Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong

1. CHU TRÌNH DOANH THU

 Có bốn hoạt động chính trong chu trình doanh thu:

 (1) Nhận đơn đặt hàng của khách hàng;

 (2) Giao hàng hoá hoặc thực hiện dịch vụ cho khách

hàng;

 (3) Yêu cầu khách hàng thanh toán;

 (4) Nhận tiền thanh toán.

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong trang 1

Trang 1

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong trang 2

Trang 2

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong trang 3

Trang 3

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong trang 4

Trang 4

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong trang 5

Trang 5

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong trang 6

Trang 6

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong trang 7

Trang 7

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong trang 8

Trang 8

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong trang 9

Trang 9

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang xuanhieu 17720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong

Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 3: Các chu trình kế toán - Vũ Trọng Phong
n; Phiếu giao hàng (Delivery Slip)
 Bộ phận giao nhận hàng hoá lập các chứng từ này để kèm
theo hàng hoá đi giao cho khách. Chứng từ này là cơ sở xác
nhận khách đã nhận hàng, chấp nhận thanh toán. Các
doanh nghiệp cũng dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
thay cho phiếu giao hàng. Các phiếu này phải ghi số của
lệnh bán. 
 Các hoá đơn vận chuyển (nếu thuê dịch vụ vận chuyển –
Bill of Lading)
 Hoá đơn bán hàng (Sale Invoice)
 Được lập căn cứ trên việc kiểm tra, đối chiếu các chứng từ
liên quan đến việc bán hàng như đơn đặt hàng của khách
hàng, lệnh bán, phiếu xuất kho, phiếu giao hàng Hoá đơn
xác lập quyền sở hữu đã chuyển giao cho người mua và
nghĩa vụ phải thanh toán của người mua cho doanh nghiệp
và cũng là chứng từ để ghi nhận doanh thu và xác định
nghĩa vụ thuế doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. 
 Giấy báo thanh toán (Remittance Advice)
 Doanh nghiệp cũng dùng giấy báo thanh toán để yêu cầu
người mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho việc gửi
hoá đơn bán hàng. Giấy báo thanh toán sẽ có thêm thông
tin về thời hạn thanh toán. 
 Biên lai, biên nhận (Sale Receipt)
 Thẻ, vé (Card, Ticket)
 Là một hình thức đặc biệt khác của chứng từ ghi nhận
doanh thu. 
 Phiếu thu; Giấy báo có; Uỷ nhiệm thu; Séc thanh toán 
 Các chứng từ này ghi nhận việc khách hàng thanh toán cho
doanh nghiệp các khoản nợ. 
 Báo cáo phải thu khách hàng theo thời hạn nợ (Aging 
Report)
 Báo cáo đồng thời là chứng từ làm cơ sở cho nghiệp vụ xác
lập các khoản nợ khó đòi. Báo cáo này được mô tả trong
phần báo cáo đặc biệt ở bên dưới. 
 Chứng từ ghi có (Credit Memo); Phiếu định khoản
 Phiếu nhập kho (hàng bị trả lại) (Item Receipt)
 B. Sổ kế toán ứng dụng
 * Chi tiết: tài khoản 131, 511, 333, 155, 156, 157, 111, 112
 * Tổng hợp tài khoản 131, 511, 333, 155, 156, 157, 111, 112
 Trong HT xử lý bằng máy tính, không có hình thức sổ
mà các dữ liệu được lưu trữ trong các tập tin/bảng dữ
liệu dưới dạng số (digital). Dạng thức rất khác biệt
theo cấu trúc tập tin và phương thức xử lý dữ liệu. 
 Hệ thống bảng kê báo cáo nghiệp vụ
 Báo cáo kế toán tổng hợp các dữ liệu đã được xử lý để
cung cấp cho người sử dụng những thông tin hữu ích
tuỳ theo nhu cầu. Thông qua các báo cáo, hệ thống
thông tin kế toán cung cấp thông tin nhằm kiểm soát
hệ thống xử lý; kiểm soát các dữ liệu được xử lý và
những thông tin liên quan phục vụ việc phân tích, lập
kế hoạch, tạo các quyết định điều hành hoạt động. 
c. Hệ thống bảng kê báo cáo nghiệp vụ
 Bảng kê nghiệp vụ
 Báo cáo kiểm soát
 Báo cáo đặc biệt
d. Xử lý nghiệp vụ
 Trong các hệ thống xử lý thủ công, các nghiệp vụ chủ
yếu trong chu trình doanh thu và qui trình xử lý được
trình bày sau đây, bao gồm: 
 Bán chịu
 Thu công nợ khách hàng
 Bán hàng thu tiền ngay
 Hàng bán bị trả lại; Giảm giá hàng bán
 Xoá nợ khó đòi
 Kiểm soát ứng dụng trong chu trình doanh thu
 Kiểm soát hệ thống xử lý thông tin là một trong những
nội dung rất quan trọng khi thiết kế hệ thống. Thông
thường các rủi ro liên quan tới hệ thống xử lý bao gồm:
 - Rủi ro trong quá trình ghi nhận dữ liệu. Đây là rủi ro do
hệ thống ghi nhận dữ liệu không đầy đủ, không chính xác
hoặc thậm chí là những dữ liệu không hợp lệ về các sự
kiện kinh doanh.
 - Rủi ro liên quan tới quá trình xử lý, lưu trữ thông tin như
các thông tin không được chuyển đến đúng tập tin lưu
trữ hoặc trong quá trình xử lý các mẩu tin của tập tin có
thể tự sao chép hay loại bỏ mà hệ thống không kiểm soát
được.
 - Rủi ro liên quan tới báo cáo. Đây là rủi ro liên quan tới
việc các thông tin không được tổng hợp hay phân loại
đúng, hoặc các báo cáo không được cung cấp đúng thời
hạn hay đúng người nhận.
Kiểm soát đầu vào
 Mục đích của kiểm soát đầu vào là ngăn ngừa và
phát hiện những sai sót trong quá trình nhập liệu để
đảm bảo dữ liệu được nhập chính xác vào các cơ
sở dữ liệu.
 Các thủ tục kiểm soát này được lập trình để kiểm
soát các trường nhập liệu. Phần này sẽ được trình
bày chi tiết ở Chương 4: KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN.
 Kiểm soát xử lý trong chu trình doanh thu
 Kiểm soát xử lý có mục đích ngăn ngừa và phát hiện sai
sót của chương trình xử lý. Cũng giống kiểm soát đầu
vào, chương trình kiểm soát xử lý được cài đặt ngay
trong quá trình xử lý nghiệp vụ.
 Kiểm soát kết quả xử lý trong chu trình doanh thu
 Kiểm soát kết quả có mục đích ngăn ngừa và phát hiện
sai sót trong kết quả xử lý. Việc kiểm soát này được tiến
hành bằng nhóm kiểm soát dữ liệu hoặc bằng các nhân
viên kiểm tra theo từng phạm vi trách nhiệm. Phương
pháp kiểm soát có thể là đọc các sổ sách, báo cáo, rà
soát các nghiệp vụ đã xử lý và có mặt trong kết quả đầu
ra. Vài hệ thống có các chương trình kiểm soát được cài
đặt trong chương trình xử lý nghiệp vụ.
2. CHU TRÌNH CHI PHÍ
 Có bốn hoạt động chính trong chu trình chi phí: 
 (1) Lập đơn đặt hàng đến nhà cung cấp; 
 (2) Nhận hàng hoá hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp; 
 (3) Xác nhận nghĩa vụ thanh toán; 
 (4) Thanh toán cho người bán. 
 Chứng từ
 Phiếu yêu cầu hàng hoá / dịch vụ
 Đây là chứng từ được lập bởi các bộ phận trong doanh
nghiệp khi có nhu cầu về hàng hoá hoặc dịch vụ, bao
gồm thông tin về mục đích yêu cầu, mã hàng, tên hàng,
qui cách, số lượng hàng, yêu cầu về thời gian nhận
hàng Yêu cầu mua hàng sau khi được sự xét duyệt,
chấp thuận của người quản lý bộ phận yêu cầu sẽ được
chuyển đến bộ phận mua hàng.
 Đơn đặt hàng
 Căn cứ trên phiếu yêu cầu mua hàng, bộ phận lập đơn
đặt hàng sẽ lập đơn đặt hàng và gửi đến nhà cung cấp
đã chỉ định hoặc tổ chức đấu thầu trong những trường
hợp đặc biệt. Thông tin trên đơn đặt hàng bao gồm các
thông tin như đã xét trong chu trình doanh thu, ở đây còn
có ghi thêm số của phiếu yêu cầu.
 Giấy xác nhận đơn hàng (hoặc Lệnh bán hàng) của
người bán
 Trong chu trình doanh thu, một liên của lệnh bán
hàng từ nhà cung cấp sẽ được gửi cho khách hàng. Một
số doanh nghiệp dùng giấy xác nhận đơn hàng thay
cho lệnh bán hàng để hồi báo cho 1 đơn đặt hàng được
chấp thuận. 
 Phiếu nhập kho; Báo cáo nhận hàng
 Báo cáo nhận hàng được bộ phận nhận hàng lập, sau
khi kiểm đếm độc lập hàng nhận được sẽ ghi chép
chính xác số lượng, chất lượng, qui cách của từng món
hàng thực nhận. Số liệu thực nhập được dung làm căn
cứ ghi tăng TK hàng tồn kho. Trường hợp hàng giao
tay ba hoặc đi thẳng vào sử dụng sẽ lập chứng từ theo
qui định của từng doanh nghiệp. 
 Phiếu vận chuyển; Phiếu giao hàng
 Các hoá đơn vận chuyển (Nếu thuê dịch vụ vận
chuyển)
 Hoá đơn bán hàng; Giấy báo trả tiền
 Chứng từ thanh toán
 Bao gồm toàn bộ các chứng từ liên quan đến một hoá
đơn, một khoản nợ phải trả cho người cung cấp. Chứng
từ thanh toán rất hữu ích để theo dõi thanh toán cho
từng hoá đơn hoặc cho từng thương vụ nhằm quản lý
kế hoạch thanh toán theo mục tiêu tài chính của
doanh nghiệp.
 Biên lai, biên nhận
 Thẻ; Vé
 Phiếu chi; Giấy báo nợ; Uỷ nhiệm chi; Séc thanh
toán. 
 Chứng từ ghi nợ; Phiếu định khoản
 Ghi chép các khoản điều chỉnh giảm tài khoản phải trả
người bán trong các nghiệp vụ như trả lại hàng, được
hưởng chiết khấu, giảm giá hàng bán. Kế toán cũng lập
chứng từ ngày làm cơ sở cho các nghiệp vụ điều chỉnh
do ghi sổ sai về khoản nợ phải trả. Chứng từ này ghi
thông tin về nhà cung cấp, về hàng hoá, số lượng, giá
đơn vị, số tiền của hàng trả lại hoặc được chiết khấu, 
giảm giá. 
 Phiếu xuất kho (trả lại hàng)
 Sổ kế toán ứng dụng
 Chi tiết: Tài khoản 331, 133, 156, 111, 112.
 Tổng hợp tài khoản 331, 133, 156, 111, 112.
 Trong HT xử lý bằng máy tính, dữ liệu ghi chép trong
các tập tin
 Hệ thống bảng kê báo cáo nghiệp vụ
 Bảng kê nghiệp vụ
 Đây là báo cáo liệt kê tất cả các nghiệp vụ phát sinh
trong một kiểu nghiệp vụ nào đó trong suốt một kỳ xử lý
như 1 tuần, 1 tháng Ví dụ báo cáo liệu kê tất cả hoá
đơn mua hàng; tất cả phiếu nhập kho; Tất cả Debit 
Memo; Tất cả chứng từ trả tiền, tất cả tiền thanh toán 
báo cáo này nhằm kiểm soát xem dữ liệu có được cập
nhật, xử lý chính xác, đầy đủ hay không.
 Báo cáo kiểm soát
 Là báo cáo trong hệ thống xử lý bằng máy tính với mục
đích tổng hợp tất cả các thay đổi trong một tập tin dữ
liệu, để đảm bảo tất cả dữ liệu đều được cập nhật và xử
lý đầy đủ. Tập tin ở đây được hiểu là nơi ghi chép, lưu
trữ dữ liệu như sổ nhật ký, sổ chi tiết, sổ cái được ghi
chép thủ công hoặc tập tin dữ liệu. Ví dụ: báo cáo tổng
chi phí mua hàng; hoặc báo cáo tổng Hash nào đó (tổng
mẩu tin, tổng mã số hoá đơn, ) trong tập tin xử lý. 
 Báo cáo đặc biệt
 - Báo cáo công nợ phải trả: Liệt kê tất cả nghiệp vụ mua
hàng, thanh toán với từng người bán, cũng như tổng
số nợ còn phải trả; báo cáo này có tác dụng: Thứ nhất, 
dùng để đối chiếu với người bán, phát hiện sai sót hoặc
gian lận của kế toán. Thứ hai, dùng để hoạch định
chính sách thanh toán. 
 - Báo cáo yêu cầu tiền mặt: Đây là báo cáo phân tích
khoản phải trả đến hạn của từng nhà cung cấp nhằm
giúp bộ phận tài vụ chuẩn bị tiền để thanh toán cho
những khoản phải trả đến hạn. 
 Xử lý nghiệp vụ
 Trong hệ thống xử lý thủ công, các nghiệp vụ mua
hàng và thanh toán công nợ được mô tả như sau: 
 Nghiệp vụ mua chịu
 Thanh toán nợ phải trả cho người bán
. CHU TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
 Chu trình chuyển đổi thường bao gồm ba hệ thống con:
 1. Hệ thống lương: tính toán tiền lương cho nhân viên,
thanh toán lương, và các nghiệp vụ liên quan thu nhập
cá nhân.
 2. Hệ thống quản trị hàng tồn kho: tổ chức quản lý dự trữ
hàng tồn kho và việc sử dụng nguyên liệu cho sản xuất
 3. Hệ thống chi phí: quản lý và tập hợp chi phí sản xuất,
tính giá thành sản phẩm và dịch vụ. Đây là hệ thống chỉ
dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ.
Hệ thống hàng tồn kho
 Hệ thống này có hai chức năng chủ yếu là:
 - Thực hiện các ghi chép kế toán về tồn kho
 - Quản trị hàng tồn kho. Mục đích của việc quản
trị hàng tồn kho là duy trì mức dự trữ tối ưu
nhằm tối thiểu hoá chi phí đầu tư hàng tồn kho
mà vẫn đảm bảo sản xuất tiến hành bình thường
đều đặn cho dù có thể sử dụng nguyên vật liệu
nhiều hơn mức dự tính hoặc thậm chí khi người
cung cấp chậm trể trong việc giao hàng.
 Chi phí hàng tồn kho được phân thành 3 loại:
 Chi phí mua hàng gồm chi phí đặt hàng, phí vận
chuyển, giá mua hàng hóa, chi phí nhận hàng
 Chi phí dự trữ gồm tất cả các chi phí bảo quản, dự
trữ như tiền lương nhân viên kho hàng, chi phí khác
liên quan bảo quản như thuê và khấu hao kho hàng, 
chi phí bảo hiểm mua hàng trong kho, chi phí dịch vụ
mua ngoài, điện vv..
 Chi phí cơ hội gồm tất cả các chi phí phát sinh do 
hàng tồn kho bị thiếu hụt như: lỗ do thiếu hàng bán, 
định phí phải gánh chịu cao; lỗ phí cơ hội và chi phí
cơ hội của việc đầu tư hàng tồn kho.
 Chứng từ
 Các nghiệp vụ mua và bán hàng tồn kho được xử lý
trong chu trình chi phí và doanh thu nên các chứng từ
liên quan cũng là các chứng từ đã trình bày trong chu
trình mua và bán hàng, bao gồm yêu cầu mua hàng, đơn
đặt hàng, phiếu nhập kho, báo cáo nhận hàng, lệnh bán
hàng Trường hợp yêu cầu nguyên vật liệu, chứng từ
sử dụng là Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, thay cho yêu
cầu mua hàng.
 Kế toán hàng tồn kho
 Kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ.
 Thực tế hiện nay các doanh nghiệp sử dụng các phần
mềm hàng tồn kho, sử dụng hệ thống mã vạch hoặc
phương pháp ghi dữ liệu thời điểm bán hàng nên đã
giảm thời gian nhập liệu và do đó phương pháp kê khai
thường xuyên sử dụng rất phổ biến và hiệu quả.
 Báo cáo của hệ thống hàng tồn kho
 Giống các hệ thống khác, hệ thống hàng tồn kho có
các báo cáo kiểm soát, báo cáo ghi chép, và báo
cáo đặc biệt. Hệ thống hàng tồn kho có thể cung
cấp bảng kê tình hình nhập xuất tồn kho; Báo cáo
tham vấn về hàng tồn kho; Báo cáo hàng cần bổ
sung.v..v
 Sổ sách trong hệ thống hàng tồn kho
 Trong phương pháp kê khai thường xuyên doanh
nghiệp sử dụng sổ chi tiết hàng tồn kho. Sổ này có
thể đóng thành cuốn hoặc có thể tời rơi, mỗi trang
sổ ghi chép một mặt hàng tồn kho, chi tiết từng lần
nhập xuất theo lượng và giá trị.
 Ghi chép bằng máy.
Hệ thống kế toán chi phí
 Hệ thống kế toán chi phí ghi hai nghiệp vụ
 - Tập hợp chi phí nguyên liệu, chi phí phân công, chi 
phí sản xuất chung
 - Kết chuyển chi phí sản xuất vào giá trị thành phẩm.
 Chứng từ
 Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, Phiếu xuất kho, Thẻ
thời gian theo công việc, Thẻ thời gian, Phiếu kho
thành phẩm, Bảng phân bổ/kết chuyển, Phiếu/Bảng
tính giá thành.
 Báo cáo: Gồm 2 loại chính
 Báo cáo kiểm soát
 Báo cáo chi phí sản xuất
CHU TRÌNH TÀI CHÍNH
 Hệ thống ghi nhật ký
 Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm vốn vay và vốn
chủ sở hữu. Doanh nghiệp nhận tiền từ những
nguồn này và đầu tư vào tài sản. Hệ thống ghi nhật
ký xử lý những nghiệp vụ kế toán nguồn vốn này.
 Các nghiệp vụ vốn
 Tăng vốn (i) vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức
tài chính, hoặc thế chấp để vay trung hạn và dài
hạn. (ii) Phát hành trái phiếu (iii) phát hành cổ phiếu.
 Giảm vốn (i) rút vốn (ii) chia cổ tức.
 Sổ
 Sổ chi tiết vay ngân hàng, sổ chi tiết người giữ trái
phiếu/nợ trái phiếu phải trả; sổ chi tiết cổ phiếu/số cổ
đông. Doanh nghiệp có các cổ phiếu được giao dịch
trên thị trường chứng khoán sẽ thuê ngân hàng giữ
“Số cổ đông” của doanh nghiệp. Ngân hàng thực
hiện dịch vụ này gọi là đại lý chuyển nhượng cổ
phiếu.
Hoạt động kiểm soát Vay ngân hàng Phát hành trái phiếu Phát hành cổ phiếu
Ủy quyền thực hiện nhiệm vụ Phân cấp thực hiện theo giá trị
và thời hạn vay
Ban giám đốc công ty Ban giám đốc công ty thực
hiện
Bảo quản tài sản và sổ sách Đơn vị được ủy thác độc lập
giữ chứng nhận trái phiếu
Đại lý chuyển nhượng giữ các
chứng nhận cổ phiếu
Phân chia trách nhiệm Phân chia giữa người vay
ngân hàng và người ghi chép,
giữ sổ
Sử dụng người ủy thác độc lập Phân chia giữa bộ phận độc lập
giữ sổ và đại lý chuyển
nhượng cổ phiếu. Phân chia
giữa chức năng bảo quản
chứng nhận cổ phiếu chưa phát
hành, chức năng ký các chứng
nhận, và chức năng giữ sổ cổ
đông. Phân chia giữa chức
năng ký check thanh toán cổ
tức và giữ sổ cổ đông.
Chứng từ và sổ sách Việc ủy quyền phải được thực
hiện bằng giấy tờ.
Phải có sự chấp thuận của cấp
cao hơn với các khoản vay lớn
hoặc dài hạn
Ban giám đốc công ty chấp
thuận việc trả lãi. Các chứng
chỉ trái phiếu phải được đánh
số trước
Ban giám đốc công ty chấp
thuận việc trả cổ tức.
Các chứng chỉ cổ phiếu phải
được đánh số trước
Kiểm soát các nghiệp vụ vay và vốn chủ sở hữu
Hệ thống tài sản cố định (TSCĐ)
Mục đích của hệ thống này là thực hiện ghi chép
chính xác về tất cả các tài sản cố định gồm các
nghiệp vụ tăng, khấu hao hàng kỳ và lũy kế của tất
cả các tài sản này.
 - Tăng tài sản cố định
 - Giảm tài sản cố định
 - Khẩu hao tài sản cố định
 - Hoạt động kiểm soát các nghiệp vụ về tài sản
cố định
 Câu hỏi ôn tập chƣơng 3
1. Trình bày nội dung của chu trình doanh thu?
2. Trình bày nội dung của chu trình chi phí?
3. Trình bày nội dung của chu trình chuyển đổi?
4. Trình bày nội dung của chu trình tài chính?

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_thong_thong_tin_ke_toan_chuong_3_cac_chu_trinh.pdf