Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật

Theo dải rộng về loại hình ngôn ngữ, Anh – Việt xếp từ ngôn ngữ có hình thái tiêu biểu

đến ngôn ngữ đơn lập và là các ngôn ngữ có loại hình khác nhau nhưng đều có những

hình thức thể hiện ý nghĩa bị động. Khung tham chiếu tương đương dịch thuật thể hiện ở

các mẫu câu có ý nghĩa bị động phổ biến trong hai ngôn ngữ sẽ giúp cho người học tiếp

thu và sử dụng tốt các cấu trúc bị động.

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật trang 1

Trang 1

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật trang 2

Trang 2

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật trang 3

Trang 3

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật trang 4

Trang 4

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật trang 5

Trang 5

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật trang 6

Trang 6

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật trang 7

Trang 7

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật trang 8

Trang 8

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật trang 9

Trang 9

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 4880
Bạn đang xem tài liệu "Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật

Ý nghĩa bị động Anh - Việt qua khung tham chiếu tương đương dịch thuật
l. 
That money is the root of all evil is 
said. (Jeremy Murphy, 2001) 
Tương tự như các mẫu trên, khi chuyển 
nghĩa của cả hai câu sang tiếng Việt, ta 
chỉ sử dụng cấu trúc câu chủ động: Người 
ta nói rằng tiền bạc là nguồn gốc của mọi 
tội lỗi. 
- Mẫu câu bị động phản thân: 
S + let + O1 + V + O2 S + let + O2 + Be 
+ PP 
Ví dụ: He has let people cheat him. 
 He has let himself be cheated. 
Khi chuyển nghĩa mẫu câu này sang 
tiếng Việt, ta nên dùng câu có nghĩa bị 
động: Anh ta tự để mình bị đánh lừa. 
- Mẫu câu mệnh lệnh: 
V + O Let + O + Be + PP 
Ví dụ: Do this homework now. 
 Let this homework be done now. 
Ta nên dùng câu chủ động tiếng Việt 
khi chuyển nghĩa mẫu câu này: Hãy làm 
bài tập này. 
- Mẫu câu gây khiến: 
S + Have + Operson + V + Othing S + 
Have + Othing + PP (passive 1) 
Sthing + Have + to be + PP (passive 2) 
Ví dụ: They will have someone cut the 
tree down. 
They will have the tree cut down. 
(passive 1) 
The tree will have to be cut down. 
(passive 2) 
Chủ ngữ trong câu này không phải là 
tác thể. Tác thể là ai đó được yêu cầu/sai 
bảo thực hiện hành động tác động lên bị 
thể. Ta chỉ dùng câu tiếng Việt có nghĩa 
chủ động khi chuyển dịch câu này: Họ nhờ 
ai đó đốn cây. 
 TRƯƠNG VĂN ÁNH - HỨA BÍCH THỦY 
105 
- Mẫu câu đơn với những động từ sau: 
want, like, hope, love, dislike, 
S + V1 + O1 + To V + O2 S + V1 + To 
be PP 
S và O2 là cùng một người. 
Ví dụ: He wants others to help 
him. He wants to be helped. 
Câu dịch sang tiếng Việt của cả hai câu 
trên phải có nghĩa chủ động: Anh ta muốn 
người khác giúp mình. 
- Mẫu câu đơn với những động từ sau: 
want, like, hope, love, dislike, 
S + V1 + O1 + To V + O2 S + V1 + O2 + 
To be PP 
S và O2 là những đối tượng khác nhau. 
Ví dụ: She likes someone to decorate 
her house. 
She likes her house to be decorated. 
Khi chuyển dịch cả hai câu này ta nên 
dung câu tiếng Việt với nghĩa bị động: Cô 
ta muốn nhà mình được trang trí. 
- Mẫu câu đơn với những động từ sau: 
decide, determine, refuse, promise, 
manage, 
S + V1 + To V2 + O S + V1 + That + S 
+ should Be + PP(V2) 
Ví dụ: They decided to vote for 
that candidate. 
They decided that that candidate 
should be voted for. 
Câu dịch sang tiếng Việt của cả hai câu 
trên nên có nghĩa chủ động: Họ quyết định 
bỏ phiếu cho ứng cử viên đó. 
- Mẫu câu đơn với những động từ sau: 
urge, allow, permit, order, request, beg, 
S + V1 + O1 + To V2 + O2 S + V1 + 
That + S2 + should Be + PP(V2) + By O1 
S1 + Be PP(V1) + To V2 + O2 
Ví dụ: They urged him to cancel the 
meeting. 
They urged that the meeting should be 
cancelled by him. 
He was urged to cancel the meeting. 
Tất cả ba câu trên nên dịch sang tiếng 
Việt với nghĩa bị động như sau: Anh ta bị 
hối thúc hủy bỏ cuộc họp. 
- Mẫu câu đơn với những động từ sau: 
suggest, permit, allow, advice, 
S + V + V-ing + O S + V + That + S + 
should Be + PP 
Ví dụ: A mandarin suggested building 
a new castle. 
A mandarin suggested that a new castle 
should be built. 
Hai câu trên nên được chuyển dịch 
sang tiếng Việt bằng câu chủ động: Một vị 
quan đề nghị xây một tòa lâu đài mới. 
- Mẫu câu mệnh lệnh phủ định với 
nghĩa thông thường: 
Don't + V + O Don't + let + O + Be PP 
Let + O + Not Be + PP 
Ví dụ: Don't eat a lot of 
guavas. Don't let a lot of guavas be eaten. 
Let a lot of guavas not be eaten. 
Tất cả ba câu trên nên chuyển dịch 
sang tiếng Việt ở dạng chủ động: Đừng ăn 
nhiều ổi. 
- Mẫu câu mệnh lệnh phủ định với 
nghĩa cấm đoán: 
Don't + V + O S + Mustn't + Be PP 
S + Be + Not To Be + PP 
Ví dụ: Don't smuggle opium. 
 Opium mustn't be smuggled. 
Opium isn't to be smuggled. 
Ta nên dùng câu tiếng Việt chủ động 
với từ “cấm” để chuyển nghĩa tất cả ba câu 
trên: Cấm buôn lậu thuốc phiện. 
- Mẫu câu đơn có nghĩa sở hữu cách 
với các động từ: remember, forget, regret, 
S + V + Possessive Adj + V-ing + O S 
+ V + O (poss.) + Being PP + By O 
Ví dụ: He remembers my helping his 
wife. 
Ý NGHĨA BỊ ĐỘNG ANH - VIỆT QUA KHUNG THAM CHIẾU 
106 
He remembers his wife's being helped 
by me. 
Câu chủ động tiếng Việt là cách tốt 
hơn để chuyển nghĩa cả hai câu trên: Anh 
ta nhớ việc tôi giúp vợ anh ta. 
- Mẫu câu đơn vô nhân xưng: 
It + be + Adj + To V + O It + be + 
Adj + For + O + To be PP 
Ví dụ: It is difficult to refuse parents' 
suggestion. 
It is difficult for parents' suggestion to 
be refused. 
Khi chuyển sang tiếng Việt ta nên 
dùng câu vô nhân xưng chủ động: Khó từ 
chối lời đề nghị của cha mẹ. 
- Mẫu câu phức với mệnh đề tính từ: 
S +V +O + Whom/Which (object)+ S + V 
 S + Who/Which (subject) + Be PP 
+ By O + Be PP + By O 
Ví dụ: Betty broke the vase which her 
mother had bought. 
The vase which had been bought by 
Betty's mother was broken by her. 
Ta nên chuyển dịch hai câu trên sang 
câu tiếng Việt với nghĩa chủ động: Betty đã 
làm vỡ lọ hoa mà mẹ của cô ta đã mua. 
Tương tự ta có các loại câu phức với 
mệnh đề tính từ, nhưng đại từ quan hệ 
đóng vai trò chủ ngữ trong câu chủ động: 
Ví dụ: Daisy admired the man who had 
saved a boy. 
The man by whom a boy had been 
saved was admired by Daisy. 
- Mẫu câu đơn có các động từ: 
remember, regret, forget, 
S + V + O1 + V-ing + O2 S + V + 
Being + PP 
Chủ ngữ (S) và tân ngữ O2 là một 
người. 
Ví dụ: She remembers someone 
praising her. She remembers being 
praised. 
Cả hai câu trên được chuyển dịch sang 
tiếng Việt với nghĩa chủ động: Cô ta nhớ ai 
đó đã khen mình. 
- Mẫu câu đơn có các động từ: 
remember, regret, forget, 
S + V + O1 + V-ing + O2 S + V + O2 
+ Being + PP 
Chủ ngữ (S) và tân ngữ O2 là những 
đối tượng khác nhau. 
Ví dụ: They forget someone hurting 
their son. 
They forget their son being hurt. 
Ta nên chuyển nghĩa cả hai câu sang 
câu bị động tiếng Việt: Họ quên con trai 
mình bị làm tổn thương. 
- Mẫu câu xen trong câu hỏi: Wh- 
words + additional questions + Active 
form Wh- words + additional 
questions + Passive form 
Câu xen là câu phụ, không thay đổi khi 
chuyển sang câu bị động trong tiếng Anh. 
Ví dụ: What do you think he can do? 
 What do you think can be done by him? 
Đối với mẫu câu này ta nên dùng cấu 
trúc chủ động khi chuyển dịch sang tiếng 
Việt: Bạn nghĩ anh ta có thể làm được gì? 
Tiếng Anh cũng có cấu trúc trung gian 
về bị động: 
This bread sells well. (Bánh mì này 
bán chạy.) 
Đặc biệt, có nhiều câu chủ động với 
động từ ngoại động, nhưng các câu này 
không được cải biến sang câu bị động. Đây 
là một đặc điểm mang tính võ đoán trong 
ngữ pháp tiếng Anh mà người học cần lưu ý. 
Ví dụ: He has three books. (Anh ấy có 
ba quyển sách). 
Mary possesses a beautiful car. (Mary 
sở hữu một ô tô đẹp). 
They lack money. (Họ thiếu tiền). 
3.2. Cấu trúc mang nghĩa bị động 
trong tiếng Việt 
 TRƯƠNG VĂN ÁNH - HỨA BÍCH THỦY 
107 
Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có cách 
riêng để diễn đạt nghĩa bị động, nhưng 
không phải cứ một câu có nghĩa bị động thì 
câu đó là câu bị động. Trong tiếng Việt, 
dạng bị động thường được thể hiện bằng 
hai từ là ‘bị’; và ‘được’, kèm theo sự đánh 
giá tiêu cực hoặc tích cực đối với sự việc 
đang được đề cập tới. Ngoài ra tiếng 
Việt có các mẫu câu trung tính, cấu trúc 
gây khiến và câu có nghĩa bị động với 
động từ “đi”. 
3.2.1. Những cách dùng hai từ “bị” và 
“được” trong tiếng Việt 
Hãy xét những câu sau đây: 
(a) Anh ta bị phạt nặng. 
(b) Cô ta được tăng lương. 
(c) Hằng bị mụn cám. 
 (d) Hoa được tiền. 
(e) Phóng viên được chất vấn tên tội 
phạm. 
(f) Thằng bé bị đứng ngoài mưa. 
Trong hai câu (a) và (b) hai từ “bị” và 
“được” là hai hư từ được sử dụng như phụ 
tố để tạo ra hình thái bị động trong tiếng 
Việt. 
Hai từ “bị” và “được” trong hai câu (c) 
và (d) là hai động từ có hai bổ ngữ là “mụn 
cám” và “tiền”. 
Trong hai câu cuối (e) và (f) hai từ “bị” 
và “được” là hai động từ tình thái hỗ trợ 
nghĩa cho hai động từ chính là “chất vấn” 
và “đứng”. 
Trong thực tế có thể bắt gặp những 
trường hợp, trong đó ‘được/bị’ được dùng 
không theo nguyên tắc đã nêu ở trên. Đó là 
cách sử dụng mang tính chất tu từ và do đó ý 
nghĩa của các từ này có thể thay đổi. Ví dụ: 
(g) Không ai muốn bị Chí Phèo yêu. 
(h) Được Tổng thống viếng thăm là 
một vinh dự. 
Cũng có những trường hợp, trong đó 
‘được’ và ‘bị’ được sử dụng cùng với nhau. 
Đó cũng là những trường hợp sử dụng 
mang tính chất tu từ và ý nghĩa chung sẽ 
phụ thuộc vào ‘được’ (nghĩa ‘tích cực’) chứ 
không phải “bị” (nghĩa tiêu cực). Ví dụ: 
Bà vẫn ao ước được  bị hiếp dâm 
nữa mà không bao giờ cái dịp hiếm có ấy 
lại tái hiện. (Vũ Trọng Phụng) 
Ngoài ra, có những trường hợp, trong 
đó việc sử dụng cả ‘được’và ‘bị’ đều có thể 
được chấp nhận. Khi ấy sự khác nhau về 
nghĩa (tốt hay xấu) sẽ phụ thuộc vào thái 
độ của người nói đối với hiện thực. Ví dụ: 
Thời gian của cuộc họp đã bị thay đổi. 
Thời gian của cuộc họp đã được thay 
đổi. 
Chúng ta cần lưu ý rằng “bị” và 
“được” có thể xuất hiện hoặc có thể mất đi, 
nhưng ý nghĩa bị động không thay đổi. 
Cam được dâng lên vua. > Cam dâng 
lên vua. 
Bài tập đã được làm xong. > Bài tập 
đã làm xong. 
Tuy nhiên có những trường hợp “bị” 
và “được” đôi khi diễn tả nghĩa bị động (hư 
từ) và đôi khi diễn tả nghĩa chủ động (động 
từ tình thái), tùy vào văn cảnh. 
 Mai được mổ ở bệnh viện Chợ Rẫy. 
 Bác sĩ Thành Trai được mổ một nhân 
vật nổi tiếng. 
3.2.2. Câu bị động khác với câu trung 
tính 
Theo Nguyễn Hồng Cổn (2008), điểm 
khác biệt của câu trung tính với câu bị 
động và câu có đề ngữ: 
- Câu trung tính là câu có vị tố là động 
từ chuyển tác, nhưng chủ ngữ không phải 
là yếu tố tạo ra hành động chuyển tác ở 
động từ, mà là chịu tác động của động từ 
như chủ ngữ ở câu bị động). 
- Trong câu trung tính không có mặt 
trợ động từ bị, được (khác với câu bị 
động). 
Ý NGHĨA BỊ ĐỘNG ANH - VIỆT QUA KHUNG THAM CHIẾU 
108 
- Trước vị tố động từ chuyển tác ở câu 
trung tính không thể có một chủ ngữ tác 
động. Nếu chủ ngữ này xuất hiện thì câu đó 
sẽ là câu có đề ngữ. 
Ví dụ: Gạo này bán rất chạy. (Câu 
trung tính) 
Gạo này họ bán rất chạy. (Câu có đề 
ngữ là phần được in đậm) 
Câu bị động trung gian với chủ ngữ là 
bị thể: 
Các câu trung tính với nghĩa bị động 
được sử dụng rất nhiều trong tiếng Việt: 
 Xôi thổi ngon. Mít này ăn ngọt. 
Tương tự, trước vị tố động từ chuyển 
tác ở câu trung tính không thể có một chủ 
ngữ tác động. Nếu chủ ngữ này xuất hiện 
thì câu đó sẽ là câu có đề ngữ. 
Ví dụ: Mít này tôi ăn ngọt. 
 Máy này tôi dễ sử dụng. 
Câu bị động trung gian với chủ ngữ là 
chủ thể yêu cầu/nhờ một tác thể nào đó 
thực hiện hành động. 
Anh Út đang xây nhà to. Ông Tư đã 
lắp truyền hình cáp hôm qua. 
Rất nhiều động từ khác có thể diễn tả 
nghĩa bị động trung gian: luộc, hầm, tiềm, 
quay, khò, khè, khìa, nướng, uống (ngọt), ... 
(Loại câu này không đề cập đến tác 
nhân) 
3.2.3. Những cách khác diễn tả ý nghĩa 
bị động trong tiếng Việt 
3.2.3.1. Các từ tương đương với “bị” 
hoặc “được” 
Trong tiếng Việt có nhiều từ được sử 
dụng để diễn tả nghĩa bị động như: ăn, 
chết, chịu, có, dễ, dùng, đáng, đỡ, gặp, 
hứng, hưởng, khả, khó, lĩnh, mắc, nghe, 
nhận, nhờ, no, ốm, phải, say, ... 
Ví dụ: 
Thằng bé ăn đòn. (ăn đạn, ăn hối lộ) 
Nó chết chém. (chết đâm, bị rấp) 
Chị ta chịu phiền. (Con gà chịu mái, gà 
chịu đạp, gà chịu trống) 
Nó có bạn giúp. (bạn bênh, bạn cứu, 
bạn dìu dắt, bạn đỡ, bạn bảo vệ) 
Thằng bé dễ thương. (dễ ghét, dễ mến) 
Việc dễ làm. (dễ thực hiện) 
Cái này dùng để vẽ. (dùng để lau, dùng 
để viết) 
Cô ta đáng ghét. (đáng thương, đáng 
mến, đáng khen) 
Nó đỡ đạn. (đỡ đòn) Nó hứng đạn. 
(hứng đòn) 
Anh ấy hưởng lương cao. Ông ta khả 
kính. (khả miễn) 
Nó khó tha. (khó bảo, khó dạy, khó 
ngửi) 
Thằng bé lĩnh thưởng. (lĩnh giáo) 
Nàng tiên mắc đọa. (mắc đày) 
Đàng mắc voi (Đường bị voi cản trở) 
Học sinh nhận thưởng. Nó nhờ giúp. 
(nhờ bảo vệ) 
Nó no đòn. Nó ốm đòn. 
Nó phải phạt. (phải đòn) Cái áo lụa ấy 
phải lửa nên bị quéo. 
Chị ta say sóng. (say xe, say thuốc) 
3.2.3.2. Câu gây khiến 
Trong cấu trúc gây khiến, chủ ngữ 
không thực hiện hành động mà nhờ một tác 
thể ẩn nào đó tác động lên bị thể. 
Tháng tới ông ta sẽ xây một ngôi nhà 
to. Bệnh nhân mổ ruột thừa. 
Đôi khi các động từ tình thái được sử 
dụng để làm rõ nghĩa của câu: 
(a) Tâm đào một cái giếng sâu. 
(b) Tâm cho đào một cái giếng sâu. 
Câu (a) có thể có hai nghĩa: Tâm tự 
mình đào giếng hoặc Tâm thuê người đào 
giếng. Câu (b) rõ ràng chỉ có một nghĩa: 
Tâm thuê người đào cái giếng. 
3.2.3.3. Câu có nghĩa bị động với vị tố 
“đi” 
Trong trường hợp có vị tố “đi” chủ ngữ 
đóng vai trò là bị thể và tác thể thường 
 TRƯƠNG VĂN ÁNH - HỨA BÍCH THỦY 
109 
không được đề cập đến. Bị thể thường yêu 
cầu/nhờ/ thuê/ mướn tác thể ẩn thực hiện 
hành động. 
Ông Tám đi khám bệnh. Tâm đi hớt 
tóc. 
“Ông Tám đi khám bệnh”. Ông Tám là 
chủ ngữ và đồng thời là bị thể. Trong 
trường hợp này tác thể được hiểu ngầm là 
một bác sĩ/y sĩ/thầy thuốc nào đó. 
“Tâm đi hớt tóc”. Tâm là chủ thể đồng 
thời là chủ ngữ, tóc là bị thể. Trong câu 
này tác thể không được đề cập đến. Tất 
nhiên, người ta hiểu rằng tác thể là ông thợ 
hớt tóc nào đó. 
4. Kết luận 
Bất kỳ ngôn ngữ nào đều có những 
hình thức thể hiện ý nghĩa bị động, cho dù 
ngôn ngữ đó có dạng biến đổi hình thái 
điển hình, ít dạng hình thái hoặc không có. 
Với khung tham chiếu tương đương dịch 
thuật dựa trên các bình diện ngữ âm, ngữ 
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, và vượt qua 
các rào cản văn hóa để tiến đến sự giao 
thoa văn hóa, chúng ta sẽ tìm được cách 
diễn đạt phạm trù dạng ở các ngôn ngữ 
đích và ngôn ngữ nguồn. Sự nghiên cứu tra 
tìm các mẫu câu phổ biến về dạng bị động 
ở các ngôn ngữ được xem như khung tham 
chiếu tương đương dịch thuật về nghĩa sẽ 
giúp cho người học nắm bắt và sử dụng 
thành thạo mục ngữ pháp quan trọng này 
trong hai ngôn ngữ Anh và Việt để phục vụ 
cho việc học tập, giảng dạy và dịch thuật. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo dục. 
2. Cao Xuân Hạo (chủ biên) - Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm 
(2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, NXB Giáo dục. 
3. Chomsky N. (1955), Transformational Analysis. Ph.D. dissertation, University of 
Pennsylvania. 
4. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2010), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1, 2), NXB 
Giáo dục Việt Nam. 
5. Emmon Bach (1966), An introduction to transformational grammars, 
NXB Holt. Rinehart and Winston. 
6. Kazakov T.A. (2001), Practical bases for translation, Saint Peterburg. 
7. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Hà Nội. 
8. Lê Trung Hoa (2005), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học, 
NXB Khoa học Xã hội. 
9. Nguyễn Hồng Cổn – Bùi Thị Duyên (2004), Dạng bị động và vấn đề câu bị động 
trong tiếng Việt, T/C Ngôn ngữ số 7/2004. 
* Nhận bài ngày: 12/12/2013. Biên tập xong: 5/6/2014. Duyệt bài: 12/6/2014. 

File đính kèm:

  • pdfy_nghia_bi_dong_anh_viet_qua_khung_tham_chieu_tuong_duong_di.pdf