Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên

2.1.1. Khái quát về các giai đoạn trong quy trình hình thành ý kiến kiểm toán

• Giai đoạn I: Quyết định chấp nhận một khách hàng (mới) hoặc tiếp tục kiểm toán với một khách hàng (đã

kiểm toán).

• Giai đoạn II: Thực hiện đánh giá rủi ro.

• Giai đoạn III: Thu thập bằng chứng về hiệu lực hoạt động kiểm soát nội bộ.

• Giai đoạn IV: Thực hiện thủ tục kiểm toán cơ bản để thu thập bằng chứng về các tài khoản, công bố và các

cơ sở dẫn liệu bằng việc thực hiện những thủ tục kiểm toán cơ bản thích hợp.

• Giai đoạn V: Hoàn thành cuộc kiểm toán và lập báo cáo.

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang xuanhieu 18840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên

Bài giảng Kiểm toán - Bài 2: Quy trình hình thành ý kiến kiểm toán - Phan Trung Kiên
v2.0018102210
BÀI 2: QUY TRÌNH HÌNH THÀNH 
Ý KIẾN KIỂM TOÁN
PGS.TS. Phan Trung Kiên
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v2.0018102210
Mục tiêu bài học
• Hiểu và vận dụng khái niệm quan trọng của kiểm toán tài chính trong quy trình kiểm toán như: Bằng chứng,
cơ sở dẫn liệu, trọng yếu, rủi ro kiểm toán,
• Hiểu được nội dung, mục đích của những bước công việc trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính và
có thể.
2
v2.0018102210
Cấu trúc nội dung
3
2.1
Khái quát về quy trình hình thành ý kiến 
kiểm toán báo cáo tài chính
Nội dung các giai đoạn của quy trình
hình thành ý kiến kiểm toán
2.2
v2.0018102210
2.1. Khái quát về quy trình hình thành ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính
Khái quát về các giai đoạn 
trong quy trình hình thành 
ý kiến kiểm toán
1.1.1
Những khái niệm cơ bản 
liên quan tới quy trình hình 
thành ý kiến kiểm toán
1.1.2
4
v2.0018102210
2.1.1. Khái quát về các giai đoạn trong quy trình hình thành ý kiến kiểm toán
• Giai đoạn I: Quyết định chấp nhận một khách hàng (mới) hoặc tiếp tục kiểm toán với một khách hàng (đã
kiểm toán).
• Giai đoạn II: Thực hiện đánh giá rủi ro.
• Giai đoạn III: Thu thập bằng chứng về hiệu lực hoạt động kiểm soát nội bộ.
• Giai đoạn IV: Thực hiện thủ tục kiểm toán cơ bản để thu thập bằng chứng về các tài khoản, công bố và các
cơ sở dẫn liệu bằng việc thực hiện những thủ tục kiểm toán cơ bản thích hợp.
• Giai đoạn V: Hoàn thành cuộc kiểm toán và lập báo cáo.
5
v2.0018102210
2.1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan tới quy trình hình thành ý kiến kiểm toán
6
• Chu trình kế toán.
• Cơ sở dẫn liệu quản lý.
• Mục tiêu kiểm toán.
• Bằng chứng kiểm toán và thủ tục kiểm toán.
• Tài liệu kiểm toán.
v2.0018102210
2.1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan tới quy trình hình thành ý kiến kiểm toán
7
• Chu trình kế toán:
 Báo cáo tài chính được hình thành từ nhiều tài khoản/khoản mục khác nhau.
 Tập hợp những tài khoản liên quan sử dụng cho ghi nhận những nghiệp vụ như vậy hình thành một chu kỳ kế
toán hay một quy trình.
• Cơ sở dẫn liệu quản lý:
 Mang đến sự khẳng định một cách hoặc công khai hoặc ngầm định của ban quản trị về việc trình bày trung
thực, khách quan và tuân thủ chuẩn mực kế toán liên quan đối với những bộ phận trên báo cáo tài chính.
 Có thể liên quan tới tình trạng hệ thống kiểm soát nội bộ.
• Có những cơ sở dẫn liệu phổ biến:
 Sự hiện hữu hoặc phát sinh;
 Trọn vẹn (đầy đủ);
 Quyền và nghĩa vụ;
 Đánh giá và phân bổ;
 Trình bày và công bố.
v2.0018102210
2.1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan tới quy trình hình thành ý kiến kiểm toán
8
• Mục tiêu kiểm toán:
 Cơ sở dẫn liệu quản lý là cơ sở quan trọng giúp kiểm toán viên lựa chọn một thủ tục kiểm toán để kiểm
tra đối với chính những cơ sở dẫn liệu ấy.
 Kiểm toán viên kiểm tra theo các cơ sở dẫn liệu nhằm chứng thực chúng sẽ hình thành mục tiêu
kiểm toán.
 Các mục tiêu kiểm toán hình thành tương ứng với các cơ sở dẫn liệu.
• Bằng chứng kiểm toán và thủ tục kiểm toán: Bằng chứng kiểm toán là thông tin kiểm toán viên thu thập
được làm cơ sở đưa ra ý kiến.
• Các công việc kiểm toán viên thực hiện trong quy trình hình thành ý kiến thường liên quan tới thu thập và
đánh giá bằng chứng kiểm toán
 Thủ tục đánh giá rủi ro;
 Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát;
 Thủ tục kiểm toán cơ bản.
v2.0018102210
2.1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan tới quy trình hình thành ý kiến kiểm toán
9
• Tài liệu kiểm toán:
 Kiểm toán viên cần chuẩn bị tài liệu kiểm toán để cung cáp bằng chứng về việc cuộc kiểm toán đã được
lên kế hoạch và được thực hiện trong quan hệ với những chuẩn mực kiểm toán.
• Sử dụng những tài liệu kiểm toán có ý nghĩa quan trọng.
v2.0018102210
2.2. Nội dung các giai đoạn của quy trình hình thành ý kiến kiểm toán
Xem xét chấp nhận 
một khách hàng (mới) 
hoặc tiếp tục kiểm 
toán một khách hàng
2.2.1
Đánh giá rủi ro sai 
phạm trọng yếu
2.2.2
Thu thập bằng chứng 
về sự hiệu lực hoạt 
động kiểm soát nội bộ
2.2.3
Thu thập bằng chứng 
kiểm toán về tài 
khoản, các công bố và 
cơ sở dẫn liệu quản lý
2.2.4
Hoàn thành cuộc kiểm 
toán và phát hành 
ý kiến kiểm toán
2.2.5
10
v2.0018102210
2.2.1. Xem xét chấp nhận một khách hàng (mới) hoặc tiếp tục kiểm toán một khách hàng
11
• Xem xét việc chấp nhận một khách hàng tiềm năng.
• Thống nhất về nội dung của một cuộc kiểm toán (cam kết kiểm toán/thư hẹn kiểm toán).
v2.0018102210
2.2.1. Xem xét chấp nhận một khách hàng (mới) hoặc tiếp tục kiểm toán một khách hàng
12
Xem xét một khách hàng tiềm năng
• Những lý do dẫn tới sự thay đổi kiểm toán viên của công ty khách hàng.
• Uy tín và tính liêm chính của ban quản trị của công ty khách hàng.
• Những thông tin khác:
 Những vấn đề pháp lý có liên quan tới công ty khách hàng trong thời gian gần đây;
 Tình hình tài chính của công ty khách hàng;
 Sự tồn tại của những nghiệp vụ có liên quan tới “bên thứ ba”;
 Rủi ro chủ yếu ảnh hưởng tới khách hàng và tương lai các hoạt động của công ty khách hàng.
v2.0018102210
2.2.1. Xem xét chấp nhận một khách hàng (mới) hoặc tiếp tục kiểm toán một khách hàng
13
Thống nhất về những nội dung mà cuộc kiểm toán thực hiện:
• Thời gian thực hiện dịch vụ này;
• Dự kiến về phí kiểm toán và những căn cứ cho việc tính phí kiểm toán;
• Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc tìm kiếm các sai phạm;
• Trách nhiệm của ban quản lý trong việc chuẩn bị thông tin cho kiểm toán;
• Sự cần thiết cho các dịch vụ khác do công ty kiểm toán độc lập cung cấp.
v2.0018102210
2.2.2. Đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu
14
• Nhận diện và đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu
• Điều chỉnh kiểm toán với những rủi ro nhận diện về sai phạm trọng yếu
v2.0018102210
2.2.2. Đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu
15
Nhận diện và đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu:
• Hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro khác nhau.
• Đánh giá rủi ro cho toàn bộ quy trình kiểm toán, nhận diện rủi ro sai phạm trọng yếu là cần thiết đối với lập
kế hoạch một cuộc kiểm toán.
• Điểm khởi đầu đối với đánh giá rủi ro là nhận diện những tài khoản và những công bố quan trọng cũng
nhưng những cơ sở dẫn liệu liên quan.
• Đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu bắt đầu trong giai đoạn chấp nhận một khách hàng và tiếp tục thực hiện
trong những hoạt động đánh giá rủi ro ở Giai đoạn II.
v2.0018102210
2.2.2. Đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu
16
Nhận diện và đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu.
Bảng 2.4: Ví dụ về một trình tự và nội dung đánh giá rủi ro
Bước đánh giá Nội dung đánh giá
1. Rủi ro kinh doanh Những thay đổi về kinh tế và vấn đề cạnh tranh.
 Thay đổi về giá trị thị trường của tài sản hoặc nợ phải trả.
 Rủi ro chính sách và những thay đổi về chính sách.
2. Động cơ thúc đẩy nhà
quản trị
 Chính sách đãi ngộ (thưởng/phạt) đối với những cấp quản lý khác nhau.
 Hoạt động của thị trường chứng khoán và những điều khoản vay nợ.
 Hành động trong ngắn hạn để thúc đẩy hoạt động hiện hành.
3. Những quy trình ảnh
hưởng tới số dư tài khoản
trọng yếu
 Quá trình xử lý nghiệp vụ với số lượng lớn những nghiệp vụ trọng yếu.
 Rủi ro công nghệ thông tin và những “lỗ hổng”.
 Các quy trình ảnh hưởng tới những ước tính chính và những bút toán điều chỉnh.
v2.0018102210
2.2.2. Đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu
17
• Kiểm toán viên đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu ở cả mức báo cáo tài chính và mức cơ sở dẫn liệu:
 Rủi ro ở mức báo cáo tài chính có thể có ảnh hưởng tiềm tàng tới nhiều cơ sở dẫn liệu.
 Ở mức cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên sẽ xem xét cả rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
• Rủi ro tiềm tàng là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong bản thân các đối tượng kiểm toán.
• Rủi ro kiểm soát là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa
và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu.
v2.0018102210
2.2.2. Đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu (tiếp theo)
18
• Quá trình nhận diện, tìm hiểu và đánh giá rủi ro của công ty khách hàng là một phần quan trọng của cuộc
kiểm toán.
• Hầu hết các công ty kiểm toán đều bắt đầu bằng việc phân tích tổng thể các rủi ro của công ty khách hàng.
• Kỹ thuật sử dụng:
 Phỏng vấn ban quản trị và những đối tượng khác;
 Sử dụng thủ tục phân tích ban đầu;
 Quan sát và điều tra tài liệu.
v2.0018102210
2.2.2. Đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu (tiếp theo)
19
• Một điểm quan trọng trong đánh giá rủi ro là thu thập hiểu biết về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với lập báo
cáo tài chính.
• Chất lượng kiểm soát nội bộ ảnh hưởng trực tiếp tới rủi ro sai phạm trọng yếu.
• Trong giai đoạn này kiểm toán viên tập trung vào đánh giá thiết kế, thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ
gồm: Hoạt động kiểm soát tổng thể, kiểm soát các nghiệp vụ, gian lận và hoạt động kiểm soát liên quan.
• Điều chỉnh kiểm toán với những rủi ro nhận diện về sai phạm trọng yếu:
 Đối với một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính trong đó kiểm toán viên mong muốn dựa vào hoạt động
kiểm soát như là một phần của quy trình hình thành ý kiến kiểm toán, kiểm toán viên thiết kế một cuộc
kiểm toán dựa trên độ tin cậy hoạt động kiểm soát.
 Một cuộc kiểm toán bao gồm: Thử nghiệm kiểm soát và thủ tục kiểm toán cơ bản.
v2.0018102210
2.2.3. Thu thập bằng chứng về sự hiệu lực hoạt động kiểm soát nội bộ
20
• Giai đoạn II, kiểm toán viên thực hiện thủ tục để đánh giá tính hiệu lực thiết kế và thực hiện hoạt động
kiểm soát.
• Giai đoạn III, kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm để kiểm tra hiệu lực hoạt động của hoạt động kiểm
soát (khác với công việc thực hiện ở Giai đoạn II).
v2.0018102210
2.2.3. Thu thập bằng chứng về sự hiệu lực hoạt động kiểm soát nội bộ
21
• Trình tự thực hiện như thế nào?
 Lựa chọn hoạt động kiểm soát cho thử nghiệm kiểm soát.
 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
 Xem xét kết quả các thử nghiệm kiểm soát.
 Tổng hợp các quyết định trước khi xác định thủ tục kiểm toán cơ bản.
v2.0018102210
2.2.4. Thu thập bằng chứng kiểm toán về tài khoản, các công bố và cơ sở dẫn liệu quản lý
22
• Việc thu thập thông tin ở Giai đoạn II và III (phân tích ở trên) ảnh hưởng tới bản chất, sự mở rộng và thời
gian thực hiện thủ tục kiểm toán cơ bản.
• Kiểm toán viên lập kế hoạch thực hiện thủ tục kiểm toán cơ bản đối với số dư tài khoản dựa trên rủi ro tiềm
ẩn về khả năng sai phạm trọng yếu và hiệu lực của hoạt động kiểm soát nội bộ.
• Kiểm toán viên thực hiện các trắc nghiệm trực tiếp đối với số dư các tài khoản và các tài liệu để thu thập
được bằng chứng theo các cơ sở dẫn liệu liên quan.
v2.0018102210
2.2.4. Thu thập bằng chứng kiểm toán về tài khoản, các công bố và cơ sở dẫn liệu quản lý
23
• Để xác định thủ tục kiểm toán cơ bản thích hợp:
 Nguồn gốc của sai phạm tiềm tàng;
 Sự tăng lên và loại sai phạm tiềm tàng.
• Kiểm toán viên có thể áp dụng những phân tích/suy luận logic cho những tài khoản liên quan và xem xét kết
hợp những yếu tố.
• Những thử nghiệm khác nhau cùng với kết quả thực hiện (kể cả những điều chỉnh) sẽ được trình bày trên
giấy làm việc của kiểm toán viên.
v2.0018102210
2.2.5. Hoàn thành cuộc kiểm toán và phát hành ý kiến kiểm toán
24
• Giai đoạn V, kiểm toán viên thực hiện những công việc sau:
 (a) Hoàn thành những đánh giá khác nhau và trao đổi thông tin;
 (b) Quyết định loại ý kiến nào sẽ phát hành.
• Mỗi công ty kiểm toán có những cách thực hiện các công việc cụ thể khác nhau.
v2.0018102210
2.2.5. Hoàn thành cuộc kiểm toán và phát hành ý kiến kiểm toán (tiếp theo)
25
• Một số bước công việc phổ biến:
 Việc đánh giá những sai phạm phát hiện và những thiếu sót của kiểm soát nội bộ đã nhận diện;
 Đánh giá sự phù hợp của những công bố báo cáo tài chính;
 Thực hiện thủ tục soát xét, phân tích cuối cùng;
 Trao đổi với Ủy ban kiểm toán/Ban kiểm soát và hội đồng quản trị về những thiếu sót của kiểm soát đã
nhận diện;
 Thực hiện soát xét chất lượng của hợp đồng kiểm toán.
v2.0018102210
2.2.5. Hoàn thành cuộc kiểm toán và phát hành ý kiến kiểm toán (tiếp theo)
26
Báo cáo kiểm toán
• Báo cáo kiểm toán được thiết kế để đánh giá về độ tin cậy của các báo cáo tài chính.
• Báo cáo kiểm toán được thông báo cho cổ đông, chủ nợ, và các bên khác có lợi ích với công ty
được kiểm toán.
v2.0018102210
Tổng kết bài học
Nội dung cần nhớ
• Khái quát về quy trình hình thành ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính
• Nội dung các giai đoạn của quy trình hình thành ý kiến kiểm toán
27

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_bai_2_quy_trinh_hinh_thanh_y_kien_kiem_t.pdf