Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19

Bài viết nhằm nghiên cứu những hậu quả của COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế - xã hội

thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra những nhận định và một số khuyến nghị

chính sách nhằm ứng phó hậu COVID-19. Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế và các chuyên

gia thì COVID-19 đã có những tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như

toàn thế giới và có thể thấy rõ nhất là sự sụt giảm các chỉ số chứng khoán dẫn đến triển vọng tăng

trưởng kinh tế toàn cầu cũng suy giảm theo chiều hướng âm. Hệ quả là làm gián đoạn chuỗi giá

trị cung ứng toàn cầu, chỉ số xuất nhập khẩu, các ngành nghề dịch vụ và du lịch bị ảnh hưởng rất

nặng nề và cần một thời gian dài để hồi phục.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19 trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19 trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19 trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19 trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19 trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19 trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19 trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5200
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế & xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu Covid-19
h, do vậy, Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm xuất khẩu, đầu tư, đối tác lớn; tuy nhiên, do dịch 
bệnh mà việc hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc với Việt Nam có thể bị ảnh hưởng về tiến độ. Hậu 
quả của COVID-19 dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến việc sản xuất và xuất khẩu của các công 
ty Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam. Theo cuộc khảo sát năm 2019 của Viện Chính sách kinh tế 
quốc tế Hàn Quốc (KIEP), tỷ lệ các công ty điện và điện tử đầu tư vào Việt Nam là 25,9%; tiếp 
theo đó là các công ty ô tô và máy móc với tỷ lệ 20,0%... Do vậy, Chính phủ Việt Nam cần có 
các biện pháp đối phó để không làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất cũng như xuất khẩu 
của các công ty Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam do sự ngắt quãng quá trình xuất - nhập khẩu 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
80
do dịch bệnh vì chuỗi cung ứng bao gồm sản xuất, phân phối, kinh doanh... bị thiếu hụt và đình 
lại. Trung Quốc, khu vực ASEAN, Việt Nam được ví như là “các phân xưởng” của thế giới, đồng 
thời cũng là trục chính của mạng lưới sản phẩm toàn cầu (GPN) của khu vực Đông Bắc Á. Do 
vậy, Việt Nam cần phải chủ động xây dựng các chính sách ứng phó với sự kéo dài của COVID-19 
và những thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bài học ứng phó với dịch bệnh cho Việt Nam 
là việc một số nước trong ASEAN như Indonesia, Singapore, Thái Lan và Philippines dự kiến sẽ 
thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa về y tế trước sự sụt 
giảm về tăng trưởng kinh tế do dịch bệnh mang lại.
4. CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ CỦA VIỆT NAM
Từ tháng 01/2020, các biện pháp như hướng dẫn chẩn đoán và phòng ngừa, hợp tác liên bộ 
và hủy chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được thực hiện. Tiếp theo đó, vào tháng 
02/2020, các biện pháp như duy trì giá của các sản phẩm liên quan bao gồm khẩu trang y tế và 
các biện pháp đóng cửa khẩn cấp đã được Chính phủ đưa vào chính sách ngăn ngừa. Ngoài ra, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng có sự hợp tác với các bộ, ngành liên 
quan và đi tiên phong trong việc tìm thị trường mới ở nước ngoài do lo ngại về xuất khẩu nông 
sản bị sụt giảm. 
4.1. Chính sách ứng phó về y tế
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương xây dựng các kịch bản, phương án 
phòng, chống dịch cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác cách ly, xét nghiệm, khám, 
điều trị. Và kết quả là tính đến nay, Việt Nam đã có khoảng thời gian dài không có ca nhiễm mới 
COVID-19 trong nước, tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng thống nhất nhận định của 
Bộ Y tế khi cho rằng Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Đó là:
+ Việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài rất khó khăn do xung đột với yêu cầu thương mại, 
việc Việt Nam là quốc gia nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa, chính sách ngoại giao khi Việt 
Nam nắm giữ các vị trí quan trọng trong ASEAN và Liên Hiệp Quốc. 
+ COVID-19 đang có xu hướng tái bùng phát theo làn sóng thứ hai tại nhiều nơi trên thế giới 
nên có thể dẫn tới khan hiếm máy móc, trang thiết bị vật tư y tế trong phòng và chữa trị.
+ Việc chống dịch cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng. Vấn đề 
cần thiết là phải có năng lực phản ứng nhanh trong việc ra các quyết định tránh việc chậm trễ 
làm dịch lan rộng. 
4.2. Chính sách về pháp luật
Cơ quan Đảng và các cơ quan hành pháp và tư pháp như Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao 
đã ban hành ra các văn bản pháp lý để làm căn cứ pháp lý quan trọng trong việc phòng, chống và 
xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch bệnh. 
Thứ nhất, Bộ Chính trị ban hành Thông báo kết luận số 172-TB/TW ngày 21/3/2020 về công 
tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Nội dung của Thông báo yêu cầu các cấp ủy đảng, chính 
quyền, các ban, ngành, đoàn thể cần tiếp tục tập trung phòng, chống dịch bệnh với tinh thần trách 
nhiệm cao nhất, kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
81
cấp bách, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, duy trì sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người dân, 
chủ động chuẩn bị các phương án phục hồi nền kinh tế...
 Thứ hai, Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về công bố 
dịch viêm đường hô hấp cấp do ảnh hưởng của virus Corona gây ra tại Việt Nam (Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư, 2020).
Thứ ba, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020 của 
Thủ tướng Chính phủ được ban hành đã nêu rõ cần tập trung thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban 
Bí thư, tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, bố trí nguồn lực cho các hoạt 
động y tế, bảo đảm môi trường, hỗ trợ kiểm soát phòng chống dịch. 
Thứ tư, đối với cơ quan tư pháp là Tòa án nhân dân tối cao thì đã ban hành ra Công văn số 
45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét 
xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Nội dung của công văn hướng 
dẫn việc áp dụng pháp luật đối với xác định tội danh, hướng dẫn áp dụng hình phạt, biện pháp 
tư pháp theo quy định của Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó, công văn này cũng hướng việc tổ chức 
xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong 
phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
5. MỘT SỐ HÀM Ý GỢI MỞ VỀ CHÍNH SÁCH HẬU COVID-19
Sự gián đoạn xuất khẩu từ Trung Quốc đã tạo ra các cú sốc kinh tế trên toàn cầu cũng như tại 
Việt Nam. COVID-19 đã được khống chế ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nhưng hiện nay làn sóng 
thứ hai do COVID-19 đang tiếp tục lan rộng tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia ở 
châu Âu. Ngay cả tại Trung Quốc thì một ổ dịch lớn tại Thủ đô Bắc Kinh cũng đã được phát hiện 
và có cảnh bảo sẽ có thể tạo nên làn sóng COVID-19 tiếp theo tại Trung Quốc. Do đó, Việt Nam 
cần hết sức cẩn trọng trong các chính sách để có thể duy trì được thành quả chống dịch, nhưng 
vẫn có thể duy trì được mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra. Sau đây là một số khuyến nghị nhằm giúp 
Việt Nam có thể đạt được “mục tiêu kép” trong chính sách ứng phó hậu COVID-19.
5.1. Hàm ý hoàn thiện pháp luật về phòng, chống dịch bệnh
Thứ nhất, Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS 2015) có quy định 
tại Điều 240 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người; tuy nhiên, khi đại 
dịch COVID-19 xảy ra tại các nước trên thế giới và lây lan sang Việt Nam thì việc giải thích và 
áp dụng các quy định này lại có một số điểm lúng túng và cần đến hướng dẫn cụ thể thi hành 
của cơ quan tư pháp, đó là Tòa án nhân tối cao. Cụ thể, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân 
tối cao đã có hướng dẫn cụ thể Điều 240 của Bộ luật Hình sự như việc ban hành ra Công văn số 
45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 về việc quy định đối tượng cụ thể là: người mang mầm bệnh 
truyền nhiễm, người mắc bệnh, người bị nghi ngờ mắc bệnh mà có hành vi làm lây lan dịch, các 
trường hợp khác có liên quan đến yếu tố con người là trung gian làm lây dịch; đã liệt kê ra các 
hành vi nào là “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c 
khoản 1 Điều 240 BLHS 2015 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người 
(Đỗ Thành Trường, 2020). Tuy nhiên, Tòa án nhân tối cao cũng cần có việc tổng kết và thống 
nhất việc xét xử qua một số vụ án đã xét xử sau khi có Công văn số 45/TANDTC-PC được ban 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
82
hành vì dịch viêm phổi do virus Corona vẫn còn tiếp diễn tại nhiều nơi trên thế giới và chúng ta 
cần có một sự hoàn thiện về pháp lý để ngăn ngừa dịch bệnh trong tương lai. 
Thứ hai, muốn việc thực hiện pháp luật về phòng, chống dịch bệnh được hiệu quả thì cần 
phải có tự tham gia của nhiều bên. Trong đó, cần có sự tham gia của Chính phủ mà cụ thể là Bộ 
Y tế trong việc nghiên cứu, xây dựng quy định riêng về giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh 
truyền nhiễm. Những việc làm của Bộ Y tế có thể theo khuyến nghị như sau:
•	 Với các bệnh nhân nặng và các bệnh nhân bị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát 
sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh thì cần phải xác định được việc giám sát tình trạng của họ. Cơ 
quan y tế nên ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy trình giám sát từ cấp trung ương đến 
cơ sở như việc thu thập, phân tích, đánh giá kết quả; đánh giá nguy cơ tình hình dịch bệnh để từ 
đó có những đề xuất biện pháp can thiệp; việc báo cáo và chia sẻ số liệu, thông tin về dịch bệnh 
cũng cần được tăng cường.
•	 Cần xây dựng quy định chi tiết hơn đối với các nơi được chọn làm điểm cách ly, điều trị 
như: các cơ sở y tế; khu vực cách ly, khu vực đang có ổ dịch, dịch, khu vực có ổ dịch cũ, khu 
vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh; ngoài ra, nơi cư trú, học tập, làm việc, điểm đến du lịch, lưu trú 
của người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc 
bệnh truyền nhiễm và các khu vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường 
thủy cũng phải được thực hiện việc tăng cường giám sát hành chính trên toàn bộ địa bàn quản lý 
hành chính (Đỗ Thành Trường, 2020).
5.2. Hàm ý hoàn thiện chính sách về kinh tế - xã hội
Thứ nhất, cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm tỷ lệ xuất khẩu tập trung vào các thị 
trường thiểu số. Chính sách thương mại đa dạng hóa thị trường cụ thể có thể tiến hành như sau:
+ Theo IIT (2020) đã đề xuất để khắc phục những hạn chế của cơ cấu xuất khẩu bị ảnh hưởng 
bởi chính trị và ngoại giao ở một số quốc gia, cần phải tăng tỷ trọng xuất khẩu sang các nước đã 
ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam như ASEAN, Úc, New Zealand, Nam Mỹ 
và Liên minh châu Âu, điển hình là hiệp định mà Việt Nam mới phê chuẩn EVFTA.
+ Với COVID-19 cần hiểu rõ sự đa dạng hóa của thị trường xuất khẩu để làm ổn định xuất 
khẩu thay vì mở rộng chỉ để tăng về lượng xuất khẩu.
Thứ hai, chính sách đa dạng hóa nhập khẩu (IIT, 2020). Các doanh nghiệp Việt Nam, cũng 
như những người sản xuất nông nghiệp cần giảm thiểu rủi ro từ việc quá phụ thuộc vào nguồn 
cung nguyên vật liệu từ Trung Quốc. Muốn vậy các doanh nghiệp cần đa dạng hóa chuỗi cung 
ứng và tránh phụ thuộc quá mức vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Khi COVID-19 lan 
rộng từ Vũ Hán đến các thành phố khác ở Trung Quốc, việc sản xuất các hàng hóa trung gian, 
nguyên vật liệu từ các nhà máy đã bị ngừng lại. Do vậy, đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng sản 
xuất hàng hóa mà Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong đó.
Thứ ba, tăng cường khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sản xuất các hàng 
hóa trung gian thay vì để các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam phải nhập hàng 
hóa đó từ Trung Quốc (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2020). Giải pháp cụ thể là:
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
83
+ Để giảm thiểu rủi ro từ việc chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn hoặc cắt đứt thì việc các 
doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng hoặc chủ động hợp tác với doanh nghiệp Hàn 
Quốc, Nhật Bản trong việc cùng sản xuất các hàng hóa trung gian ngay tại Việt Nam.
+ Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để họ mở 
rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam, có chính sách ưu đãi về thuê đất, về thuế khi các công ty này 
thuê công nhân Việt Nam để tự sản xuất hàng hóa trung gian hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt 
Nam trong việc sản xuất.
Thứ tư, Chính phủ cần ứng phó với suy thoái kinh tế do thị trường nước ngoài bị thu hẹp 
và tiêu dùng trong nước chậm lại. Đồng thời, đề ra các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, 
doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng do dịch bệnh dẫn đến giảm doanh thu và không trả được 
các khoản nợ vay đến hạn. Do vậy, tác giả khuyến nghị Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý 
về tiền tệ nên đề ra các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng 
bởi dịch bệnh do không có đơn hàng sản xuất cũng như thiếu kênh tiêu thụ sản phẩm. 
Thứ năm, tác động về mặt kinh tế của đại dịch COVID-19 là có thể thấy rõ đối với Việt Nam 
và các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam nên xây dựng chính sách ứng phó của riêng 
mình nhưng cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn ngừa và ứng phó với các bệnh truyền 
nhiễm sau này, cụ thể là:
+ Việt Nam cần cố gắng cải thiện các sản phẩm và dịch vụ du lịch để thu hút khách du lịch từ 
nhiều quốc gia khác nhau nhằm đáp ứng sự suy giảm của khách du lịch từ Trung Quốc.
+ Đối với việc tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn ngừa và ứng phó với các bệnh truyền 
nhiễm thì để ngăn ngừa và ứng phó với các bệnh truyền nhiễm ở các nước có cơ sở hạ tầng y tế 
yếu, cần chú ý học hỏi để phát triển hệ thống và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như nâng cao 
chất lượng cơ sở vật chất khám chữa bệnh tại các bệnh viện (KEIP, 2020).
6. KẾT LUẬN
Việt Nam đã thực hiện chính sách giãn cách xã hội một cách chủ động và đã đem lại những 
hiệu quả rõ rệt. Đó là việc phong tỏa những khu vực có người nhiễm bệnh để kiểm soát sự lây 
lan và hạn chế hoạt động tập trung đông người như các lễ hội, các trung tâm thương mại... để 
kiểm soát dịch bệnh sớm. Kết quả là số ca nhiễm mới trong nội địa đã giảm mạnh và chúng ta 
cơ bản đã thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19. Mặc dù thành công 
trong việc kiểm soát virus nhưng tác động của COVID-19 đến các nền kinh tế trên thế giới và 
Việt Nam là điều không thể bàn cãi. Khi thị trường tài chính bất ổn thì rủi ro đối với các doanh 
nghiệp tăng lên, chi phí vận hành cũng tăng lên theo. Do đó, Việt Nam cần chủ động trong các 
chính sách vi mô và vĩ mô để có thể thực hiện hiệu quả việc phòng chống dịch cũng như duy trì 
được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Nếu các chính sách ứng phó có hiệu quả thì tác động của đại 
dịch COVID-19 đến chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, đến đầu tư, đến du lịch cũng như các ngành 
nghề sản xuất sẽ được hạn chế và từ chỗ bất lợi sẽ chuyển thành lợi thế khi chúng ta đã thích ứng 
và thay đổi để bắt kịp với sự thay đổi của thời đại kinh tế số 4.0.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo tóm tắt đánh giá ảnh hưởng của dịch do virus 
Corona đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, Hà Nội.
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020), Báo cáo đánh giá tác động của COVID -19 đến 
nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách.
3. Đỗ Thành Trường (2020), Một số quy định pháp luật về hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền 
nhiễm gây nguy hiểm cho con người, Kiểm sát Online, 11/3/2020.
 https://kiemsat.vn/mot-so-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hanh-vi-lam-lay-lan-dich-benh-
truyen-nhiem-gay-nguy-hiem-cho-con-nguoi-56830.html 
4. IIT (2020), “코로나19, 對베트남 경제의 파급 영향과 원인”, Trade Focus ISSN 2093-
3188, số 20.
5. ING (2020), “Coronavirus: Gauging the market fall-out”, 1/2020, p. 3.
6. KEIP (2020), “코로나19 사태의 주요국 경제에 대한 영향과 시사점”, World Economy 
Today, ISSN 1976-0515, Vol20 No5.
7. Moody’s (2020), “Coronavirus: The Global Economic Threat”, Analysis.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_dai_dich_covid_19_den_kinh_te_xa_hoi_viet_nam.pdf