Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc

Nội dung chương 4

4.1/ Kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu.

4.2/ Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản

4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

4.4/ Kế toán các quỹ khác của doanh

nghiệp

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang xuanhieu 11040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc

Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 4: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Thanh Ngọc
Chương 4 
KẾ TOÁN NGUỒN 
VỐN CHỦ SỞ HỮU 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 74 
Nội dung chương 4 
4.1/ Kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu. 
4.2/ Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
4.4/ Kế toán các quỹ khác của doanh 
nghiệp 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 75 
4.1/ Kế toán vốn đầu tư của 
chủ sở hữu 
1. Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn 
lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở 
hữu). Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình 
thành như: 
 - Vốn góp của chủ sở hữu; 
 - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; 
 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản. 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 76 
* Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu 
4.1/ Kế toán vốn đầu tư của 
chủ sở hữu 
2. Kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy 
phép đăng ký kinh doanh. Khoản vốn góp huy động, nhận từ 
các chủ sở hữu luôn được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối 
không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu. 
Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán 
phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại ngày 
góp vốn. 
. 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 77 
* Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu 
4.1/ Kế toán vốn đầu tư của 
chủ sở hữu 
3. Việc nhận vốn góp bằng các loại tài sản vô hình như 
bản quyền, quyền khai thác, sử dụng tài sản, thương hiệu, 
nhãn hiệu chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể 
của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 78 
* Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu 
4.1/ Kế toán vốn đầu tư của 
chủ sở hữu 
4. Việc sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu, chênh lệch 
đánh giá lại tài sản, quỹ đầu tư phát triển để bù lỗ kinh 
doanh được thực hiện theo quyết định của chủ sở hữu, 
doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy 
định của pháp luật. 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 79 
* Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu 
4.1/ Kế toán vốn đầu tư của 
chủ sở hữu 
5. Việc phân phối lợi nhuận chỉ thực hiện khi doanh 
nghiệp có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Mọi trường 
hợp trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu quá mức số lợi 
nhuận sau thuế chưa phân phối về bản chất đều là giảm 
vốn góp, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục 
theo quy định của pháp luật và điều chỉnh giấy đăng ký 
kinh doanh. 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 80 
* Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu 
4.1/ Kế toán vốn đầu tư của 
chủ sở hữu 
Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm: 
- Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu; 
- Các khoản được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, lợi 
nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh; 
- Cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi (quyền chọn chuyển 
đổi trái phiếu thành cổ phiếu); 
- Các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được khác 
được cơ quan có thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn đầu tư của 
chủ sở hữu. 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 81 
4.1/ Kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 82 
Tài khoản sử dụng 
TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu 
Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm 
do Hoàn trả vốn góp cho các chủ 
sở hữu vốn; Điều chuyển vốn cho 
đơn vị khác;Giải thể, chấm dứt 
hoạt động doanh nghiệp; Bù lỗ 
kinh doanh theo quyết định của cơ 
quan có thẩm 
Dư đầu kỳ 
Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng do 
chủ sở hữu góp vốn;Bổ sung 
vốn,giá trị quà tặng, biếu, tài trợ, 
được ghi tăng Vốn đầu tư của chủ 
sở hữu theo quyết định của cơ quan 
có thẩm quyền 
Cộng PS tăng Cộng PS giảm 
Dư cuối kỳ:Vốn đầu tư của chủ sở 
hữu hiện có của doanh nghiệp 
4.1/ Kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu 
1) Nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng chuyển khoản 
1.200.000.000đ 
2) Nhân được tài trở là nguyên vật liệu trị giá 128.900.000đ 
3) Trả lại vốn cho chủ sở hữu bằng chuyển khoản 560.000.000đ 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 83 
Ví dụ về kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu 
4.1/ Kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu 
TK 411 được chi tiết thành: 
-TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu: 
 + Tài khoản 41111 - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu 
quyết: 
 + Tài khoản 41112 - Cổ phiếu ưu đãi 
- TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần: 
- TK 4113- Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu: 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 84 
Tài khoản sử dụng 
4.2/ Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 
1)Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá 
lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở doanh 
nghiệp. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, bất động 
sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại 
vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dở 
dang 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 85 
* Nguyên tắc kế toán 
4.2/ Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 
2) Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản 
này trong các trường hợp sau: 
- Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản; 
- Khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; 
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 86 
* Nguyên tắc kế toán 
4.2/ Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 
3) Tài khoản này không phản ánh số chênh lệch đánh giá lại khi 
đưa tài sản đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, thay đổi hình 
thức sở hữu. Khoản chênh lệch đánh giá lại trong các trường 
hợp này được phản ánh vào TK 711 – Thu nhập khác (nếu là 
lãi) hoặc TK 811 – Chi phí khác (nếu là lỗ). 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 87 
* Nguyên tắc kế toán 
4.2/ Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 
4) Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước 
quy định, Hội đồng định giá tài sản hoặc cơ quan thẩm định giá 
chuyên nghiệp xác định. 
5) Số chênh lệch giá do đánh giá lại tài sản được hạch toán và 
xử lý theo pháp luật hiện hành. 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 88 
* Nguyên tắc kế toán 
4.2/ Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 89 
Tài khoản sử dụng 
TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản 
- Số chênh lệch giảm do đánh giá 
lại tài sản; 
- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh 
giá lại tài sản. 
Dư đầu kỳ 
- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại 
tài sản; 
- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh 
giá lại tài sản. 
Cộng PS Cộng PS 
Dư cuối kỳ:Số chênh lệch tăng do 
đánh giá lại tài sản chưa được xử lý 
Dư cuối Số chênh lệch giảm do đánh 
giá lại tài sản chưa được xử lý. 
4.2/ Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 
1) Theo quyết định, doanh nghiệp đánh giá lại tài sản, kết quả như 
sau: 
- Nguyên vật liệu được đánh giá tăng 50.000.000đ 
- Hàng hóa tồn kho bị đánh giá giảm 20.000.000đ 
-TSCĐHH: nguyên giá tăng 237.500.000đ, hao mòn điều chỉnh tăng 
58.900.000đ 
2) Cuối năm xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 90 
* Ví dụ về kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi 
thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế 
toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu 
phát sinh trong các trường hợp: 
- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện); 
- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo 
cáo tài chính (chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện); 
- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt 
Nam. 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 91 
Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
1.2. Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán 
Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực 
hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống 
nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế 
toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào: 
- Tỷ giá giao dịch thực tế; 
- Tỷ giá ghi sổ kế toán. 
Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh 
nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế. 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 92 
Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
1.4. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ: Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực 
tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động (tỷ giá bình quân 
gia quyền sau từng lần nhập). 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 93 
Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm 
giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với: 
- Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán 
hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận 
trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập 
tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại 
thời điểm nhận trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch 
thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập). 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 94 
Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm 
giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với: 
- Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác. Riêng 
trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh 
trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm 
trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận 
chi phí). 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 95 
Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm 
giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với: 
- Các tài khoản phản ánh tài sản. Riêng trường hợp tài sản được mua có liên 
quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với 
số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả 
trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời 
điểm ghi nhận tài sản). 
 - Tài khoản loại vốn chủ sở hữu; 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 96 
Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời 
điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế 
toán đối với: 
- Bên Nợ các TK phải thu; Bên Nợ các TK vốn bằng tiền; Bên Nợ các 
TK phải trả khi phát sinh giao dịch trả trước tiền cho người bán. 
 - Bên Có các TK phải trả; Bên Có các TK phải thu khi phát sinh giao 
dịch nhận trước tiền của người mua; 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 97 
Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
b) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực 
tế đích danh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán 
đối với các loại tài khoản sau: 
- Bên Có các TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền 
của người mua); Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền 
nhận trước của người mua do đã chuyển giao sản phẩm, hàng 
hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ, khối lượng được nghiệm thu; Bên 
Có các TK khoản ký cược, ký quỹ, chi phí trả trước; 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 98 
Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
b) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích 
danh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với các loại 
tài khoản sau: 
- Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người 
bán); Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán 
do đã nhận được sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, nghiệm thu khối 
lượng. 
 - Trường hợp trong kỳ PS nhiều khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại 
tệ với cùng một đối tượng thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối 
tượng được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động của các giao 
dịch với đối tượng đó. 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 99 
Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
c) Khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền 
di động được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán ở bên Có các 
TK tiền. 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 100 
Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán 
4.3/ Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 101 
Tài khoản sử dụng 
TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái 
- Lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền 
tệ có gốc ngoại tệ; 
- Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động 
của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% 
vốn điều lệ . 
- Kết chuyển lãi tỷ giá vào doanh thu hoạt 
động tài chính; 
Dư đầu kỳ 
- Lãi tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền 
tệ có gốc ngoại tệ; 
- Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của 
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn 
điều lệ . 
- Kết chuyển lỗ tỷ giá vào chi phí tài chính; 
Cộng PS Cộng PS 
Dư cuối kỳ:Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước 
hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước 
nắm giữ 100% vốn điều lệ 
Dư cuối Lỗ tỷ giá trong giai đoạn 
trước hoạt động của doanh nghiệp do 
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ 
4.4/ Kế toán các quỹ khác của doanh nghiệp 
- Quỹ đầu tư phát triển 
- Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 
- Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 
KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ Thị Thanh Ngọc 102 
Các quỹ khác trong doanh nghiệp 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_2_chuong_4_ke_toan_nguon_von_chu.pdf