Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu này tổng kết lý thuyết, phân tích cấu trúc của khái niệm ác cảm tiêu dùng và đề xuất hướng nghiên cứu về ác cảm tiêu dùng tại Việt Nam. Các nghiên cứu được chọn là các bài nghiên cứu đã được bình duyệt trong các cơ sở dữ liệu điện tử ProQuest, Sciendirect, Springer được công bố trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2019. Tổng kết được trình bày theo năm phân nhóm bao gồm: cấu trúc khái niệm, phân loại ác cảm, bối cảnh nghiên cứu, đo lường và đánh giá khái niệm ác cảm tiêu dùng. Tổng kết này cho thấy có hai mô hình có thể được dùng để đo lường ác cảm tiêu dùng; cần nghiên cứu xem dạng cấu trúc nào của khái niệm ác cảm là có giá trị cao hơn. Ác cảm tiêu dùng có thể bao gồm một hoặc vài thành phần sau: chiến tranh, quân sự, chính trị, kinh tế, tôn giáo, lịch sử và cá nhân. Ác cảm tiêu dùng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự sẵn lòng mua. Một số hướng nghiên cứu được đề xuất thực hiện trong bối cảnh của Việt Nam

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang xuanhieu 6920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam

Ác cảm tiêu dùng: Tổng kết lý thuyết và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam
 ánh – nhưng cấu trúc chi tiết chưa nhất quán (có thể đơn hướng hay đa hướng, bậc I 
hay bậc II, xem Hình 3). Điều này – như Riefler and Diamantopoulos [25] đã chỉ ra – bộc lộ sự không tương 
hợp giữa cấu trúc và định nghĩa lý thuyết. Ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu chỉ ra sự phù hơn của cấu trúc 
đo lường nào: phản ánh hay tạo sinh. Vậy, câu hỏi nghiên cứu thứ nhất đặt ra là, dạng cấu trúc nào của 
khái niệm ác cảm là có giá trị cao hơn. Cần nghiên cứu thêm về dạng cấu trúc của khái niệm với mục tiêu 
là xác định dạng cấu trúc phù hợp để đo lường khái niệm ác tiêu dùng. 
Các nghiên cứu trước đây tập trung vào ác cảm mà chưa đặt ra vấn đề thiện cảm. Trên thực tế, một 
quốc gia không chỉ có xung đột, bất đồng, mâu thuẫn mà còn có thể có hợp tác, cộng tác, liên minh, tương 
trợ với một quốc gia khác. Cảm xúc tích cực, nếu có, có thể được gọi là thiện cảm hay quan hệ thân thiện 
(amity). Kết quả tra cứu trên Google Scholar với từ khóa “consumer amity” và “amity” cho thấy có ít nghiên 
cứu về khái niệm này trong lĩnh vực kinh doanh, Marketing. Đơn cử nghiên cứu của Ouellet (2006) [48] 
nghiên cứu sự ảnh hưởng của thiện cảm quốc gia, một thái độ tích cực của người tiêu dùng đối với quốc 
gia mục tiêu, ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngoại tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, Langbein and Bess (2002) [49] 
136 ÁC CẢM TIÊU DÙNG: TỔNG KẾT LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG 
 NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
sử dụng thuật ngữ amity để diễn tả mối quan hệ thân thiện tích cực giữa các nhóm học sinh trong trường 
học. Vậy, câu hỏi nghiên cứu thứ hai là, các sự kiện quân sự, chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế có liên 
quan đến một quốc gia mục tiêu có thể tạo ra thiện cảm của người tiêu dùng với quốc gia đó hay không. 
Thậm chí, một hiện tượng rất phổ biến trong quan hệ quốc tế là, hai quốc gia có thể vừa cộng tác vừa tranh 
chấp. Khi đó, cảm xúc của người tiêu dùng đối với quốc gia mục tiêu sẽ như thế nào, đó là câu hỏi nghiên 
cứu thứ ba. Các nghiên cứu tiếp theo có thể nhắm đến mục tiêu đo lường, đánh giá tình cảm, thiện cảm 
và/hoặc ác cảm, đối với một quốc gia và sự ảnh hưởng của tình cảm đến quyết định mua hàng của người 
tiêu dùng. 
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có nhiều cuộc chiến tranh, đấu tranh vũ trang, chịu sự chiếm 
đóng của nhiều nước như Trung Quốc, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc nhưng cũng có mối quan hệ hợp 
tác, nhận viện trợ kinh tế hoặc quân sự với các quốc gia này. Các nghiên cứu về ác cảm trong hành vi tiêu 
dùng ở Việt Nam gần như chưa có. Vậy, câu hỏi nghiên cứu thứ tư là, người Việt Nam có ác cảm với quốc 
gia nào, tại sao, mức độ bao nhiêu và có ảnh hưởng đến thái độ đối với hàng hóa quốc gia đó hay không. 
Các nghiên cứu về ác cảm tiêu dùng của người Việt sẽ làm rõ những đặc điểm của người tiêu dùng Việt 
trên phương diện tình cảm đối với một số quốc gia mục tiêu và phân tích sự ảnh hưởng của tình cảm đối 
với một quốc gia đến quyết định mua hàng của quốc gia đó. 
Nghiên cứu của Jiménez and San Martín (2010) [39] cho thấy ác cảm làm tăng tính vị chủng. Chủ 
nghĩa thế giới có tác động tích cực đến thái độ đối với hàng hóa và ý định mua hàng ngoại [46]. Riefler and 
Diamantopoulos (2007) [25] cho rằng chủ nghĩa thế giới làm suy yếu tính vị chủng. Lịch sử chống ngoại 
xâm của Việt Nam khiến người Việt đoàn kết, giàu lòng yêu nước và tự hào dân tộc [50]. Việt Nam giành 
được độc lập từ năm 1945 và thống nhất đất nước từ 1975; kinh tế xã hội Việt Nam và thế giới có nhiều 
thay đổi manh mẽ trong những thập niên gần đây, đặc biệt là sự toàn cầu hóa. Trước những thay đổi như 
vậy, câu hỏi thứ năm được đặt ra là, mức độ ủng hộ chủ nghĩa thế giới, sự vị chủng và ác cảm tiêu dùng 
của người Việt với một số quốc gia trên thế giới của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi như thế nào qua 
các thế hệ. Những nghiên cứu tiếp theo có thể chọn mục tiêu phân tích sự khác biệt giữa các nhóm người 
tiêu dùng theo độ tuổi về mức độ ủng hộ chủ nghĩa thế giới, sự vị chủng và ác cảm tiêu dùng. 
Ngoài ra, theo đề xuất của Shoham, et al. (2016) [26], cần kiểm tra tác động tổng hợp của các yếu tố 
ác cảm và sự vị chủng đến các biến marketing như đánh giá chất lượng sản phẩm, sự sẵn lòng mua và thực 
mua của người tiêu dùng. Kết quả tổng lược của các tác giả này cho thấy sự ảnh hưởng chung của ác cảm 
và sự vị chủng đến sự sẵn lòng mua mạnh hơn (tương ứng là -0,29 và -0,34). Trong khi đó, nếu xem xét 
riêng lẻ, sự tác động của từng yếu tố đến sự sẵn lòng mua tương ứng là -0,23 và -0,30. Bên cạnh đó, chủ 
nghĩa thế giới cũng có tác động đến ý định mua hàng ngoại [46]. Từ đó câu hỏi thứ sáu được đặt ra là, chủ 
nghĩa thế giới, sự vị chủng và ác cảm của người tiêu dùng tác động như thế nào (theo mô hình nào) đến 
các biến marketing (thẩm định hàng hóa, sự sẵn lòng mua và thực mua của người tiêu dùng). Cần có thêm 
những nghiên cứu với mục tiêu xác định mô hình phù hợp đánh giá tác động của chủ nghĩa thế giới, sự vị 
chủng và ác cảm của người tiêu dùng đến các biến marketing. 
 ÁC CẢM TIÊU DÙNG: TỔNG KẾT LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG 137 
 NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
Hình 3: Mô hình kiểm định ác cảm dạng phản ánh và tạo sinh theo Riefler and Diamantopoulos (2007) [25] 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] J. A. Frankel, "Globalization of the Economy," National Bureau of Economic Research, Working Paper No. 
78582000, Available: https://www.nber.org/papers/w7858.pdf. 
[2] K. E. Bang and T. Markeset, "Identifying the drivers of economic globalization and the effects on companies’ 
competitive situation," in IFIP International Conference on Advances in Production Management Systems, 
2011, pp. 233-241: Springer. 
[3] N. H. J. Torres and S. S. M. Gutiérrez, "The purchase of foreign products: the role of firm’s country-of-origin 
reputation, consumer ethnocentrism, animosity and trust," Tendencias en Dirección de Empresas, 13/07. 
Consultado el 19 de mayo de 2010, desde, Available:  
138 ÁC CẢM TIÊU DÙNG: TỔNG KẾT LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG 
 NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
[4] J. G. Klein, R. Ettenson, and M. D. Morris, "The Animosity Model of Foreign Product Purchase: An Empirical 
Test in the People's Republic of China," The Journal of Marketing, vol. 62, no. 1, pp. 89-100, 1998. 
[5] G. E. Nakos and Y. A. Hajidimitriou, "The Impact of National Animosity on Consumer Purchases: The 
Modifying Factor of Personal Characteristics," Journal of International Consumer Marketing, vol. 19, no. 3, 
pp. 53-72, 2007. 
[6] C. A. Russell and D. W. Russell, "Guilty by stereotypic association: Country animosity and brand prejudice 
and discrimination," Marketing Letters, vol. 21, no. 4, pp. 413-425, 2010. 
[7] P. W. J. Verlegh and J.-B. E. M. Steenkamp, "A review and meta-analysis of country-of-origin research," 
Journal of Economic Psychology, vol. 20, no. 5, pp. 521–546, 1999. 
[8] R. Pappu, P. G. Quester, and R. W. Cooksey, "Country image and consumer-based brand equity: relationships 
and implications for international marketing," Journal of International Business Studies, vol. 38, no. 5, pp. 726-
745, 2007. 
[9] Danh Văn, "Trung Quốc tẩy chay hàng Pháp (theo BusinessWeek và Newsweek)," in Thời báo Kinh tế Sài 
Gòn, ed. Thành phố Hồ Chí Minh, 2008. 
[10] Phương Thanh. (2003). Phong trào tẩy chay hàng Hoa Kỳ lan rộng (theo Reuters). Available: 
[11] Lê Thị Hồng Loan. (2016). Tại sao người Ấn Độ muốn tẩy chay hàng Trung Quốc? Available: 
[12] Linh Nguyễn. (2016). Người dân Ấn Độ đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc. Available: 
dan-an-do-dong-loat-tay-chay-hang-trung-quoc-20161011111209986rf20161011111209986.htm 
[13] An Huy. (2017). Doanh nghiệp Hàn Quốc khốn đốn vì bị Trung Quốc tẩy chay. Available: 
20170821051228846.htm 
[14] Minh Khuê. (2018). Người tiêu dùng Canada 'tẩy chay' hàng hóa Mỹ để phản đối Tổng thống Trump. Available: 
20180504224208229.htm 
[15] Trung Mến. (2018). Cộng đồng mạng Trung Quốc bắt đầu kêu gọi tẩy chay hàng Mỹ. Available: 
https://bizlive.vn/the-gioi/cong-dong-mang-trung-quoc-bat-dau-keu-goi-tay-chay-hang-my-3443757.html 
[16] Thống kê Hải quan. (2018). Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 
2017. Available:  
[17] Nguyễn Tài Tiến. (2012). Siêu thị chê hoa quả nội. Available: 
noi 
[18] Quang Thuần, "Khốc liệt thị trường cà phê," in Thanh Niên, ed, 2012. 
[19] Thành Vinh, "Đồ chơi trẻ em: Bao giờ hàng nội “lên ngôi”?," in Thời báo Doanh nhân, ed, 2012. 
[20] Việt Hoàng, "Bánh kẹo Tết Nhâm Thìn: Hàng nội chiếm thị phần áp đảo VietNamNet," in Vietnamnet, ed, 
2012. 
[21] Võ Thị Quý and Cao Quốc Việt, "Kết hợp phương pháp netnography và lý thuyết nền (grounded theory) trong 
nghiên cứu định tính để khám phá mô hình hành vi tẩy chay của người tiêu dùng," Tạp chí Phát triển Khoa học 
và Công nghệ, vol. 18, no. 4Q, pp. 16-24, 2015. 
[22] Đặng Thị Kim Thoa, "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng mua hàng may mặc nội địa của 
người tiêu dùng Việt Nam ở các thành phố," Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Thành phố 
Hà Nội, 2017. 
[23] K. Jung, S. H. Ang, S. M. Leong, S. J. Tan, C. Pornpitakpan, and A. K. Kau, "A Typology of Animosity and 
its Cross-National Validation," Journal of Cross-Cultural Psychology, vol. 33, no. 6, pp. 525-539, 2002. 
 ÁC CẢM TIÊU DÙNG: TỔNG KẾT LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG 139 
 NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
[24] S. H. Ang, K. Jung, A. K. Kau, S. M. Leong, C. Pornpitakpan, and e. J. Tan, "Animosity towards economic 
giants: what the little guys think," The Journal of Consumer Marketing, vol. 21, no. 2/3, pp. 190-207. , 2004. 
[25] P. Riefler and A. Diamantopoulos, "Consumer animosity: a literature review and a reconsideration of its 
measurement," International Marketing Review, vol. 24, no. 1, pp. 87-119, 2007. 
[26] A. Shoham, Y. Gavish, and G. M. Rose, "Consequences of consumer animosity: A meta-analytic integration," 
Journal of International Consumer Marketing, vol. 28, no. 3, pp. 185-200, 2016. 
[27] J. G. Klein, "Us versus them, or us versus everyone? Delineating consumer aversion to foreign goods," Journal 
of International Business Studies, vol. 33, no. 2, pp. 345-363, 2002. 
[28] J. G. Klein and R. Ettenson, "Consumer animosity and consumer ethnocentrism: An analysis of unique 
antecedents," Journal of International Consumer Marketing, vol. 11, no. 4, pp. 5-24., 1999. 
[29] R. Ettenson and J. G. Klein, "The fallout from French nuclear testing in the South Pacific: A longitudinal study 
of consumer boycotts," International Marketing Review, vol. 22, no. 2, pp. 199-224, 2005. 
[30] R. Lee, K. T. Lee, and J. Li, "A memory theory perspective of consumer ethnocentrism and animosity," 
European Journal of Marketing, vol. 51, no. 7/8, pp. 1266-1285, 2017. 
[31] S. Sharma, T. A. Shimp, and J. Shin, "Consumer Ethnocentrism: A Test of Antecedents and Moderators," 
Journal of the Academy of Marketing Science, vol. 23, no. 1, pp. 26-37, 1995. 
[32] V. Marinković, "Effects of the Republic of Serbia's citizens' patriotism and animosity towards the European 
Union on consumer ethnocentrism," Ekonomski horizonti, vol. 19, no. 1, pp. 3-15, 2017. 
[33] S. M. Leong et al., "Understanding consumer animosity in an international crisis: nature, antecedents,and 
consequences," Journal of International Business Studies, vol. 39, pp. 996–1009, 2008. 
[34] J. P. Little, E. Little, and K. C. Cox, "U.S. Consumer Animosity Towards Vietnam: A Comparison Of 
Generations," Journal of Applied Business Research, vol. 25, no. 6, pp. 13-22, 2009. 
[35] M. Rose, G. Rose, and A. Shoham, "The impact of consumer animosity on attitudes towards foreign goods: a 
study of Jewish and Arab Israelis," The Journal of Consumer Marketing, vol. 26, no. 5, pp. 330-339, 2009. 
[36] Y.-A. Huang, I. Phau, and C. Lin, "Consumer animosity, economic hardship, and normative influence: How 
do they affect consumers' purchase intention?," European Journal of Marketing, vol. 44, no. 7/8, pp. 909-937, 
2010. 
[37] A. A. Maher, P. Clark, and A. Maher, "International consumer admiration and the persistence of animosity," 
The Journal of Consumer Marketing, vol. 27, no. 5, pp. 414-424. , 2010. 
[38] A. A. Maher and S. Mady, "Animosity, subjective norms, and anticipated emotions during an international 
crisis," International Marketing Review, vol. 27, no. 6, pp. 630-651, 2010. 
[39] N. H. Jiménez and S. San Martín, "The role of country-of-origin, ethnocentrism and animosity in promoting 
consumer trust. The moderating role of familiarity," International Business Review, vol. 19, no. 1, pp. 34-45, 
2010. 
[40] S. Hoffmann, R. Mai, and M. Smirnova, "Development and validation of a cross-nationally stable scale of 
consumer animosity," Journal of Marketing Theory and Practice, vol. 19, no. 2, pp. 235-252, 2011. 
[41] C. W. Richardson, "Consumer Demographics as Antecedents in the Animosity Model of Foreign Product 
Purchase," International Journal of Business and Social Science, vol. 3, no. 4, pp. 13-21, 2012. 
[42] C. M. Harmeling, P. Magnusson, and N. Singh, "Beyond anger: A deeper look at consumer animosity," Journal 
of International Business Studies, vol. 46, no. 6, pp. 676-693, 2015. 
[43] C.-M. Fong, C.-L. Lee, and Y. Du, "Consumer animosity and foreign direct investment: An investigation of 
consumer responses," International Business Review, vol. 24, no. 1, pp. 23-32, 2015. 
[44] J. E. Park and S.-J. Yoon, "Antecedents of consumer animosity and the role of product involvement on purchase 
intentions," American Journal of Business, vol. 32, no. 1, pp. 42-57, 2017. 
140 ÁC CẢM TIÊU DÙNG: TỔNG KẾT LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG 
 NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
[45] S. Campo and M. D. Alvarez, "Consumer Animosity and Affective Country Image," in Co-Creation and Well-
Being in TourismCham: Springer, 2017, pp. 119-131. 
[46] A. Muposhi, M. Dhurup, and R. M. Shamhuyenhanzva, "Underlying correlates of consumers’ attitudes towards 
Chinese apparel and relationship with purchase intention in South Africa," TD: The Journal for 
Transdisciplinary Research in Southern Africa, vol. 14, no. 1, pp. 1-10, 2018. 
[47] P. Antonetti, D. Manika, and C. Katsikeas, "Why consumer animosity reduces product quality perceptions: 
The role of extreme emotions in international crises," International Business Review, 2019. 
[48] J.-F. Ouellet, "The Consumer Amity Influence on Foreign Product Purchase in the US," ACR Asia-Pacific 
Advances, 2006. 
[49] L. Langbein and R. Bess, "Sports in school: Source of amity or antipathy?," Social Science Quarterly, vol. 83, 
no. 2, pp. 436-454, 2002. 
[50] Lê Huy Tuynh. (2018) Đặc trưng giá trị văn hóa giữ nước truyền thống Việt Nam. Văn hóa Nghệ thuật. 
Ngày nhận bài: 20/08/2019 
Ngày chấp nhận đăng: 28/11/2019 

File đính kèm:

  • pdfac_cam_tieu_dung_tong_ket_ly_thuyet_va_dinh_huong_nghien_cuu.pdf