Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

4.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

4.1.1.1. Khái niệm

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đều

phải có đủ ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống. Sự tiêu

hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã hình thành các chi phí

tương ứng, đó là chi phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động (gọi chung là chi

phí về lao động vật hóa), chi phí về lao động sống. Trong điều kiện còn tồn tại nền sản

xuất hàng hóa các chi phí trên phải được biểu hiện bằng tiền.

Vậy có thể hiểu khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến

hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 9040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 từng đối tượng = Tổng tiêu thức sử dụng để phân bổ
 Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
4.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 
Các phần trên đã thể hiện kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng khoản 
mục chi phí tương ứng. Tuy nhiên, các chi phí sản xuất này cuối kỳ đều phải được 
tổng hợp vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản 154 
được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc từng 
đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp và có kết cấu như sau: 
Bên Nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ (bao gồm chi phí 
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) 
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm 
Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ 
Số dư Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất của sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành 
(giá trị SPDD) 
Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất được tiến hành như sau: 
a. Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã tập hợp cho từng đối 
tượng chịu chi phí: 
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi: 
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi: 
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp 
Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng có liên quan, kế 
toán ghi: 
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung 
b. Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: 
Nợ TK 152: Giá trị phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất nhập kho 
 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
52 NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 
Nợ TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được 
Nợ TK 138, 334...: Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất 
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 
c. Phản ánh tổng giá thành thực tế các sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ, kế 
toán ghi: 
Nợ TK 155: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho 
Nợ TK 157: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành gửi bán 
Nợ TK 632: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành tiêu thụ trực tiếp 
Có TK 154: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ 
4.3. Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc 
giai đoạn chế biến, đang còn nằm trong quá trình sản 
xuất. Để tính được giá thành sản phẩm hoàn thành 
trong kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê và tính 
giá SPDD cuối kỳ (thực chất là xác định chi phí sản 
xuất tính cho khối lượng SPDD cuối kỳ). Tùy theo đặc 
điểm của từng doanh nghiệp về quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm, tổ chức sản 
xuất và trình độ kế toán để lựa chọn một trong các phương pháp tính giá SPDD sau: 
 Xác định giá trị SPDD theo sản lượng ước tính tương đương 
Phương pháp này dựa vào số lượng SPDD và mức độ hoàn thành của SPDD để quy 
đổi số lượng SPDD thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Trên cơ sở 
đó, kế toán sẽ phân bổ chi phí sản xuất tính cho SPDD cuối kỳ. Tuy nhiên để đảm 
bảo tính chính xác của việc tính giá, phương pháp này chỉ sử dụng để xác định chi 
phí chế biến, còn chi phí nguyên vật liệu chính (là đối tượng chế biến thường bỏ ra 
một lần tại khâu ban đầu, không phụ thuộc vào mức độ chế biến) được tính cho 
SPDD theo số lượng thực tế. Do vậy, giá trị SPDD được tính theo công thức sau: 
Giá trị SPDD = Chi phí NVL chính tính cho SPDD + 
Chi phí chế biến tính 
cho SPDD 
Trong đó: 
Tổng chi phí NVL chính tiêu hao (Đầu kỳ và 
phát sinh) 
Chi phí 
NVL chính 
tính cho 
SPDD 
= 
Số lượng sản phẩm 
hoàn thành + Số lượng SPDD 
 Số lượng SPDD 
Tổng chi phí chế biến (Đầu kỳ và phát sinh)Chi phí chế 
biến tính 
cho SPDD 
= 
Số lượng sản 
phẩm hoàn 
thành 
+ Số lượng SPDD 
Tỷ lệ % 
hoàn 
thành 
Số 
lượng 
SPDD 
Tỷ lệ 
% 
hoàn 
thành
 Xác định giá trị SPDD theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc theo chi phí 
nguyên vật liệu trực tiếp 
Theo phương pháp này, khi xác định giá trị SPDD chỉ tính chi phí nguyên vật liệu 
chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác được tính hết cho 
 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 53 
sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán và 
thường áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí 
nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. 
 Xác định giá trị SPDD theo 50% chi phí chế biến 
Phương pháp này tương tự như phương pháp sản lượng ước tính tương đương, 
nhưng chỉ khác là để đơn giản người ta giả định mức độ hoàn thành của SPDD 
đồng đều là 50%. 
Giá trị SPDD = Chi phí nguyên vật liệu chính + 50% chi phí chế biến 
 Xác định giá trị SPDD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch 
Phương pháp này căn cứ vào chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch ở từng bước, 
từng giai đoạn, từng khâu công việc để xác định giá trị SPDD ở giai đoạn, khâu 
công việc đó. 
4.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 
4.4.1. Khái niệm 
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử 
dụng để xác định giá thành một đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính 
toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. 
4.4.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 
Việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, tùy thuộc vào sự khác biệt giữa đối 
tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng các 
phương pháp, kỹ thuật tính toán khác nhau. Do đó tạo nên các phương pháp tính giá 
thành khác nhau. Về cơ bản, có các phương pháp tính giá thành sau đây: 
 Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng 
trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, kế toán chi phí 
sản xuất theo sản phẩm (đối tượng kế toán chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính 
giá thành). Vì vậy, giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng chi 
phí sản xuất đã tập hợp cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị SPDD đầu 
kỳ và cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành. 
 Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp 
này áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình 
sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận 
sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế 
toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản 
phẩm hoặc giai đoạn công nghệ, bộ phận sản xuất 
còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng 
của cả quy trình công nghệ hay quá trình sản xuất (một đối tượng tính giá thành 
bao gồm nhiều đối tượng kế toán chi phí sản xuất). Vì vậy, giá thành sản phẩm 
được xác định bằng cách cộng các chi phí sản xuất ở từng bộ phận, chi tiết sản 
phẩm hay tổng chi phí sản xuất ở từng giai đoạn công nghệ tính cho thành phẩm. 
 Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà 
trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu và một 
 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
54 NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 
lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chi phí sản 
xuất được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất không hạch toán riêng cho từng 
loại sản phẩm được (một đối tượng kế toán chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng 
tính giá thành). Vì vậy, để tính giá thành từng loại sản phẩm kế toán phải căn cứ vào 
hệ số quy đổi giữa các loại sản phẩm để quy đổi các loại sản phẩm khác nhau về một 
loại sản phẩm (gọi là sản phẩm gốc hay sản phẩm tiêu chuẩn). Từ đó dựa trên chi phí 
sản xuất đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản 
phẩm. Trình tự tính giá thành hệ số được thực hiện theo các bước sau: 
o Bước 1: Quy đổi số lượng thực tế của các loại sản phẩm về số lượng sản phẩm gốc 
o Bước 2: Xác định tổng giá thành của nhóm sản phẩm và giá thành đơn vị sản 
phẩm gốc. 
Tổng giá thành sản 
xuất thực tế của các 
loại sản phẩm (nhóm 
sản phẩm) 
= Chi phí SX dở dang đầu kỳ +
Chi phí SX phát 
sinh trong kỳ - 
Chi phí SX dở 
dang cuối kỳ
Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Giá thành đơn vị 
sản phẩm gốc = Tổng số lượng sản phẩm gốc của nhóm sản phẩm 
o Bước 3: Xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm 
Tổng giá thành thực 
tế của từng loại 
sản phẩm 
= Số lượng sản phẩm gốc của từng loại sản phẩm 
Giá thành đơn vị 
sản phẩm gốc 
Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩmGiá thành đơn vị từng loại 
sản phẩm = Số lượng thực tế của từng loại sản phẩm 
 Phương pháp tỷ lệ: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy 
cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim để giảm bớt khối lượng công 
việc, kế toán thường tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Vì 
vậy, kế toán căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế 
hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm trong 
nhóm. Công thức tính như sau: 
Tổng giá thành sản 
xuất thực tế của 
nhóm sản phẩm 
= Chi phí SX dở dang đầu kỳ +
Chi phí SX phát 
sinh trong kỳ - 
Chi phí SX dở 
dang cuối kỳ 
Tổng giá thành kế hoạch 
(hoặc định mức) của từng 
loại sản phẩm 
=
Số lượng sản phẩm 
hoàn thành thực tế của 
từng loại sản phẩm 
Giá thành đơn vị kế 
hoạch (định mức) của 
từng loại sản phẩm 
Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm 
Tỷ lệ giá thành = 
Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của nhóm 
sản phẩm 
 100
Số lượng sản phẩm gốc 
của từng loại sản phẩm =
Số lượng thực tế 
của từng loại 
sản phẩm 
Hệ số quy đổi về sản 
phẩm gốc của từng loại 
sản phẩm 
 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 55 
Tổng giá thành thực tế 
của từng loại sản phẩm =
Tổng giá thành kế hoạch (hoặc 
định mức) của từng loại sản phẩm Tỷ lệ giá thành
 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: 
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp 
mà trong cùng một quá trình sản xuất, vừa thu được 
sản phẩm chính và vừa thu được sản phẩm phụ (sản 
phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành), 
như các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, 
xay xát lương thực... Do đó, để tính chính xác giá thành sản phẩm chính phải loại 
trừ giá trị sản phẩm phụ. Ta có: 
Tổng giá thành 
sản phẩm chính 
hoàn thành 
= Chi phí SX dở dang đầu kỳ +
Chi phí SX 
phát sinh 
trong kỳ 
-
Giá trị sản 
phẩm phụ 
thu hồi 
- 
Chi phí SX 
dở dang 
cuối kỳ 
Giá trị sản phẩm phụ thu hồi tùy theo từng doanh nghiệp mà có thể sử dụng các 
phương pháp xác định khác nhau như: giá kế hoạch, giá ước tính hoặc giá bán trên 
thị trường của sản phẩm phụ. 
 Phương pháp liên hợp: Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có 
quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm phức tạp. Do đó để tính giá thành sản 
phẩm hoàn thành, kế toán phải kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác 
nhau, như kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí, 
phương pháp hệ số với loại trừ sản phẩm phụ, kết hợp phương pháp tổng cộng chi 
phí với phương pháp tỷ lệ... 
 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
56 NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 
Tóm lược cuối bài 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán trọng yếu trong công 
tác kế toán của doanh nghiệp, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi 
phí sản xuất và xác định chính xác giá thành sản xuất sản phẩm. Thông tin về chi phí và giá 
thành sản phẩm là căn cứ quan trọng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định 
kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, khi nghiên cứu bài này cần phải nắm vững các nội dung sau: 
 Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và cách phân loại chi phí, 
giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính. 
 Nội dung và trình tự kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo 
phương pháp kê khai thường xuyên. 
 Các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong 
doanh nghiệp. 
 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 57 
Bài tập 
Tại Công ty A có tài liệu về chi phí sản xuất sản phẩm T trong tháng 8/N như sau (đơn vị 1000đ): 
I. Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng: 55.000 
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 
1. Xuất nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm T: 620.000 
2. Vật liệu phụ mua ngoài xuất thẳng không qua nhập kho, sử dụng trực tiếp chế tạo sản 
phẩm T theo giá cả thuế giá trị gia tăng 10% là 33.000, đã thanh toán bằng chuyển khoản 
qua ngân hàng. 
3. Tiền lương phải trả trong tháng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 100.000; cho 
nhân viên quản lý phân xưởng: 8.000. 
4. Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ 
quy định. 
5. Xuất dùng công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 1 lần cho phân xưởng sản xuất: 3.500. 
6. Chi phí điện mua ngoài phục vụ cho phân xưởng sản xuất theo giá cả thuế giá trị gia tăng 
10% là 7.700, chưa thanh toán. 
7. Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất 12.300. 
8. Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 8.500 sản phẩm T, còn dở dang 1.500 sản phẩm (mức độ 
hoàn thành 60%). 
III. Yêu cầu: 
1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, biết doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang 
theo chi phí nguyên vật liệu chính. 
2. Tính giá thành sản phẩm T hoàn thành trong kỳ theo khoản mục. 
3. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 
Lời giải: 
 Yêu cầu 1: 
55.000 + 620.000 
Giá trị SPDD cuối kỳ = 
8.500 + 1.500 
 1.500 = 101.250 
 Yêu cầu 2: Bảng tính giá thành sản phẩm T theo khoản mục 
Khoản mục 
chi phí 
Chi phí sản 
xuất dở dang 
đầu kỳ 
Chi phí sản 
xuất phát sinh 
trong kỳ 
Chi phí sản 
xuất dở dang 
cuối kỳ 
Tổng giá thành 
sản phẩm hoàn 
thành 
Giá 
thành 
đơn vị 
Chi phí NVLTT 
NVL Chính 
VL phụ 
55.000 
55.000 
- 
650.000 
620.000 
30.000 
101.250 
101.250 
- 
603.750 
573.750 
30.000 
71,03 
67,50 
3,53 
Chi phí NCTT - 123.000 - 123.000 14,47 
Chi phí SXC - 32.640 - 32.640 8,84 
Tổng cộng 55.000 805.640 101.250 759.390 89,34 
 Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
58 NEU_ACC301_Bai4_v1.0014101213 
 Yêu cầu 3: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
1. Nợ TK 621: 620.000 
Có TK 152: 620.000 
2. Nợ TK 621: 30.000 
Nợ TK 133: 3.000 
Có TK 112: 33.000 
3. Nợ TK 622: 100.000 
Nợ TK 627: 8.000 
Có TK 334: 108.000 
4. Nợ TK 622: 23.000 
Nợ TK 627: 1.840 
Có TK 338: 24.840 
5. Nợ TK 627: 3.500 
Có TK 153: 3.500 
6. Nợ TK 627: 7.000 
Nợ TK 133: 700 
Có TK 331: 7.700 
7. Nợ TK 627: 12.300 
Có TK 214: 12.300 
8. a. Nợ TK 154: 805.640 
Có TK 621: 650.000 
Có TK 622: 123.000 
Có TK 627: 32.640 
b. Nợ TK 155: 759.390 
Có TK 154: 759.390 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_bai_4_ke_toan_chi_phi_san_xuat_v.pdf