Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn

2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ kế toán huy động vốn.

Vốn huy động là nguồn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong các NH. Nếu NH phát

huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường

vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho NH niều lợI nhuận .

Muốn mở rộng khả năng huy động vốn, NH cần chú ý một số biện pháp sau:

- Sử dụng lãi suất huy động hợp lý

- Thủ tục giấy tờ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi khách hàng đến giao dịch

- Mở rộng các dịch vụ NH để góp phần thu hút khách hàng đến gửI tiền.

- Thái độ phục vụ tốt của nhân viên và tình thần trách nhiệm của họ đốI vớI khách

hàng.

- Mở rộng mạng lướI chi nhánh một cách hợp lý.

- Nâng cao uy tín của NH (công khai tài chính, chia cổ tức .)

- Thanh toán nhanh, chính xác, an toàn cho khách hàng.

- Trang bị các thiết bị hiện đạI, môi trường đặt trụ sở ngân hàng.

- Tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích khách hàng gửI tiền bằng nhièu hính thức:

tặng quà , xổ số trúng thưởng .

2.2. Nguồn vốn huy động

Vốn huy động tồn tạI dướI nhiều hình thức, hay nói cách khác là NH huy động

vốn từ nhiều nguồn khác nhau, phổ biến nhất là các nguồn sau.

2.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn

- Đây chính là tiền gửI thanh toán của các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu

thanh toán qua ngân hàng. Loại tiền gửi này lãi suất thấp vì NH không chủ động

trong công tác cho vay. Mặc khác loạI tiền gửi thanh toán này NH phảI thường

xuyên thu và chi trả theo yêu cầu của khách hàng nên tốn kém chi phí về kiểm

đếm, bảo quản

- Khách hàng có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào để phục vụ cho việc chi trả qua các

hình thức như phát hành séc, lập ủy nhiệm chi, lệnh chi.

- Tiền gửI không kỳ hạn thể hiện trên số dư của tài khoản tiền gửI của khách hàng .

NH không cấp sổ cho khách hàng như tiền gửI tiết kiệm vì như thế sẽ làm phứctạp đốI vớI việc cập nhật trên sổ. NH có thể lưu theo dõi và khách hàng cũng phảI

mở sổ theo dõi riêng. Căn cứ vào sổ phụ được NH gửI đến để khách hàng cập nhật

sổ sách, hàng ngày hoặc hàng tuần phảI đốI chiếu vớI NH, nếu số liệu đôi bên sai

sót, thì phảI phốI hợp tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 4320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương II: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
hạn có thể có các loạI : 
- Tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng 
- Tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng 
- Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng 
2.2.5. Các loạI vốn huy động khác. 
- Vốn hình thành trong lĩnh vực thanh toán như quỹ mở thư tín dụng, séc bảo chi 
- Vốn huy động bằng phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn như kỳ phiếu 
NH, trái phiếu NH, 
- Vốn đi vay của NH nhà nước, vay của các TCTD khác, vay của NH nước 
ngoài,. 
2.3. Kế toán huy động vốn bằng VNĐ. 
2.3.1. Chứng từ sử dụng. 
 - Giấy nộp tiền, 
 - Giấy lĩnh tiền, 
 - Lệnh chuyển tiền, 
 - Giấy báo Có, Giấy bào Nợ, 
 - Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, 
 - Séc, 
 - Sổ tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi. 
2.3. 2. Các tài khoản sử dụng. 
- Tài khoản 42: Tiền gửI của khách hàng. 
 + 421: Tiền gửI của khách hàng trong nước bằng VNĐ. 
 4211: Tiền gửI không kỳ hạn 
 4212: tiền gửI có kỳ hạn 
 4214: Tiền gửI vốn chuyên dùng 
 + 422: Tiền gửI khách hàng trong nước bằng ngoạI tệ 
 + 423: Tiền gửI tiết kiệm bằng đồng VNĐ 
 + 424: Tiền gửI tiết kiệm bằng ngoạI tệ và vàng. 
 Các tài khoản trên dùng để phản ánh tiền gửI của khách hàng, tiết gửI tiết kiệm 
bằng VNĐ, bằng ngoạI tệ và vàng tạI các TCTD. 
 Nội dung các tài khoản trên. 
+ Bên Có ghi: Số tiền khách hàng gửI vào 
+ Bên Nợ ghi: Số tiền khách hàng lấy ra 
+ Số Dư Có: Phảnn ánh số tiền khách hàng đang gửI tạI NH. 
Tài khoản 491: Lãi phải trả cho tiền gửi 
 Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi tính dồn tính trên số tiền gửi của khách 
hàng đang gửi tạI TCTD. 
 Việc hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau. 
+ Lãi phải trả cho tiền gửI được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng 
kỳ. 
+ Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào chi 
phí nhưng chưa thi trả cho khách hàng. 
 Tài khoản 491 có các tài khoản cấp III sau: 
 4911: lãi phải trả cho tiền gửI bằng đồng VN 
 4912: Lãi phải trả cho tiền gửI bằng ngoạI tệ 
 4913: Lãi phải trả cho tiền gửI tiết kiệm bằng đồng VN 
 4914: Lãi phải trả cho tiền gửI tiết kiệm bằng ngoạI tệ và vàng 
NộI dung tài khoản 491: 
+ Bên Có ghi: Số tiền lãi phải trả tính dồn tích 
+ Bên Nợ ghi: Số tiền lãi đã trả. 
Số dư Có: Phản ánh số tiền lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán. 
- Tài khoản 43: TCTD phát hành giấy tờ có giá. 
+ Tài khoản 431: Mệnh giá giấy tờ có giá bằng đồng vN 
+ Tài khoản 432: Chiết khấu giấy tờ có giá bằng đồng vN 
+ Tài khoản 433: Phụ trộI giấy tờ có giá bằng đồng VN 
+ Tài khoản 434: Mệnh giá giấy tờ có giá bằng ngoạI tệ và vàng. 
+ tài khoản 435: chiết khấu giấy từo có giá bằng ngoạI tệ và vàng 
+ tài khoản 436: Phụ trộI giấy tờ có giá bằng ngoạI tệ và vàng. 
Nội dung tài khoản 431, 434: 
- Bên Có ghi: Giá trị giấy tờ có giá phát hành theo mệnh giá trong kỳ 
- Bên Nợ ghi: Thanh toán giấy tờ có giá đến hạn 
- Số Dư Có: Phản ánh giấy tờ có giá đã phát hành theo mệnh giá cuốI kỳ. 
Nội dung tài khoản 432, 435 
- Bên Nợ ghi: Chiết khấu giấy tờ ó giá phát sinh trong kỳ 
- Bên Có: Phân bổ chiết khấu giấy tờ có giá phát sinh trong kỳ 
- Số Dư Nợ: Phản ánh chiết khấu giấy tờ có giá chưa phân bổ cuốI kỳ. 
Nội dung tài khoản 433, 436: 
- Bên Có ghi: Phụ trộI giấy tờ có giá phát sinh trong kỳ 
- Bên Nợ Ghi: Phân bổ phụ trộI giấy tờ có giá trong kỳ 
- Số dư Có: Phản ánh phụ trộI giấy tờ có giá chưa phân bổ cuốI kỳ. 
- Tài khoản 492: lãi phải trả về phát hành các giấy tờ có giá. 
 Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phảI trả dồn tích tính trên các giấy tờ có 
giá do TCTD phát hành. 
 NộI dung hạch toán giống Tài khoản 491. 
- Tài khoản 1011 Tiền mặt tại quỹ. 
 Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền mặt tài quỹ nghiệp vụ của TCTD. 
+ Bên Nợ ghi: Số tiền mặt ghi vào quỹ nghiệp vụ 
+ Bên Có ghi: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ 
+ Số dư Nợ: Phản ánh số tiền mặt hiện có tạI quỹ nghịêp vụ của TCTD. 
- Tài khoản 80: Chi phí hoạt động tín dụng. 
 801 ; Trả lãi tiền gửI 
 803: Trả lãi phát hành giấy tờ có giá 
 Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí về hoạt động tín dụng tại TCTD. 
Nội dung hạch toán như sau: 
+ Bên Nợ Ghi: Các khoản chi về hoạt động tín dụng 
+ Bên Có ghi: Số tiền thu giảm chi về hoạt đồng tín dụng của TCTD 
 Chuyển số dư Nợ cuốI năm vào tài khoản lợI nhuận năm nay khi 
quyết toán. 
+ Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi về hoạt động tín dụng trong năm 
2.3.3. Phương pháp hạch toán. 
a. ĐốI vớI tiền gửI thanh toán. 
Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TGTT 
- Khi khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản. 
 Nợ 1011 – TM tạI quỹ 
 Có 4211 – TGTT không kỳ hạn 
- Khi khách hàng nhận tiền từ nơi khác chuyển đến. 
 Nợ TK thích hợp ( 1113, 5012) 
 Có 4211 – TGTT không kỳ hạn 
- Khi khách hàng rút tiền mặt: 
 Nợ 4211 – TGTT không kỳ hạn 
 Có 1011 – TM tạI quỹ 
- Khi khách hàng chuyển tiền thanh toán cho ngườI thụ hưởng 
 Nợ 4211 – TGTT không kỳ hạn 
 Có TK thích hợp ( 4211, 1113, 5012) 
 Có 711 – thu dịch vụ thanh toán (nếu có0 
 Có 4531 – Thuế GTGT phảI nộp. 
Tính lãi và hạch toán. 
- Nếu tiền gửI không kỳ hạn thì tính theo công thức : 
∑ Di x Ni 
Tiền lãi = 
∑ Ni 
x Lãi suất 
Trong đó: Di: Số dư thứ i. 
 Ni: Số ngày tương ứng của số dư thứ i. 
- Nếu tiền gửI có kỳ hạn: 
 Lãi = Số dư thực tế x lãi suất x kỳ hạn 
Sau khi tính lãi nếu chưa đến ngày khách rút tiền lãi hoặc chưa đến ngày nhập vốn 
ban đầu nếu có tính lãi phảI trả thì: 
 Nợ 801 – Chi trả lãi tiền gửI 
 Có 4911 – Lãi phảI trả cho TG bằng VNĐ. 
+ Khách hàng đến rút lãi bằng TM 
 Nợ 4911 – (801) 
 Có 1011 – TM tạI quỹ 
+ Khi khách hàng đề nghị nhập lãi vào vốn : 
 Nợ 4911 (801) 
 Có 4211,4212 
b. Đối với tiền gửi tiết kiệm 
- Khi kách hàng gửI tiết kiệm 
 Nợ 1011 – TM tại quỹ 
 Có 423 – TGTK bằng VNĐ 
- Khi khách hàng rút tiết kiệm bằng TM 
 Nợ 423 – TGTK bằng VNĐ 
 Có 1011 – TM tạI quỹ 
- Khách hàng yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền 
 Nợ 4231 – TGTK không kỳ hạn 
 Có 4232 – TGTK có kỳ hạn 
Hoặc ghi: 
 Nợ 4232 – TGTK kỳ hạn 
 Có 4231 – TGTK không kỳ hạn 
Tính lãi và hạch toán 
Nếu không kỳ hạn thì cách tính lãi giống như tiền gửI không kỳ hạn 
- Nếu có kỳ hạn thì tùy theo cách gửI: Loại rút lãi hàng tháng hay rút lãi khi đáo 
hạn. Cách tính lãi đơn giản hơn vì số dư trên tài khoản tiền gửI tiết kiệm có kỳ hạn 
không biến động như tiền gửI không kỳ hạn 
 Lãi = Số dư x Lãi suất x Kỳ hạn 
 Sau khi tính lãi nếu có tính trước lãi phảI trả, hạch toán : 
 Nợ 801 – chi trả lãi tiền gửI 
 Có 4913 – Lãi phảI trả cho TGTK banừg ĐVN 
+ Khi khách hàng đến rút lãi 
 Nợ 4913( 801) 
 Có 1011,.. 
+ Khi khách hàng đề nghị nhập lãi vào vốn 
 Nợ 4913 (801) 
 Có 423 – TGTK bằng VNĐ 
c. Phát hành giấy tờ có giá 
- Phát hành giấy tờ có giá theo mệnh giá 
+ Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG 
 Nợ TK 1011, 111, - số tiền thu phát hành GTCG 
 Có 431, 434 – Mệnh giá GTCG 
+ Khi trả lãi GTCG theo định kỳ 
 Nợ 803 – Trả lãi phát hành GTCG 
 Có TK thích hợp – Số tiền trả lãi GTCG trong kỳ 
+ Nếu trả lãi GTCG sau, định kỳ TCTD phảI tính trước chi phí lãi vay phảI tả trong 
kỳ vào chi phí 
 Nợ 803 
 Có TK 492 – Lãi phảI trả về phát hành GTCG. 
Cuối thời hạn của GTCG, TCTD thanh toán cả gốc và lãi 
 Nợ 492 - Lãi phảI trả về phát hành GTCG. 
 Nợ 431,434 – Mệnh giá GTCG 
 Có TK thích hợp 
+ Nếu trả trước lãi GTCG ngay khi phát hành, chi phí vay được phản ánh vào bên Nợ 
TK 388 (chi tiết lãi GTCG trả trước ) sau đó phân bổ dần vào chi phí 
 Tại thời điểm phát hành GTCG: 
 Nợ TK thích hợp (tổng số tiền thực thu) 
 Nợ tK 388 – Chi phí chờ phân bổ 
 Có TK 431, 434. Mệnh giá GTCG. 
 Định kỳ, phân bổ lãi GTCG trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ: 
 Nợ TK 803 
 Có TK 388 ( Số tiền lãi GTCG phân bổ trong kỳ) 
- Chi phí phát hành GTCG 
 + Nếu chi phí phát hành GTCG có giá trị nhỏ, tính vào chi phí trong kỳ. 
 Nợ TK 809 – chi phí khác 
 Có TK thích hợp 
- Nếu chi phí phát hành GTCG có giá trị lớn, phải phân bổ dần. 
 Nợ TK 388 (chi tiết Chi phí phát hành GTCG) 
 Có tk 1011, 1111 
 Định kỳ phân bổ chi phí phát hành GTCG vào chi phí từng kỳ; 
 Nợ TK 809 
 Có TK 388 ( Số tiền chi phí phát hành GTCG phân bổ cho từng kỳ) 
- Thanh toán khi đáo hạn 
 Nợ 431/434 – Mệnh giá GTCG 
 Có TK thích hợp 
 Tính lãi đối với giấy tờ có giá: 
 Lãi = Mệnh giá x Lãi suất x (kỳ hạn) 
 Phát hành GTCG có chiết khấu 
- Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG: 
 Nợ TK thích hợp ( tiền mặt, TGNH - Số tiền thu về bán trái phiếu 
 Nợ TK 432/435 – chiết khấu GTCG 
 Có 431/434 – Mệnh giá GTCG 
- Khi trả lãi; 
+ Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ: 
 Nợ TK 803 – Trả lãi phát hành GTCG 
 Có TK thích hợp – Số tiền trả lãi GTCG trong kỳ 
 Có TK 432/435 – Chiết khấu GTCG ( số phân bổ từng kỳ) 
+ Nếu trả lãi GTCG sau (khi đáo hạn), định kỳ tổ chức tiến dụng tính trước chi phí lãi 
vay phảI trả trong kỳ vào chi phí 
 Nợ TK 803 
 Có TK 492 – Lãi phảI trả về phát hành các GTCG 
 Có TK 432/435 - Chiết khấu GTCG ( số phân bổ từng kỳ) 
Cuối thời hạn của GTCG, TCTD thanh toán gốc và lãi: 
 Nợ TK 492 - Lãi phảI trả về phát hành các GTCG 
 Nợ TK 431/434 – Mệnh giá GTCG 
 Có TK thích hợp 
+ Nếu trả trước lãi GTCG ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên 
Nợ TK 388 (chi tiết lãi GTCG trả trước ) sau đó phân bổ dần vào chi phí: trương tự 
như ở phần phát hành GTCG theo mệnh giá 
Phát hành GTCG có phụ trội 
- Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG: 
 Nợ TK thích hợp ( TM, TGNH) số tiền thu về bán TP 
 Có TK 433/ 436 – Phụ trộiGTCG ( số tiền thu về lớn hơn MG) 
 Có TK 431/434 – Mệnh giá GTCG 
- Khi trả lãi: 
+ Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ 
 Nợ TK 803 – trả lãi phát hành GTCG 
 Có TK thích hợp – Số tiền trả lãi GTCG trong kỳ 
 Đồng thời phân bổ dần phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ: 
 Nợ 433/ 436 – Phụ trội GTCG ( số phân bổ phụ trội từng kỳ) 
 Có tK 803 – Trả lãi phát hành GTCG 
+ Nếu trả lãi GTCG sau (khi đáo hạn), định kỳ TCTD phảI tính trước chi phí lãi vay 
phảI trả trong kỳ vào chi phí. 
 Nợ 803 
 Có TK 492 – Lãi phảI trả về phát hành các GTCG 
 Đồng thờI phân bổ dần phụ trộI GTCG để ghi giảm chi phí đi vay trong kỳ 
Nợ 433/ 436 – Phụ trộiGTCG ( số phân bổ phụ trộI từng kỳ) 
 Có tK 803 – Trả lãi phát hành GTCG 
CuốI thờI hạn của GTCG, Tổ chức TD thanh toán gốc và lãi 
 Nợ TK 492 - Lãi phải trả về phát hành các GTCG 
 Nợ TK 431/434 – Mệnh giá GTCG 
 Có TK thích hợp 
+ Nếu trả lãi GTCG ngay khi phát hành 
 Tại thời điểm phát hành GTCG: 
 Nợ TK thích hợp – số tiền thực thu 
 Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ ( lãi GTCG trả trước) 
 Có TK 433/436 – Phụ trộI GTCG( số tiền thu – M giá + Lãi trả trước) 
 Có 431/434 _ mệnh giá GTCG 
 Định kỳ, phân bổ lãi GTCG trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ: 
 Nợ 803 
 Có TK 388 (số tiền lãi GTCG phân bổ trong kỳ) 
 Đồng thờI phân bổ phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay trong kỳ 
 Nợ 433/ 436 – Phụ trộiGTCG ( số phân bổ phụ trộI từng kỳ) 
 Có tK 803 – Trả lãi phát hành GTCG 
- Chi phí phát hành GTCG (như trên) 
- Thanh toán GTCG khi đóa hạn 
 Nợ TK 431/434 – Mệnh giá GTCG 
 Có TK thích hợp 
2.4. Kế toán huy động vốn bằng vàng và ngoại tệ. 
 Theo quy định của NHNN khi các TCTD huy động vốn bằng vàng thì được thực 
hiện bằng nhiều hình thức. Việc sử dụng tài khoản để hạch toán là tùy theo hình thức 
huy động vàng ( tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá.) 
2.4. 1. Tài khoản sử dụng 
 - TK 1051 “ Vàng “ TK này dùng để hạch toán vàng của TCTD. 
 + Bên Nợ ghi: 
 Giá trị vàng nhập kho 
 Số điều chỉnh tăng vàng tồn kho 
 + Bên Có ghi: 
 Giá trị vàng xuất kho 
 Số điều chỉnh giảm giá vàng tồn kho. 
 + Số dư Nợ : phản ánh giá trị vàng tồn kho. 
- TK 1031 Ngoại tệ tại đơn vị. 
- TK 632 “ chênh lệch đánh giá lạI vàng bạc, đá quý” 
 TK này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch giá vàng bạc đá quý do điều 
chỉnh giá vàng bạc đá quý tồn kho hạch toán bằng VNĐ. 
 + Bên Có ghi: số điều chỉnh chênh lệch tăng giá trị vàng bạc đá quý tồn kho. 
 + Bên Nợ ghi: Số chênh lệch giảm giá trị vàng bạc đá quý tồn kho. 
 + Số dư Có hoặc Nợ : Phản ánh số chênh lệch tăng, giảm giá trị vàng bạc đá quý 
phát sinh trong năm chưa xử lý. 
- TK 722 “ thu về kinh doanh vàng” 
 NộI dung TK này tương tự như TK 102. 
- TK 822 “ Chi về kinh doanh vàng bạc đá quý “ 
 NộI dung phản ánh TK này giống TK 801. 
- TK 424 “ Tiền gửI tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng” 
 NộI dung phản ánh tượng tự như TK 423. 
2.4.2. Phương pháp hạch toán. 
a. Khi huy động vốn. 
 Khi nhận vàng của khách hàng, TCTD phải kiểm định khối lượng, chất lượng 
vàng một cách chuẩn xác. Căn cứ khối lượng, chất lượng và giá vàng trên thị trường 
tại thời điểm huy động tính ra VNĐ để hạch toán. 
 Nợ TK 1051 
 Có TK 424  (tùy theo hình thức huy động) 
b. Khi thanh toán cho người gửi. 
- Nếu khách hàng thanh toán bằng vàng. 
+ Trường hợp giá vàng cao hơn thời điểm huy động. 
 Nợ TK 424 .. Theo giá tạI thời điểm huy động 
 Nợ 822 hoặc 632 (số chênh lệch) 
 Có TK 1051 : theo giá vàng tại thời điểm hoàn trả. 
+ Trường hợp giá vàng thấp hơn thời điểm huy động. 
 Nợ TK 424  theo giá tại thời điểm huy động 
 Có TK 722 hoặc 632 Số chênh lệch 
 Có TK 1051 : theo giá vàng tại thời điểm hoàn trả. 
 - Nếu khách hàng và TCTD thỏa thuận thanh toán bằng VNĐ thì hạch toán như 
huy động vốn bằng VĐN được đảm bảo theo giá trị vàng. 
- Trường hợp TCTD bán vàng huy động để lấy VNĐ hoặc mua vàng để trả người 
gửi vàng thì hạch toán như đối với nghiệp vụ kinh doanh vàng. 
c. Tính lãi và hạch toán. 
 Tình lãi phaỉ trả khi huy động vốn bằng vàng 
 Lãi = Số lượng vàng x Giá vàng x Lãi suất x Kỳ hạn. 
 Hạch toán: (tương tự như huy động vốn bằng VNĐ) 
2.5. Kế toán huy động vốn bằng đồng Việt Nam đảm bảo theo giá vàng. 
2.5.1. Tài khoản sử dụng. 
 Sử dụng các tài khoản như huy động vốn bằng VNĐ. 
2.5.2. Phương pháp hạch toán. 
a. Khi huy động vốn. 
 Căn cứ vào tiền khách hàng nộp bằng VNĐ có cam kết bảo đảm giá trị theo giá 
vàng và giá giá vàng tiêu chuẩn trên thị trường tạI thờI điểm huy động, TCTD tính ra 
vàng tiêu chuẩn tương ứng (khốI lượng và chất lượng) để ghi vào số tiền gửI của 
khách hàng và hạch toán 
 Nợ TK 1011,.. 
 Có TK 423.43 
b. Khi thanh toán cho ngườI gửi. 
 Khi khách hàng nộp các sổ, giấy tờ về gửI tiền bằng VNĐ có đảm bảo giá trị 
theo giá vàng đã đến hạn toán, TCTD phảI kiểm tra đốI chiếu kỹ để đảm bảo việc trả 
tiền đúng và chính xác. Sau khi kiểm tra, căn cứ vào khốI lượng và chất lượng vàng 
đã được quy từ số tiền gốc khi huy động, TCTD tính ra giá trị VNĐ theo giá vàng tiêu 
chuẩn trên thị trường tạI thờI điểm trả vốn lạI cho khách hàng và hạch toán. 
- Trường hợp số tiền trả tính theo giá vàng tạI thờI điểm trả cao hơn số tiền VNĐ 
đã huy động hạch toán: 
 Nợ TK 423, 43 Số VNĐ gửI vào 
 Nợ TK 822 : số chênh lệch 
 Có TK 1011, 4211  Số VNĐ theo giá vàng quy đổI tạI thờI điểm 
hoàn trả. 
- Trường hợp số tiền trả tính theo giá vàng tại thời điểm hoàn trả thấp hơn số tiền 
VNĐ đã huy động hạch toán: 
 Nợ TK 423, 43 Số VNĐ gửi vào 
 Có TK 722 : số chênh lệch 
 Có TK 1011, 4211  Số VNĐ theo giá vàng quy đổi tại thời điểm hoàn trả. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_ii_ke_toan_nghiep_vu_huy.pdf