Bài giảng Bồi thường giải phóng mặt bằng (Phần 1) - Nguyễn Thị Nhật Linh
1.1. Khái niệm về bồi thường và giải phóng mặt bằng
Theo từ điển tiếng Việt, bồi thường thiệt hại có nghĩa là trả lại tương xứng
giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể
khác gây ra.
Theo từ điển Luật học thì bồi thường là bù đắp những thiệt hại về vật chất,
tinh thần do mình gây ra cho người khác do không thực hiện, thực hiện chậm, thực
hiện không đầy đủ một nghĩa vụ dân sự hay do vi phạm pháp luật.
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành
vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao
gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm
gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có
hành vi vi phạm.
Theo Điều 42 Luật Đất đai năm 2003, “Nhà nước thu hồi đất của người sử
dụng đất mà người sử dụng đất có GCNQSDĐ hoặc đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ
theo Điều 50 của Luật Đất đai thì được bồi thường”.
Theo Điều 3 Luật Đất đai 2013, “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại
giá trị QSDĐ đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”.
“Bồi thường đất” là sự đền trả lại tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một
cách tương xứng cho người bị thu hồi đất. Những thiệt hại do thu hồi đất gây ra có
thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất. Vì thế, trong giải phóng mặt
bằng, cùng với chính sách bồi thường, chính sách hỗ trợ và tái định cư là một phần
quan trọng trong chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Chính sách
này nhằm giúp cho người bị thu hồi đất có thể tái lập, ổn định cuộc sống mới do
những thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất của việc thu hồi đất gây ra, mặt
khác giúp họ giải quyết được những khó khăn khi phải thay đổi nơi ở mới như: đào
tạo nghề mới, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống, cấp kinh phí để di dời đến
địa điểm mới.
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc
di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một
phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một
công trình mới. Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành
Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ
đầu tư mới. Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa
các dự án và liên quan trực tiếp đến các bên tham gia và của toàn xã hội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bồi thường giải phóng mặt bằng (Phần 1) - Nguyễn Thị Nhật Linh
ài chính tại thời điểm thu tiền; + Biên lai, phiếu thu, hóa đơn hoặc các loại giấy tờ khác do UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức giao đất không đúng thẩm quyền xác lập tại thời điểm thu tiền; + Giấy tờ biên nhận thu tiền của UBND cấp xã, hợp tác xã hoặc của cơ quan, tổ chức giao đất không đúng thẩm quyền đã được các cơ quan, tổ chức (hoặc người đại diện) cấp cho hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm thu tiền. - Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền và người được giao đất đã nộp tiền để được sử dụng đất mà giấy tờ chỉ còn lưu tại cơ quan, tổ chức đã thu tiền hoặc cơ quan, tổ chức khác có liên quan thì cơ quan, tổ chức đang lưu giữ giấy tờ đó có trách nhiệm cung cấp giấy tờ đang lưu giữ cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc cho người sử dụng đất để tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tuy nhiên, trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có hai thời điểm giao đất là thời điểm trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và thời điểm sau ngày 15 tháng 10 năm 1993 người sử dụng đất ở hai thời điểm này thì chính sách bồi thường sẽ khác nhau. Trường hợp sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 Đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao mà chưa được cấp GCN QSDĐ thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao. Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 Người sử dụng đất được bồi thường hỗ trợ như sau: + Trường hợp có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao thấp hơn mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao nhưng phải trừ đi số tiền sử dụng đất phải nộp (nếu có) theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN QSDĐ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark + Trường hợp không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất đối với diện tích đất đã được giao thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao nhưng phải trừ đi số tiền sử dụng đất phải nộp (nếu có) theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN QSDĐ. 2.7.4. Bồi thường thiệt hại về đất trong trường hợp đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn Trường hợp Nhà nước không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất và gây thiệt hại tài sản gắn liền với đất thì bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất tại Điều 94 Luật Đất đai 2013 và Điều 10 Nghị định 47/2014/NĐ-CP được thực hiện theo quy định như sau: a. Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất - Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, hoặc từ đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại tình bằng chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, hoặc giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp, cụ thể được xác định như sau: Tbt = (G1 - G2)×S Trong đó: Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại; G1: Giá đất ở tính bình quân mỗi m2; G2: Giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2; S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất. - Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất nông nghiệp thì được bồi thường bẳng chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở với giá đất nông nghiệp. Tbt = (G3 – G4) x S Trong đó: Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại; G3: Giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở tính bình quân mỗi m2; G4: Giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2; S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất. b. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn công trình), nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì việc bồi thường thiệt hại do UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể. c. Trường hợp chiếm dụng khoảng không ` Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích còn lại cũng được bồi thường như hai trường hợp trên. d. Trường hợp phải di chuyển chỗ ở Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư; được bồi thường chi phí di chuyển và được hỗ trợ, ổn định đời sống và sản xuất. 2.8. Bồi thường về tài sản gắn liền với đất 2.8.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất - Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường. - Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại. 2.8.2. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất Việc bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất thực hiện theo Điều 89 Luật Đất đai và Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Trường hợp 1: nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark - Trường hợp 2: nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật Đất đai 2013, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, cụ thể: + Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó; Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành. Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do UBND cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại. + Mức bồi thường nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo công thức sau: Trong đó: Tbt: Số tiền bồi thường nhà, công trình bị thiệt hại; G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành; T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại; T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng. + Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ. + Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì UBND cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark - Trường hợp 3: Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 89 Luật Đất đai 2013 thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 2.8.3. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước Điều 14 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước như sau: - Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; Mức bồi thường do UBND cấp tỉnh quy định. - Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi tái định cư; diện tích thuê mới tại nơi tái định cư tương đương với diện tích thuê cũ; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; Nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê; Trường hợp đặc biệt không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới; Mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê. 2.8.4. Bồi thường cây trồng, vật nuôi Khi thu hồi đất, ngoài bồi thường đất, nhà ở, các công trình xây dựng trên đất thì người sử dụng đất còn được bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi. Tại Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể như sau: a. Đối với cây trồng - Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất; - Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark - Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại; - Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. b. Đối với vật nuôi - Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; - Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định. 2.8.5. Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất Được quy định tại Điều 91 Luật Đất Đai 2013, cụ thể như sau: - Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. - UBND cấp tỉnh quy định mức bồi thường đối với những trường hợp cụ thể. 2.8.6. Bồi thường về di chuyển mồ mả Đối với việc di chuyển mồ mả không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định47/2014/NĐ-CP thì người có mồ mả phải di chuyển được bố trí đất và được bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. UBND cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương. 2.8.7. Các trường hợp nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất Khi Nhà nước thu hồi đất thì không phải trường hợp nào cũng được bồi thường tài sản gắn liền với đất. Các trường hợp không được bồi thường được quy định tại Điều 92, Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau: - Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các Điểm a, b, d, đ, e, i Khoản 1 Điều 64 (thu hồi đất do vi phạm pháp luật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark về đất đai) và Điểm b, d Khoản 1 Điều 65 (thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người) của Luật Đất đai 2013. - Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 Câu 1: Hãy nêu các loại giá đất và giá đất nào sử dụng khi bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay. Những tồn tại và bất cập khi áp dụng giá đất phục vụ bồi thường giải phóng mặt bằng. Câu 2: Hãy trình bày các nguyên tắc khi bồi thường giải phóng mặt bằng. Câu 3: Hãy trình bày điều kiện để được bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các hộ gia đình có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất là gì? Trường hợp đất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất trước 15/10/1993 và sau 15/10/1993 thì chính sách bồi thường, hỗ trợ thực hiện như thế nào. Câu 4: Giá đất tính bồi thường giải phóng mặt bằng là giá nào? Giá đất trong trường hợp bồi thường chậm được tính như thế nào? Câu 5: Hãy trình bày quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất không thuộc sở hữu Nhà nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
File đính kèm:
- bai_giang_boi_thuong_giai_phong_mat_bang_phan_1_nguyen_thi_n.pdf