Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam

Hơn 30 năm kể từ khi thực hiện cải cách kinh tế thị trường vào năm 1986, Việt Nam đã chuyển

mình từ một quốc gia nằm trong số những nước kém phát triển đã trở thành một trong những nền

kinh tế phát triển nhanh và năng động nhất trên thế giới. Thành công này rõ ràng là nhờ một phần

lớn vào mức độ mở cửa kinh tế cao của Việt Nam dựa trên thương mại và đầu tư quốc tế. Xuất

khẩu của Việt Nam đã phát triển vượt bậc và trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế. Song hành với xuất khẩu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành bộ

phận không thể thiếu đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên,

do tính mở cao của nền kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn FDI

được coi là một vấn đề tiềm ẩn rủi ro đối với đất nước đặc biệt khi có các tác động từ các cú sốc

bên ngoài có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Bài nghiên cứu dưới đây tập trung vào phân

tích thực trạng thu hút FDI và xuất khẩu của Việt Nam, từ đó sử dụng mô hình hồi quy hỗn hợp để

đánh giá ảnh hưởng của FDI và các cú sốc kinh tế đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 9020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam
. Năm 2012, do ảnh hưởng của suy 
thoái châu Âu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 18.2% nhưng so với tương quan của năm 2010 
(26.5%), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của năm 2012 chưa phải là đóng góp đáng kể. Đồng thời, 
tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt thấp nhất trong giai đoạn này 5.25%.
Bước sang năm 2020, kinh tế Việt Nam đối mặt với cú sốc được đánh giá là lớn nhất từ trước 
đến nay. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng: “Đại dịch COVID-19 sẽ làm thay đổi trật tự 
thế giới”. Theo IMF, COVID-19 là cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng nhất kể từ 
Chiến tranh Thế giới thứ hai trở lại đây. Mức độ nghiêm trọng đã vượt xa khủng hoảng tài chính 
2008, thậm chí vượt cả Đại suy thoái ở Mỹ vào những năm 1930. Đại dịch COVID-19 đã tác 
động nghiêm trọng đến toàn cầu, đẩy hầu hết các nền kinh tế lớn của thế giới lâm vào tình trạng 
suy thoái. Kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động rất mạnh do độ mở cao, phụ thuộc lớn vào hoạt 
động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. 
Thương mại cũng có những ảnh hưởng nghiêm trọng trong xuất nhập khi các bạn hàng lớn 
hiện nay của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN, Trung Đông và châu Phi 
có sức mua giảm sút. Đầu vào sản xuất như máy móc, thiết bị, phân bón, thức ăn chăn nuôi Việt 
Nam nhập khẩu từ Trung Quốc và EU và cũng chịu ảnh hưởng hoặc gián đoạn. Trong bối cảnh 
kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất khẩu của các nước 
trong khu vực đều giảm so với năm trước, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất 
khẩu khả quan trong năm 2020. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 
543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 
ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 
78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước 
ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm phần 
trăm so với năm trước). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, 
giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay.
Xét chung toàn giai đoạn 2006 - 2020, cán cân thương mại của Việt Nam đều thâm hụt lớn 
trong hai cú sốc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 và đại dịch COVID-19 năm 2020. 
Việc xuất siêu chủ yếu ở khối FDI cho thấy, sự tăng giảm của nhóm này là yếu tố quyết định chủ 
yếu đến cán cân thương mại của Việt Nam. Điều này tạo ra tính bất ổn đối với việc xuất khẩu 
do sản xuất và xuất hàng đi của khối FDI phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và 
toàn cầu. Mỗi khi có biến động xảy ra với chuỗi cung ứng, ví dụ như chiến tranh thương mại, 
hay COVID-19 diễn ra trên toàn cầu, xuất khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam sẽ chịu tác 
động mạnh hơn. Hơn nữa, bản chất của việc doanh nghiệp FDI xuất siêu nhiều sẽ không mang 
lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp FDI xuất 
khẩu nhiều thì cũng nhập nguyên liệu đầu vào từ các nước khác, không phải ở Việt Nam, kéo 
theo giá trị gia tăng trong nước không cao. 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
582
Hình 3. Xuất siêu, nhập siêu và cán cân thương mại giai đoạn 2006 - 2020
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê
Nhìn sâu hơn có thể thấy xuất khẩu cơ bản dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực 
kinh tế trong nước hầu như bị chèn lấn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu 
hàng hóa vẫn chủ yếu xuất phát từ khu vực doanh nghiệp FDI, với tỷ trọng hơn 70% kim ngạch xuất 
khẩu hàng hóa của cả nước. Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước và FDI đã đổi 
chiều trong giai đoạn 2006 - 2020. Vào năm 2006, tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước 
chiếm 42% và doanh nghiệp FDI chiếm 58% đến năm 2015 tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp 
trong nước giảm mạnh còn 29% trong khi tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng 71% và đạt đỉnh 
cao 73% vào năm 2017. Kết thúc năm 2019, hai con số lần lượt là 32% và 68%. Kết quả trên dễ thấy 
sự chênh lệch về quy mô và sức ảnh hưởng đối với xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI trong nền 
kinh tế đang rất lớn. Xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI, đóng 
góp của doanh nghiệp nội ngày càng mờ nhạt. Nguồn vốn FDI cũng đóng vai trò như là động lực quan 
trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mức đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả 
nước tăng từ hơn 16% năm 2006 lên hơn 20% năm 2020 (Hình 4).
Hình 4. Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI 
và đóng góp của FDI trong GDP
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
583
Để làm rõ tác động của các cú sốc kinh tế và FDI lên kim ngạch xuất khẩu của một nền kinh 
tế nhỏ có độ mở lớn như Việt Nam, chúng ta tiếp tục phân tích kết quả của mô hình hồi quy đa 
biến, với bộ số liệu thu thập trong giai đoạn 2006 - 2020.
3.3. Kết quả phân tích hồi quy
3.3.1.	Kết	quả	hồi	quy
Mô hình được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, các phân tích được thực 
hiện trên phần mềm EVIEWS 8 và thu được kết quả: 
Bảng 2. Kết quả ước lượng mô hình 
Các biến Hệ số ước lượng
Log(FDI
t
) 1.314835***
Z
1t
-0.567596***
Z
2t
0.123229
Z
3t
-0.295133
* p < 0,1;** p < 0,05;*** p < 0,01
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của nhóm tác giả
Bảng 2 cho thấy, trong 4 biến đưa vào mô hình có 2 biến là vốn FDI và cú sốc năm 2008 - 2009 
có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa cao, p-giá trị đều thấp hơn 0,01. Kết quả của mô hình chỉ ra 
vốn FDI có tác động tích cực đến sự thay đổi của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Nếu vốn FDI 
tăng lên 1% một năm thì kim ngạch xuất khẩu trung bình của Việt Nam một năm tăng lên khoảng 
1.314835%. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy, trong 3 cú sốc kinh tế lớn, cú sốc khủng hoảng kinh tế 
toàn cầu (2008 - 2009) có tác động xấu tới sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Với 
cùng một mức vốn FDI, kim ngạch xuất khẩu trung bình của Việt Nam bị giảm đi khoảng 56% khi 
xảy ra cú sốc kinh tế toàn cầu. Biến giả Z2, Z3 không có ý nghĩa thống kê như vậy suy thoái kinh tế 
châu Âu, COVID-19 gần như không ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Điều này 
có thể được lý giải là phần lớn đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam là các thị trường Trung Quốc, 
Mỹ, Nhật, do đó, cuộc khủng hoảng nội khối ở châu Âu gần như không có ảnh hưởng nhiều đến 
tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Còn đối với cú sốc đại dịch COVID-19 lại không có tác động 
đến kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất giải thích cho 
kết quả này là sự điều hành khéo léo, tỉnh táo và rất kiên quyết của Chính phủ Việt Nam với mục 
tiêu “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội” khiến cho hoạt động xuất, nhập 
khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đứng vững trong sự đứt gãy thương mại quốc tế trên toàn cầu, giữ 
được đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế.
Bảng 3. Đánh giá độ phù hợp mô hình
Hệ số xác định bội R2 0.916807
Thống kê F 27.55065***
* p < 0,1;** p < 0,05;*** p < 0,01
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của nhóm tác giả
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
584
Hệ số xác định bội R2 cao và p-giá trị của F rất nhỏ chứng tỏ mô hình đề xuất phù hợp. Mô 
hình này cũng cho thấy, vốn FDI và cú sốc khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 có thể giải thích 
lên tới 91.68% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Do đó, vốn FDI có đóng góp quan trọng cho sự 
thay đổi của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. 
3.3.2.	Kết	quả	kiểm	định	các	khuyết	tật	trong	mô	hình
- Hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập
 FDI
t
Z
1t
Z
2t
Z
3t
FDI
t
 1.000000 - 0.204902 -0.153227 0. 693410
Z
1t
- 0.204902 1.000000 -0.104828 -0.104828
Z
2t
-0.153227 -0.104828 1.000000 -0.071429
Z
3t
 0. 693410 -0.104828 -0.071429 1.000000
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của nhóm tác giả
Bảng 4 cho thấy giá trị của các hệ số tương quan cặp giữa các cặp biến độc lập đều thấp hơn 
0.8 nên có thể nói, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. 
- Hiện tượng tự tương quan
Bảng 5. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan
Kiểm định χ2 thực nghiệm p_giá trị
Breusch – Godfrey 6.726011 0.1511
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của nhóm tác giả
Kết quả kiểm định Breusch - Godfrey cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan. 
- Hiện tượng tự phương sai sai số thay đổi
Bảng 6. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kiểm định χ2 thực nghiệm p_giá trị
White 7.679644 0.2625
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của nhóm tác giả
Kết quả kiểm định White cho thấy, mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. 
Các kết quả kiểm định cho thấy, sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để ước lượng mô 
hình là phù hợp.
4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Từ những kết quả phân tích, nghiên cứu ở trên cho thấy, việc xuất khẩu của Việt Nam phụ 
thuộc quá nhiều vào FDI đã tạo ra những lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách và các 
chuyên gia. Đồng thời, cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu từ bên ngoài và năng lực xuất 
khẩu của khu vực FDI khiến nền kinh tế của Việt Nam dễ bị tổn thương trước các cú sốc mà cụ 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
585
thể là khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009. Vì vậy, Việt Nam nên áp dụng các biện pháp 
để giảm thiểu các điểm yếu do sự phụ thuộc đó gây ra. Điều này sẽ cho phép Việt Nam tiếp tục 
hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài và mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, đồng thời làm cho 
nền kinh tế tự chủ hơn và có sức chống chịu tốt hơn trước các cú sốc bên ngoài.
Một giải pháp quan trọng mà nhóm nghiên cứu đề xuất là tăng cường năng lực sản xuất và 
xuất khẩu của các tập đoàn trong nước để họ có thể đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế. Một 
biện pháp khác là khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân mở rộng kinh doanh, đặc biệt là vào 
các lĩnh vực chế tạo và công nghệ cao, để củng cố nền tảng công nghiệp trong nước của Việt 
Nam. Việc Chính phủ hỗ trợ Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, mở rộng sang các 
ngành công nghiệp ô tô, điện tử và công nghệ cao là một ví dụ điển hình. Nếu thành công, những 
“con chim đầu đàn” như vậy sẽ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam mà còn tạo 
ra nhiều kim ngạch xuất khẩu hơn cho đất nước. Xét cho cùng, các nhà đầu tư nước ngoài có thể 
đến và đi, chỉ có các doanh nghiệp trong nước luôn ở lại, vì vậy, thành công và cam kết của họ 
sẽ là chìa khóa cho sự tự cường và thịnh vượng kinh tế lâu dài của Việt Nam.
Cuối cùng, các doanh nghiệp Việt Nam cần được khuyến khích và hỗ trợ làm việc với các 
doanh nghiệp nước ngoài để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là một biện pháp quan trọng 
vì nó giúp các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh và đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế về lâu 
dài. Các chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài về công nghệ 
cao và các doanh nghiệp địa phương có thể giúp Việt Nam tận dụng tối đa dòng vốn FDI và tăng 
cường năng lực sản xuất cũng như xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nếu cả ba biện pháp trên được thực hiện thành công, nền kinh tế Việt Nam sẽ trở nên bền bỉ hơn 
và mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và FDI có thể được tuyên bố là thành công. Tuy nhiên, 
trước mắt, việc Việt Nam quá phụ thuộc vào xuất khẩu và FDI vẫn là một mối quan ngại đối với 
Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là nếu xét các gián đoạn trong thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng 
toàn cầu do đại dịch COVID-19 cũng như cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc gây ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Achandi, E.L. (2011), Effect of Foreign Direct Investments on Export Performance in 
Uganda, Makerere University, Uganda. 
2. Athukorala P, Menon J 1995. Developing with Foreign Investment: Malaysia. Australian 
Economic Review, 28: 9 - 22
3. Bộ Công Thương (2017, 2018, 2019), Báo cáo xuất nhập khẩu.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam: Báo cáo quốc gia 
tại Hội nghị cấp cao của Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững (RIO+20), Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Kỷ yếu 
hội nghị.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Kỷ 
yếu hội nghị.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
586
7. Chow, P.C.Y. (1987), Causality between export growth and industrial development: Empirical 
evidence from the NICs, Journal of Development Economics, Vol. 26. 
8. Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018 - 2030. Truy 
cập tại trang web: https://dautunuocngoai.gov.vn/
9. De Gregorio J (2003), The Role of Foreign Direct Investment and National Resources in 
Economic, Development Working Paper No 196, Central Bank of Chile, Santiago.
10. Dunning J.H. (2002), Theories of foreign direct investment. Multinational Enterprises and 
the Global Economy, Cheltenham pp. 52 - 76. 
11. Dussel, E. (2000), Polarizing Mexico, the Impact of Liberalisation Strategy, (London: Lynne 
Rienner).
12. Gu, W., Awokuse, T.O. and Yuan, Y. (2008), The Contribution of Foreign Direct Investment to 
China’s Export Performance: Evidence from Disaggregated Sectors, 2008 Annual Meeting, 
July 27 - 29, 2008, Orlando, Florida 6453. 
13. Khan, Ashfaque H and Najam Saqib (1993), Exports and Economic Growth: The Pakistan 
Experience, International Economic Journal, 7(3), 53 - 64.
14. Lương Minh Khôi (2020), Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới kinh tế thế giới và Việt 
Nam, Kinh tế và Dự báo, Số 13 (5/2020).
15. Njong, A.M. and Tchakount’e, R. (2011), Investigating the Effects of Foreign Direct 
Investment on Export Growth in Cameroon, Faculty of Economics and Management, 
University of Dschang, Cameroon. 
16. Ngân hàng Thế giới (7/2020), Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao?
17. Prassana, N. (2010), Impact of Foreign Direct Investment on Export Performance in India, 
Department of Economics, Bharathidasan University, India. 
18. Sultan, Z.A. (2013), A Causality Relationship between FDI inflows and Export: The Case 
of India, Department of Management, College of Business Adminstration, Salman Bin 
Abdulaziz University Alkharj, Kingdom of Saudi Arabia.
19. Tran Toan Thang (2014), Foreign Direct Investment and Survival of Domestic Private Firms 
in Vietnam, Asian Development Review, Vol.31, no.1, pp.53 - 91.
20. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 ban hành Chiến 
lược xuất - nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
21. Zhang Q, Felmingham B (2001), The Relationship between Inward Direct Foreign Investment 
and China’s Provincial Export Trade, China Economic Review,12: 82-99. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_va_cac_cu_soc_kinh.pdf