Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên

Nghiên cứu này xem xét sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao của người tiêu dùng dưới

sự tác động của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng với các yếu

tố thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi. Dữ liệu được thu thập bằng cả hai hình

thức: phỏng vấn sâu 12 đáp viên và khảo sát 275 người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Long

Xuyên. Phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá sự ảnh hưởng của cuộc vận động đến sự

sẵn lòng mua. Dữ liệu phỏng vấn được bổ sung vào dữ liệu định lượng làm rõ đặc điểm của khách

hàng. Kết quả nghiên cứu khẳng định sự ảnh hưởng tích cực của truyền thông từ cuốc vận động

và các yếu tố hành vi dự định đến ý định mua hàng. Sau 10 năm triển khai thực hiện, cuộc vận

động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã mang lại những kết quả tích cực đến sự

sẵn lòng mua của người tiêu dùng. Mức độ sẵn lòng mua khác nhau đối với các nhóm tuổi và trình

độ học vấn. Bạn bè và người thân có ảnh hưởng đáng kế đến chuẩn chủ quan của khách hàng

mua giày. Các doanh nghiệp sản xuất giày Việt Nam chất lượng cao cần quan tâm đặc biệt đến sự

đa dạng của mẫu mã và chiến lược Marketing dành cho đối tượng khách hàng trẻ tuổi.

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 3000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên

Ảnh hưởng của cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đến sự sẵn lòng mua giày Việt Nam chất lượng cao tại thành phố Long Xuyên
 tâm đến chất 
lượng và giá cả hơn là các mẫu mã thời 
trang. Nhóm khách hàng này tỏ ra hài lòng 
với thiết kế hiện tại của các thương hiệu giày 
Việt Nam chất lượng cao. Kết quả này khác 
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Minh 
(2019) về sự sẵn lòng mua giày của Công ty 
BQ, một nghiên cứu cho thấy không có sự 
khác biệt về sự sẵn lòng mua giữa các nhóm 
tuổi mua giày của Công ty BQ. Kết quả 
phỏng vấn cũng cho thấy Biti’s Hunter là 
một trong những thương hiệu giày Việt Nam 
chất lượng cao được khách hàng tại thành 
phố Long Xuyên đánh giá cao về mẫu mã và 
thiết kế giày thể thao phong phú, phù hợp với 
cho giới trẻ.. 
Tương tự như vậy, nghiên cứu này cho 
thấy có sự khác biệt về sự sẵn lòng mua giữa 
hai nhóm khách hàng tốt nghiệp trung cấp trở 
xuống và đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên. 
Khách hàng chưa tốt nghiệp trung cấp trở 
xuống có mức độ sẵn lòng mua giày Việt 
Nam chất lượng cao cao hơn. Kết quả phỏng 
vấn cũng cho thấy chính sách khuyến khích 
tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao 
chưa thực sự thu hút các đối tượng có trình 
độ cao, có nhiều cơ hội tiếp xúc với các 
thông tin hàng hoá trong và ngoài nước. 
Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị 
Như Minh (2019) cho thấy không có sự khác 
biệt về sự sẵn lòng mua giày của Công ty BQ 
giữa các nhóm học vấn. Có thể ghi nhận đây 
là sự khác biệt trong đặc điểm của khách 
hàng tại thành phố Long Xuyên và thành phố 
Đà Nẵng. Kết quả này cũng cho thấy tầm 
quan trọng của bối cảnh nghiên cứu đối với 
các nghiên cứu Marketing. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 9(01) - 2021 
35 
5.2. Hàm ý quản trị 
Một số hàm ý quản trị được rút ra. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng 
Long Xuyên có thái độ tích cực đối với giày 
Việt Nam chất lượng cao và rất sẵn lòng mua 
giày Việt Nam chất lượng cao. Việc của các 
doanh nghiệp giày Việt Nam chất lượng cao 
là làm thế nào để đáp ứng được mong mỏi 
của người tiêu dùng biến sự sẵn lòng mua 
thành hành vi mua thật sự. Mặc dù sẵn lòng 
đón nhận sản phẩm giày Việt Nam chất 
lượng cao nhưng nhiều người tiêu dùng cho 
rằng thiết kế của các hãng giày Việt Nam 
chất lượng cao còn kém đa dạng. Vì vậy mà 
các doanh nghiệp giày Việt cần tâm nhiều 
hơn đến mẫu mã thiết kế và chú trọng hơn về 
mặc thiết kế cho từng lứa tuổi, đặc biệt là với 
giới trẻ đây là đối tượng quan tâm nhiều đến 
thẩm mỹ và tính hợp thời trang. 
 Các yếu tố chuẩn chủ quan và nhận thức 
kiểm soát hành vi cũng tác động không nhỏ 
đến sự sẵn lòng mua hàng của người tiêu 
dùng. Các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều 
hơn đến các yếu tố này trong việc tác động 
đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng 
thông qua các hình thức quảng bá tác động 
trực tiếp hoặc gián tiếp. Người tiêu dùng 
thông minh họ rất quan tâm đến tính rõ ràng 
và có sự so sánh về giá cả và chất lượng. Vì 
vậy mà các doanh nghiệp cũng nên thể hiện rõ 
về thành phần cấu tạo và giá cả trên các sản 
phẩm được trưng bày với đầy đủ các thông tin 
cần thiết mà người tiêu dùng quan tâm. 
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên 
dùng hàng Việt Nam” là một trong những 
yếu tố tác động người tiêu dùng Long Xuyên 
các doanh nghiệp giày Việt có thể tận dụng 
sức ảnh hưởng của cuộc vận động đánh vào 
tâm lý của người tiêu dùng. Đối với các nhà 
quản lý, cuộc vận động sau hơn 10 năm được 
thực hiện đã có những kết quả tích cực tuy 
nhiên vẫn còn những hạn chế nên chưa phát 
huy một cách sâu rộng đến hành vi của người 
tiêu dùng đặc biệt là trong ngành giày. Cần 
phát triển những hình thức hấp dẫn hơn lôi 
cuốn người tiêu dùng trẻ tham gia, có sự 
quan tâm và những chính sách thiết thực 
dành cho ngành da nói chung và giày nói 
riêng để phát huy được tiềm năng của các 
doanh nghiệp nội địa cũng như mức độ 
thường xuyên và tính kịp thời của cuộc vận 
động cần được tăng cường để phát huy tối đa 
hiệu quả mà cuộc vận động mang lại. 
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng 
nghiên cứu tiếp theo 
Trong quỹ thời gian và nguồn kinh phí 
hạn hẹp, đề tài nghiên cứu còn tồn tại những 
hạn chế và thiếu sót. Thứ nhất, mẫu được 
chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, 
phi xác suất vì vậy mà tính đại diện mẫu 
chưa cao. Các nghiên cứu sau nên mở rộng 
phạm vi nghiên cứu để mang tính phổ quát 
hơn khi nghiên cứu về sự sẵn lòng mua của 
người tiêu dùng. Bên cạnh đó có thể mở rộng 
phạm vi lớn hơn để có thể xem xét được các 
yếu tố tác động đến sự sẵn lòng mua giày 
Việt Nam chất lượng cao của người tiêu dùng 
Việt Nam nói chung. 
Thứ hai, nghiên cứu này đánh giá thang 
đo bằng phương pháp hệ số tin cậy 
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám 
phá EFA, phân tích hồi quy. Tuy nhiên hiện 
nay còn nhiều phương pháp hiện đại để đánh 
giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết 
như phương pháp phân tích nhân tố khẳng 
định CFA, phương pháp phân tích cấu trúc 
tuyến tính SEM, 
Thứ ba, mô hình nghiên cứu chỉ giải thích 
46,9% sự biến thiên của sự sẵn lòng mua 
giày Việt Nam chất lượng cao của người tiêu 
dùng Long Xuyên bị ảnh hưởng bởi các nhân 
tố “Thái độ”, “Chuẩn chủ quan”, “Nhận thức 
kiểm soát hành vi”, Cuộc vận động người 
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 
Điều này cho thấy còn nhiều yếu tố khác có 
thể tác động đến sự sẵn lòng mua giày Việt 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
36 
Nam chất lượng cao của người tiêu dùng. 
Những nghiên cứu sau có thể bổ sung thêm 
các yếu tố tác động đến ý định mua hàng của 
người tiêu dùng. 
Thứ tư, nghiên cứu này xem ảnh hưởng 
của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên 
dùng hàng Việt Nam” là một biến độc lập tác 
động trực tiếp đến sự sẵn lòng mua. Nghiên 
cứu chưa xem xét đến mối quan hệ giữa 
truyền thông với thái độ, chuẩn chủ quan và 
sự sẵn lòng mua. Những nghiên cứu tiếp theo 
có thể làm rõ mối quan hệ này trên cơ sở lý 
thuyết và sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu khác 
như PLS hoặc SEM để kiểm định mối quan 
hệ giữa các khái niệm nói trên. 
Thứ năm, nghiên cứu chỉ dừng ở việc xem 
xét ai là đối tượng ảnh hưởng đến sự sẵn lòng 
mua của người tiêu dùng và mức độ ảnh 
hưởng của nhóm tham chiếu này. Nghiên cứu 
còn chưa đi sâu vào xem xét đối tượng nào 
có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự sẵn lòng 
mua hàng của người tiêu dùng ở từng lứa 
tuổi. Vì ở những lứa tuổi khác nhau nhóm 
tham chiếu cũng sẽ có sự ảnh hưởng khác 
nhau đó có thể là bạn bè, người thân, đồng 
nghiệp, người nổi tiếng. Hy vọng những 
nghiên cứu tiếp theo có thể khắc phục những 
hạn chế này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior (Vol. 50): Academic Press, Inc. 
Ajzen, I. (2011). The theory of planned behaviour: reactions and reflections. In: Taylor & 
Francis. 
Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980). Understanding attitudes and predicting social behavior. New 
York: Prentice-Hall. 
Al-Nahdi, T. S., Habib, S. A., Bakar, A. H. A., Bahklah, M. S., Ghazzawi, O. H., & Al-Attas, 
H. A. (2015). The effect of attitude, dimensions of subjective norm, and perceived 
behavior control, on the intention to purchase real estate in saudi arabia. International 
Journal of Marketing Studies, 7(5), 120. 
Alam, S. S., & Sayuti, N. M. (2011). Applying the Theory of Planned Behavior (TPB) in halal 
food purchasing. International journal of commerce and management. 
Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường. (22/05/2019). Tổng kết 10 năm cuộc vận động ‘‘Người 
Việt Nam dùng hàng Việt Nam’’. Retrieved from https://baotainguyenmoitruong.vn/tong-
ket-10-nam-cuoc-van-dong-nguoi-viet-nam-dung-hang-viet-nam-252494.html 
Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1989). User acceptance of computer 
technology: a comparison of two theoretical models. Management Science, 35(8), 982-
1003. 
Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to 
theory and research. In Reading (Vol. 578). Mass.: Addison-Wesley. 
French, D. P., Sutton, S., Hennings, S. J., Mitchell, J., Wareham, N. J., Griffin, S., . . . 
Kinmonth, A. L. (2005). The Importance of Affective Beliefs and Attitudes in the Theory 
of Planned Behavior: Predicting Intention to Increase Physical Activity 1. Journal of 
Applied Social Psychology, 35(9), 1824-1848. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 9(01) - 2021 
37 
Gibler, K., & Nelson, S. (2003). Consumer behavior applications to real estate education. 
Journal of Real Estate Practice and Education, 6(1), 63-83. 
Gopi, M., & Ramayah, T. (2007). Applicability of theory of planned behavior in predicting 
intention to trade online. International Journal of Emerging Markets. 
Hà Ngọc Thắng, & Nguyễn Thành Độ. (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực 
tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định. 
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 32(4), 21-28. 
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2019). Multivariate Data Analysis 
(Eighth ed.). London: Pearson Education, Inc. 
Han, H., & Kim, Y. (2010). An investigation of green hotel customers’ decision formation: 
Developing an extended model of the theory of planned behavior. International Journal of 
Hospitality Management, 29(4), 659-668. 
Hạnh Châu. (28/02/2019). Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên 
dùng hàng Việt Nam”. An Giang Online. Truy cập từ https://baoangiang.com.vn/tong-ket-
10-nam-thuc-hien-cuoc-van-dong-nguoi-viet-nam-uu-tien-dung-hang-viet-nam-
a246520.html 
Hansen, T. (2008). Consumer values, the theory of planned behaviour and online grocery 
shopping. International Journal of Consumer Studies, 32(2), 128-137. 
Hồ Huy Tựu. (2007). Vận dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để giải thích động cơ của 
người tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang. Tạp chí Khoa Học Công Nghệ Thủy Sản số, 
3, 2007. 
Hoàng Dương. (8/1/2019). 'Miếng ngon' từ thị trường giày dép nội địa. Retrieved from 
https://vietnambiz.vn/mieng-ngon-tu-thi-truong-giay-dep-noi-dia-116381.htm 
Hoeksma, D. L., Gerritzen, M. A., Lokhorst, A. M., & Poortvliet, P. M. (2017). An extended 
theory of planned behavior to predict consumers' willingness to buy mobile slaughter unit 
meat. Meat science, 128, 15-23. 
Hồng Hạnh. (22/11/2019). Công đoàn Công Thương Việt Nam tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc 
vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Retrieved from 
https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/cong-%C4%91oan-cong-thuong-viet-nam-tong-
ket-10-nam-thuc-hien-cuoc-van-%C4%91ong-nguoi-viet-nam-uu-tien-dung-hang-viet-
nam--17083-16.html 
Kalafatis, S. P., Pollard, M., East, R., & Tsogas, M. H. J. J. o. c. m. (1999). Green marketing 
and Ajzen’s theory of planned behaviour: a cross‐market examination. 
Kaushik, A. K., Agrawal, A. K., & Rahman, Z. J. T. M. P. (2015). Tourist behaviour towards 
self-service hotel technology adoption: Trust and subjective norm as key antecedents. 16, 
278-289. 
Koklic, M. K., & Vida, I. (2009). A strategic household purchase: consumer house buying 
behavior. Managing Global Transitions 7(1), 75-96. 
Kotler, P., & Keller, K. L. (2015). Marketing management, global edition: Pearson Education UK. 
Lục Đan Mỹ Uyên. (2003). Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng giày dép 
sang thị trường Hoa Kỳ. (Luận văn thạc sĩ), Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 
TP. Hồ Chí Minh. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
38 
Madden, T. J., Ellen, P. S., & Ajzen, I. (1992). A comparison of the theory of planned behavior 
and the theory of reasoned action. Personality and social psychology Bulletin, 18(1), 3-9. 
Maloney, J., Lee, M.-Y., Jackson, V., & Miller-Spillman, K. A. (2014). Consumer willingness 
to purchase organic products: Application of the theory of planned behavior. Journal of 
global fashion marketing, 5(4), 308-321. 
Montano, D. E., & Kasprzyk, D. (2015). Theory of reasoned action, theory of planned 
behavior, and the integrated behavioral model. Health behavior: Theory, research and 
practice, 70(4), 231. 
Morse, J. M. (2000). Determining sample size. Qualitative Health Research, 10(1), 3-5. 
Neergaard, H., & Ulhøi, J. P. (2007). Handbook of qualitative research methods in 
entrepreneurship: Edward Elgar Publishing. 
Nguyễn Đình Thọ. (2013). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. 
Nhà xuất bản tài chính. 
Nguyễn Thị Như Minh. (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua: Trường hợp sản phẩm 
giày của công ty giày BQ. (Thạc sĩ), Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 
Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương, & Đường Thị Liên Hà. (2014). Hành vi người tiêu 
dùng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tài chính. 
Papasolomou, I., & Melanthiou, Y. (2012). Social media: Marketing public relations’ new best 
friend. Journal of Promotion Management, 18(3), 319-328. 
Phạm Thị Mỹ Vân. (2017). Nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm giày 
dép nội của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Thạc sĩ), Trường Đại học Kinh 
tế Tp. Hồ Chí Minh, 
Salehudin, I. (2016). 100% Love Indonesia: Role of Government Campaign to Promote Local 
Products in Indonesia. Asean Marketing Journal, 8(1), 1-17. 
Schniederjans, D. G., & Starkey, C. M. (2014). Intention and willingness to pay for green 
freight transportation: An empirical examination. Transportation Research Part D: 
Transport and Environment, 31, 116-125. 
Summers, T. A., Belleau, B. D., & Xu, Y. (2006). Predicting purchase intention of a 
controversial luxury apparel product. Journal of Fashion Marketing and Management: An 
International Journal. 
Tabachnick, B. G., & Fidell, L. (2007). Using Multivariate Statistics. United States of America: 
Pearson Education. Inc. 
Thy Thảo. (02/08/2019). 10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: 
Từ chuyển biến nhận thức đến thúc đẩy hành động. Retrieved from 
hang-viet-nam-tu-chuyen-bien-nhan-thuc-den-thuc-day-hanh-dong-64302.htm?print=print 
Tonglet, M., Phillips, P. S., & Read, A. D. (2004). Using the Theory of Planned Behaviour to 
investigate the determinants of recycling behaviour: a case study from Brixworth, UK. 
Resources, conservation and recycling, 41(3), 191-214. 
Trần Văn Thọ. (2000). Một số Giải Pháp Đẩy Mạnh thâm nhập Thị Trường Tăng Cường xuất 
khẩu Hàng Giày Dép ở TP. Hồ Chí Minh. (Luận văn thạc sĩ), Trường Đại học Kinh tế TP. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 9(01) - 2021 
39 
Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. Retrieved from 
VTV News. (17/8/2018). Giày Việt tìm bước đi mới trên thị trường nội địa. Retrieved from 
https://vtv.vn/kinh-te/giay-viet-tim-buoc-di-moi-tren-thi-truong-noi-dia-
20180817103054567.htm 
Vũ Thị Hạnh. (2017). Xuất khẩu giày dép của Việt Nam và một số khuyến nghị. Tạp chí Quản 
lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International Economics and Management), 100(Số 100), 
1-17. 
Zhao, W., & Othman, M. N. (2011). Predicting and explaining complaint intention and 
behaviour of Malaysian consumers: an application of the planned behaviour theory. In 
International Marketing: Emerald Group Publishing Limited. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cuoc_van_dong_nguoi_viet_nam_uu_tien_dung_hang.pdf