Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng

1.1. Đối tượng, mục tiêu, vị trí của kế toán ngân hàng

1.1.1. Khái nệm

Kế toán ngân hàng là một công cụ để tính toán, ghi chép bằng con số phản ánh và

giám đốc toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ thuộc ngành ngân hàng.

1.1.2. Đối tượng của kế toán ngân hàng

Đối tượng của kế toán ngân hàng là sử dụng thước đo bằng tiền phản ánh nguồn

vốn, cơ cấu hình thành các nguồn vốn và việc sử dụng vốn (tài sản) trong các hoạt động

của ngân hàng.

1.1.2.1 Tài sản và nguồn vốn.

Tình hình tài chính của các ngân hàng ở mọi loại hình sở hữu đều thể hiện qua tài

sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm theo phương trình kế toán;

Tài sản = Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu

a. Tài sản.

Tài sản là nguồn lực do Ngân hàng kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế

trong tương lai.

Lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản mang lại là tiềm năng làm tăng nguồn

tiền và các khoản tương đương tiền hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà Ngân hàng chi

ra.

Tài sản được biểu hiện dưới dạng vật chất như nhà làm việc, máy rút tiền tự động

(ATM) hoặc không thể hiện dưới dạng vật chất như phần mềm máy vi tính .

Tài sản của Ngân hàng có thể không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng nhưng

ngân hàng kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tài sản thuê tài

chính.

Tài sản của ngân hàng có thể được hình thành từ các giao dịch, hoặc sự kiện đã

qua như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng

Các giao dịch dự kiến phát sinh trong tương lai và các khoản chi phí không mang

lại lợi ích kinh tế trong tương lai không làm tăng tài sản.

Theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản giảm dần, Tài sản của Ngân hàng gồm:

- Tiền mặt tại quỹ gồm: Tiền mặt VNĐ, ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ,

vàng bạc, đá quý tại quỹ ngân hàng;- Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy

định và tiền gửi để thanh toán, tiền gửi ký quỹ bảo lãnh;

- Tín phiếu kho bạc, các chứng khoán có giá trị khác dùng tái chiết khấu với

ngân hàng nhà nước;

- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vvay các tổ chức tín dụng khác

- Trái phiếu chính phủ và các chứng khoán khác mà Ngân hàng nắm giữ với

mục đích kinh doanh;

- Cho vay khách hàng

- Chứng khoán đầu tư bao gồm các chứng từ khoán nợ ngân hàng mua với mục

đích giữ lâu dài, sẵn sàng để bán khi cần thiết nhưng không mua bán thường

xuyên như chứng khoán kinh doanh hay các chứng khoán nợ mà Ngân hàng

giữ đến khi đáo hạn;

- Góp vốn đầu tư bao gồm số tiền mà ngân hàng góp vốn, đầu tư mua cổ phần,

góp vốn liên doanh;

- Tài sản cố định bao gồm các TSCĐ hữu hình như nhà cửa vật kiến trúc, máy

móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản

lý ; TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, phần mềm máy vi tính và TSCĐ

ngân hàng đi thuê tài chính;

- Các tài sản khác như vật liệu, công cụ lao động, các khoản phải thu

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang xuanhieu 5700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng
h hàng lập: Là các loạI chứng từ do khách hàng lập để nộp vào 
ngân hàng. 
VD: Các ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, 
c. Phân loại theo mức độ tổng hợp của chứng từ. 
- Chứng từ đơn nhất (còn gọi là chứng từ cá biệt) là loại chứng từ được lập ra chỉ để 
sử dụng cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 
VD: Phiếu chi chỉ dùng để chi tiền mặt, phiếu thu sử dụng cho việc thu tiền mặt. 
- Chứng từ tổng hợp (còn gọi là chứng từ liên hoàn): là loại chứng từ được lập ra có 
thể sử dụng cho nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 
 VD: bảng kê, phiếu chuyển tiền. 
d. Phân loại theo mục đích sử dụng và nội dung nghiệp vụ kinh tế. 
- Chứng từ tiền mặt: Là loại chứng từ chỉ sử dụng cho những nghiệp vụ có liên quan 
đến việc thu, chi tiền mặt. Có thể do ngân hàng lập như phiếu thu, phiếu chi hay 
do khách hàng lập như giấy bào nộp tiền. 
- Chứng từ chuyển khoản: là loại chứng từ chỉ sử dụng cho những nghiệp vụ thanh 
toán không dùng tiền mặt. Các loại chứng từ chuyển khoản có thể như Séc gạch 
chéo, ủy nhiệm thu,. 
e. Căn cứ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật 
- Chứng từ giấy: Là loại chứng từ dược lập trên giấy 
- Chứng từ điện tử: Là những số liệu, thông tin trên các băng từ, đĩa từ 
1.3.3. Kiểm soát chứng từ: 
a. Kiểm soát trước. 
Do thanh toán viên thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng. Nội dung 
kiểm soát trước bao gồm: 
- Chứng từ lập đúng quy định chưa? 
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh có phù hợp với thể lệ tín dụng, thanh toán 
của ngân hàng hay không? 
- Số dư trên tài khoản của khách hàng có đảm bảo đủ thanh toán hay không? 
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ có phải lệnh của chủ tài khoản hay 
không? 
b. Kiểm soát sau: 
Do kiểm soát viên kiểm soát khi nhận chưng từ từ bộ phận thanh toán viên, thủ 
quỹ chuyển đến trước khi ghi chép vào sổ sách kế toán. Kiểm soát viên là người 
có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng kiểm soát tương đương với kế 
toán trưởng. Nội dung kiểm soát sau bao gồm: 
- Kiểm soát tương tự như thanh toán viên trừ việc kiểm tra số dư (vì chỉ có thanh 
toán viên mới giữ sổ phụ tiền gửi khách hàng). 
- Kiểm soát chữ ký của thanh toán viên trên chứng từ chuyển khoản 
- Kiểm tra chữ ký của thanh toán viên, thủ quỹ trên chứng từ tiền mặt. 
 1.3.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ. 
 Tổ chức luân chuyển chứng từ là quá trình vận động của chứng từ kể từ lúc được 
ngân hàng lập hoặc nhận của khách hàng qua các khâu kiểm soát, xử lý hạch toán, đối 
chiếu đến khi đóng lại thành tập chứng từ giấy hoạc lưu trữ trên đĩa từ( chứng từ điện 
tử). 
 Tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lệ và khoa học sẽ tạo điều kiện tốt để: 
- Ngân hàng phục vụ cho khách hàng nhanh hơn 
- Các bộ phận đủ thời gian kiểm soát và xử lý chứng từ đúng đắn. 
- Các bộ phận tham gia vào kiểm soát nội bộ. 
- Tránh thất lạc, mất chứng từ gây khó khăn cho công tác kế toán cũng như cho 
khách hàng. 
Chứng từ được luân chuyển đôi khi trong phạm vi một ngân hàng hay ngoài ngân 
hàng, đôi khi phức tạp hoặc đơn giản nhưng dù thế nào cũng đảm bảo nguyên tắc 
sau đây: 
 Đảm bảo luân chuyển nhanh nhất để đáp ứng yêu cầu kiểm soát, xử lý, 
hạch toán của ngân hàng và phục vụ khách hàng. 
 Đảm bảo việc ghi Nợ trước, ghi Có sau. 
 Chứng từ luân chuyển trong nội bộ ngân hàng hoặc ngoài ngân hàng phải 
qua đường bưu điện, trường hợp qua tay khách hàng phải dùng ký hiệu mật. 
1.4. Hệ thống tài khoản 
1.4.1. Tài khoản và phân loạI tài khoản. 
a. Tài khoản. 
Tài khoản kế toán ngân hàng là một phương pháp kế toán dùng thước đo bằng tiền 
tệ để phân loại, tập hợp, phản ánh và kiểm soát các đối tượng kế toán một cách liên tục. 
b. Phân loại tài khoản. 
- Phân loại theo quan hệ của tài khoản với tài sản. Tài khoản chia làm 3 loại: 
+ Tài khoản tài sản Nợ: Là các tài khoản phản ánh nguồn vốn của ngân hàng, đặc 
điểm của các tài khoản này là luôn có số Dư Có. 
 VD: Các tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiền tiết kiệm, vốn điều lệ. 
+ Tài khoản tài sản Có: Là các tài khoản phản ánh tài sản của ngân hàng (sử dụng 
vốn), đặc điểm của các tài khoản này là luôn có sô dư Nợ 
 VD: Các tài khoản tiền vay., chi phí 
+ Tài khoản tài sản Nợ - Có : Là các tài khoản có lúc có số dư Có, có lúc có số Dư 
Nợ, Thường dùng để phản ánh các nghiệp vụ điều chuyển vốn giữa các ngân hàng 
hay phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng. Khi lập bảng cân đối tài khoản 
không được bù trừ hai số dư này vớI nhau. 
VD: các tài khoản liên hàng đi, liên hàng đến, kết quả kinh doanh, chênh lệch tỷ 
giá. 
- Phân loại tài khoản theo mức độ tổng hợp của tài khoản: Tài khoản chia làm 2 
loại: 
+ Tài khoản phân tích: Là loại tài khoản dùng để phản ánh chi tiết cụ thể các đối 
tượng của kế toán ngân hàng và được dùng làm cơ sở để hạch toán phân tích, bểu hiện 
của tài khoản phân tích là tiểu khoản. 
 VD: Tài koản tiền gửi của DN B (TK 4211.001275B) 
+ Tài khoản tổng hợp: là loạI tài khoản dùng phản ánh tổng quát các đối tượng kế 
toán ngân hàng và làm cơ sở để hạch toán tổng hợp. Biểu hiện của tài khoản tổng hợp 
là các tài khoản cấp 1,2,3,4,5. 
 VD: Tài khoản cấp 3 của tiền mặt có số hiệu là: 1011 
- Phân loại tài khoản theo vị trí của tài khoản vớI bảng cân đối kế toán. 
Tài khoản chia làm 2 loại 
+ Tài khoản nội bảng: là loại tài khoản nằm trong Bảng cân đốI kế toán, được 
dùng để phản ánh các đối tượng kế toán thuộc sở hữu của ngân hàng. Khi hạch toán 
dùng phương pháp ghi sổ kép, nghĩa là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi 
Nợ, Có vào 2 tài khoản. 
VD: Khách hàng gửi tiền tiết kiệm định kỳ bằng tiền mặt: 
Ghi: Nợ TK 1011 (TK tiền mặt) 
 Có 4232 ( TK tiền gửI tiết kiệm có kỳ hạn) 
+ Tài khoản ngoại bảng: Là tài khoản nằm ngoài bảng cân đối kế toán, phản ánh 
các đối tượng chưa thuộc sở hữu ngân hàng như tài sản thuê ngoài, tài sản tạm 
giữ khi hạch toán dùng phương pháp ghi sổ đơn, nghĩa là một nghiệp vụ kinh tế 
phát sinh chỉ ghi Nhập hoặc Xuất vào một tài khoản và số còn lại. 
 VD: Ngày 5/8/N đến kỳ trả lãi của khách hàng B vay tiền ngân hàng, nhưng 
khách hàng B không đến trả lãi và trên tài khoản tiền gửi của B cũng không còn có 
số dư, ngân hàng ghi: 
 Nhập 941: Lãi vay quá hạn chưa thu được bằng VNĐ. 
Trong hệ thống tài khoản hiện hành các tài khoản loại 9 là các tài khoản ngoại 
bảng 
1.4.2. Hệ thống tài khoản hiện hành 
Theo quyết định số 29/2006/QĐ – NHNN ngày 10/7/2006 về việc sửa 
đổI bổ sung, hủy bỏ một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán các tổ 
chức tín dụng ban hành theo quyết định số 479/2004/ QĐ – NHNN ngày 
29/4/2004 thi hành từ ngày 1/1/2005 và QĐ 807/2005 ngày 1/6/2005. 
 Theo QĐ 02/2008 của NHNN VN ngày 15/1/2008 về việc sửa đổi bổ 
sung một số tài khoản trong hệ thống tài khoản ban hành theo QĐ số 
479/2004/ QĐ – NHNN ngày 29/4/2004 thi hành từ ngày 1/1/2005, QĐ 
807/2005 ngày 1/6/2005 và QĐ số 29/2006/QĐ – NHNN ngày 10/7/2006 của 
NHNN VN. 
- Hệ thống tài khoản này áp dụng cho các ngân hàng bao gồm: Ngân hàng thương 
mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp 
tác, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức tín 
dụng phi ngân hàng như: công ty cho thuê tài chính, công ty cho thuê tài chính và 
các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Tổ chức tín dụng hợp bao gồm: quỹ tín 
dụng nhân dân sau đây gọi tắc là tổ chức tín dụng (TCTD). 
- Hệ thống tài khoản này gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và ngoài 
bảng cân đối kế toán, được bố trí thành 9 loại. Từ loại 1 đến loạI 8 là các tài khoản 
trong bảng cân đốI kế toán, loại 9 là tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. 
- Hệ thống tài khoản hiện hành được bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp, từ tài 
khoản cấp I đến tài khoản cấp V, ký hiệu từ 2 đến 6 chữ số. 
+ Tài khoản cấp I: Ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99. Mỗi loại tài khoản được bố trí 
tối đa 10 tài khoản cấp I. 
VD: LoạI 1: vốn khả dụng và các khoản đầu tư. 
Tài khoản 10 : “ Tiền mặt, chứng từ có giá trị, ngoạI tệ, kim loạI quý, đá quý.” 
 LoạI 2: Hoạt động tín dụng. 
 Tài khoản 21: “Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước.” 
+Tài khoản cấp II: Ký hiệu bằng 3 chữ số, hai số đầu (từ trài sang phải) là số hiệu tài 
khoản cấp I, số thứ 3 là số thứ tự tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I, ký hiệu từ 1 
đến 9. 
 VD: 
 TK 101 “ Tiền mặt bằng đồng Việt Nam” 
 TK 211 “ Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam” 
+ Tài khoản cấp III: Ký hiệu bằng 4 chữ số, hai chữ số đầu ( từ trái sang phải) là số 
hiệu tài khoản cấp II, số thứ tư là số thứ tự của tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II 
ký hiệu từ 1 đến 9. 
 VD: 
 TK 1011 “ Tiền mặt tạI đơn vị” 
 TK 2111 “ Nợ cho vay trong hạn và đã được gia hạn” 
+ Tài khoản cấp IV: Tương tự như tài khoản cấp III. 
 VD: 
 TK 21111 “ Doanh nghiệp nhà nước” 
 TK 21112 “ Hợp tác xã” 
+ Tài khoản cấp V: tương tự như tài khoản cấp IV. 
 ĐốI với các TCTD có khả năng ứng dụng công nghệ tin học để hạch toán, quản lý 
và theo dõi được các chỉ tiêu tài khoản cấp III, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và 
đầy đủ, trên cơ sở đó, lập được các báo cáo theo đúng quy định của NHNN, thì không 
bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản cấp III trong hệ thống tài khoản kế toán này 
mà có thể sử dụng trực tiếp các tài khoản cấp II do thống đốc NHNN quy định để 
hạch toán, hoặc mở các tài khoản cấp III, IV,V. theo đặc thù và yêu cầu quản lý của 
TCTD mình. Các TCTD để thực hiện theo quy định này cần phải: 
- Có quy trình nghiệp vụ cụ thể và phần mềm nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật 
theo quy định hiện hành để: 
+ Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế 
độ kế toán. 
+ Tổng hợp, lập và gửi các loại báo cáo do Nhà nước và NHNN quy định 
- Được NHNN có văn bản chấp thuận trước khi triển khai thực hiện. 
 Đối với các TCTD chưa thể ứng dụng công nghệ tin học để hạch toán, quản lý, 
theo dõi các chỉ tiêu tài khoản cấp III thì bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản 
cấp III do Thống đốc NHNN quy định 
- Trong hệ thống tài khoản do NH nhà nước quy định nếu có tài khoản nào chỉ có 
đến cấp II thì khi mở tài khoản cấp IV thêm vào số 0 sau tài khoản cấp II. 
Ví dụ: TK 454 “ Chuyển tiền phải trả bằng VNĐ” 
Khi mở tài khoản cấp IV : 45401, 45402 
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký 
hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9. 
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký 
hiệu bằng 2 chữ số từ 01 đến 99.. 
Số lượng chữ số của các tiểu khoản trong cùng một tài khoản tổng hợp bắt buộc 
phảI ghi thồng nhất theo quy định trên( một, hai, ba chữ số) nhưng không bắt buộc 
phải ghi thống nhất số lượng chữ số của các tiểu khoản giữa các tài khoản tổng 
hợp khác nhau. 
 Ví dụ: Chỉ được ghi: 4211.128 Công ty A, 4211.369 Công ty B. 
 Không được ghi: 4211.128 Công ty A, 4211.1347 Công ty B (vì trong cùng 
một tài khoản tổng hợp không thể 1 tài khoản có 3 chữ số, và tài khoản kia lại có 4 
chữ số). 
- Thông thường số hiệu tiểu khoản của tièn gửi và tiền vay của các doanh nghiệp là 
giống nhau, còn của cá nhân thì không nhất thiết phải giống vì có nhứng cá nhân 
gửi tiền mà không vay hoặc ngược lại vay mà không gửi. 
Ví dụ: 
 TK tiền gửI của CTY may TK tiền vay của CTY may 
 4211.0012 (A) 2111.0012 (A) 
 4211.0013 (B) 2111.0013 (B) 
 4211.0068 © 2111.0068 © 
1.5. Báo cáo kế toán tại ngân hàng. 
1.5.1. Bảng cân đối tài khoản. 
1.5.1.1 Khái niệm 
 Bảng cân đối tài khoản là bảng tổng kết các số liệu phát sinh trên các tài khoản kế 
toán tổng hợp được trình bày theo thứ tự số hiệu tài khoản từ nhỏ đến lớn. (Hiện 
nay từ tài khoản loại 1 đến 8). 
Đặc tính của bảng này là thể hiện nguyên tắc cân đối, một nguyên tắc cơ bản nhất 
của kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kiểm tra tính chính xác của số 
liệu kế toán đã được phản ánh trong các tài khoản. 
1.5.1.2. Các điều kiện của bảng cân đốI tài khoản. 
- Tổng cộng số phát sinh Nợ bằng tổng cộng số phát inh Có 
- Tổng cộng số phát sinh ở bảng cân đốI tài khoản bằng tổng cộng số phát sinh của 
toàn bộ chứng từ ghi sổ. 
- Tổng cộng số dư Nợ đầu kỳ bằng tổng cộng số dư Có đầu kỳ. 
- Tổng cộng số dư Nợ cuốI kỳ bằng tổng cộng số dư Có cuối kỳ. 
- Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm bên Nợ bằng tổng cộng số phát sinh lũy 
kế từ đầu năm bên Có. 
1.5.1.3. Hình thức bảng cân đối tài khoản. 
BCĐTK bao gồm phần tiêu đề và nội dung chính 
Mẫu bảng CĐTK 
Ngân hàng. 
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN 
Ngày  tháng. Năm. 
Số dư đầu kỳ Số PS trong kỳ Số dư cuốI kỳ Số hiệu 
tài khoản 
Tên tài 
khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có 
Cộng A A B B C C 
 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc 
1.5.1.4. Các loại bảng cân đối tài khoản. 
a. Bảng cân đối tài khoản ngày 
 Là bảng cân đối có số phát sinh trong kỳ là phát sinh trong ngày. Số dư đầu kỳ là 
số dư của ngày hôm trước. Số phát sinh trong kỳ là số phát sinh trong ngày. Số dư 
cuối kỳ là số dư cuối ngày. 
 b. Bảng cân đối tài khoản tháng. 
 Là Bảng cân đối có số phát sinh trong kỳ là tháng. Các yếu tố khác tương tự. 
c. Bảng cân đối tài khoản quý. 
 Là Bảng cân đối có số phát sinh trong kỳ là trong quý. Các yếu tố khác tương tự 
d. Bảng cân đối tài khoản năm 
 Là bảng cân đối tài khoản có số phát sinh trong kỳ là trong năm. Các yếu tố khác 
tương tự. 
1.5.2. Bảng cân đối kế toán. 
 Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài 
sản hiện có được sử dụng như thế nào và nguồn gốc hình thành tài sản đó của Tổ chức 
tín dụng tại một thời điểm nhất định. BCĐKT còn là một tài liệu tổng hợp để nghiên 
cứu, đánh giá trình độ quản lý, hiệu quả kinh doanh và là cơ sở để phân tích mọi hoạt 
động của đơn vị để dự kiến các kế hoạch triển khai trong tương lai. 
 Trong quá tình hoạt động các tổ chức tín dụng phải lập BCĐKT nộp cho NH nhà 
nước và các cơ quan chức năng. Bảng cân đốI này về hình thức bao gồm 2 phần: 
- Tài sản Có (Tài sản, sử dụng vốn). 
- Tài sản Nợ (Vốn, Nguồn vốn) 
Mẫu Bảng cân đối kế toán được ban hành theo QĐ 16/2007 QĐ- NHNN ngày 
18/07/2007 của Thống đốc NHNN - ở phần phụ lục 
1.5.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 
Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được ban hành theo QĐ 16/2007 QĐ- 
NHNN ngày 18/07/2007 của Thống đốc NHNN - ở phần phụ lục 
1.5.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 
Được ban hành theo QĐ 16/2007 QĐ- NHNN ngày 18/07/2007 của Thống đốc 
NHNN 
1.5.5. Bản thuyết minh báo cáo tài chính. 
Được ban hành theo QĐ 16/2007 QĐ- NHNN ngày 18/07/2007 của Thống đốc 
NHNN 
 1.6. Hình thức kế toán. 
1.6.1. Khái niệm. 
 Hình thức kế toán ngân hàng là sự tổng hợp các loạI sổ kế toán, số lượng sổ, kết 
cấu các loạI sổ, mốI quan hệ giữa các loạI sổ, trình tự ghi chép số liệu trên chứng từ 
gốc để từ đó có thể lập các báo cáo kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất 
định. 
 Thông thường có các hình thức kế toán như: Chứng từ ghi sổ, nhật ký sổ cái, 
nhật ký chứng từ. Tuy nhiên các Ngân hàng thường áp dụng hình thức nhật ký chứng 
từ và nhật ký sổ cái. 
1.6.2 Các hình thức kế toán. 
 Tương tự như kế toán DN. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_i_nhung_van_de_co_ban_ve.pdf