64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời

1.NÓI CHO TÔI BIẾT THÔNG TIN VỀ BẠN?

Các bước để trả lời câu hỏi phỏng vấn:

Bước 1: Bạn có thể giới thiệu ngắn gọn về bản thân như sau:

Ví dụ, bạn có thể nói: Tôi là Nguyễn Mạnh Việt. Tôi tốt nghiệp cử nhân kinh doanh

trường đại học Kinh tế quốc dân. Sau 5 năm làm Giám đốc kinh doanh, tôi đã tích lũy

được nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo, quản lý và thúc đẩy nhân viên để đạt được

mục tiêu của công ty.

Bước 2: Chia sẻ về kinh nghiệm mà bạn có được ở vị trí gần đây nhất.

Bạn hãy trình bày kinh nghiệm mà bạn có được khi làm việc trong 2-3 công ty gần đây

nhất và những kinh nghiệm đó có ích gì cho công việc mới của bạn.

Ví dụ: Tôi hiện là Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Bắc của Công ty ABC. Với kinh

nghiệm tích lũy được từ các khóa huấn luyện, tôi đã triển khai nhiều chiến dịch kinh

doanh, phát triển được hệ thống khách hàng mới và duy trì các khách hàng hiện tại. Sau 6

tháng, tôi đã chiếm lĩnh được thị trường và đẩy doanh thu tăng 37%.

Bước 3: Trình bày những tố chất có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng

Đừng bao giờ nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ tự tìm xem bạn có tố chất gì phù hợp với công

việc của họ, bạn hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn có tố chất gì mà họ đang mong đợi.

Bước 4: Phỏng vấn nhà tuyển dụng

Bạn sẽ có thể “kiểm soát” buổi phỏng vấn và thu thập thêm thông tin về Công ty mình

đang muốn làm việc nếu biết cách đặt ra các câu hỏi thể hiện được sự thông minh, có

chiều sâu kiến thức. Với cách này, bạn có thể giảm bớt căng thẳng khi tham gia phỏng

vấn và khiến nhà tuyển dụng phải “vị nể” và đánh giá đúng vị thế của bạn.

Một số mẹo khi trả lời câu hỏi:

Mẹo số 1: Cơ sở tham chiếu thông tin

Khi bạn trình bày các thông tin về mình, đừng quên đưa ra các thông tin làm cơ sở tham

chiếu để nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu thêm về bạn.

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời trang 1

Trang 1

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời trang 2

Trang 2

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời trang 3

Trang 3

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời trang 4

Trang 4

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời trang 5

Trang 5

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời trang 6

Trang 6

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời trang 7

Trang 7

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời trang 8

Trang 8

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời trang 9

Trang 9

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 33 trang duykhanh 11460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời

64 câu hỏi phỏng vấn và trả lời
 
MBA. Nguyễn Thanh Khiết 
Business Consultant 
Email: mba.nguyenthanhkhiet@gmail.com 
Facebook: Nguyễn Khiết (Victor Zuro) 
TRI THỨC LÀ CỦA TOÀN NHÂN LOẠI, SẴN SÀNG CHIA SẺ NHỮNG 
ĐIỀU CÓ ÍCH VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 
50. BẠN HÃY MÔ TẢ VỀ PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA BẠN? 
a.Mẹo trả lời 
Nếu trong cuộc phỏng vấn có câu hỏi này thì đây sẽ là cơ hội cho bạn để gây ấn tượng 
với nhà tuyển dụng. Phong cách làm việc của bạn rất quan trọng đối với bất kỳ doanh 
nghiệp nào và bạn hãy luôn nghĩ rằng sẽ có câu hỏi đó trong cuộc phỏng vấn. Do đó, hãy 
nhớ rằng phải kiểm tra điều đó vì nó sẽ không ảnh hưởng tốt hay xấu với bạn và gây ấn 
tượng với nhà tuyển dụng bằng những kỹ năng và phẩm chất của bạn. 
b.Câu trả lời mẫu 
• “Khi tôi làm việc, tôi tập trung hết sức vào công việc. Nhờ vào điều này mà tôi có thể 
hoàn thành công việc nhanh và hiệu quả.” 
• “Tôi rất cẩn thận, và thường xuyên ghi chép các công việc cần làm do đó tôi có thể 
kiểm tra kết quả bất kỳ lúc nào và tránh việc lặp lại việc gì đó. Hơn nữa, tôi có thể kiểm 
tra sai sót và sửa chữa khi cần thiết.” 
51. HÃY MÔ TẢ MỘT CÔNG VIỆC TIÊU BIỂU BẠN HAY LÀM TRONG TUẦN: 
Bí quyết trả lời/ Câu trả lời mẫu: 
Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn nhìn thấy cái nhìn tổng quát về bạn 
và cách thức bạn làm việc ở nơi làm việc. Do đó, sẽ hữu ích nếu bạn đưa ra một số kinh 
nghiệm đã đề cập trong sơ yếu lí lịch và liên quan đến công việc hiện tại. 
Bạn có thể nói về điều đã xảy ra với hành động hoặc kỹ năng của bản thân tại nơi làm 
việc, như việc bạn có thể giao tiếp tốt với các đồng nghiệp ở công ty cũ như thế nào, sự 
tập trung của bạn vào công việc. 
52. ĐIỂM MẠNH NHẤT CỦA BẢN THÂN BẠN CÓ THỂ GIÚP BẠN HOÀN 
THÀNH CÔNG VIỆC LÀ GÌ? 
a.Bí quyết trả lời: 
Bạn nên liệt kê sẵn các điểm mạnh của bản thân, tìm ra câu trả lời thích hợp và hiệu quả 
nhất trước khi bạn tham gia phỏng vấn. Dưới đây là một số câu trả lời mẫu sẽ giúp ích 
cho bạn: 
b.Câu trả lời mẫu: 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 
MBA. Nguyễn Thanh Khiết 
Business Consultant 
Email: mba.nguyenthanhkhiet@gmail.com 
Facebook: Nguyễn Khiết (Victor Zuro) 
TRI THỨC LÀ CỦA TOÀN NHÂN LOẠI, SẴN SÀNG CHIA SẺ NHỮNG 
ĐIỀU CÓ ÍCH VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 
• “Tôi có thể làm việc hiệu quả với nhiều người, học hỏi từ họ và chia sẻ ý tưởng với họ. 
Tôi có thể giao tiếp tốt với mọi người trong nhóm. Tôi nghĩ đó là điểm mạnh nhất của 
tôi.” 
• “Tôi là một người rất tập trung. Trong khi làm việc, tôi làm việc chăm chỉ, tập trung cao 
độ và thường đạt kết quả cao trong công việc. Đó là điểm mạnh nhất của tôi.” 
53. BẠN LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU ĐẶT RA: 
a.Bí quyết trả lời: 
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết bạn có lên kế hoạch để thực hiện mục tiêu trong 
tương lai hay không và bạn làm gì để đạt được mục tiêu đó. Để trả lời lại câu hỏi này bạn 
có thể tham khảo câu trả lời dưới đây: 
b.Câu trả lời mẫu 
• “Tôi viết ra những mục tiêu và lên kế hoạch chi tiết. Nghĩa là tôi tạo ra những điều tôi 
thực sự muốn, và chúng đã được tôi suy nghĩ thông suốt. Sau đó tôi từng bước thực hiện 
những mục tiêu trong khung thời gian nhất định và cố gắng hoàn thành chúng cho đúng 
thời hạn.” 
• “Tôi yêu công việc của mình, tôi mong muốn mang lại giá trị gì từ công việc của mình, 
và tôi yêu mến chính bản thân mình và những người xung quanh. Những mục tiêu tôi đạt 
được phần lớn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ sống của chính tôi. Chính thái độ sống tích 
cực và lạc quan đã mang lại cho tôi sự thành công trong công việc.” 
54. ANH CÓ SẴN SÀNG ĐI CÔNG TÁC KHÔNG? 
a.Gợi ý trả lời: 
Khi đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem thái độ của bạn và gia đình bạn đối với 
công việc. Vì khi công việc cần, dù muốn hay không thì bạn vẫn phải đi công tác, chỉ là 
mật độ có thường xuyên hay không thôi. Và tất nhiên bạn hoàn toàn có thể trả lời là 
không nếu bạn không muốn đi công tác. 
b.Câu trả lời mẫu: 
“Nếu công việc yêu cầu, tôi luôn sẵn sàng đi công tác. Tôi rất may mắn khi luôn nhận 
được sự ủng hộ của gia đình đối với công việc của mình”. 
55. ANH CÓ THỂ ĐÓNG GÓP GÌ CHO CÔNG TY? 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 
MBA. Nguyễn Thanh Khiết 
Business Consultant 
Email: mba.nguyenthanhkhiet@gmail.com 
Facebook: Nguyễn Khiết (Victor Zuro) 
TRI THỨC LÀ CỦA TOÀN NHÂN LOẠI, SẴN SÀNG CHIA SẺ NHỮNG 
ĐIỀU CÓ ÍCH VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 
a.Gợi ý trả lời: 
Đây là một câu hỏi phỏng vấn đặc biệt vì người phỏng vấn muốn biết khả năng của bạn 
tới đâu. 
Đưa ra các ví dụ cụ thể về những thành tựu mà bạn đã đạt được trong công việc trước kia 
là cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này. Bằng cách này, bạn nên thể hiện cho người phỏng 
vấn thấy rằng bạn mong muốn đảm nhiệm vị trí này bằng nỗ lực tốt nhất của mình. 
Bạn cũng nên mô tả về các ví dụ cụ thể về giá trị bạn mang lại khi làm việc ở các vị trí 
khác nhau mà bạn đã đảm nhận. Bạn đã làm gì để đạt được mục tiêu của mình, và bạn tận 
dụng các khả năng của mình để làm việc như thế nào. Bạn phải chứng minh bạn có đủ tự 
đáp ứng được những thách thức của công việc mới đang chờ đón bạn. Ngoài phần mô tả 
những giá trị bạn sẽ tạo ra, đừng quên nói bề dày kinh nghiệm sâu sắc mà bạn có nhé. 
b.Mẫu trả lời: 
• “Tôi là một người làm việc chăm chỉ và đã tích lũy được vốn kinh nghiệm để thực hiện 
các nhiệm vụ một cách hiệu quả” 
• “Tôi tự tin rằng tôi sẽ đóng góp các kỹ năng và năng lực của mình cho sự phát triển của 
công ty.” 
• “Tôi có một kinh nghiệm vững vàng và hiểu biết toàn diện, đáp ứng được toàn bộ các 
nhiệm vụ mà tôi sẽ chịu trách nhiệm.” 
56. CÁCH THÁCH THỨC MÀ ANH ĐANG MONG CHỜ LÀ GÌ? 
a.Gợi ý trả lời/trả lời mẫu: 
Nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên câu hỏi này nhằm mục đích xác định xem họ đang 
tìm kiếm gì ở công việc tiếp theo và liệu họ có phù hợp với vị trí đang được tuyển hay 
không. 
Là một ứng viên, bạn chọn trả lời câu hỏi này bằng cách nào? Cách tốt nhất để trả lời câu 
hỏi về những thách thức bạn đang tìm kiếm là bạn sẽ sử dụng các kỹ năng và kinh 
nghiệm của mình để đón chờ và sẵn sàng trước những thách thức trong công việc sắp tới 
như thế nào. 
Ngoài ra, bạn cần chứng minh động lực, sự hăng hái và sẵn sàng đối mặt với thách thức 
của mình. Khả năng, sự linh hoạt và kỹ năng là những yếu tố cốt yếu để bạn đáp ứng và 
xử lý một công việc thách thức một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên nói với nhà 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 
MBA. Nguyễn Thanh Khiết 
Business Consultant 
Email: mba.nguyenthanhkhiet@gmail.com 
Facebook: Nguyễn Khiết (Victor Zuro) 
TRI THỨC LÀ CỦA TOÀN NHÂN LOẠI, SẴN SÀNG CHIA SẺ NHỮNG 
ĐIỀU CÓ ÍCH VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 
tuyển dụng về các kinh nghiệm cụ thể khi phải đối mặt với những thách thức và xử lý 
chúng trong quá khứ. 
b.Câu trả lời mẫu 
“Những nhiệm vụ hay công việc mới thường mang tính thách thức cao. Vì vậy, tôi bao 
giờ cũng muốn cố gắng hoàn thành tốt để khẳng định bản thân bằng cách mở rộng kiến 
thức và khả năng. Vượt qua được những thách như vậy sẽ giúp tôi cảm thấy mình thật sự 
thành công”. 
57. ĐIỀU GÌ KHIẾN BẠN HỨNG THÚ VỚI CÔNG VIỆC NÀY? 
Gợi ý trả lời/trả lời mẫu: 
Bạn cần trả lời câu hỏi này sao cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn hiểu công việc mà bạn 
đang ứng tuyển và tỏ ra thích thú với nó. Bên cạnh đó, bạn nên chứng minh các kỹ năng 
và kinh nghiệm của bạn mà sẽ cần thiết để thực hiện công việc và tạo ra động lực và sự 
hứng thú của bạn. 
Giả sử rằng bạn đang tham dự một buổi phỏng vấn vị trí Giám đốc Nhân sự, nhiệm vụ 
chính là tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Để trả lời, bạn cần mô tả kinh nghiệm và kỹ 
năng của mình và khả năng đảm đương các nhiệm vụ này như thế nào. Và đưa ra lý do tại 
sao bạn thích thú với việc phát triển khả năng của mình trong lĩnh vực quản lý nguồn 
nhân lực từ trước tới nay. 
Một ví dụ khác, để trả lời câu hỏi này khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nhận vị trí lập trình 
viên hoặc phân tích viên, bạn phải biết các đặc điểm chính của công việc này là gì. Có thể 
yếu tố công nghệ và lập trình là rất quan trọng và không thể thiếu trong công việc này. Vì 
thế, câu trả lời của bạn cần thể hiện bạn thích thú với việc tìm hiểu công nghệ mới và 
kinh nghiệm của bạn trong việc lập trình cả hai ứng dụng mới. Đừng quên nhắc tới kỹ 
năng xử lý tình huống của bạn nhé. 
58. AI LÀ NGƯỜI CHỦ TỐT NHẤT CỦA ANH? 
a.Gợi ý trả lời/trả lời mẫu: 
Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có đổ lỗi hay đánh giá xấu về người sếp trước kia hay 
không bằng cách hỏi câu hỏi “Ai là người sếp tốt nhất của bạn và ai là người tệ nhất?” 
b.Câu trả lời tốt nhất: 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 
MBA. Nguyễn Thanh Khiết 
Business Consultant 
Email: mba.nguyenthanhkhiet@gmail.com 
Facebook: Nguyễn Khiết (Victor Zuro) 
TRI THỨC LÀ CỦA TOÀN NHÂN LOẠI, SẴN SÀNG CHIA SẺ NHỮNG 
ĐIỀU CÓ ÍCH VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 
• “Mỗi người sếp mà tôi làm việc cho đều dạy cho tôi một bài học hay. Biết làm gì từ lời 
khuyên của những người tốt và biết làm gì với những trường hợp thách thức.” 
• “Ngay từ khi bắt đầu công việc của mình, sếp cũ của tôi đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất 
nhiều. Đến giờ chúng tôi vẫn còn giữ liên lạc. Thực sự mà nói, tôi đều học hỏi được một 
điều gì đó từ mỗi người sếp mà tôi từng làm việc cùng.” 
59. ANH KỲ VỌNG GÌ TỪ NGƯỜI GIÁM SÁT MÌNH? 
Câu trả lời mẫu: 
• “Tôi muốn làm việc với người quản lý luôn ủng hộ và biết cách thúc đẩy nhân viên làm 
việc tốt hơn, tích cực giúp đỡ họ, trở thành một tấm gương sáng cũng như điều chỉnh 
phong cách của mình phù hợp với từng nhân viên.” 
• “Trong công việc trước đây của tôi, người quản lý không thể hiện sự thiên vị của mình 
và họ hiểu nhu cầu của nhân viên cũng như thế mạnh của họ. Chắc chắn là phải mất 
nhiều thời gian để hiểu được những điều này, nhưng thực sự tôi muốn người quản lý của 
mình hiểu tôi theo cách đó” 
60. Thành tích lớn nhất ở vị trí này mà bạn từng đạt được là gì? 
Gợi ý trả lời/trả lời mẫu: 
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã làm gì và không thể làm gì ở vị trí hiện tại và trước đây 
của bạn. 
Câu trả lời tốt nhất là đưa ra một ví dụ về bất kỳ nhiệm vụ nào mà bạn đã hoàn thành một 
cách hoàn hảo và phù hợp với sơ yếu lý lịch của bạn, thông báo tuyển dụng và vị trí đang 
ứng tuyển. Tìm điểm chung nhất và sử dụng nó để thể hiện rằng điều mà bạn thực hiện sẽ 
mang lại lợi ích cho công ty nếu bạn trúng tuyển. 
Nếu bạn không có bất kỳ sai sót nào, nhớ đề cập tới điều đó. Nếu bạn muốn đưa ra một ví 
dụ, đảm bảo rằng đó phải là một ví dụ tốt và hãy nói nó ở mặt tích cực. Ví dụ, nếu bạn 
đang có một dự án sắp đến hạn, hãy nói với người phỏng vấn cách mà bạn làm để đẩy 
nhanh khối lượng công việc và hoàn thành tiến độ. 
61. BẠN THÍCH ĐIỀU THÌ HAY KHÔNG THÍCH ĐIỀU GÌ VỀ CÔNG VIỆC TRƯỚC 
ĐÂY CỦA BẠN? 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 
MBA. Nguyễn Thanh Khiết 
Business Consultant 
Email: mba.nguyenthanhkhiet@gmail.com 
Facebook: Nguyễn Khiết (Victor Zuro) 
TRI THỨC LÀ CỦA TOÀN NHÂN LOẠI, SẴN SÀNG CHIA SẺ NHỮNG 
ĐIỀU CÓ ÍCH VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 
a.Gợi ý trả lời: 
Đừng tỏ ra tiêu cực khi trả lời câu hỏi về việc bạn không thích công việc trước đây của 
mình. Chắc chắn bạn không muốn nhà tuyển dụng nghĩ rằng họ sẽ nhận được cùng những 
lời nhận xét tiêu cực như vậy khi bạn bỏ việc, trong trường hợp bạn được nhận công việc 
này. Sẽ có ích nếu bạn nói về bản thân mình và về việc mà bạn sẽ làm ở vị trí mới. 
b.Câu trả lời mẫu: 
• “Đồng nghiệp của tôi rất thân thiện và vui vẻ, và tôi thích việc đến công ty vào mỗi 
sáng. Ban lãnh đạo cũng rất hoàn hảo. Họ xưng hô với mọi người cấp dưới bằng tên gọi 
và cố gắng kết nối với từng người. Tôi cũng thích việc công ty thường hay tổ chức các 
công tác thiện nguyện ở vùng dân cư khó khăn.” 
• Công ty cũ đã từng mang tới cho tôi một vị trí công việc tuyệt vời. Tuy nhiên, sau nhiều 
năm làm việc, tôi nhận ra rằng tôi không có cơ hội sử dụng tất cả khả năng của mình vì 
không có nhiều thử thách, và không có cơ hội thăng tiến trong công ty. Vì vậy, tôi quyết 
định nghỉ việc và tìm nơi tôi có thể phát triển tốt hơn, nơi có thể hiểu sâu sắc khả năng 
của tôi và có nhiều cơ hội thăng tiến.” 
62. MỨC THÙ LAO KHỞI ĐIỂM VÀ CUỐI CÙNG CỦA ANH LÀ BAO NHIÊU? 
Gợi ý trả lời/trả lời mẫu: 
Nhà tuyển dụng muốn biết chi tiết về lịch sử thù lao của ứng viên. Hãy tỏ ra vui lòng cho 
nhà tuyển dụng biết số tiền bạn đã kiếm được tại từng vị trí. Đảm bảo rằng số tiền mà bạn 
cho người phỏng vấn biết là số tiền chính xác như trong đơn xin việc của bạn. Có thể 
trước khi đề nghị công việc với bạn, nhà tuyển dụng có thể sẽ kiểm tra và đồng ý lịch sử 
lương của bạn. 
Không nên phóng đại thu nhập của bạn. Vì có thể nhà tuyển dũng sẽ tham chiếu lại thông 
tin nếu họ có thời gian kiểm tra, có thể bạn sẽ bị loại khỏi vòng phỏng vấn nếu thông tin 
bạn đưa không chính xác. 
63. HÃY KỂ CHO TÔI NGHE VỀ THÀNH TÍCH ĐÁNG TỰ HÀO NHẤT CỦA BẠN? 
Gợi ý trả lời/trả lời mẫu: 
Đây là một trong những câu hỏi thường thấy nhất mà bạn có thể gặp phải trong một buổi 
phỏng vấn. Thành tích đáng tự hào nhất có thể quyết định tiêu chuẩn thành công và sự 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 
MBA. Nguyễn Thanh Khiết 
Business Consultant 
Email: mba.nguyenthanhkhiet@gmail.com 
Facebook: Nguyễn Khiết (Victor Zuro) 
TRI THỨC LÀ CỦA TOÀN NHÂN LOẠI, SẴN SÀNG CHIA SẺ NHỮNG 
ĐIỀU CÓ ÍCH VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 
sẵn lòng phát triển sự nghiệp của bạn. Vì vậy, hãy nhớ kể cho người phỏng vấn một câu 
chuyện thật hay. 
Sẽ phù hợp nếu bạn kể cho nhà tuyển dụng về một dự án quan trọng mà bạn đã thực hiện 
trước đây, có thành công và mang lại nhiều giá trị. Hãy kể về vai trò của bạn trong dự án 
đó, bạn đã thực hiện như thế nào và thành công như thế nào. Kể về các cảm xúc của bạn, 
bạn cảm thấy tự hào như thế nào về thành công đó, và bạn trân trọng thành công đó như 
một trải nghiệm quý báu nhất của mình như thế nào. 
64. ANH CÓ CÂU HỎI GÌ CHO TÔI KHÔNG? 
 Gợi ý trả lời/trả lời mẫu: 
Luôn luôn phải chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi, chứng tỏ bạn sẽ là một tài sản cho tổ chức 
nếu đó là những câu hỏi tốt. 
Cách tiếp cận tốt nhất là hỏi một câu hỏi mở để có thể trò chuyện thêm và cho phép bạn 
chia sẻ các ý tưởng diễn ra. Các câu hỏi mở nhìn chung thường bắt đầu bằng “ai”, “tại 
sao”, “làm thế nào”, hoặc “khi nào”. Tránh những câu hỏi có thể được trả lời thẳng tuột là 
“có” hoặc “không”. Câu hỏi đóng thường bắt đầu bằng: 
– Liệu 
– Liệu vẫn 
– Liệu  đã 
– Liệu  sẽ 
–  đã 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 
MBA. Nguyễn Thanh Khiết 
Business Consultant 
Email: mba.nguyenthanhkhiet@gmail.com 
Facebook: Nguyễn Khiết (Victor Zuro) 
TRI THỨC LÀ CỦA TOÀN NHÂN LOẠI, SẴN SÀNG CHIA SẺ NHỮNG 
ĐIỀU CÓ ÍCH VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI 

File đính kèm:

  • pdf64_cau_hoi_phong_van_va_tra_loi.pdf