Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

• T – T’: Tiền tệ vừa là thước đo giá trị, vừa là đối tượng kinh doanh.

• Đối tượng kế toán ngân hàng vận động theo sự dịch chuyển về sở hữu và sử dụng

giữa các chủ thể phức tạp trong nền kinh tế.

• Đối tượng kế toán ngân hàng phong phú và đa dạng  phân tổ khó khăn, sử dụng

nhiều tiêu chí, lồng ghép nhiều tầng nấc

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 39 trang xuanhieu 5620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp
gân hàng thương mại.
• Hiểu được nội dung kế toán – bao gồm: nguyên tắc kế toán, tài khoản sử dụng, quy
trình hạch toán kế toán – của 4 nghiệp vụ cơ bản: nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có
giá, thanh toán, cho vay và kinh doanh ngoại tệ.
• Bình luận những khác biệt giữa quy trình kế toán trên lý thuyết với quy trình kế toán
trên thực tế.
b. Về kỹ năng
• Kỹ năng tính toán khi hạch toán các bút toán phát sinh.
• Kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh trong các nghiệp vụ.
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1
v1.0015108226
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2
II. Nội dung nghiên cứu:
Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá
Bài 3: Kế toán thanh toán qua ngân hàng thương mại
Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại
v1.0015108226
BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3
v1.0015108226
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Kế toán ngân hàng và kế toán doanh nghiệp có hạch toán ngược về nhau không?
Nguyễn Khánh Chi, sinh viên khóa 53 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tốt nghiệp
chuyên ngành ngân hàng, đang nộp hồ sơ xin việc làm. Và để có nhiều cơ hội, Chi đã
nộp đơn xin việc vào vị trí kế toán của một số công ty. Trong đó có Công ty Cổ phần
Thiết bị Vận tải gọi điện mời Chi đến phỏng vấn.
Câu hỏi đầu tiên mà ban phỏng vấn đưa ra là: Tại sao em học chuyên ngành ngân hàng
mà lại ứng cử vào vị trí kế toán của doanh nghiệp? Theo em, kế toán của doanh nghiệp
và kế toán của ngân hàng có hạch toán ngược nhau hay không?
Để trả lời được câu hỏi này, bắt buộc Chi phải giải quyết mấy vấn đề sau:
1. Kế toán ngân hàng thương mại là gì?
2. Sự giống và khác nhau giữa kế toán ngân hàng với kế toán
doanh nghiệp?
4
v1.0015108226
MỤC TIÊU
• Nắm được đối tượng, nhiệm vụ và đặc điểm của kế toán ngân hàng
thương mại.
• Hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa kế toán ngân hàng với kế toán
doanh nghiệp.
• Hiểu được những đặc điểm cơ bản của tài khoản và chứng từ trong kế
toán ngân hàng thương mại.
5
v1.0015108226
NỘI DUNG
Đối tượng, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng thương mại
Đặc điểm của kế toán ngân hàng thương mại
Tài khoản kế toán trong các ngân hàng thương mại
Chứng từ kế toán trong các ngân hàng thương mại
Tổ chức bộ máy kế toán trong các ngân hàng thương mại
6
v1.0015108226
1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
1.2. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng thương mại
1.1. Đối tượng của kế toán ngân hàng thương mại
7
v1.0015108226
1.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
• Nguồn vốn và tài sản trong quá trình vận động.
• Cấu trúc Nguồn vốn và Tài sản của ngân hàng thương mại.
Tài sản Nguồn vốn
Vốn khả dụng và các khoản đầu tư.
Tín dụng.
Tài sản cố định và tài sản Có khác.
Nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu.
8
v1.0015108226
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
• T – T’: Tiền tệ vừa là thước đo giá trị, vừa là đối tượng kinh doanh.
• Đối tượng kế toán ngân hàng vận động theo sự dịch chuyển về sở hữu và sử dụng
giữa các chủ thể phức tạp trong nền kinh tế.
• Đối tượng kế toán ngân hàng phong phú và đa dạng phân tổ khó khăn, sử dụng
nhiều tiêu chí, lồng ghép nhiều tầng nấc.
9
v1.0015108226
1.2. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
• Phản ánh các nghiệp vụ kịp thời, chính xác,
trung thực, khách quan, toàn diện theo các
nguyên tắc và chuẩn mực kế toán.
• Phân tích và cung cấp thông tin cho quản lý:
 Thông tin chi tiết;
 Thông tin khái quát, tổng hợp.
• Giám sát mọi mặt nghiệp vụ của ngân hàng,
đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và
khách hàng.
10
v1.0015108226
2.2. Xử lý nghiệp vụ theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt, chặt chẽ
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Tính tổng hợp (xã hội) cao
2.3. Tính kịp thời và chính xác cao độ
2.4. Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp
2.5. Tập trung và thống nhất cao độ
11
v1.0015108226
2.1. TÍNH TỔNG HỢP (XÃ HỘI) CAO
12
• Không chỉ phản ánh toàn bộ các mặt hoạt động của bản
thân ngân hàng.
• Mà còn phản ánh phần lớn hoạt động kinh tế, tài chính
của nền kinh tế thông qua các quan hệ:
 Tiền tệ;
 Tín dụng;
 Thanh toán.
• Giữa các ngân hàng với:
 Doanh nghiệp;
 Tổ chức kinh tế;
 Cá nhân.
v1.0015108226
2.1. TÍNH TỔNG HỢP (XÃ HỘI) CAO
13
 Thông tin kế toán ngân hàng là những chỉ tiêu quan trọng giúp cho việc chỉ đạo,
điều hành hoạt động ngân hàng và quản lý nền kinh tế.
 Từ đặc điểm xã hội hoá cao, đòi hỏi việc xây dựng chế độ kế toán cho ngân hàng
phải đảm bảo:
 Vừa phản ánh đầy đủ hoạt động của ngân hàng;
 Vừa phản ánh được hoạt động kinh tế, tài chính của nền kinh tế.
v1.0015108226
2.2. XỬ LÝ NGHIỆP VỤ THEO QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NGHIÊM NGẶT, CHẶT CHẼ
• Tiến hành đồng thời:
 Kiểm soát, xử lý nghiệp vụ;
 Ghi sổ kế toán.
• Số lượng nghiệp vụ rất lớn.
• Yêu cầu thời gian giao dịch ngắn nhất.
 Chuẩn hóa quy trình giao dịch.
 Kế toán ngân hàng thương mại mang tính giao dịch rất cao.
14
v1.0015108226
2.3. TÍNH KỊP THỜI VÀ CHÍNH XÁC CAO ĐỘ
15
• Đối tượng kế toán ngân hàng thương mại liên
quan mật thiết đến đối tượng kế toán của các
doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế.
• Ngân hàng thương mại tập trung khối lượng
vốn tiền tệ rất lớn của xã hội.
• Từ đặc điểm giao dịch yêu cầu xử lý tức
thời nghiệp vụ (giao dịch phát sinh).
v1.0015108226
2.4. KHỐI LƯỢNG CHỨNG TỪ LỚN VÀ PHỨC TẠP
• Nghiệp vụ đa dạng.
• Số lượng giao dịch lớn.
 Khối lượng chứng từ lớn, chủng loại phức tạp,
tổ chức luân chuyển qua nhiều khâu, đòi hỏi việc
thiết kế chứng từ và quy trình luân chuyển khoa
học, nhịp nhàng.
16
v1.0015108226
2.5. TẬP TRUNG VÀ THỐNG NHẤT CAO ĐỘ
• Tập trung tùy theo điều kiện công nghệ.
• Thống nhất trong toàn hệ thống.
17
v1.0015108226
3. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.2. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng thương mại
3.1. Những vấn đề chung về tài khoản kế toán ngân hàng thương mại 
18
v1.0015108226
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
19
• Khái niệm:
 Nơi ghi chép;
 Nghiệp vụ phát sinh;
 Liên quan đến một nội dung vật chất nhất định.
• Thực chất:
 Chỉ tiêu hạch toán;
 Quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu hạch toán còn
lại trong hệ thống.
• Phân loại tài khoản kế toán:
 Theo bản chất kinh tế;
 Theo mức độ tổng hợp;
 Theo mối quan hệ với bảng cân đối kế toán.
v1.0015108226
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
(tiếp theo)
20
• Phân loại theo bản chất kinh tế
 Tài khoản tài sản:
 Phản ánh tài sản;
 Dư Nợ.
 Tài khoản nguồn vốn:
 Phản ánh nguồn vốn;
 Dư Có.
 Tài khoản tài sản – nguồn vốn:
 Lúc phản ánh tài sản, lúc phản ánh nguồn vốn;
 Khi phản ánh tài sản: Dư Nợ, khi phản ánh nguồn vốn: Dư Có.
• Phân loại theo mức độ tổng hợp:
 Tài khoản tổng hợp;
 Tài khoản chi tiết/tiểu khoản/tài khoản phân tích.
v1.0015108226
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
(tiếp theo)
21
• Phân loại theo mối quan hệ với bảng cân đối kế toán:
 Tài khoản nội bảng.
 Phản ánh tài sản, nguồn vốn;
 Số dư nằm trong bảng cân đối kế toán.
 Tài khoản ngoài bảng/ngoại bảng.
 Phản ánh những đối tượng không thuộc quyền sở
hữu, sử dụng nhưng phải quản lý;
 Số dư nằm ngoài bảng.
Lưu ý: Vấn đề mang tính thời điểm.
v1.0015108226
3.2. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Văn bản pháp lý:
• QĐ 479/2004/QĐ–NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
• QĐ 807/2005/QĐ–NHNN ngày 1/6/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
• QĐ 29/2006/QĐ–NHNN ngày 10/7/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
• Những văn bản về sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản theo quyết
định 479.
Hệ thống hiện hành: 9 loại.
• Nội bảng: 8 loại.
• Ngoại bảng: 1 loại.
22
v1.0015108226
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN HIỆN HÀNH
• Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư.
• Loại 2: Hoạt động tín dụng.
• Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác.
• Loại 4: Nợ phải trả.
• Loại 5: Hoạt động thanh toán.
• Loại 6: Vốn chủ sở hữu.
• Loại 7: Thu nhập.
• Loại 8: Chi phí.
23
v1.0015108226
4. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
4.2. Kiểm soát và luân chuyển chứng từ
4.1. Những vấn đề chung về chứng từ kế toán ngân hàng thương mại
24
v1.0015108226
4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
25
Khái niệm:
• Vật mang tin (giấy, băng từ, đĩa từ).
• Chứng minh một cách hợp pháp, hợp lệ.
• Nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, hoàn thành
tại cơ quan ngân hàng.
• Căn cứ để hạch toán vào sổ sách kế toán
tại ngân hàng.
v1.0015108226
4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
(tiếp theo)
26
Các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán ngân
hàng thương mại:
• Tên gọi và số hiệu.
• Bên lập chứng từ: tên gọi, địa chỉ và số hiệu tài
khoản ngân hàng.
• Bên nhận chứng từ: tên gọi, địa chỉ và số hiệu
tài khoản ngân hàng.
• Nội dung phát sinh nghiệp vụ.
• Số tiền (bằng số, bằng chữ).
• Thời gian: thời điểm lập, nhận chứng từ.
• Dấu, chữ ký của các bên có liên quan.
v1.0015108226
4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Phân loại chứng từ kế toán ngân hàng thương mại:
• Theo tính pháp lý và công dụng ghi sổ:
 Chứng từ gốc;
 Chứng từ ghi sổ;
 Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ.
• Theo chủ thể lập:
 Chứng từ do khách hàng lập;
 Chứng từ do ngân hàng lập.
• Theo mức độ tổng hợp:
 Chứng từ đơn nhất;
 Chứng từ liên hoàn.
• Theo hình thái vật chất:
 Chứng từ giấy;
 Chứng từ điện tử.
27
v1.0015108226
4.2. KIỂM SOÁT VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ
4.2.1. Kiểm soát chứng từ
4.2.2. Luân chuyển chứng từ
28
v1.0015108226
4.2.1. KIỂM SOÁT CHỨNG TỪ
29
• Khái niệm kiểm soát chứng từ kế toán ngân hàng
 Kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố đã ghi trên
chứng từ.
 Nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ
và nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
 Trong toàn bộ quá trình xử lý.
• Sự cần thiết kiểm soát chứng từ kế toán ngân hàng
Tránh lỗi lập sai chứng từ, vì:
 Thiếu hiểu biết về kỹ thuật lập chứng từ.
 Sơ suất, nhầm lẫn.
 Cố ý lập sai.
v1.0015108226
4.2.1. KIỂM SOÁT CHỨNG TỪ (tiếp theo)
30
• Trách nhiệm kiểm soát chứng từ
 Kế toán viên, thanh toán viên, thủ quỹ;
 Giao dịch viên;
 Trưởng phòng kế toán hoặc người được ủy
quyền (kiểm soát viên).
• Nội dung kiểm soát chứng từ
 Chứng từ có được lập đúng quy định không?
(tính hợp pháp);
 Nội dung nghiệp vụ phát sinh có phù hợp
không? (tính hợp lệ);
 Dấu, chữ ký của khách hàng và các bên có
liên quan.
v1.0015108226
4.2.2. LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
• Khái niệm
 Quá trình vận động của chứng từ;
 Từ lúc ngân hàng lập hoặc tiếp nhận từ khách hàng;
 Qua các khâu kiểm soát, xử lý hạch toán, đối chiếu cho đến khi được đóng tập
đưa vào bảo quản lưu trữ.
• Nguyên tắc Luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng
 Tổng thể: Luân chuyển nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu kiểm
soát, xử lý hạch toán.
 Cụ thể, đối với các chứng từ thanh toán:
 Tiền mặt: Thu: thu trước, ghi sau; Chi: ghi trước, chi sau.
 Chuyển khoản: Luân chuyển phải đảm bảo ghi Nợ trước, ghi Có sau.
31
v1.0015108226
5. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
5.2. Trong một đơn vị ngân hàng
5.1. Trong toàn hệ thống ngân hàng
32
v1.0015108226
5.1. TRONG TOÀN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
• Mô hình kế toán phân tán:
 Xử lý thông tin tại ngay đơn vị;
 Kết nối thông tin với hội sở chính rời rạc.
• Mô hình kế toán tập trung:
 Tập trung hóa tài khoản;
 Xử lý thông tin tập trung tại hội sở chính.
• Mô hình kế toán tập trung kết hợp phân tán:
 Nền tảng công nghệ tập trung;
 Chia tách kết quả lao động của từng đơn vị.
33
v1.0015108226
5.2. TRONG MỘT ĐƠN VỊ NGÂN HÀNG
• Giao dịch nhiều cửa.
• Giao dịch một cửa.
34
v1.0015108226
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu hỏi:
1. Kế toán ngân hàng thương mại là gì?
2. Sự giống và khác nhau giữa kế toán ngân hàng thương mại với kế toán doanh nghiệp?
Trả lời:
1. Kế toán ngân hàng thương mại là công việc kế toán được thực hiện trong các ngân
hàng thương mại.
Do vậy, bản chất của kế toán ngân hàng thương mại không có sự khác biệt so với kế
toán doanh nghiệp. Tuy nhiên do đặc thù trong hoạt động kinh doanh mà nó có những
nét đặc trưng riêng, nhưng không làm mất đi bản chất của nó.
2. Giống: Đều là công việc kế toán thực hiện trong một chủ thể nhất định.
Khác: Do đặc thù trong hoạt động kinh doanh nên kế toán ngân hàng có sự khác biệt
về đối tượng, những yêu cầu cụ thể trong nhiệm vụ và có những đặc trưng riêng biệt.
Với sự phân tích ở trên, chúng ta khẳng định kế toán ngân hàng không hạch toán
ngược so với kế toán doanh nghiệp, do kế toán ngân hàng vẫn mang bản chất chung
của kế toán.
35
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Tài khoản khác so với các tài khoản còn lại là:
A. Cho vay khách hàng.
B. Thanh toán bù trừ.
C. Tiền gửi của khách hàng.
D. Tiền mặt tại đơn vị.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. Thanh toán bù trừ.
• Vì: Tài khoản Cho vay và tài khoản Tiền mặt là tài khoản phản ánh tài sản, số dư
luôn bên Nợ; Tài khoản Tiền gửi của khách hàng là tài khoản phản ánh nguồn
vốn, số dư luôn bên Có; còn tài khoản Thanh toán bù trừ là tài khoản lưỡng tính
có đồng thời cả 2 số dư và 2 số dư này không đươc bù trừ cho nhau.
36
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Bộ máy kế toán trong một hệ thống ngân hàng thương mại được tổ chức theo:
A. Mô hình kế toán phân tán.
B. Mô hình kế toán tập trung.
C. Mô hình kế toán tập trung kết hợp phân tán.
D. Tùy thuộc vào trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Tùy thuộc vào trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng.
• Vì: Bộ máy kế toán trong một hệ thống ngân hàng là tập hợp những người làm
kế toán tại doanh nghiệp cùng với các phương tiện trang thiết bị nên tổ chức
theo mô hình nào hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện công nghệ và trình độ phát
triển của hệ thống ngân hàng.
37
v1.0015108226
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. So sánh kế toán ngân hàng thương mại với kế toán doanh nghiệp.
2. Sự ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán tại các ngân hàng thương mại có ảnh
hưởng như thế nào?
3. Ưu, nhược điểm của từng mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong các ngân hàng
thương mại?
Trả lời:
2. Sự ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán tại các ngân hàng thương mại là vô cùng
cần thiết và quan trọng không chỉ cho bản thân ngân hàng mà còn cho vả toàn bộ nền kinh
tế, vì:
• Ngân hàng thương mại kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên phải đảm bảo yêu cầu
nhanh, kịp thời.
• Ngân hàng thương mại quản lý tài sản của rất nhiều các chủ thể trong nền kinh tế nên
luôn phải đảm bảo chính xác, khách quan.
Và chỉ có khi sử dụng công nghệ thì những yêu cầu trên mới được đảm bảo.
38
v1.0015108226
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Làm rõ những khác biệt của kế toán ngân hàng thương mại về đối tượng, nhiệm vụ
và đặc điểm;
• Hệ thống tài khoản của các ngân hàng thương mại;
• Hệ thống chứng từ của ngân hàng thương mại;
• Tổ chức bộ máy kế toán trong ngân hàng thương mại.
39

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_thuong_mai_bai_1_tong_quan_ve_ke.pdf