 100 triệu vào năm 200N mà chỉ phản ánh 
chi phí này vào năm 200N+1 khi công ty thanh toán số tiền này. 
 Công ty đã mua một TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT là 220 triệu VNĐ (Thuế VAT 10%). Tuy 
nhiên, khi mang về lắp đặt công ty phát hiện TSCĐ bị lỗi do đó đã khiếu nại với nhà sản 
xuất. Nhà sản xuất đã thay linh kiện và giảm trừ tiền mua TSCĐ trên khoản nợ của công ty là 
20 triệu. Công ty đã không phản ánh nghiệp vụ này. 
Yêu cầu: 
1. Xác định ảnh hưởng có thể có của những sai phạm kể trên đến Bảng cân đối kế toán và báo 
cáo kết quả kinh doanh. Biết Thuế suất thuế TNDN là 25%. 
2. Xác định mục tiêu kiểm toán bị vi phạm. 
3. Nêu kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm phát hiện các sai phạm trên. 
4. Giả định đây là những tình huống độc lập, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến kiểm toán nào 
nếu doanh nghiệp không tiến hành điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_bai_2_quy_trinh_kiem_toan_bao_cao_tai_ch.pdf