Bài giảng Kế toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế
1.1. Nhu cầu tất yếu khách quan cho sự hình thành của kế toán quốc tế
Kế toán đã ra đời và phát triển từ rất lâu trong lịch sử, cùng với sự tồn tại và phát triển
của quá trình lao động và sản xuất ra của cải vật chất của con người. Kế toán thường
được hiểu là quá trình đo lường, phản ánh, cung cấp và trao đổi thông tin về các hoạt
động kinh tế và được coi như “ngôn ngữ của kinh doanh”. Sự phát triển của khoa học
kế toán cũng gắn liền với sự phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Sản xuất càng
phát triển thì nhu cầu đặt ra đối với kế toán càng cao. Xuất phát từ những cách ghi
chép, phản ánh và truyền đạt thông tin một cách thô sơ đơn giản, đến nay, kế toán đã
trở thành một môn khoa học với đối tượng nghiên cứu độc lập và các phương pháp
nghiên cứu hoàn chỉnh. Vai trò của thông tin kế toán cũng ngày càng trở nên quan
trọng khi phạm vi và đối tượng sử dụng thông tin kế toán không chỉ giới hạn trong
lĩnh vực kinh doanh, với các doanh nhân, mà còn là mọi mặt của đời sống xã hội, liên
quan đến mọi cá nhân trong xã hội.
Sự phát triển của khoa học kế toán ngày càng mạnh
mẽ, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, sự gia tăng các liên kết kinh tế trong từng khu
vực và trên thế giới, sự mở rộng phạm vi, quy mô, tính
chất, hoạt động của các doanh nghiệp. Theo các quy
luật phát triển tất yếu của kinh tế thị trường, sự tích luỹ
tư bản trong các doanh nghiệp và sự liên kết hình
thành giữa các doanh nghiệp là không thể thiếu trong
nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như kinh tế thế giới.
Quy mô doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn, cơ cấu
tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp cũng phức
tạp hơn, từ chỗ chỉ là một thực thể kinh doanh đơn lẻ, ngày nay, một công ty có thể là
sự kết hợp của rất nhiều công ty khác, phạm vi hoạt động cũng vượt ra khỏi biên giới
của một quốc gia. Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, sự ra đời và phát triển
của các liên kết kinh tế, xã hội, an ninh trong từng khu vực trên thế giới cũng như
xu thế toàn cầu hoá cũng có những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của khoa học kế
toán. Mỗi quốc gia không thể đặt mình ngoài các xu thế tất yếu khách quan này.
Trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế, các hoạt động kinh tế (đối tượng
trực tiếp của kế toán) ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, không chỉ bị chi phối
bởi các quy định, thể chế của một quốc gia mà còn bị điều chỉnh bởi luật pháp và các
thông lệ quốc tế, điều này đòi hỏi kế toán phải có sự phát triển tương ứng. Cũng theo
đó, phạm vi áp dụng kế toán không chỉ giới hạn trong một doanh nghiệp ở một quốc
gia, đối tượng sử dụng thông tin kế toán và phạm vi hành nghề kế toán cũng được mở
rộng, vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia riêng lẻ.
Tất cả những vấn đề kể trên đặt ra một nhu cầu tất yếu khách quan về sự hội nhập về
kế toán, kiểm toán giữa các quốc gia, trong các liên kết khu vực và thế giới. Sự hình
thành và phát triển của Kế toán Quốc tế cũng xuất phát từ nhu cầu hội nhập này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán quốc tế - Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế
IFRS 11, IFRS 12 năm 2013. IAS 32 Công cụ tài chính trình bày Quy định các yêu cầu kế toán về việc trình bày các công cụ tài chính, đặc biệt là việc phân chia các công cụ tài chính thành: tài sản tài chính, nợ tài chính, công cụ vốn. Chuẩn mực cũng đưa ra những quy định về phân chia lãi, cổ tức, lỗ và lợi nhuận. 2003 IAS 33 Thu nhập trên một cổ phiếu Chuẩn mực xác định cách tính thu nhập trên một cổ phiếu cơ bản và thu nhập trên một cổ phiếu pha loãng. EPS cơ bản tính bằng cách chia lợi nhuận ròng hoặc lỗ trong kỳ của các cổ đông thường cho số bình quân gia quyền của cổ phiếu thường, trong khi EPS pha loãng tính tới các chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành cổ phần thường. 2003 Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế 12 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 STT Tên chuẩn mực Nội dung tóm tắt Ban hành Ghi chú IAS 34 Báo cáo tài chính tạm thời Quy định nội dung tối thiểu và các nguyên tắc ghi nhận tính toán được trình bày trong báo cáo tài chính tạm thời. 1998 IAS 35 Hoạt động bị ngừng Bị thay thế bằng IFRS 5 năm 2005. IAS 36 Giảm giá trị tài sản Quy định những nguyên tắc mà một doanh nghiệp áp dụng để đảm bảo tài sản không bị định giá quá cao, tức là số kết chuyển vượt quá số sẽ được thu hồi qua việc sử dụng hoặc bán; khi doanh nghiệp kế toán cho những khoản lỗ do giảm giá tài sản đã xác định; khi công bố những tài sản bị giảm giá. 2004 IAS 37 Các khoản dự phòng, nợ bất thường và tài sản bất thường Chuẩn mực đưa ra những điều kiện cần thực hiện để kế toán các khoản dự phòng, tài sản bất thường và nợ bất thường (là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát). Khoản dự phòng là khoản nợ có giá trị và thời gian không chắc chắn. 1998 IAS 38 Tài sản cố định vô hình Hướng dẫn nguyên tắc kế toán cho tài sản cố định vô hình, bao gồm: điều kiện ghi nhận tài sản, xác định giá trị kết chuyển, xác định và hạch toán lỗ do giảm giá, các yêu cầu về công bố. 2004 IAS 39 Các công cụ tài chính: ghi nhận và xác định Chuẩn mực đưa ra yêu cầu cho việc ghi nhận và xác định các tài sản tài chính, nợ tài chính và hợp đồng mua bán phi tài chính. Chứng khoán phái sinh và các công cụ bảo đảm được quy định đặc biệt. 2003 Sẽ bị thay thế bởi IFRS 9 tháng 1/2018. IAS 40 Bất động sản đầu tư Quy định bất động sản đầu tư được ghi nhận theo mô hình giá trị hợp lý hoặc mô hình gía gốc. Theo mô hình giá trị hợp lý, bất động sản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Sau ghi nhận ban đầu, sự biến động giá trị hợp lý được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi, lỗ. 2003 IAS 41 Nông nghiệp Quy định tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Sau ghi nhận ban đầu, tài sản sinh học được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ chi phí ước tính để bán khi thu hoạch. Giá trị hợp lý thay đổi được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi lỗ. 2001 Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 13 Danh sách các chuẩn mực quốc tế về trình bày báo cáo tài chính Stt Tên chuẩn mực Nội dung tóm tắt Hiệu lực 1 IFRS 1: Lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS 1 đưa ra những thủ tục mà thực thể kinh doanh phải tuân thủ khi lần đầu tiên áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế làm cơ sở cho việc chuẩn bị các báo cáo tài chính của đơn vị. Mục tiêu của chuẩn mực này là nhằm đảm bảo các báo cáo tài chính áp dụng IFRS đầu tiên của đơn vị chứa đựng thông tin chất lượng cao mà minh bạch với người sử dụng và có thể so sánh được qua các giai đoạn được trình bày; Cung cấp điểm khởi đầu thích hợp cho công việc kế toán phù hợp với các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế; và Có thể được triển khai ở mức chi phí không vượt quá những lợi ích đạt được. 1/7/2009 2 IFRS 2: Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu Mục tiêu của chuẩn mực này là nhằm định rõ báo cáo tài chính của một đơn vị khi tiến hành thanh toán dựa trên cơ sở cổ phiếu. Đặc biệt, các ảnh hưởng của những nghiệp vụ thanh toán dựa trên cơ sở cổ phiếu phải được phản ánh trên lợi nhuận hoặc lỗ của đơn vị, bao gồm cả các chi phí liên quan đến các nghiệp vụ cấp cổ phiếu tùy chọn cho người lao động. IFRS yêu cầu đơn vị phải ghi nhận các nghiệp vụ thanh toán dựa trên cơ sở cổ phiếu trên báo cáo tài chính, bao gồm cả các nghiệp vụ thanh toán với người lao động hoặc các tổ chức khác bằng tiền, các tài sản khác, hoặc các công cụ vốn. 1/1/2005 3 IFRS 3: Hợp nhất kinh doanh Mục tiêu của chuẩn mực này là nhằm tăng cường sự liên quan, độ tin cậy và khả năng so sánh được của thông tin về hợp nhất kinh doanh và các ảnh hưởng của nó trên báo cáo tài chính của đơn vị. Việc đó được thực hiện bằng cách thiết lập các nguyên tắc và yêu cầu để bên thâu tóm: Nhận biết và đánh giá trên báo cáo tài chính của mình các tài sản thâu tóm có thể xác định được, các công nợ được thừa nhận và bất kỳ các lợi ích không kiểm soát nào ở bên bị thâu tóm; Nhận biết và đánh giá các mối quan hệ với khách hàng đạt được khi hợp nhất kinh doanh hoặc tăng từ việc mua bán thương lượng; Xác định thông tin nào được tiết lộ để người sử dụng báo cáo tài chính có thể đánh giá được bản chất và những hiệu ứng tài chính của việc hợp nhất kinh doanh. 1/7/2009 4 IFRS 4: Hợp đồng bảo hiểm Mục tiêu của chuẩn mực này là nhằm chỉ rõ báo cáo tài chính cho các hợp đồng bảo hiểm thực hiện bởi các đơn vị ban hành loại hợp đồng này (được định nghĩa trong IFRS là công ty bảo hiểm) cho tới khi giai đoạn hai của kế hoạch về hợp đồng bảo hiểm được hoàn thành. Cụ thể, chuẩn mực này yêu cầu: Những cải thiện hạn chế về kế toán bởi công ty bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm Công bố các đặc điểm và giải thích các số liệu trên báo cáo tài chính của công ty bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm và giúp người sử dụng các báo 1/1/2005 Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế 14 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 Stt Tên chuẩn mực Nội dung tóm tắt Hiệu lực cáo tài chính trên nắm được số liệu, thời gian và sự không chắc chắn của các dòng tiền trong tương lai từ hợp đồng bảo hiểm. 5 IFRS 5: Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và Hoạt động không liên tục Mục tiêu của chuẩn mực này nhằm chỉ rõ việc kế toán đối với tài sản nắm giữ để bán, trình bày và công bố thông tin về việc ngưng hoạt động. Cụ thể, chuẩn mực này yêu cầu: Các tài sản đáp ứng các tiêu chí để được phân loại là giữ để bán được định giá ở mức thấp hơn giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng, và việc tính khấu hao của các tài sản này được dừng lại; Tài sản được phân loại là giữ để bán và tài sản, nợ phải trả bao gồm trong nhóm công bố được phân loại là giữ để bán được trình bày riêng rẽ trong báo cáo tài chính; Các ảnh hưởng của việc ngừng hoạt động phải được trình bày riêng rẽ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1/1/2005 6 IFRS 6: Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản Chuẩn mực này xác định việc lập báo cáo tài chính cho thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản. Các chi phí thăm dò và khai thác là các chi phí phát sinh liên quan tới việc thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản trước khi tính khả thi về mặt kỹ thuật và năng lực thương mại của việc chiết xuất khoáng sản được chứng minh. Tài sản thăm dò và đánh giá là các chi phí thăm dò và đánh giá được ghi nhận là tài sản tuân theo chính sách kế toán của đơn vị. 1/1/2006 7 IFRS 7: Công cụ tài chính – Trình bày Chuẩn mực này yêu cầu các đơn vị phải công bố rộng rãi báo cáo tài chính của mình nhằm cho phép người sử dụng có thể đánh giá: Tầm quan trọng của các công cụ tài chính đối với vị thế và hoạt động tài chính của đơn vị; Tính chất và mức độ rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính mà đơn vị có thể phải gánh chịu trong kỳ và cuối kỳ báo cáo tài chính, và phương thức quản lý những rủi ro này. 1/1/2007 8 IFRS 8: Bộ phận kinh doanh Chuẩn mực này chỉ ra thông tin về các bộ phận kinh doanh của đơn vị cần phải được báo cáo trên báo cáo tài chính thường niên và yêu cầu đơn vị phải báo cáo những thông tin chọn lọc về bộ phận kinh doanh trên báo cáo tài chính sơ bộ. Chuẩn mực này yêu cầu đơn vị báo cáo các thông tin tài chính và mô tả về bộ phận kinh doanh của mình và quyết định phân bổ các nguồn lực cho bộ phận kinh doanh như thế nào. Chuẩn mực này yêu cầu đơn vị báo cáo việc tính toán lỗ hay lãi của bộ phận kinh doanh và các tài sản của bộ phận. Chuẩn mực cũng yêu cầu đơn vị báo cáo thông tin về thu nhập từ sản phẩm hoặc dịch vụ, về quốc gia mà đơn vị thu được lợi nhuận và nắm giữ tài sản, và về các khách hàng chính cho dù những thông tin này có 1/1/2009 Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 15 Stt Tên chuẩn mực Nội dung tóm tắt Hiệu lực được sử dụng để ra quyết định hay không. Chuẩn mực cũng yêu cầu đơn vị đưa ra thông tin mô tả về cách thức xác định bộ phận kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ của bộ phận, sự khác biệt giữa đơn vị đo lường sử dụng trong việc báo cáo thông tin bộ phận và đơn vị đo lường sử dụng trong báo cáo tài chính của đơn vị, và những thay đổi về đơn vị đo lường của số liệu bộ phận từ kỳ này qua kỳ khác. 9 IFRS 9: Công cụ tài chính Chuẩn mực này bao gồm các yêu cầu trong việc ghi nhận và đo lường các tài sản tài chính, công nợ tài chính và một số các hợp đồng mua hoặc bán các vật thể phi tài chính. 1/1/2015 10 IFRS 10: Báo cáo tài chính hợp nhất Chuẩn mực này thiết lập các nguyên tắc để trình bày và chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất khi đơn vị kiểm soát 1 hay nhiều đơn vị khác. Theo đó, chuẩn mực này: Yêu cầu đơn vị (công ty mẹ) kiểm soát một hay nhiều đơn vị khác (công ty con) trình bày báo cáo tài chính hợp nhất; Xác định nguyên tắc kiểm soát, và thiết lập quyền kiểm soát là cơ sở cho việc hợp nhất; Đưa ra các yêu cầu kế toán về việc chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một nhóm mà tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí và dòng tiền của công ty mẹ và công ty con được trình bày như một thực thể kinh doanh. 1/1/2013 11 IFRS 11: Thỏa thuận chung Chuẩn mực này nhằm thiết lập các nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính của những đơn vị có lợi ích trong các thỏa thuận được kiểm soát chung (thỏa thuận chung). Chuẩn mực này yêu cầu các bên xác định loại hình thỏa thuận chung bằng cách đánh giá quyền và nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận. Chuẩn mực này đòi hỏi phải có một đơn vị điều hành chung để ghi nhận và đo lường các tài sản, công nợ (và ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí liên quan) liên quan tới lợi ích của đơn vị trong thỏa thuận đó tuân theo các chuẩn mực báo cáo tài chính liên quan, áp dụng cho từng tài sản, công nợ, doanh thu và chi phí. 1/1/2013 12 IFRS 12: Trình bày về các lợi ích ở những đơn vị khác Chuẩn mực này đòi hỏi đơn vị công bố những thông tin cho phép người sử dụng báo cáo có thể đánh giá: Tính chất và rủi ro gắn liền với lợi ích ở đơn vị khác; và ảnh hưởng của những lợi ích đó đối với vị thế tài chính, hoạt động tài chính và dòng tiền. 1/1/2013 13 IFRS 13: Đo lường giá trị hợp lý Chuẩn mực này: Định nghĩa giá trị hợp lý; Đưa ra khung đo lường giá trị hợp lý; Đòi hỏi thông tin được công bố về việc đo lường giá trị hợp lý. 1/1/2013 14 IFRS 14: Tài khoản hoãn lại điều chỉnh Chuẩn mực này chỉ ra những yêu cầu cần thiết về báo cáo tài chính cho “cân đối tài khoản hoãn lại điều chỉnh” phát sinh khi đơn vị cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng ở mức giá dễ bị điều chỉnh. 1/1/2016 Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế 16 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 Stt Tên chuẩn mực Nội dung tóm tắt Hiệu lực 15 IFRS 15: Thu nhập từ hợp đồng với khách hàng Chuẩn mực này chỉ ra thời điểm và phương thức ghi nhận doanh thu của một đơn vị áp dụng IFRS cũng như yêu cầu các đơn vị này cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính nhiều thông tin công bố liên quan hơn. Chuẩn mực này cung cấp mô hình 5 bước duy nhất dựa trên cơ sở các nguyên tắc được áp dụng cho tất cả các hợp đồng với khách hàng. 1/1/2017 16 IFRSs for SMEs: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Chuẩn mực này là một chuẩn mực riêng rẽ được xây dựng nhằm áp dụng cho các báo cáo tài chính phục vụ mục đích chung và các báo cáo tài chính khác của các công ty có quy mô nhỏ và vừa. Các quy định về chuẩn bị và trình bày các báo cáo tài chính, các nguyên tắc và chính sách kế toán của các công ty có quy mô nhỏ và vừa được xác định trong chuẩn mực này. 9/7/2009 Các chuẩn mực quốc tế về trình bày báo cáo tài chính được ra đời từ năm 2001, nhằm đưa ra quy định để điều chỉnh một số vấn đề chưa được đề cập đến trong các chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc thay thế hoàn toàn một số chuẩn mực kế toán quốc tế. Như vậy, cho đến thời điểm này, tuân thủ các hướng dẫn của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế, IFRS và IAS chính thức cùng tồn tại song song, ngoài ra, còn có một số loại văn bản khác hướng dẫn thực hành nghề nghiệp kế toán của IASB. Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 17 Tóm lược cuối bài Kế toán quốc tế là môn học nghiên cứu về các vấn đề về kế toán mang tính quốc tế. Kế toán quốc tế hình thành xuất phát từ nhu cầu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động của các công ty đa quốc gia, các liên kết kinh tế quốc tế. Cơ sở hình thành kế toán quốc tế: sự phát triển và phổ biến của kế toán kép, sự phát triển của thương mại quốc tế, nhu cầu thống nhất cách thức lập, đọc và trình bày báo cáo tài chính. Các tổ chức quốc tế về kế toán được hình thành. Chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng nhằm thống nhất cách lập, đọc và trình bày báo cáo tài chính. Các quốc gia có thể vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế theo nhiều phương hướng khác nhau. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm chuẩn mực trong các lĩnh vực: kế toán doanh nghiệp, kế toán công Bài 1: Tổng quan về kế toán quốc tế 18 TXKTKE03_Bai1_v1.0014112227 Câu hỏi ôn tập 1. Kế toán quốc tế nghiên cứu những vấn đề gì? 2. Tại sao cần có sự hình thành kế toán quốc tế? 3. Vai trò của kế toán quốc tế? 4. Chuẩn mực kế toán quốc tế là gì và vai trò của chuẩn mực kế toán quốc tế? 5. Trình bày quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế? 6. Tính chất pháp lý của chuẩn mực kế toán quốc tế? 7. Kết cấu cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế? 8. Các chuẩn mực kế toán quốc tế có thể được vận dụng như thế nào vào các quốc gia?
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_quoc_te_bai_1_tong_quan_ve_ke_toan_quoc_te.pdf