Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên

6.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

• Khái niệm: Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế thuộc loại thuế trực thu đánh trên

thu nhập nhận được của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là

một năm) hoặc từng lần phát sinh.

• Đặc điểm:

 Là loại thuế trực thu;

 Mang tính lũy tiến.

• Vai trò thuế thu nhập cá nhân:

 Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước;

 Đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập;

 Là công cụ điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm và đầu tư

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 59 trang xuanhieu 16900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 6: Thuế thu nhập cá nhân - Lý Phương Duyên
 từ bản quyền gồm:
• Thu nhập từ chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
• Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
g. Thu nhập bản quyền
Cách xác định:
Thu nhập tính thuế từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng không
phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc nhận tiền.
6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo)
35
6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo)
h. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
• Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên
nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên
nhượng quyền;
• Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng
nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp
thuế nhận được;
• Trường hợp cùng là một đối tượng của nhượng quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện
thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng
nhượng quyền thương mại;
• Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên
nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.
36
6.2.3. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ (tiếp theo)
i. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng
• Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là chứng khóan, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh
doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng;
• Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu
đồng mỗi lần nhận;
• Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:
 Đối với thu nhập từ thừa kế: Là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận thừa kế làm thủ tục chuyển quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản;
 Đối với thu nhập từ nhận quà tặng: Là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối tượng nộp thuế. Trường
hợp nhận quà tặng từ nước ngoài thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm nhận được
quà tặng.
37
6.2.4. CÁC KHOẢN THU NHẬP MIỄN THUẾ
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi
với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội;
ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của
cá nhân chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được
giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Cá nhân được miễn giảm thì giá vốn của đất chuyển
nhượng được xác định theo giá do UBND cấp tỉnh qui định tại thời điểm giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha
nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội
với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
38
6.2.4. CÁC KHOẢN THU NHẬP MIỄN THUẾ
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh
bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường với 2
điều kiện:
• Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền thuê mặt nước hợp pháp để
sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất;
• Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi
trồng, đánh bắt thuỷ sản.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
39
6.2.4. CÁC KHOẢN THU NHẬP MIỄN THUẾ (tiếp theo)
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày,
làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội chi trả.
11. Thu nhập từ học bổng:
• Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước bao gồm: Học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo
dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách nhà nước.
• Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và nhà nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ
chức đó.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; tiền bồi thường tai nạn lao động; khoản
bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác.
13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc
công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
40
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức
độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp:
• Do thiên tai, hỏa hoạn;
• Do bị tai nạn;
• Do bị bệnh hiểm nghèo.
6.2.5. GIẢM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
41
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Thuế thu nhập cá nhân
phải nộp
=
Doanh thu tính thuế thu
nhập cá nhân
×
Tỷ lệ thuế
thu nhập cá nhân
Thu nhập
tính thuế
=
Thu nhập từ 
tiền lương tiền công
−
Các khoản đóng góp
bảo hiểm bắt buộc
−
Giảm trừ gia cảnh
và từ thiện
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp căn cứ vào thu nhập tính thuế và biểu thuế luỹ tiến từng phần.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập từ đầu tư vốn × 5%
1. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công: 
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
a. Đối vơi cá nhân cư trú
42
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá trị chuyển nhượng × 0,1%
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 20%
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
5. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khóan:
a. Đối vơi cá nhân cư trú
43
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
6. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản:
7. Thu nhập từ bản quyền: 
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 5%
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá trị chuyển nhượng × 2%
a. Đối vơi cá nhân cư trú
44
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
a. Đối vơi cá nhân cư trú
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 10%
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 5%
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại: 
9. Thu nhập từ trúng thưởng
10. Thu nhập từ thừa kế, quà tặng
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 10%
45
Bậc thuế Thu nhập tính thuế/năm Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
Biểu thuế lũy tiến từng phần
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
a. Đối vơi cá nhân cư trú
46
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
a. Đối vơi cá nhân cư trú
Ví dụ 6:
Anh Tuấn hiện là trưởng phòng một công ty liên doanh có mức lương hàng tháng là
15 triệu đồng. Trong tháng 9/N anh được thưởng lễ 2/9: 1 triệu và thưởng quý 5 triệu.
Song song với công việc hiện tại anh Tuấn có tham gia điều hành một dự án đầu tư,
được hưởng mức thù lao 10 triệu/tháng. Tháng 9 anh có chuyển nhượng một căn hộ
mới mua thêm, đứng tên 2 vợ chồng trị giá 1,2 tỷ.
Xác định thuế thu nhập chịu thuế mà anh Tuấn phải nộp tháng 9?
Biết rằng anh Tuấn đăng ký có 2 người con phụ thuộc. BHXH, BHYT, BHTN là
10.5% tính trên lương cố định hàng tháng.
47
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
a. Đối vơi cá nhân cư trú
Đáp án ví dụ 6:
• Thu nhập từ tiền lương, tiền thù lao tháng 9:
= 15 triệu + 1 triệu + 5 triệu + 10 triệu = 31 triệu
• Thu nhập tính thuế từ tiền lương, thù lao
= 31 triệu – 10.5% × 15 triệu – 9 triệu – 2 × 3.6 triệu = 13.225 triệu
• Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với tiền lương, thù lao:
 Bậc 1: 5 triệu × 5% = 0.25 triệu
 Bậc 2: (10 triệu – 5 triệu) × 10 % = 0.5 triệu
 Bậc 3: (13.225 triệu – 10 triệu) × 15 % = 0.48375 triệu
Tổng cộng: 1.23375 triệu
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên gía trị chuyển nhượng căn hộ:
= 50% × 1.2 tỷ × 2% = 12 triệu.
(Giá trị chuyển nhượng tính chia đôi cho vợ và chồng)
48
Lĩnh vực, ngành nghề
Tỷ lệ thu nhập cá nhân
trên doanh thu (%)
Phân phối, cung cấp hàng hóa 0,5
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 2
Hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp 5
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 1,5
Hoạt động kinh doanh khác 1
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
a. Đối với cá nhân cư trú
49
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
a. Đối với cá nhân cư trú
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân của các khoản thu nhập khác 
TT Loại thu nhập Thu nhập tính thuế Thuế suất
(%)
1 Đầu tư vốn Thu nhập thực nhận 5
2 Chuyển nhượng vốn Giá chuyển nhượng – Giá mua – Chi phí hợp lý khác 20
3 Chuyển nhượng chứng khóan Giá chuyển nhượng chứng khóan 0,1
4 Chuyển nhượng bất động sản Giá chuyển nhượng 2
5 Bản quyền, nhượng quyền thương mại Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng 5
6 Trúng thưởng, tài sản thừa kế, quà tặng Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng 10
50
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
Thu nhập tính thuế = Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
1. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh:
Thuế thu nhập
cá nhân phải nộp
Thu nhập tính
thuế
Thuế suất theo từng
ngành nghề
• 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa.
• 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.
• 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận
tải và các hoạt động khác.
b. Đối với cá nhân không cư trú
51
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
b. Đối với cá nhân không cư trú
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
3. Thu nhập từ đầu tư vốn: 
Thu nhập tính thuế = Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 20%
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 5%
52
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá trị chuyển nhượng × 0.1%
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá trị chuyển nhượng × 0,1%
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
5. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khóan:
6. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: 
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá trị chuyển nhượng × 2%
b. Đối với cá nhân không cư trú
53
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
b. Đối với cá nhân không cư trú
7. Thu nhập từ bản quyền:
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại: 
9. Thu nhập từ trúng thưởng:
10. Thu nhập từ thừa kế, quà tặng:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 5%
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 5%
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 10%
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × 10%
54
TT Loại thu nhập Thu nhập tính thuế Thuế suất
(%)
1 Đầu tư vốn Thu nhập thực nhận 5
2 Chuyển nhượng vốn Giá trị chuyển nhượng 0,1
3 Chuyển nhượng chứng khóan Giá trị chuyển nhượng 0,1
4 Chuyển nhượng bất động sản Giá trị chuyển nhượng 2
5 Bản quyền, nhượng quyền thương mại Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng 5
6 Trúng thưởng, tài sản thừa kế, quà tặng Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng 10
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
b. Đối với cá nhân không cư trú
55
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
b. Đối với cá nhân không cư trú
Ví dụ 7:
Ông John là chuyên gia được mời sang tư vấn kỹ thuật cho công ty cổ phần X. Lương
hàng tháng của ông John là 3.500 USD. Công ty thuê một căn hộ 5 triệu/tháng và 1 xe ô
tô 15 triệu/tháng để phục vụ chuyên gia. Thời gian ông John làm việc từ T4/N đến hết
tháng T8/N. Trong thời gian này ông có tham gia nói chuyện theo đề tài cho một trung
tâm, mức thù lao được hưởng là 500 USD/lần.
Tính số thuế mà ông John phải nộp?
Biết tỷ giá 1 USD = 22.000 VNĐ.
56
6.2.6. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (tiếp theo)
b. Đối với cá nhân không cư trú
Đáp án ví dụ 7:
Ông John có thời gian ở Việt Nam là 153 ngày Đối tượng không cư trú.
Thu nhập của Ông John chỉ thuộc loại thu nhập từ tiền lương, tiền công.
• Tổng thu nhập là: 
3.500 USD × 22.000 VNĐ + 5 triệu + 15 triệu + 500 × 22.000 VNĐ = 108 triệu
• Thuế thu nhập cá nhân = 108 triệu × 20 % = 21.6 triệu
57
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú:
• Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
• Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển
nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền;
thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế, quà tặng;
• Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khóan: Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng.
2. Đối với cá nhân không cư trú:
• Kỳ tính thuế được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập cá nhân;
• Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng
thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh.
6.2.7. KỲ TÍNH THUẾ
58
6.2.8. ĐĂNG KÝ, KHẤU TRỪ, KÊ KHAI, NỘP, QUYẾT TOÁN, HOÀN THUẾ
• Đăng ký:
 Các tổ chức chi trả thu nhập
 Các cá nhân có thu nhập
• Khấu trừ: Các tổ chức khi chi trả thu nhập cho các cá nhân phải tiến hành
khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
• Kê khai:
 Đối với tổ chức chi trả thu nhập
 Đối với cá nhân trực tiếp kê khai
Phải đăng ký nộp thuế thu nhập cá nhân.
• Nộp thuế: Theo thời hạn nộp tờ khai thuế (theo tháng/quý/năm).
• Quyết toán thuế: Việc kê khai quyết toán thuế được thực hiện bởi các tổ chức chi trả thu nhập và các cá
nhân có thu nhập chịu thuế.
• Hoàn thuế: Các cá nhân có số thuế đã nộp lớn hơn số phải nộp; hoặc có thu nhập tính thuế chưa đến mức
phải nộp thuế sẽ được hoàn thuế và các trường hợp khác được hoàn theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền.
59
Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế tác động trực tiếp đến thu nhập của mọi cá nhân trong nền kinh tế. Việc áp
dụng sắc thuế này không chỉ được các cá nhân quan tâm mà cả các chủ thể trả thu nhập cũng phải lưu ý. Khi
nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân cần chú ý các vấn đề sau:
• Chủ thể nộp thuế không chỉ là các cá nhân có thu nhập chịu thuế mà còn cả các cơ sở trả thu nhập;
• Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có cách tính thuế đối với mỗi loại thu nhập chịu thuế là khác nhau;
• Chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công khi xác định thu nhập chịu thuế mới được trừ khoản giảm trừ
gia cảnh;
• Ngoại trừ thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ sản xuất kinh doanh được kê khai, tạm nộp theo
tháng và quyết toán theo năm, các khoản thu nhập khác kê khai, nộp theo từng lần phát sinh.
TÓM LƯỢC NỘI DUNG BÀI HỌC

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_thue_bai_6_thue_thu_nhap_ca_nhan_ly_phuong.pdf