Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Báo chí là một bộ phận của thiết chế văn hóa, thuộc kiến trúc thượng tầng của xã

hội, vận động và biến đổi cùng với những yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. Do vậy, nghiên cứu

về báo chí Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm 2006-2016 phải được đặt trong

tổng thể những biến đổi tình hình kinh tế – xã hội của Thành phố. Sự biến đổi đó đang tác

động hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, tạo nên môi trường hoạt động của báo chí Thành phố

trong một thập kỉ qua. Bài viết này tập trung phân tích những đặc điểm chủ yếu về tình

hình kinh tế – xã hội Thành phố giai đoạn 2006-2016 trên hai bình diện: một là điều kiện

kinh tế và đời sống vật chất, hai là kết cấu dân cư và đặc tính văn hóa. Đó là những yếu tố

đóng vai trò nền tảng, tạo đà cho sự phát triển của nền báo chí Thành phố thời gian qua

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 4560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh

Ảnh hưởng của kinh tế, dân cư và văn hóa đến hoạt động của báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh
 hóa giữa các nước, trong đó có sự giao 
lưu, học tập để phát triển báo chí Thành phố. 
3.2. Kết cấu dân cư và đặc tính văn hóa 
Thành phố bước vào thập niên đầu của thế kỉ XXI với nhiều sự thay đổi trong kết 
cấu dân cư xã hội. Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sự thay đổi đó là quá trình đô thị 
hóa đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ từ những thập niên trước. Thành phố là nơi có tốc độ 
đô thị hóa nhanh nhất và quy mô lớn nhất cả nước. Việc khẳng định Thành phố là địa 
phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước xuất phát từ nhiều lý do. Trước hết, 
Thành phố là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khá cao, năm 2015 tăng 
7,72% (Ủy ban Nhân dân, 2016). Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu lao động gia tăng, là 
động lực để thu hút lượng lao động nhập cư từ các địa phương khác. Hơn nữa, Thành phố 
còn là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, năm 2015 khu vực công nghiệp chiếm tỉ 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(52)-2021 
 99 
trọng 39,6% trong GDP toàn thành phố (Ủy ban Nhân dân, 2016). Đây là địa phương dẫn 
đầu cả nước về số lượng và hiệu quả kinh tế của khu công nghiệp, khu chế xuất. Một yếu 
tố khác dẫn đến việc lượng người nhập cư đến Thành phố tăng còn là do Thành phố cũng 
đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về nhà ở cho người thu nhập thấp, như chỉ thị số 
07/2003/CTUB ngày 23/4/2003 nhằm hỗ trợ cho người thu nhập thấp có điều kiện vay 
vốn để tạo lập nhà ở, xây dựng các khu tái định cư ở các quận ven và quận mới để giãn dân 
từ nội thành ra. Tất cả những yếu tố đó là tác nhân kích thích làm gia tăng số người nhập 
cư đến Thành phố trong những năm qua. Và điều này cũng góp phần lý giải vì sao quá 
trình đô thị hóa ở địa phương lại diễn ra ngày một mạnh mẽ. 
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, lượng người nhập cư đến Thành phố ngày một đông 
khiến cho Thành phố là nơi có sự đa dạng văn hóa cao nhất cả nước. Theo thống kê của 
Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến năm 2009 ở Thành phố đã có đầy đủ tất cả 54 dân 
tộc Việt Nam cùng sinh sống. Mọi cư dân ở đây đến từ các vùng miền khác nhau của đất 
nước, kể cả những người nước ngoài. Tất cả các dân tộc sinh sống ở đây đã tạo nên một 
nét văn hóa đặc sắc riêng cho Thành phố mà không nơi nào có được. Họ mang đến nơi 
đây những sự khác biệt về tôn giáo, dân tộc, phong tục tập quán, văn hóa, lối sống, nhưng 
tất cả đều được tiếp biến, hòa quện vào nhau để cùng hướng đến xây dựng một Thành phố 
văn minh, hiện đại, nghĩa tình. 
Là một trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, nên ngoài lực lượng 
công nhân, nông dân, tiểu thương, Thành phố còn là nơi thu hút một lực lượng lớn trí 
thức, văn nghệ sĩ, nhà báo từ các địa phương khác đến để định cư, phát triển nghề nghiệp. 
Theo thống kê năm 2015, lực lượng lao động của Thành phố chỉ chiếm 9% lao động cả 
nước, nhưng số lượng có trình độ đại học, cao đẳng chiếm đến 21,2% tổng số lao động 
trình độ cao của cả nước. Trí thức của Thành phố hiện chiếm khoảng 1/5 số trí thức của cả 
nước, trong đó có trên 15.000 người làm khoa học, hàng nghìn người có học hàm, học vị 
giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sĩ. 
Kết cấu dân số giai đoạn này đang đặt ra cho báo chí Thành phố những yêu cầu 
ngày càng mới và cao hơn so với trước đây. Đây là điều kiện tốt cho báo chí phát triển, 
nhưng đồng thời cũng tạo những khó khăn, phức tạp và thách thức lớn. Bởi lẽ, đội ngũ trí 
thức Thành phố với những phẩm chất năng động, sáng tạo, đi đầu, dám chấp nhận thử 
thách luôn đòi hỏi cao về chất lượng thông tin từ báo chí. Đồng thời, họ còn là những 
công chúng báo chí luôn tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện những vấn đề của 
đất nước được báo chí phản ánh, tạo không khí công khai dân chủ, minh bạch thông tin 
hai chiều góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. 
Đời sống vật chất ngày càng nâng cao làm cho đời sống văn hóa tinh thần và bộ mặt xã 
hội Thành phố mỗi lúc phát triển theo hướng văn minh và hiện đại. Lối sống văn hóa của cư 
dân đô thị Thành phố đã được định hình từ những thập niên trước đến nay vẫn tiếp tục được 
duy trì. Chi phí cho các dịch vụ về ăn uống, đi lại giảm đi, trong khi mức chi cho giáo dục và 
các hoạt động văn hóa thể thao, giải trí tăng lên. Bên cạnh đó, những điều kiện về hạ tầng kỹ 
thuật và trình độ dân trí, kết cấu dân cư, thiết chế văn hóa của Thành phố ngày càng được 
 100 
nâng cao. Tất cả những nhân tố này trở thành “bệ đỡ” tạo đà thúc đẩy nền báo chí Thành phố 
phát triển mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vị thế là nơi khai sinh của nền báo chí Việt Nam. 
Theo các nghiên cứu gần đây, thời điểm năm 2006 đã xuất hiện rất nhiều các mạng xã 
hội với những tiện ích nổi trội không chỉ đối với người sử dụng mà còn có tác động rất 
mạnh mẽ đến quy trình, công nghệ, phương pháp và kỹ thuật làm báo truyền thống. Đó là 
sự xuất hiện thông dụng của mạng Blog, Yahoo... khiến các cá nhân đều có thể coi như tạo 
được diễn đàn của riêng mình để kết nối, trao đổi truyền tin. Điều này khiến cho chính trong 
năm này, các cơ quan báo chí cả nước nói chung và tại TPHCM nói riêng phải chạy đua, 
thay vì như trước chỉ có thêm báo online song song với tờ báo in giấy, thì nay phải đối diện 
với thách thức thực sự (không chỉ còn là nguy cơ dự báo như trước) có thêm các hình thức 
mới nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin của xã hội. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các hình 
thức báo in giấy truyền thống của các cơ quan báo chí trên địa bàn TPHCM vốn đã hình 
thành từ trước cho đến thời điểm này, còn thêm sự cạnh tranh của các mạng xã hội được 
thiết lập từ năm 2006, với hàng loạt các tên tuổi xét trên bình diện báo chí thế giới. Đến thời 
điểm năm 2016, trong 10 năm đã có độ lùi ở thời điểm này, những tiến bộ và sử dụng tiện 
ích của mạng xã hội, thói quen sử dụng thiết bị di động ngày càng hiện đại cập nhật thông 
tin từng giờ từng phút, nhất là khi đã có hàng chục triệu người coi mạng xã hội Facebook 
là phương tiện không thể thiếu, lại có thể dùng miễn phí trên mạng toàn cầu Viber thì có 
thể nói như một nhà nghiên cứu: mỗi người đều có thể là nhà báo, có quyền phát ngôn và 
chia sẻ cũng như nhận được tương tác với hàng triệu người. 
Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, thói quen đọc, nghe, xem của 
con người cũng thay đổi với sự xuất hiện của những chiếc smartphone, iphone, ipad cầm 
tay, thay cho những tờ báo, những chiếc radio, những chiếc ti vi truyền thống. Thực tế cho 
thấy, nếu một tòa soạn chỉ có báo in, truyền hình hay báo mạng vẫn chưa đủ, mà cần có 
các phiên bản cho máy tính bảng, điện thoại di động theo thiết kế chuyển đổi linh hoạt. 
Đây là xu hướng mới của báo chí hiện nay. Với đặc thù nhỏ gọn, tích hợp nhiều trình 
duyệt khác nhau, phiên bản dành cho smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành 
loại hình báo chí phát triển với tốc độ chóng mặt. Vì thế, đọc báo trên điện thoại thông 
minh đang dần trở thành thói quen của phần lớn công chúng báo chí Thành phố. 
Trước những hệ thống mạng mở, ra đời ngày càng nhiều, cho phép người dùng chia sẻ 
thông tin và dễ dàng tiếp cận, các hình thức chuyển tải thông tin chính thống sẽ trở nên lạc 
hậu, chậm tiếp cận với thông tin hơn. Độ trễ về thời gian và tuổi thọ thông tin ngắn ngủi là 
sức ép để không ít các cơ quan báo chí, nhất là báo điện tử và trang tin điện tử sử dụng bừa 
bãi những nguồn tin không chính thống dẫn đến sự sai phạm và gây ảnh hưởng xấu đến xã 
hội. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh và nên coi như yếu tố truyền thống, một trong những đặc 
điểm văn hóa nổi bật của người dân Thành phố là thói quen mua báo và đọc báo vẫn duy trì. 
Họ coi báo chí là món ăn tinh thần không thể thiếu trong nhu cầu văn hóa. Mặc dù đã bước 
sang kỷ nguyên công nghệ hóa, song vẫn còn gặp trên đường phố những công nhân viên 
chức, người đạp xích lô, người hớt tóc ven đường vừa uống cà phê vừa đọc báo trên điện 
thoại thay vì cầm tờ báo giấy như trước. Thói quen đọc báo của cư dân Thành phố trở thành 
nếp sinh hoạt đời thường ngay cả đối với những người lao động bình dân. Từ năm 2016 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(52)-2021 
 101 
ngược về trước, thói quen mua báo và đọc báo của cư dân Thành phố đã tạo tính đa dạng và 
cạnh tranh khốc liệt, thúc đẩy sự phát triển cho thị trường báo chí Thành phố những năm qua. 
Cho đến bây giờ, người đọc báo báo giấy dù đã ít đi rất nhiều so với trước, nhưng 
vẫn đang hiện diện trong đời sống như một minh chứng cho sức sống của một giá trị văn 
hóa. Còn rất nhiều người dân Thành phố vẫn giữ cho mình thói quen cầm một tờ báo mới 
in và thưởng thức thông tin, cũng như những cảm giác riêng có rất đặc biệt mà báo mạng 
không thể có. Đó là cảm giác được “sống chậm”, được nghiền ngẫm và suy tưởng để nhìn 
chính mình rõ hơn. Thêm vào đó, với một số người đọc, trước những thông tin ào ạt và 
thiếu chọn lọc, cũng như độ chính xác (một mặt trái của ưu điểm “nhanh”) trên những 
trang báo mạng, thì một tờ báo giấy có uy tín sẽ là lựa chọn hàng đầu của công chúng báo 
chí. Thay vì chạy theo thông tin thời sự như báo mạng, những tờ báo giấy có thể chọn 
cách phân tích chuyên sâu những vấn đề thời sự, lý giải ngọn nguồn những vấn đề công 
chúng báo chí quan tâm, đó là điều kiện để một số báo chí duy trì lượng độc giả tương đối 
ổn định của mình. 
Ngoài khía cạnh là kênh cung cấp các chương trình văn hóa, giải trí, cung cấp tin 
tức, thời sự, nâng cao hiểu biết, các phương tiện truyền thông đại chúng còn là chỗ dựa 
cho người dân Thành phố. Chính vì thế hầu hết các tờ báo đều mở diễn đàn để công chúng 
tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi, thảo luận các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất 
nước và thành phố. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực đô thị như 
TPHCM với các sự kiện xã hội diễn ra hết sức sôi động đến mức khiến người dân mỗi 
ngày không đọc báo sẽ trở nên lạc hậu (Trần Hữu Quang, 2006, tr.34). 
Mặc dù trước sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, 
trước sự cạnh tranh khốc liệt của phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử; nhưng báo 
giấy là loại hình truyền thông đại chúng mang tính truyền thống và thói quen đọc báo in 
giấy vẫn là nét sinh hoạt trong nếp sống của người dân Thành phố. Nếu như năm 2000, 
TPHCM có 31 đơn vị báo in thì đến tháng 6/2010, thành phố có 39 cơ quan báo in giấy 
gồm 18 báo và 21 tạp chí. Điều đó chứng tỏ, đến thời điểm khảo sát, báo in giấy tại Thành 
phố vẫn được sự đón nhận của công chúng báo chí. 
Một điều cần nhấn mạnh nữa, nếu như chúng ta thấy báo chí Thành phố làm được 
những điều vẻ vang, vinh dự và những gương mặt báo chí đóng đinh tên tuổi của mình ở 
những tờ báo đình đám nhất của hơn 30 năm là còn bởi họ đã có một công chúng báo chí 
sôi nổi, tích cực. Đó là những bạn đọc trung thành, sáng suốt nhạy bén, chỉ cho những tờ 
báo yêu thích những điều mình cần phải làm. Chính người dân Thành phố, với những đặc 
tính đã phân tích, đã góp phần làm nên phong cách riêng biệt và thành tựu mà báo chí 
hiếm nơi nào có được. 
4. Kết luận 
Như vậy, với những chủ trương, hướng đi đúng đắn và cách làm năng động, sáng 
tạo, trong những năm 2006-2016 Thành phố đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn 
 102 
diện, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, trở thành một đô thị đặc biệt, 
một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Vùng 
kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Những thành tựu đạt được trong tăng trưởng 
kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, nâng cao mức hưởng thụ của người dân 
Thành phố trên các phương diện về văn hóa, giải trí. Điều đó mang đến những thời cơ, 
thuận lợi và cả khó khăn, thách thức cho nền báo chí Thành phố nói chung và đội ngũ 
những người làm báo nói riêng. Báo chí Thành phố cần phải khẳng định và đề cao hơn 
nữa bản chất cốt lõi nghề nghiệp: đó là sự đưa tin chính xác, trung thực. Tính chính xác, 
khách quan, trung thực, nhạy bén trong quá trình chuyển tải thông tin đến những công 
chúng báo chí không chỉ là trách nhiệm xã hội, mà còn là lẽ sống của người làm báo và 
các cơ quan báo chí TPHCM. 
Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt với mạng xã hội như hiện nay, cách thức tiếp 
cận thông tin báo chí của người dân Thành phố đã có sự thay đổi so với những thập niên 
trước. Bên cạnh những công chúng báo chí vẫn giữ sự trung thành của mình với tờ báo 
giấy, đã xuất hiện thói quen đọc báo trên những thiết bị di động. Với các phương tiện di 
động thông minh, con người hưởng thụ thông tin ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào và bằng 
nhiều giác quan của mình. Đó là một thực tế mà các cơ quan báo chí phải nhìn nhận và đối 
mặt. Đây cũng là thách thức chung của báo in trên cả nước, không chỉ riêng TPHCM. 
Điều quan trọng là phải luôn đặt công chúng là ưu tiên số một, cho dù làm báo trên nền 
tảng hay bất cứ phương thức nào. Đó cũng là phương thức duy nhất để báo giấy luôn có vị 
trí trong lòng công chúng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Trường Giang (2014). Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản. NXB. Chính trị 
Quốc gia. 
[2] Nguyễn Thị Trường Giang (2018). Xu hướng phát triển của báo chí trong kỷ nguyên kĩ thuật số. 
[3] Học viện Cán bộ TPHCM (2017). Môn học về Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Tổng hợp 
TPHCM. 
[4] Dương Hồng Lâm (2017). Để thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững. Báo Nhân dân. 
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/de-tp-ho-chi-minh-phat-trien-nhanh-ben-vung-308530. 
[5] Dương Kiều Linh (2017). Báo chí thành phố Hồ Chí Minh trong 20 năm đầu đổi mới 
(1986-2006). NXB Đại học Quốc gia TPHCM. 
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X. NXB 
Chính trị Quốc gia. 
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2007). Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương 
khóa X. NXB Chính trị Quốc gia. 
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI. NXB 
Chính trị Quốc gia. 
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII. NXB 
Chính trị Quốc gia. 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(52)-2021 
 103 
[10] Trần Hữu Quang (2006). Xã hội học báo chí. NXB Trẻ. 
[11] Thành ủy TPHCM (2015). Những vấn đề chủ yếu của Văn kiện Đại hội Đảng bộ TPHCM lần 
thứ X nhiệm kỳ 2015-2020. NXB Tổng hợp TPHCM. 
[12] Thành ủy TPHCM (2010). Báo cáo chính trị đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ IX 
nhiệm kỳ 2010-2015. Thành ủy TPHCM. 
[13] Tạ Ngọc Tấn (2002). Báo chí và một số vấn đề khoa học thực tiễn. NXB. Chính trị Quốc gia. 
[14] Ủy ban Nhân dân TPHCM (2015). Báo cáo ết quả thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội, ngân 
sách năm (20 -20 ), phương hướng, m c tiêu, nhiệm v , giải pháp năm (20 6-2020), 
ngày 12/08/2015. Ủy ban Nhân dân TPHCM. 
[15] Ủy ban Nhân dân TPHCM (2016). Báo cáo 06/BC-UBND về tình hình kinh tế – văn hóa – xã 
hội, ngân sách, quốc phòng an ninh năm 20 , m c tiêu, nhiệm v , giải pháp năm 20 6, ngày 
08/01/2016. Ủy ban Nhân dân TPHCM. 
[16] Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM (2008). Đô thị hóa ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh 
từ góc nhìn lịch sử văn hóa. NXB Tổng hợp TPHCM. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_kinh_te_dan_cu_va_van_hoa_den_hoat_dong_cua_ba.pdf