Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Sau đàm phán và kí kết, Việt Nam đang rất tích cực thực thi các cam kết

trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Ngành giày dép của Việt Nam mang

về giá trị xuất khẩu hàng ch c tỉ đô a Mỹ hàng năm và nằm trong top 5 ngành hàng xuất

khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bài viết dưới đây, bên cạnh việc chỉ ra những cam kết mà Việt

Nam đã kí trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với ngành giày dép thì tác giả

cũng chỉ ra những thành công trong xuất khẩu giày dép khi Việt Nam tham gia các FTA thế

hệ mới, sau đó có đưa ra một số đề xuất để tiếp t c phát huy các thành công, khắc ph c

những hạn chế.

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 1

Trang 1

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 2

Trang 2

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 3

Trang 3

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 4

Trang 4

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 5

Trang 5

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 6

Trang 6

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 7

Trang 7

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 8

Trang 8

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 9

Trang 9

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 5560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
3.380.508 4,08 18.320.514.157 12,82 100 
Mỹ 685.675.283 22,91 6.646.837.964 14,14 36,28 
EU 488.435.667 2,25 5.029.378.922 7,88 27,45 
Trung Quốc đại 
lục 147.023.355 -24,01 1.780.945.065 19,36 9,72 
Bỉ 109.603.572 -3,83 1.161.292.368 18,87 6,34 
Đức 103.451.472 3,24 1.005.675.619 6,53 5,49 
Nhật Bản 92.943.697 6,72 973.542.970 14,16 5,31 
Hà Lan 74.397.248 0,33 741.964.677 15,91 4,05 
Anh 46.093.724 -7,13 628.768.228 -1,84 3,43 
Hàn Quốc 57.569.632 2,24 604.867.016 22,45 3,3 
Pháp 44.327.253 10,03 513.237.882 4,98 2,8 
Canada 38.517.042 -0,61 391.235.775 18,47 2,14 
Italia 34.211.426 11,62 308.570.173 -2,94 1,68 
Mexico 21.358.400 -26,54 306.853.450 11,77 1,67 
Australia 23.613.676 -23,17 296.850.191 16,9 1,62 
Tây Ban Nha 21.071.972 -7,85 235.240.923 -10,94 1,28 
Hồng Kông 
(TQ) 17.110.711 -21,58 195.114.477 4,52 1,07 
Brazil 19.834.799 3,99 178.566.121 6,19 0,97 
Nga 15.527.218 -23,11 165.793.597 35,47 0,9 
 487 
Đài Loan (TQ) 12.583.039 -34,04 155.724.610 15,13 0,85 
U.a.E 18.414.042 33,13 154.025.980 32,48 0,84 
Ấn Độ 11.320.911 13,61 129.908.862 25,3 0,71 
Chile 11.558.139 -11,45 129.481.304 -8,59 0,71 
Panama 10.491.615 -20,68 129.066.785 10,89 0,7 
Slovakia 13.210.103 32,8 112.857.124 7,31 0,62 
Nam Phi 7.954.829 28,18 105.694.652 -2,85 0,58 
Singapore 7.839.138 -19,7 87.374.271 11,22 0,48 
Séc 15.645.453 32,17 80.835.510 43,44 0,44 
Indonesia 9.068.570 40,38 77.856.051 27,19 0,42 
Thái Lan 7.017.555 -16,14 73.809.857 12,03 0,4 
Philippines 6.623.183 13,9 72.765.823 23,6 0,4 
Thụy Điển 8.641.384 16,94 71.379.494 2,67 0,39 
Malaysia 6.368.921 -18,1 70.380.527 9,86 0,38 
Achentina 6.038.530 22,17 70.260.990 -21,6 0,38 
Pê Ru 5.719.443 25 67.819.415 
0,37 
Israel 5.599.673 -4,67 51.130.993 22,23 0,28 
Ba Lan 5.887.363 13,46 41.647.918 5,14 0,23 
New Zealand 4.178.384 -2,06 40.373.158 33,13 0,22 
Thổ Nhĩ K 3.898.699 -27,62 36.229.326 -1,41 0,2 
Thụy Sỹ 4.595.006 -7,15 32.916.081 14,73 0,18 
Hy Lạp 1.927.177 -2,37 30.449.701 4,69 0,17 
Đan Mạch 2.784.919 1,35 28.923.038 -14,34 0,16 
Colombia 2.665.976 2,72 26.270.079 
0,14 
Áo 1.699.190 -28,99 25.705.072 -0,79 0,14 
Phần Lan 2.151.081 16,56 22.264.842 3,25 0,12 
Na Uy 1.696.300 -25,02 18.161.949 -2,49 0,1 
Luxembourg 1.914.337 22,32 12.521.907 
0,07 
Ukraine 1.334.912 -31,34 12.338.369 30,79 0,07 
Bồ Đào Nha 892.502 97,01 5.290.666 -9,95 0,03 
Hungary 525.491 -12,75 2.753.780 10,8 0,02 
(Nguồn: Tổng c c hải quan) 
Hoa K và EU tiếp tục là 2 thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại 
của Việt Nam trong năm 2019 với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 6,65 tỷ USD (tăng 14,2%) 
và 5,08 tỷ USD (tăng 7,7%). Tính chung, trị giá nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang 2 thị trường 
chính đạt 11,73 tỷ USD, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. 
Ngoài ra, giày dép của Việt Nam còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như: Argentina, 
 488 
Brazil, Canada, Chi Lê, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, 
Australia với kim ngạch từ vài chục đến hàng trăm triệu USD/thị trường. 
Tại thị trường Mỹ, việc d bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ 
Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho giày d p xuất khẩu của Việt 
Nam. Mặt khác, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có 
hiệu lực từ đầu năm 2019 đang giúp ngành da giày mở rộng thị trường khu vực châu Mỹ, với 
cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng như Mexico và Canada. 
Các doanh nghiệp giày dép, túi xách quy mô lớn, đóng góp nhiều cho xuất khẩu, đặc 
biệt là khối doanh nghiệp có vốn FDI, chủ yếu tập trung ở một số địa phương như Bình 
Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Quảng Nam. Trong đó, 10 tháng năm 2019, tăng trưởng xuất 
khẩu da giày tại Bình Dương đạt mức kỷ lục, với trên 2,6 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim 
ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Từ đầu năm đến nay, các công ty da giày trên địa bàn tỉnh đều tiếp 
nhận lượng đơn hàng lớn, tăng từ 10 - 12% so với cùng k năm 2018. Nguyên nhân là lượng 
đơn hàng trước đây chuyển qua Trung Quốc nay chuyển sang Việt Nam. Dự tính, những năm 
2020 - 2021, các doanh nghiệp tiếp tục nhận thêm đơn hàng, trong đó có nhiều đơn hàng lớn, 
thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. 
2.3.3. Một số khó khăn 
Bộ Công Thương khẳng định cùng với các cơ hội, thành công thì việc thực thi các 
FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới đang đặt ra không ít thách thức, khó khăn cho doanh 
nghiệp và nền kinh tế Việt Nam như sức ép cạnh tranh, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước 
của các nước nhập khẩu, các quy định về phòng vệ thương mại, TBT, SPS, yêu cầu về tiêu 
chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm, các quy tắc xuất xứ.. 
- Các hàng rào phi thuế: 
Khi các FTA thế hệ mới được thực thi đã mở ra các ưu đãi về thuế quan thì các hàng 
rào kỹ thuật và phi thuế quan lại được dựng lên. Đây là thách thức cho các doanh nghiệp sản 
xuất giày dép vừa và nhỏ trong nước. Điều kiện về quy tắc xuất xứ đòi hỏi phải đảm bảo được 
một tỷ trọng các nguyên vật liệu sản xuất giá trị gia tăng ở trong nước mới đảm bảo thực hiện 
quy tắc xuất xứ để xuất khẩu và đây cũng là động lực để doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào 
lĩnh vực này. 
Khi chúng ta được hưởng thuế suất 0% thì ngược lại chúng ta cũng phải giảm thuế 
nhập khẩu về 0% và nguy cơ sân nhà bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp ngoại là rất lớn. Tại 
thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép khoảng 150 triệu đôi/năm, nhưng 60% 
thị phần do các doanh nghiệp ngoại nắm giữ, trong đó phần lớn là các mặt hàng thuộc phân 
khúc thấp đến trung cấp là từ Trung Quốc, còn phân khúc cao cấp thì rơi vào tay các thương 
hiệu nước ngoài. 
- Đầu tư nước ngoài trong sản xuất ngành giày dép: 
Ngành giày dép là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt 
Nam, nhưng xuất khẩu lại hầu hết đang nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực 
tiếp nước ngoài (FDI). Khoảng 800 doanh nghiệp doanh nghiệp FDI, mặc dù chiếm chưa đến 
 489 
25% số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nhưng đang quyết định tới 77% giá trị 
xuất khẩu, trong đó nhiều doanh nghiệp FDI đang giữ vai trò dẫn dắt thị trường. Chẳng hạn 
Pouchen với hệ thống dày đặc các công ty con, vài năm gần đây, doanh nghiệp này có kim 
ngạch xuất nhập khẩu bình quân trên dưới 600 triệu USD/năm (tương đương 17% tổng kim 
ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày của Việt Nam). Bên cạnh đó, Công ty TNHH Pouchen 
Việt Nam là doanh nghiệp thứ 65 trên cả nước trong số hơn 500.000 doanh nghiệp hoạt động 
xuất nhập khẩu đang được áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan. Với 
quyết định công nhận được ưu tiên về hải quan, các doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu đãi 
như: Miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; Thông quan bằng tờ khai chưa 
hoàn chỉnh; Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan 
- Sự cạnh tranh trong ngành giày dép: 
 Để tận dụng được lợi thế từ các FTA cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các 
doanh nghiệp da giày ngoại, các doanh nghiệp trong nước buộc phải tham gia chuỗi cung ứng 
toàn cầu và phải tiến dần vào việc sản xuất những dòng sản phẩm có giá trị cao, không thể chỉ 
tiếp tục sản xuất những dòng sản phẩm cơ bản như hiện tại. Trước đây dòng sản phẩm có giá 
trị cao chỉ chiếm khoảng 5%, nhưng hiện nay đã đạt mức trên dưới 10%. Một số nước như 
Campuchia, Myanmar, Bangladesh đang sản xuất những dòng giày d p cơ bản và có khả năng 
được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi từ Liên minh châu Âu, Mỹ và sẽ là đối thủ cạnh tranh trực 
tiếp của Việt Nam. 
- Nguồn nguyên liệu: 
Để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành da giày nước ta đang vấp phải khó 
khăn lớn là tỷ lệ nguồn cung ứng nguyên, vật liệu nội địa thấp. Tỷ lệ nội địa hóa của sản 
phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam phải được nâng lên mức 60% để đáp ứng 
được điều kiện về quy tắc xuất xứ trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia, giúp giảm các chi 
phí về logistics và nâng cao sự chủ động của doanh nghiệp Việt. 
Các doanh nghiệp FDI đã rất chủ động trong chuỗi cung ứng do hệ thống của họ cung 
ứng từ nguyên phụ liệu, sản xuất đến phân phối. Trong các chuỗi cung ứng toàn cầu của các 
thương hiệu sản xuất giày dép lớn trên thế giới như Nike, Adidas doanh nghiệp Việt ở thế 
bị động do ở vị thế làm gia công, sản xuất phụ thuộc vào sự chỉ định của nhà nhập khẩu. 
Tỷ lệ nội địa hóa của ngành mới chỉ chiếm 40-45%, trong đó chủ yếu gồm hai mặt 
hàng thứ yếu là đế giày và chỉ khâu. Nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất giày dép là da 
thuộc và da nhân tạo vẫn đang phải nhập khẩu. Mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 1,1-1,5 
tỷ USD da thuộc cho sản xuất hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước cũng chỉ cung ứng 
được vải cho sản xuất loại giày vải cấp thấp, còn các chủng loại vải cao cấp đều phải nhập 
khẩu. Ngay cả các loại máy móc để phục vụ sản xuất trong ngành hiện nay cũng đều phải 
nhập. Tất cả những yếu tố này đẩy giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam lên cao và 
làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới. 
Mặc dù, doanh nghiệp Việt đã chủ động nội địa hóa sản phẩm khá tốt. Cụ thể như với 
doanh nghiệp da giày, túi xách, mũ (nón) đã dùng 100% nguyên liệu trong nước. Tuy vậy, 
 490 
hiện vẫn còn rất nhiều loại nguyên phụ liệu (vải đặc chủng, nút, khuy, khóa...) vẫn phải nhập 
khẩu, mà nguồn cung từ thị trường Trung Quốc chiếm đến 80%. Sự phụ thuộc này đang khiến 
các doanh nghiệp bắt đầu đối mặt với khó khăn, nếu tình hình dịch bệnh nCovid-19 kéo dài, 
doanh nghiệp chỉ còn đủ nguyên phụ liệu sản xuất đến tháng 3/2020. 
Với cánh cửa rộng mở từ các FTA, cũng như nhu cầu từ thị trường trong nước, hy 
vọng sẽ tạo nên cuộc cách mạng nhanh chóng, triệt để cho ngành công nghiệp sản xuất giày 
dép nói riêng của Việt Nam. 
3. Một số đề xuất để thúc đẩy xuất khẩu giày dép trong bối cảnh Việt Nam thực thi cam 
kết FTA thế hệ mới 
Để tận dụng tốt được các cơ hội mang lại từ quá trình thực thi các FTA thế hệ mới 
này, giải quyết những hạn chế, thách thức, có thể triển khai các nhóm giải pháp sau: 
- Về phía Bộ Công Thương: 
+ Cần tham mưu với Chính phủ và chủ động cùng các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội 
doanh nghiệp tập trung tiếp tục rà soát và sửa đổi hệ thống pháp luật để thực thi cam kết trong 
các FTA, đặc biệt là các FTA vừa có hiệu lực thực thi như CPTPP. Trong thời gian tới, cần 
tiếp tục làm sao đồng bộ hóa khung pháp luật, tức là bổ sung, sửa đổi các quy định hiện hành 
theo hướng đưa toàn bộ hệ thống pháp luật kinh tế của ta ngày càng phù hợp hơn với triết lý 
"mở" của hội nhập, từ đó đem lại tác động cùng chiều và giúp ta gia tăng năng lực để nắm bắt 
các cơ hội do hội nhập đem lại. 
+ Cần phối hợp với các Bộ, ban ngành, cơ quan có liên quan để xây dựng và hoàn 
thiện Bộ hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA trình Quốc hội, nhằm nhanh chóng đưa Hiệp 
định EVFTA vào thực thi, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời làm tăng 
uy tín của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với Liên minh châu Âu nói riêng và với quốc tế 
nói chung. 
+ Đơn giản hóa, hiện đại hóa hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 
tổ chức thực hiện và theo dõi triển khai việc phân luồng doanh nghiệp trong quy trình cấp 
C/O ưu đãi; đẩy mạnh cấp C/O qua Internet. 
+ Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ 
các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện 
pháp phòng vệ thương mại; Tăng cường công tác hậu kiểm tại tổ chức cấp C/O và các doanh 
nghiệp đề nghị cấp C/O. Chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu 
trong trường hợp có yêu cầu xác minh xuất xứ nhằm phát hiện và xử l nghiêm các trường 
hợp mượn xuất xứ Việt Nam để tránh việc giả mạo xuất xứ. 
+ Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cần tăng cường triển khai các biện pháp hỗ trợ 
kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh hoạt động giao thương, xúc 
tiến thương mại, chủ động tìm nguồn cung nhập khẩu nguyên liệu để duy trì đà sản xuất cho 
doanh nghiệp trong thời gian tới, làm giảm tối đa (nếu có) việc thiếu nguyên liệu sản xuất 
hàng xuất khẩu. 
- Về phía các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giày dép: 
 491 
+ Tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất giày dép: tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm được 
sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam phải được nâng lên mức 60% để đáp ứng được điều 
kiện về quy tắc xuất xứ trong các FTA; đồng thời, giúp giảm các chi phí về logistics và nâng 
cao sự chủ động của doanh nghiệp Việt. 
+ Tiết kiệm chi phí, sản xuất tinh gọn: đổi mới dây chuyền, nâng cao công suất sản 
xuất để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm giày dép. 
+ Chủ động nguyên liệu, có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được các vấn 
đề về môi trường, lao động, nâng cao tự động hóa trong sản xuất và có những sản phẩm đặc 
trưng. Cùng với đó, để tránh bị động, sản xuất theo chỉ định của đối tác khi tham gia chuỗi 
sản xuất toàn cầu, doanh nghiệp giày dép Việt Nam cần chủ động trong chuỗi liên kết nội địa, 
phát triển thị trường trong nước. Việc phát triển thị trường nội địa cũng là giải pháp tốt nhất 
cho các doanh nghiệp giày dép. Khi quay về chiếm lĩnh được thị trường nội địa, xây dựng 
thương hiệu, phát triển các sản phẩm giày dép cao cấpngành giày d p sẽ giảm dần được tỷ 
lệ gia công hàng, xây dựng được thương hiệu với thị trường quốc tế và xuất khẩu ở phân khúc 
thị trường cao hơn, có giá trị kinh tế hơn. 
+ Chăm lo hơn nữa đời sống của người lao động để người lao động thực sự gắn bó với 
nghề; bám sát công nghệ thế giới, đặc biệt quan tâm đến công nghệ tự động hóa trong công 
nghệ may, tạo form, gò dán; tổ chức, tham gia các cuộc thi tạo mẫu hàng năm 
- Về phía Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso): 
+ Lefaso cần thực hiện tốt vai trò kết nối doanh nghiệp với Chính phủ và doanh 
nghiệp với thị trường. 
+ Giày dép là ngành thời trang, thay đổi liên tục, do đó cần phát triển công nghiệp phụ 
trợ sao cho hợp lý. Mặc dù quá trình thực hiện đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực, tuy nhiên 
Lefaso cần có định hướng mới và cụ thể để các cơ quan chức năng của Bộ Công thương 
nghiên cứu, triển khai theo hướng phù hợp. 
4. Kết luận 
Xuất khẩu giày dép vẫn luôn là định hướng tốt cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, 
tham gia các FTA thế hệ mới. Với rất nhiều cơ hội khi các cam kết trong FTA thế hệ mới 
được thực thi áp dụng cho sản phẩm giày dép khi xuất khẩu nhưng giày d p Việt Nam khi 
xuất khẩu sang các nước thành viên cũng gặp không ít khó khăn. Điều chúng ta cần làm là 
nhận diện đầy đủ những cơ hội và thách thức đó, cũng như đưa ra những dự báo, định hướng, 
giải pháp thực thi hữu ích trong tương lai, để Việt Nam vẫn luôn trong danh sách các quốc gia 
chủ yếu sản xuất và xuất khẩu giày d p cho các nước trên thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Công Thương (2010), Quyết định số 6209/QĐ-BCT về việc Phê duyệt Quy 
hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. 

File đính kèm:

  • pdfxuat_khau_giay_dep_trong_boi_canh_viet_nam_thuc_hien_cac_hie.pdf