Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu

4.1. Sự cần thiết phải tính giá các đối tượng kế toán

4.1.1. Khái niệm tính giá

Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, đo lường và

biểu hiện các đối tượng hạch toán kế toán. Nói cách khác, tính giá là phương pháp

biểu hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc và các qui

định pháp luật của Nhà nước ban hành mà thực chất của việc tính giá là xác định giá

trị ghi sổ kế toán.

4.1.2. Các nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến tính giá

 Nguyên tắc giá gốc

Đây là một trong những nguyên tắc căn bản của kế

toán. Nguyên tắc này đòi hỏi khi đơn vị mua một

tài sản thì phải ghi chép theo giá phí tại thời điểm

xảy ra và giá phí sẽ không thay đổi nếu giá trị thị

trường của những tài sản có thể thay đổi ở những

thời điểm khác nhau sau này.

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 28 trang xuanhieu 20900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu

Bài giảng Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
: 
 Lợi nhuận truớc thuế = 32.550.000 
ơ 
 Thuế TNDN = 32.550.000 x 25% = 8.137.500 
 LN sau thuế = 32.550.000 – 8.137.500 = 24.412.500 
 Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 
 16c, Nợ TK 821 8.137.500 
 Có TK 333 8.137.500 
 Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh 
 16d, Nợ TK 911 8.137.500 
 Có TK 821 8.137.500 
 Kết chuyển lãi sang tài khoản TK 421: 
 16e, Nợ TK 911 24.412.500 
 Có TK 421 24.412.500 
 Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
80 ACC202_Bai 4_v2.0013107222 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Trong bài học này, chúng ta đã đề cập đến tính giá và kế toán một số quá trình kinh doanh chủ 
yếu trong doanh nghiệp. 
Tính giá gồm có tính giá tài sản mua vào, tính giá tài sản tự sản xuất (tính giá thành), tính giá vật 
tư, hàng hoá xuất kho. Trong phần này chúng ta phải phân biệt được các đối tượng tính giá từ đó 
áp dụng phương pháp tính giá phù hợp. 
Nội dung kế toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu tập trung vào ba hoạt động cơ bản của các 
doanh nghiệp: mua hàng, sản xuất, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Trong phần này, 
chúng ta cần nắm vững cách sử dụng chứng từ, tài khoản kế toán để từ đó kế toán các hoạt động 
kinh tế theo đúng bản chất của nó. 
 Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
ACC202_Bai 4_v2.0013107222 81 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Chiết khấu thương mại được trừ khỏi giá mua khi mua tài sản, vậy chiết khấu thành toán có 
được trừ khỏi giá mua như chiết khấu thương mại? 
2. Ở các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng mà không thể kiểm soát được lô hàng xuất 
ra của lần nhập nào, như những doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng chẳng hạn, thì liệu 
có thể áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước hay nhập sau xuất trước được không? 
3. Trước đây nhiều doanh nghiệp áp dụng tính giá bình quân cho vật tư, hàng hoá xuất kho 
bằng cách lấy giá bình quân cuối kỳ trước, liệu cách này hiện có được áp dụng không? và 
nếu có nó được gọi tên là phương pháp gì? 
4. Thuế trước bạ, lệ phí đăng ký xe khi mua ô tô, mô tô có được ghi vào giá trị ban đầu (nguyên 
giá) của những tài sản này? 
5. Chỉ đối với những loại sản phẩm mà giá trị nguyên vật liệu chiếm phần lớn giá thành sản 
phẩm mới được áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí 
nguyên vật liệu? 
6. Chi phí tiền lương của nhân viên bảo vệ, tạp vụ ở phân xưởng tính vào chi phí nhân công 
trực tiếp hay tính vào chi phí sản xuất chung? 
7. Vật liệu xuất dùng cho nhu cầu khác ở phân xưởng (không phải cho sản xuất trực tiếp) 
nhưng số lượng, giá trị không đáng kể thì có thể hạch toán vào chi phí Nguyên vật liệu trực 
tiếp không? 
8. Vật liệu mua ngoài dùng ngay cho sản xuất (không nhập kho vật liệu) thì được hạch toán 
như thế nào? 
9. Thuế GTGT của chi phí mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất được hạch toán vào “thuế 
GTGT được khấu trừ” hay “thuế GTGT phải nộp”? 
10. Nhiều trường hợp bán lẻ, khách hàng không yêu cầu hoá đơn thì doanh nghiệp không cần 
xuất hoá đơn bán hàng? 
11. Chi phí vận chuyển hàng bán bị trả lại về nhập kho được hạch toán vào giá trị hàng hoá (như 
khi mua hàng) được không? 
12. Khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng khi họ mua với số lượng lớn có được ghi giảm 
doanh thu bán hàng không? 
BÀI TẬP 
Các doanh nghiệp trong bài tập đều áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế 
GTGT theo phương pháp khấu trừ. 
Bài tập 4.1. Tính giá tài sản mua vào 
Tại công ty TMDV An Bình trong tháng 7 năm N có các nghiệp vụ sau đây: 
a. Mua sữa chua của Nhà máy Vinamilk, số lượng 1.000 hộp, đơn giá 2.800đ/hộp. Chiết khấu 
thương mại được hưởng 1%. 
 Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
82 ACC202_Bai 4_v2.0013107222 
b. Mua rượu vang Đà Lạt, số lượng 200 chai, đơn giá 55.000đ/chai. 
c. Mua phần mềm kế toán trị giá 30 triệu. Chi phí cài đặt, tập huấn nhân viên 2,5 triệu. 
Yêu cầu: Tính giá các tài sản mua vào nêu trên. 
Bài tập 4.2. Tính giá thành sản phẩm tự sản xuất 
Tại phân xưởng may số 1 của Nhà máy may Anh Đức, trong tháng 8 có tình hình chi phí sản 
xuất quần áo thể thao xuất khẩu mã hiệu sản xuất là K102 như sau: 
 Chi phí vải (xuất kho vật liệu) : 124 triệu 
 Chi phí vật liệu phụ (xuất kho vật liệu) : 5 triệu 
 Chi phí lương công nhân trực tiếp may : 10 triệu 
 Chi phí sản xuất chung phân xưởng chi bằng tiền mặt: 5 triệu 
 Đầu tháng có chi phí sản xuất dở dang còn đang nằm trong quần áo may dở là 
20 triệu (chi phí vải). 
 Cuối tháng nhập kho 1000 bộ quần áo hoàn thành và 200 bộ may dở. 
 Chi phí tính cho quần áo may dở chỉ bao gồm chi phí vải được tính bằng chi phí cho quần áo 
đã may xong, những chi phí khác tính hết vào sản phẩm hoàn thành trong tháng. 
 Kỳ tính giá thành là tháng. 
Yêu cầu: 
a. Tính giá thành của 1000 bộ quần áo hoàn thành và giá thành đơn vị một bộ quần áo? 
b. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh? 
Bài tập 4.3. Tính giá giá xuất kho hàng hoá 
Công ty TNHH Thanh Vân chuyên kinh doanh mặt hàng gạo. Trong tháng 1 năm N, các nghiệp 
vụ mua bán loại gạo A diễn ra như sau: 
 Tồn kho đầu tháng: 500kg, đơn giá 9.800đ/kg 
 Ngày 5: mua 1.000kg, đơn giá 10.000đ/kg 
 Ngày 6: bán 1.200kg 
 Ngày 10: mua 2.000kg, đơn giá 10.100đ/kg 
 Ngày 15: bán 1.500kg 
 Ngày 30: mua 1.000kg, đơn giá 10.150đ/kg 
 Tồn kho cuối tháng 1.800kg 
Yêu cầu: 
a. Tính giá xuất kho đường bán trong tháng 1 và giá trị đường tồn kho cuối tháng theo phương 
pháp bình quân sau mỗi lần nhâp 
b. Phản ánh lên tài khoản TK 156 
Bài tập 4.4. 
Có thông tin về tình hình tồn kho đầu kỳ, mua vào và bán ra hàng hoá X của Công ty A trong 
tháng 1/N dưới đây: (đơn vị tính 1.000đ) 
 Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
ACC202_Bai 4_v2.0013107222 83 
Tồn kho đầu kỳ Mua vào Ngày 
 Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền 
Số lượng 
bán ra 
1/1 1.400 19 26.600 
7/1 300
8/1 600 20 12.000 
9/1 1.300
12/1 900 21 18.900 
15/1 150
18/1 500 22 11.000 
24/1 800 23 18.400 
31/1 1.350
Tổng cộng 1.400 26.600 2.800 60.300 3.100
Yêu cầu: Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, sử dụng: 
a. Phương pháp FIFO (nhập trước – xuất trước)? 
b. Phương pháp LIFO (nhập sau – xuất trước)? 
Bài tập 4.5. 
Tại công ty cổ phần Kim Anh có tài liệu về hàng tồn kho như sau: 
A/ Tồn kho đầu kỳ: 
 Nguyên vật liệu chính: 1800 kg, tổng trị giá thực tế 2.880.000đ 
 Vật liệu phụ: 2400 kg, tổng trị giá thực tế 3.360.000đ 
B/ Nhập vào trong kỳ: 
1) Đợt 1: Nhập kho 1.000 kg vật liệu chính và 800 kg vật liệu phụ. Giá mua chưa có thuế GTGT 
là: 1.800 đ/kg vật liệu chính và 1.500đ/kg vật liệu phụ. Thuế GTGT tính theo thuế suất là 5%. 
Doanh nghiệp đã dùng TGNH thanh toán đầy đủ các khoản tiền này. Cước vận chuyển ghi 
trên hoá đơn chưa có thuế GTGT là 180.000đ, thuế suất GTGT là 5%. DN đã chi tiền mặt để 
trả chi phí vận chuyển nói trên, trong đó tính cho vật liệu chính 100.000đ , vật liệu phụ là 
80.000đ. 
2) Đợt 2: Nhập kho 600kg vật liệu chính và 1.400kg vật liệu phụ. Giá mua chưa có thuế GTGT: 
1.700đ/kg vật liệu chính và 1.600đ/kg vật liệu phụ. Thuế GTGT là 5%. Doanh nghiệp chưa 
trả tiền cho người bán. Chi phí phí bốc dỡ chi trả bằng tiền tạm ứng là 130.000đ trong đó 
phân bổ cho vật liệu chính là 60.000đ, vật liệu phụ là 70.000đ. 
C/ Xuất trong kỳ: 
3) Xuất sau khi nhập đợt 1 dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm: 
 Vật liệu chính: 2.500kg 
 Vật liệu phụ: 2.600kg 
4) Xuất sau khi nhập đợt 2: 
 Vật liệu chính: 700 kg dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. 
 Vật liệu phụ: 1.700kg , trong đó dùng để sản xuất SP 1.000 kg, phục vụ và quản lý phân 
xưởng 300kg, hoạt động bán hàng 150 kg, quản lý DN 250 kg. 
Yêu cầu: 
a. Tính giá trị vật tư xuất dùng theo các phương pháp: Bình quân sau mỗi lần nhập 
b. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh lên TK vật liệu chính, TK vật liệu phụ. 
 Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
84 ACC202_Bai 4_v2.0013107222 
Bài tập 4.6. 
1) Doanh nghiệp mua 1 thiết bị, giá mua chưa có thuế GTGT là 50.000.000đ, thuế suất GTGT 
là 10% doanh nghiệp chưa trả tiền cho người bán. Các chi phí trước khi sử dụng bao gồm: 
 Chi phí vận chuyển phát sinh chưa trả cho cho công ty vận chuyển: giá cước chưa có thuế 
GTGT là 1.500.000đ, thuế suất là 10%. 
 Chi phí khác chi trả bằng tiền mặt là 800.000đ. 
2) Nhận một máy móc thiết bị dùng ở phân xưởng sản xuất chính do cấp trên cấp trị giá 
100.000.000đ, chi phí trước khi sử dụng chi bằng tiền mặt là 100.000đ. 
3) Doanh nghiệp tiến hành công trình xây dựng cơ bản để thực hiện một nhà văn phòng. Công 
trình xây dựng cơ bản hoàn thành được bàn giao và được xét duyệt với chi phí thực tế là 
100.000.000đ. 
4) Vay dài hạn ngân hàng để mua văn phòng, theo giá thoả thuận 500.000.000đ và chi phí trước 
sửa chữa trước khi sử dụng 12.000.000đ. 
Yêu cầu: Tính giá và hạch toán (định khoản) các nghiệp vụ trên? 
Bài tập 4.7. 
Tại một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm có các tài liệu: (Đơn vị tính: 1000đ) 
Số dư đầu tháng của TK 154: 300.000 
Tình hình phát sinh trong tháng: 
1) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân sản xuất sản phẩm 500.000, nhân viên phân 
xưởng: 200.000. 
2) Trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn tính vào chi phí theo qui định. 
(doanh nghiệp chịu: 19% tính trên tiền lương – tính vào chi phí, người lao động chịu 6% tính 
trên tiền lương) 
3) Vật liệu xuất dùng có trị giá 3.000.000, sử dụng để sản xuất sản phẩm 2.900.000, phục vụ ở 
phân xưởng: 100.000 
4) Khấu hao TSCĐ tính cho phân xưởng sản xuất là 400.000. 
5) Trong tháng sản xuất hoàn thành 500 sản phẩm đã được nhập kho thành phẩm. Cho biết chi 
phí SX dở dang cuối tháng là 133.000 
Yêu cầu: 
a. Định khoản và ghi vào tài khoản 154? 
b. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm? 
Bài tập 4.8. (Đơn vị tính: đ) 
Doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A, B có các tài liệu sau: 
Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng của sản phẩm A: 400.000, của sản phẩm B 250.000 
Tình hình phát sinh trong tháng: 
1) Vật liệu xuất kho có trị giá 5.000.000, sử dụng cho: sản xuất sản phẩm A: 3.000.000, sản 
xuất sản phẩm B: 1.800.000, phục vụ ở phân xưởng: 200.000 
2) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là: 1.200.000, trong đó: công nhân sản xuất sản 
phẩm A: 600.000, công nhân sản xuất sản phẩm B: 400.000, nhân viên phân xưởng 200.000 
3) Tính BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn tính vào chi phí theo qui định. 
4) Khấu hao tài sản cố định tính cho phân xưởng sản xuất là 500.000 
 Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
ACC202_Bai 4_v2.0013107222 85 
5) Trong tháng doanh nghiệp sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm A và 400 sản phẩm B đã 
nhập kho thành phẩm. 
Biết rằng: 
 Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của sản phẩm A là 200.000, của sản phẩm B là 350.000 
 Chi phí SXC phân bổ cho SP A, SP B theo tỷ lệ với tiền lương công nhân sản xuất. 
Yêu cầu: 
a. Tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh? 
b. Xác định giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm A, sản phẩm B. 
Bài tập 4.9. Giá thành 
Tại một DN sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Số dư đầu tháng 03/N của một số TK như sau: 
 TK 152 (vật liệu chính ): 64.000.000đ (số lượng 4.000 kg) 
 TK152 (vật liệu phụ ): 36.400.000đ ( số lượng 2.800 kg) 
 TK 154: 48.000.000đ 
Trong đó chi tiết gồm: TK154 A: 26.000.000đ; TK154 B: 22.000.000đ 
Các tài khoản khác có số dư đầu tháng giả định (x x x). 
Trong tháng 03/N phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau: 
1) Nhập kho 2.600 kg vật liệu chính và 1.800kg vật liệu phụ. Giá mua chưa có thuế GTGT lần 
lượt là 15.600đ/kg vật liệu chính và 12.000đ/kg vật liệu phụ, thuế GTGT là 10%, doanh 
nghiệp chưa trả tiền cho người bán. 
Chi phí vận chuyển chi trả bằng tiền mặt cho người vận chuyển: giá cước chưa có thuế 
GTGT 1.920.000đ, thuế GTGT 192.000đ. DN đã phân bổ chi phí vận chuyển cho vật liệu 
chính là 1040.000đ, vật liệu phụ 880.000đ. 
2) Xuất kho vật tư: 
 Vật liệu chính(kg) Vật liệu phụ (kg) 
Sản xuất SPA 5.000 1.800 
Sản xuất SPB 1.500 2.200 
Phục vụ & quản lý phân xưởng 200 
Hoạt động bán hàng 100 
Quản lý doanh nghiệp 100 
Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí của tháng 03/N: 
 TSCĐ phục vụ phân xưởng, nguyên giá là 400.000đ 
 Nhà kho và phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động bán 600.000đ 
 TSCĐ khác dùng cho quản lý doanh nghiệp: 4800.000đ 
3) Tiền lương phải trả cho công nhân viên tính vào chi phí: 
 Tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm A: 26.000.000 
 Tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm B: 14.000.000 
 Tiền lương của công nhân viên quản lý phân xưởng: 12.000.000 
 Tiền lương của công nhân viên bán hàng: 19.000.000 
 Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
86 ACC202_Bai 4_v2.0013107222 
 Tiền lương của công nhân viên quản lý DN: 18.000.000 
4) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định tính vào chi phí SXKD. 
5) Chi phí tiền điện trả bằng tiền mặt dùng vào việc sản xuất và quản lý sản xuất tại phân xưởng 
là 2.760.000đ. 
6) Vật tư dùng để sản xuất sản phẩm A sử dụng không hết nhập lại kho nguyên vật liệu chính là 
204.000đ. 
7) Báo cáo kết quả sản xuất nhập kho 7.250 SP A và 6.000 SP B. Chi phí sản xuất dở dang của 
SPA 25.940.000đ, của SP B là 7.820.000đ. 
Yêu cầu: 
a. Tính toán, định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ TK chữ T tài khoản 154; 
b. Xác định giá thành đơn vị SPA và SP B. 
Tài liệu bổ sung: 
 DN tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. 
 Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất. 
Bài tập 4.10. Có các số liệu sau: ngày 31/03/N về Công ty TNHH Hoàng Linh: 
Đơn vị tính: đồng 
Tiền mặt tại quỹ: 100.000.000 Phải thu khách hàng: 170.000.000 
Vay ngắn hạn: 38.000.000 Lợi nhuận chưa phân phối: 42.000.000 
Hàng hoá: 300.000.000 Tiền gửi ngân hàng: 350.000.000 
TSCĐ hữu hình: 500.000.000 Nguồn vốn kinh doanh: 1.370.000.000 
Hao mòn TSCĐ: 20.000.000 
Trong quí 2 có phát sinh các nghiệp vụ sau: 
1) Khách hàng thanh toán khoản nợ: 20.000.000đ bằng tiền mặt. 
2) Mua một tài sản cố định trị giá mua chưa thuế 20.000.000đ, Thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa 
thanh toán. TSCĐ đã sẵn sàng sử dụng. 
3) Tạm ứng tiền mặt cho nhân viên phòng kinh doanh 5.000.000đ để đi công tác. 
4) Thanh toán khoản vay ngắn hạn 38.000.000đ và trả cho người bán hàng ở nghiệp vụ 2 
22.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng. 
5) Mua một lô hàng trị giá 110.000.000đ (đã bao gồm thuế GTGT đầu vào 10%.) hàng hoá chưa 
nhập kho. Thanh toán ½ bằng tiền mặt, ½ bằng tiền gửi ngân hàng. 
6) Lô hàng mua ở nghiệp vụ 5 về nhập kho đầy đủ. 
7) Xuất kho hàng hoá trị giá 200.000.000đ đem gửi bán. 
8) Vay dài hạn ngân hàng một khoản tiền 200.000.000đ vào tài khoản giao dịch tại ngân hàng. 
9) Chuyển tiền 200.000.000đ từ tài khoản ngân hàng vào góp vốn liên kết với công ty HK 
10) Người mua hàng thanh toán tiền mua hàng là 150.000.000đ vào tài khoản ngân hàng. 
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kế toán và phản ánh vào tài khoản kế toán, tính số dư các 
tài khoản? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_trong_cac_doanh_nghiep_bai_4_tinh_gia_va_h.pdf