26 Câu hỏi và trả lời phần Triết học
Câu hỏi 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành của nó?
Đáp án: Câu trả lời có 2 ý lớn
1) Chủ nghĩa Mác-Lênin là
a) “hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học, gồm triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin bảo vệ, vận dụng và phát triển;
b) được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng những giá trị lịch sử tư tưởng nhân loại để giải thích, nhận thức thực tiễn thời đại;
c) là thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng;
d) là khoa học về sự nghiệp tự giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người, về những quy luật chung nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản;
đ) là hệ tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
2) Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú bao quát nhiều lĩnh vực, với những giá trị lịch sử, thời đại và khoa học to lớn; nhưng triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học là những bộ phận lý luận quan trọng nhất.
a) Triết học Mác-Lênin là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
b) Kinh tế chính trị Mác-Lênin là hệ thống tri thức về những quy luật chi phối quá trình sản xuất và trao đổi tư liệu sinh hoạt vật chất trong đời sống xã hội mà trọng tâm của nó là những quy luật kinh tế của quá trình vận động, phát triển, diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa cũng như sự ra đời tất yếu của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.
c) Chủ nghĩa xã hội khoa học là hệ thống tri thức chung nhất về cách mạng xã hội chủ nghĩa và quá trình hình thành, phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa; về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng hình thái kinh tế-xã hội đó.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: 26 Câu hỏi và trả lời phần Triết học
là khi chất mới đã ra đời, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất với lượng. Một số hình thức của bước nhảy. Việc thừa nhận có bước nhảy hay không cũng là cơ sở để phân biệt quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình. +) Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, người ta chia thành bước nhảy toàn bộ là những bước nhảy làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố của sự vật, hiện tượng thay đổi. Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật, hiện tượng đó. Sự phân biệt bước nhảy toàn bộ hay cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối, điều đáng chú ý là dù bước nhảy là toàn bộ hay cục bộ thì chúng cũng đều là kết quả của quá trình thay đổi về lượng. +) Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó, người ta chia bước nhảy thành bước nhảy đột biến khi chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả mọi bộ phận cơ bản của nó. Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích luỹ dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi chậm. d) Kết luận. Nội dung quy luật chỉ ra rằng quan hệ lượng-chất là quan hệ biện chứng; thể hiện ở +) những thay đổi về lượng chuyển thành những thay đổi về chất và ngược lại; chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn. +) lượng biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ chất cũ, chất mới hình thành với lượng mới; lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến một mức độ nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. +) quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên con đường vận động liên tục, từ sự biến đổi dần dần về lượng tiến tới nhảy vọt về chất; rồi lại biến đổi dần dần về lượng để chuẩn bị cho bước nhảy tiếp theo của chất, cứ thế làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng vận động, biến đổi và phát triển. 3) Từ nội dung quy luật lượng đổi-chất đổi của phép biện chứng duy vật, rút ra một số nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. a) Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được rằng, sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần về lượng đến một giới hạn nhất định sẽ thực hiện bước nhảy để chuyển hoá về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất. b) Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp được rằng, mặc dù cũng mang tính khách quan, nhưng quy luật xã hội lại diễn ra thông qua các hoạt động có ý thức của con người; do đó khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải quyết tâm tiến hành bước nhảy, kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất; chuyển những thay đổi mang tính tiến hoá sang thay đổi mang tính cách mạng. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh thường biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về lượng. c) Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được rằng, sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng. Do đó, trong hoạt động của mình, phải biết tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật các yếu tố tạo thành sự vật đó. Câu hỏi 25. Tại sao nói quy luật phủ định của phủ định nêu khuynh hướng và kết quả phát triển của sự vật, hiện tượng? Đáp. Câu trả lời có ba ý lớn 1) Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật. Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định (quy luật phủ định) chỉ ra xu hướng, hình thức và kết quả của sự phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ và phát triển theo đường xoáy ốc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; trong sự xuất hiện của cái mới có lặp lại tương đối một số đặc tính của cái cũ và kết quả là trong cái mới tồn tại một số đặc tính của cái cũ đã được cải tạo cho phù hợp. 2) Nội dung của quy luật a) Các khái niệm của quy luật Phủ định biện chứng là sự thay thế hình thức tồn tại này bằng hình thức tồn tại khác của một sự vật, hiện tượng nào đó trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và diệt vong của nó. Nói cách khác, phủ định biện chứng là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển; cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới; là quá trình tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là mắt xích trong sợi xích dẫn tới sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ. Phủ định biện chứng có +) Tính khách quan. Sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do các mâu thuẫn bên trong chúng gây ra. +) Tính kế thừa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ nên kế thừa biện chứng là duy trì những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định dưới dạng lọc bỏ, những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định được cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới. Giá trị của sự kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của những yếu tố tích cực (phù hợp) được kế thừa. Việc giữ lại những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định là tạo ra tiền đề cho sự xuất hiện sự vật, hiện tượng mới. Đường xoáy ốc. Vì còn những nội dung mang tính kế thừa nên sự phát triển của sự vật, hiện tượng không thể phát triển theo đường thẳng mà diễn ra theo đường xoáy ốc. Đường xoáy ốc là hình thức diễn đạt rõ nhất các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng là tính kế thừa, tính lặp lại, nhưng không quay lại và tính tiến lên của sự phát triển. Sự phát triển dường như lặp lại, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển và sự nối tiếp nhau của các vòng của đường xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao. b) Nội dung của quy luật +)Quy luật phủ định của phủ định thể hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá giữa những mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó. Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định, nhưng cũng mang nhiều nội dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó. Kết quả là, về hình thức, sự vật, hiện tượng mới (ra đời do kết quả của sự phủ định lần thứ hai) sẽ lại trở thành sự vật, hiện tượng xuất phát (chưa bị phủ định lần nào); nhưng về nội dung, không phải trở lại sự vật, hiện tượng xuất phát nguyên như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. +) Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển bởi chỉ thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ định mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của chu kỳ phát triển tiếp theo. +) Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ tuỳ theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể; nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển. Sau một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển theo đường xoáy ốc. Thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, mà giai đoạn sau còn bảo tồn những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước. Đó là nội dung cơ bản của phủ định biện chứng. Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là yếu tố khắc phục sự vật, hiện tượng cũ, mà còn gắn sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới; sự vật, hiện tượng khẳng định với sự vật, hiện tượng phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển. +) Kết luận. *) Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển. Phủ định biện chứng là sự thống nhất của yếu tố bị loại bỏ với yếu tố được kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện xong sẽ mang lại những yếu tố tích cực mới. Do vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng. *) Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa sự vật, hiện tượng bị phủ định với sự vật, hiện tượng phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phủ định sạch trơn, loại bỏ tất cả các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ, mà là điều kiện cho sự phát triển, duy trì và gìn giữ, lặp lại một số yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau khi đã được chọn lọc, cải tạo cho phù hợp và do vậy, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng có tính tiến lên theo đường xoáy ốc. 3) Từ nội dung quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật, rút ra một số nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. a) Nắm được khuynh hướng tiến lên của sự vận động của các sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa các tính chất tiến bộ và kế thừa của sự phát triển. Sau khi đã trải qua các mắt xích của sự chuyển hoá, chúng ta đã có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển. b) Quy luật phủ định của phủ định giúp nhận thức đúng đắn về xu hướng của sự phát triển là quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách thẳng tắp, ngược lại, quá trình đó diễn ra quanh co, phức tạp. c) Quy luật phủ định của phủ định giúp nhận thức đầy đủ hơn về cái mới. Cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng; nó luôn biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong sự phát triển. Trong giới tự nhiên, sự xuất hiện cái mới diễn ra một cách tự phát; nhưng trong lĩnh vực xã hội, cái mới xuất hiện gắn liền với sự nhận thức và hoạt động có ý thức của con người. Tuy cái mới chiến thắng cái cũ, nhưng trong một thời gian nào đó, cái cũ còn mạnh hơn cái mới; vì vậy, quan điểm chung là ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển hợp quy luật, biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của cái cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của cái mới. Câu hỏi 26. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Đáp. Câu trả lời có ba ý lớn Triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng con người tự làm ra mình và lịch sử của mình bằng hoạt động thực tiễn (thực tiễn). Đó là cách hiểu về vai trò của thực tiễn với tư cách là điểm xuất phát của quan niệm duy vật về lịch sử và cũng là điểm xuất phát của lý luận nhận thức duy vật biện chứng. 1) Thực tiễn là gì. a) Định nghĩa. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Là hoạt động đặc trưng của bản chất con người, thực tiễn không ngừng phát triển bởi các thế hệ của loài người qua các quá trình lịch sử. b) Các hình thức của thực tiễn. Thực tiễn bao gồm những hình thức hoạt động khác nhau của xã hội như a) Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản, quan trọng nhất của thực tiễn; là cơ sở vật chất cho các loại hoạt động khác của con người; là hoạt động đã đưa con người từ trạng thái thú vật lên trạng thái con người; là hoạt động đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người nói riêng và xã hội loài người nói chung. b) Hoạt động cải tạo xã hội là hoạt động nhằm cải tạo hiện thực xã hội, cải biến những quan hệ xã hội nên hoạt động cải tạo xã hội có tác dụng trực tiếp đối với sự phát triển xã hội. c) Thực nghiệm là hình thức đặc biệt của thực tiễn. Thực nghiệm bao gồm thực nghiệm sản xuất, thực nghiệm khoa học và thực nghiệm xã hội v.v được tiến hành trong điều kiện nhân tạo nhằm rút ngắn thời gian của các quá trình biến đổi để dựa trên cơ sở đó nhận thức thế giới, chứng minh tính chân thực của nhận thức. d) Các hoạt động thực tiễn không cơ bản như giáo dục, pháp luật, đạo đức v.v được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của xã hội. c) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức +) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết khoa học. +) Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết. +) Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức. Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo. +) Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý. Trong thực tiễn con người chứng minh chân lý. Mọi sự biến đổi của nhận thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn. Thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được, đồng thời thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức Như vậy, thực tiễn vừa là yếu tố đóng vai trò quy định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức, mà còn là nơi nhận thức phải luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế, thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức. 3) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu a) việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. b) việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn; nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu; ngược lại, nếu tuyệt đối hoá vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa.
File đính kèm:
- 26_cau_hoi_va_tra_loi_phan_triet_hoc.docx