Bài giảng Bảo trì hệ thống - Chương 7: Các giải pháp an toàn thông tin và virus tin - Nguyễn Lê Minh
Các nguy cơ mất an toàn thông tin
Theo số liệu thống kê về hiện trạng bảo mật trên Symantec, Việt
Nam đứng thứ 11 trên toàn cầu về các hoạt động đe dọa tấn công
mạng.
Gần 10000 vụ tấn công mạng nhằm vào Việt Nam năm 2017.
Với xu thế phát triển mạnh mẽ lượng người dùng máy vi tính tham
gia mạng máy tính thì các vấn đề về an toàn thông tin càng được
quan tâm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bảo trì hệ thống - Chương 7: Các giải pháp an toàn thông tin và virus tin - Nguyễn Lê Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bảo trì hệ thống - Chương 7: Các giải pháp an toàn thông tin và virus tin - Nguyễn Lê Minh
BẢO TRÌ HỆ THỐNG Chương 7 Các giải pháp an toàn thông tin và virus tin h Nội dung Các nguy cơ mất an toàn thông tin Các giải pháp an toàn thông tin Phòng chống virus tin học Các nguy cơ mất an toàn thông tin Theo số liệu thống kê về hiện trạng bảo mật trên Symantec, Việt Nam đứng thứ 11 trên toàn cầu về các hoạt động đe dọa tấn công mạng. Gần 10000 vụ tấn công mạng nhằm vào Việt Nam năm 2017. Với xu thế phát triển mạnh mẽ lượng người dùng máy vi tính tham gia mạng máy tính thì các vấn đề về an toàn thông tin càng được quan tâm. Nguyên nhân gây mất an toàn thông tin Nhận thức. Không phân quyền rõ ràng. Lỗ hổng tồn tại trên thiết bị. Lỗ hổng trong hệ thống. Số lượng Website bị tấn công thay đổi giao diện ở Việt Nam quý 1/2017 Hậu quả khi mất an toàn thông tin Phương pháp tấn công của Hacker ngày nay rất tinh vi và đa dạng, chính vì vậy, khi mất an toàn thông tin, người dùng có thế đổi mặt với các nguy cơ : Hư hỏng thiết bị phần cứng, bị sửa đổi đánh cắp thông tin, bị tấn công bởi các phần mềm độc hại.... Phân loại tấn công phá hoại an toàn thông tin Tấn công trực tiếp : Sử dụng một máy tính để tấn công một máy tính khác với mục đích dò tìm mật mã, tên tài khoản tương ứng, . Kẻ tấn công có thể sử dụng một số chương trình giải mã để giải mã các file chứa password trên hệ thống máy tính của nạn nhân Tấn công dùng Cookies: Cookies là những phần tử dữ liệu nhỏ có cấu trúc được chia sẻ giữa website và trình duyệt của người dùng. Cookies được lưu trữ dưới những tệp tin (file) dữ liệu nhỏ dạng văn bản (text) (size dưới 4KB). Chúng được các website tạo ra để lưu trữ, truy tìm, nhận biết các thông tin về người dùng đã ghé thăm website và những vùng mà họ đi qua trong website. Những thông tin này có thể bao gồm tên, định danh người dùng, mật khẩu, sở thích, thói quen. Phân loại tấn công phá hoại an toàn thông tin ( tiếp) Vô hiệu hóa dịch vụ: Kiểu tấn công này thông thường làm tê liệt một số dịch vụ, được gọi là DOS (Denial of Service - Tấn công từ chối dịch vụ). Lợi dụng lỗi trên hệ thống, hacker sẽ ra lệnh cho máy tính của chúng gửi yêu cầu đến các máy chủ ứng dụng, thường là các server trên mạng. Các yêu cầu này được gởi đến liên tục làm cho hệ thống nghẽn mạch và một số dịch vụ sẽ không đáp ứng được cho khách hàng thật sự. Tấn công vào các lỗ hổng bảo mật: Hiện nay, các lỗ hổng bảo mật được phát hiện càng nhiều trong các hệ điều hành, các web server hay các phần mềm khác, ... Lỗ hổng bảo mật là kiểu tấn công của các Hacker chuyên nghiệp và có trình độ cao. Phân loại tấn công phá hoại an toàn thông tin ( tiếp) Kỹ thuật đánh lừa (Social Engineering): .Kỹ thuật này thường được sử dụng để lấy cắp mật khẩu, thông tin, tấn công vào và phá hủy hệ thống. Ví dụ, kỹ thuật đánh lừa Fake Email Login Khai thác tình trạng tràn bộ đệm: Tràn bộ đệm là một tình trạng xảy ra khi dữ liệu được gửi quá nhiều so với khả năng xử lý của hệ thống hay CPU. Hacker sẽ khai thác lỗi tràn bộ đệm để gây tê liệt hệ thống. Tấn công ẩn danh: Virus có thể xâm nhập vào máy tính bằng những phần mềm độc hại như những phần mềm diệt virus, phần mềm học tập hay các trình duyệt, plug in ẩn danh, ẩn trong quảng cáo của trình duyệt & phần mềm. Ví dụ trong các file crack, các phần mềm không bản quyền .... Một số vụ tấn công mạng điển hình Mã độc tống tiền WannaCry lây lan diện rộng trên toàn thế giới : là một phần mềm độc hại mã độc tống tiền tự lan truyền trên các máy tính sử dụng Microsoft Windows. Vào tháng 5 năm 2017, một cuộc tấn công không gian mạng quy mô lớn sử dụng nó được đưa ra, tính tới ngày 15 tháng 5 (3 ngày sau khi nó được biết đến) gây lây nhiễm trên 230.000 máy tính ở 150 quốc gia, yêu cầu thanh toán tiền chuộc từ 300 tới 600 Euro bằng bitcoin với 20 ngôn ngữ (bao gồm tiếng Thái và tiếng Trung Quốc) Một số vụ tấn công mạng điển hình ( Tiếp theo) 2014: Sony Picture Entertainment : Một tổ chức có tên "Guardians of Peace" đã tấn công Sony Picture Entertainment và công bố những tài liệu nội bộ của hãng ra công chúng. Nhóm này cho biết đã xâm nhập vào hệ thống của công ty được 1 năm trước khi các thông tin bị công bố. Sony đã phải chi tới 15 triệu USD để gi quyết vụ việc. Một số vụ tấn công mạng điển hình ( Tiếp theo) Tin tặc tấn công vào Việt Nam Airlines 29/7/2017, một lượng dữ liệu hơn 90 Mb đã bị các tin tặc phát tán trên mạng, trong đó có một bảng danh sách ước tính hơn 400.000 tài khoản của những hội viên Vietnam Airlines với đầy đủ thông tin như ngày gia nhập, điểm tích lũy, ngày hết hạn... Các giải pháp an toàn thông tin Đặt mật khẩu mạnh. Mã hóa dữ liệu. Cập nhật phần mềm. Sử dụng phần mềm có nguồn gốc rõ ràng. Kiểm soát quyền trên thiết bị Tắt các kết nối Wifi, Bluetooth, NFC khi không sử dụng ...... Một số giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân trên Windows Đặt mật khẩu cho tài khoản Windows Một số giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân trên Windows (tiếp) Ẩn giấu dữ liệu không dùng phần mềm Một số giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân trên Windows (tiếp) Đặt mật khẩu cho file nén Một số giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân trên Windows (tiếp) Đặt mật khẩu cho file Office Mã hóa dữ liệu với EFS(Encrypting File System Virus tin học Virus máy tính (gọi tắt là virus) là thuật ngữ chỉ một đoạn mã chương trình đặc biệt trong máy tính. Bản thân đoạn mã chương trình này không tồn tại độc lập mà nó thường “bám” vào một đối tượng khác (có thể là file chương trình, master boot, boot sector, văn bản...) trên đĩa Đoạn mã chương trình này tự nó có thể gây ra sự tái lây nhiễm từ đối tượng này sang đối tượng khác, từ máy tính này sang máy tính khác nhằm mục đích chủ yếu là phá hoại hay ăn cắp thông tin. Đặc điểm virus tin học Kích thước đoạn mã chương trình Virus thường nhỏ (để dễ lây nhiễm) và được mã hóa rất cẩn thận để tránh phát hiện. Có khả năng kiểm soát hoạt động của máy tính đã bị nhiễm Virus. Từ khả năng này, chúng có thể tạo ra sự tự lây nhiễm sang các đối tượng khác. Hầu hết đều có tính chất phá hoại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và tài chính của người có máy tính bị nhiễm Virus. Phương thức “bám” của Virus vào đối tượng rất đa dạng, có thể là nối vào cuối, chen vào những vị trí bên trong, có thể làm tăng kích thước của đối tượng bị nhiễm nhưng cũng có khả năng bảo toàn kích thước này. Phân loại virus tin học Virus file: nhiễm vào các file chương trình dạng COM hoặc EXE (và có thể cả dạng DLL...). Thường sẽ nhiễm vào file COMMAND.COM của hệ điều hành. Khi các file này thực hiện, virus sẽ nắm quyền điều khiển máy tính và lây nhiễm sang các file khác. Virus boot: nhiễm vào master boot (của đĩa cứng) hoặc boot sector (của đĩa mềm). Khi khởi động từ các đĩa đã nhiễm thì virus sẽ hoạt động và chiếm quyền điều khiển máy tính. Virus Macro : nhiễm vào các file văn bản, bảng tính...Loại này chủ yếu phá hoại dữ liệu. Chúng được kích hoạt khi trình ứng dụng (Word, Excel...) mở văn bản có nhiễm Virus Macro. Phân loại virus tin học (Tiếp) Worm (sâu Internet): Là loại virus có khả năng tự lây lan qua mạng, các cách lây phổ biến nhất là tự tìm các địa chỉ e-mail trong máy tính bị nhiễm và gửi mail có nội dung hấp dẫn, chứa virus đến các địa chỉ đó với danh nghĩa của chủ chiếc máy tính bị nhiễm. Điều này tạo sự tin tưởng cho người nhận mail, và do đó dễ bị mắc lừa Trojan (horse) (Ngựa thành Troa): Trojan không được xem như là một virus vì nó không có khả năng tự lây lan. Người viết ra Trojan lừa người khác sử dụng chương trình của mình (trò chơi, phần mềm crack, các phần mềm miễn phí...) hoặc ghép trojan với worm để xâm nhập máy nạn nhân Một số trojan chuyên biệt Backdoor Spyware Phần mềm quảng cáo (adware) Botnet Keylogger Rootkit Backdoor .... Dấu hiệu lây nhiễm Virus Chương tình chạy lâu hơn bình thường, thường xuyên báo lỗi, dung lượng giảm đi nhiều Hình ảnh lạ xuất hiện trên máy, hiển thi thông báo phần mềm diệt virus Tập tin biến mất hoặc xuất hiện các tập tin lạ ..... Phòng chống lây nhiễm virus Mua phần mềm chống virus, ấn định cho máy tự động chạy phần mềm diệt vius vào lúc khởi động, thường xuyên cập nhật nâng cấp phần mềm diệt virus mới nhất từ Internet. Sử dụng tường lửa cá nhân . Nâng cao kinh nghiệm sử dụng máy tính. Luôn cập nhật các bản vá lỗi từ hệ điều hành. Không sao chép các trò chơi, phần mềm bất hợp pháp trên mạng. Không đọc các văn bản/bảng tính không biết nguồn gốc. Khi sử dụng các thiết bị lưu trữ ngoài như USB, ổ cứng di động ... nên quét virus trước khi dùng. Sao lưu các thông tin quan trọng trên máy sang các thiết bị lưu trữ để hạn chế thấp nhất thiệt hại do virus gây ra (nếu có). Đối với máy tính sử dụng Windows thường xuyên nối Internet, nên cập nhật các phần mềm sửa lỗi từ trang www.microsoft.com. THẢO LUẬN
File đính kèm:
- bai_giang_bao_tri_he_thong_chuong_7_cac_giai_phap_an_toan_th.pdf