Xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn Vietgap tại xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng rau sạch, rau an toàn có chất lượng ngày
càng được người tiêu dùng quan tâm, các sản phẩm rau sạch, an toàn ngày càng khẳng định
chỗ đứng thị trường. Tỉnh Quảng Ngãi có truyền thống sản xuất rau lâu đời với các loại như
cải xanh, cải ngọt, xà lách, mồng tơi, dền, bầu bí, mướp, dưa leo, khổ qua, ớt,. với sản lượng
trên 160.000 tấn/năm. Tuy sản lượng khá lớn nhưng chất lượng chưa được kiểm soát, vẫn
còn dư lượng Ni trát, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng trong sản phẩm gây ảnh hưởng
đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng
các vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả trong
sản xuất rau, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng. UBND
thành phố Quảng Ngãi chủ trì triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng vùng chuyên canh rau
an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP” tại xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn Vietgap tại xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi
hoạch, đồ chứa, người thu hoạch Vi sinh vật, đất Không để tiếp xúc với đất 1.3.1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất: Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP thuộc thôn 6, xã Nghĩa Dũng, với tổng diện tích 10,22 ha, thuộc vùng đất phù sa ven Sông Trà, thích hợp trồng rau và thuộc quy hoạch sản xuất rau an toàn tại Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi 1.3.2. Chọn giống: Dự án đã chọn các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng các loại sâu, bệnh hại và phù hợp với điều kiện tại vùng sản xuất, giống danh mục cho phép tại Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ, đóng gói bao bì rõ ràng theo bảng sau: 63 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.3.3. Sử dụng phân bón: Các loại phân bón và các chất phụ gia được lựa chọn sử dụng nằm trong danh mục danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả, cách sử dụng theo đúng quy trình hướng dẫn, ghi chép nhật ký sản xuất theo quy định VietGAP. 1.3.4. Quản lý dịch hại Qua theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại trên cây rau tại vùng sản xuất, thường bị một số loại sâu, bệnh gây hại như sau: - Cây cải xanh: sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy; bệnh chết cây con, bệnh thối nhũn. - Cây cải ngọt: sâu xanh, bọ nhảy; bệnh chết cây con, lỡ cổ rễ, thối nhũn. - Cây xà lách: sâu khoang, bọ nhảy; bệnh chết cây con, thối nhũn. - Cây mồng tơi: sâu xanh, sâu khoang; bệnh chết cây con, thối nhũn, đốm lá. - Cây rau dền: sâu xanh, bọ nhảy; bệnh chết cây con, thối nhũn. - Cây bí đỏ lấy ngọn: sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ; bệnh phấn trắng. - Cây dưa leo: sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa, sâu đục quả; bệnh chết cây con, sương mai, nứt dây. - Cây khổ qua: sâu xanh, sâu khoang, rầy mềm, sâu đục quả; bệnh chết cây con, nứt dây, phấn trắng. - Cây ớt: sâu xanh, rầy mềm, sâu đục quả; bệnh thán thư. - Cây rau quế: sâu xanh, sâu khoang, rệp hại lá. Biện pháp phòng trừ: Sử dụng biện pháp canh tác như giống kháng bệnh, gieo trồng đúng mật độ, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ, tỉa lá già, lá bị sâu bệnh, loại bỏ cây bị bệnh, tạo sự thông thoáng giúp hạn chế sâu, bệnh. Sử dụng bẫy chua trong phòng trừ sâu khoang. Chọn thuốc bảo vệ thực vật phòng, trừ sâu bệnh khi cần thiết: Ưu tiên chọn các thuốc Bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học thuộc nhóm III, nhóm IV khi cần thiết, các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cho phép sử dụng tại Việt Nam tại thông tư số 06/2017/TT-BNNPTNT ngày 08/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cách sử dụng: Sử dụng theo nguyên tắc 04 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách) và đảm bảo thời gian cách ly theo quy định của nhà sản xuất. Bảng 2: Tổng hợp đối tượng gây hại và thuốc BVTV đã sử dụng. Loại sâu, bệnh Thuốc BVTV sử dụng Nguồn gốc Cách sử dụng Thời gian cách ly thu hoạch (ngày) 64 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Sâu hại Sử dụng theo nguyên tắc 04 đúng Sâu xanh Proclaim 1.9 EC Sinh học 3 Sâu tơ Abatin 1.8 EC Sinh học 3 Sâu khoang Vertimec 1.8 EC Sinh học 3 Bọ nhảy Cypermap 25 EC Sinh học 3 Bọ trĩ Nouvo 3.6 EC Sinh học 3 Rầy mềm Silsau 1.8 EC Sinh học 3 Sâu đục quả Succes 25 SC Sinh học 3 Bệnh hại Chết cây con Score 250 SC Hóa học 7 Lở cổ rễ Validacin 5SL Hóa học 7 Thối nhũn Kasumin 2L Hóa học 7 Sương mai Ridomil Gold Hóa học 7 Nứt dây Score 250 SC Hóa học 7 Thán thư Rovral 50WP Hóa học 7 1.3.5. Nước tưới và sơ chế: Sử dụng nguồn nước giếng khoan tại vùng sản xuất đã được phân tích đủ tiêu chuẩn tưới cho cây rau, sử dụng phương pháp tưới thấm trên diện rộng đảm bao đủ nước để cây rau sinh trưởng và phát triển; sử dụng nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn để sơ chế rau theo yêu cầu VietGAP. 1.3.6. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch: Thu hoạch: Thu hoạch rau đúng độ chín, khi thu hoạch không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất, loại bỏ các lá gốc, lá già, lá sâu bệnh, sau đó vận chuyển đến nhà sơ chế. Xử lý sau thu hoạch bằng công nghệ Ozone: - Nhập rau vào nhà sơ chế 01 chiều chống nhiễm chéo, cân kiểm tra số lượng. - Phân loại rau: Bỏ lá già, cỏ lẫn trong rau được thực hiện trên bàn sơ chế Inox. - Rửa bằng nước sạch 02 lần sau đó rửa bằng nước có sục khí Ozone thời gian 10- 20 phút nhằm loại bỏ đất, vi sinh vật gây hại bám trên rau. - Để ráo trên kệ Inox 304, từ 02 - 03 giờ tùy loại rau. - Cân, xếp vào sọt nhựa, đóng gói theo yêu cầu khách hàng. Rau được sơ chế bằng công nghệ Ozone trên 1.020 tấn, kết quả kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm bằng Testkit không phát hiện dư lượng các chỉ tiêu thuốc BVTV, dự lượng Nitrát (NO 3 ), vi sinh vật gây bệnh (Ecoli, Samonella). 1.3.7 Quản lý và xử lý chất thải: Các chất thải trong quá trình sản xuất gồm chai, lọ, bao, bì thuốc phân bón, thuốc BVTV, các phụ phẩm nông nghiệp được thu gom và tiêu hủy theo quy định. 1.3.8 Người lao động: Người lao động trực tiếp được kiểm tra sức khỏe theo yêu cầu định kỳ 01 năm/lần; được tập huấn quy trình sản xuất và nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV 65 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN theo quy định. 1.3.9. Ghi chép nhật ký sản xuất: Ghi chép theo đúng biểu mẫu quy định như diện tích sản xuất, lô, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia xử lý đất, thu hoạch, sơ chế, tiêu thụ theo yêu cầu VietGAP. 1.3.10. Truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm: Tất các các hồ sơ trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, tiêu thụ sản phẩm được ghi chép nhật ký sản xuất, sản phẩm khi tiêu thụ được đóng gói có ghi rõ nguồn gốc, bao bì có nhãn mác, hồ sơ lưu trữ được thực hiện đúng theo yêu cầu VietGAP. 1.3.11. Kết quả theo dõi năng suất, sản lượng của từng loại rau Qua theo dõi về năng suất, sản lượng các loại rau sản xuất theo mùa vụ, tùy theo tình hình thời tiết sản lượng bình quân vụ Đông xuân cao hơn so với vụ Hè Thu hàng năm từ 2-7 tạ/ha, năng suất bình quân qua 03 năm đạt 185,8 tạ/ha, tương đương với năng suất bình quân sản xuất rau đại trà tại thành phố Quảng Ngãi (Theo niên giám thống kê TP Quảng Ngãi – năng suất bình quân rau đại trà giai đoạn 2015 -2017 là 184,2 tạ/ha). Bảng 3: Kết quả năng suất, sản lượng từng loại rau theo vụ sản xuất. Chủng loại rau Đơn vị tính Chia theo mùa vụ/năm Tổng cộng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Cải xanh Diện tích ha 6 4 6 4 6 4 30 Năng suất tạ/ha 182 182 175 182 176 183 179 Sản lượng Tấn 109,20 70 109,2 70,4 109,8 71,6 180 Cải ngọt Diện tích ha 6 4 6 4 6 4 30 Năng suất tạ/ha 186 182 187 182 188 182 185 Sản lượng Tấn 111,60 72,80 112,20 72,80 112,80 72,80 555 Xà lách Diện tích ha 6 4 6 4 6 4 30 Năng suất tạ/ha 190 187 192 187 193 188 190 Sản lượng Tấn 114,00 74,80 115,20 74,80 115,80 75,20 570 Mồng tơi Diện tích ha 3 2 3 2 3 2 15 Năng suất tạ/ha 192 186 193 186 193 187 190 Sản lượng Tấn 57,60 37,20 57,90 37,20 57,90 37,40 285 Rau dền Diện tích ha 1,5 1,0 1,5 1,0 1,5 1,0 7,5 Năng suất tạ/ha 181 179 181 179 182 180 180 Sản lượng Tấn 27,15 17,90 27,15 17,90 27,30 18,00 135 Ngọn bí Diện tích ha 1 0,5 1 0,5 1 0,5 4,5 Năng suất tạ/ha 202 197 203 197 203 198 200 Sản lượng Tấn 20,20 9,85 20,30 9,85 20,30 9,90 90 Dưa leo Diện tích ha 1 0,5 1 0,5 1 0,5 4,5 Năng suất tạ/ha 212 210 213 210 212 211 211 Sản lượng Tấn 21,20 10,50 21,30 10,50 21,20 10,55 95 66 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Khổ quả Diện tích ha 1 0,5 1 0,5 1 0,5 4,5 Năng suất tạ/ha 205 203 205 202 205 203 204 Sản lượng Tấn 20,50 10,15 20,50 10,10 20,50 10,15 92 Ớt Diện tích ha 1 1 1 3 Năng suất tạ/ha 130 130 130 130 Sản lượng Tấn 13 - 13 - 13 - 39 Rau quế Diện tích ha 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22 1,32 Năng suất tạ/ha 152 148 151 149 182 148 152 Sản lượng Tấn 3,34 3,26 3,32 3,28 3,34 3,26 20 Tổng cộng Diện tích ha 27 17 27 17 27 17 130,32 Năng suất tạ/ha 186 183 187 184 188 185 185,8 Sản lượng Tấn 498 306 500 307 502 309 2.421 1.4. Xây dựng hồ sơ quản lý chất lượng theo VietGAP Hồ sơ quản lý chất lượng sản phẩm được lập và lưu theo quy định, gồm: - Các quyết định về tổ chức quản lý sản xuất, quy định về quy chế hoạt động. - Các quy phạm về thực hành nông nghiệp tốt, quy trình sản xuất đang áp dụng. - Các sơ đồ bộ máy tổ chức; sơ đồ bố trí tại vùng sản xuất, nhà sơ chế. - Quy trình sản xuất từng loại rau được áp dụng và nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây rau. - Các quy định, quyết định được cơ quan Nhà nước ban hành trong quá trình quản lý, hướng dẫn thực hiện VietGAP. 1.5. Đăng ký và đánh giá chứng nhận sản phẩm rau đạt VietGAP 1.5.1. Hồ sơ đăng ký đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP Sau khi soát sét các nội dung hồ sơ theo yêu cầu của VietGAP, HTX rau an toàn Sông Trà gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP gồm: Đơn đề nghị chứng nhận nhận VietGAP trên rau; Danh sách thành viên tham gia sản xuất; Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bố trí mặt bằng sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản; Kết quả đánh giá nội bộ; Quy trình sản xuất phù hợp với VietGAP 1.5.2. Các nội dung thực hiện của đơn vị chứng nhận Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP, đơn vị chứng nhận tổ chức thực hiện đánh giá chứng nhận, gồm: - Lập kế hoạch đánh giá chi tiết đối với Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ rau an toàn Sông Trà theo các nội dung của VietGAP. - Ra quyết định thành lập đoàn và chương trình đánh giá gửi đến đơn vị đề nghị chứng nhận VietGAP để chuẩn bị công tác đánh giá chứng nhận. 1.5.3. Đánh giá chứng nhận Địa điểm đánh giá: HTX Rau an toàn Sông Trà. 67 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Nội dung đánh giá: Hồ sơ quản lý chất lượng lưu tại HTX, phỏng vấn trực tiếp nông dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý,... Lấy mẫu rau phân tích: lấy 04 bộ mẫu gồm cải ngọt, cải xanh, dưa leo, khổ qua để kiểm tra chất lượng sản phẩm chứng nhận. 1.5.4. Kết quả chứng nhận: Công ty Cổ phần Chứng nhận GlobalCert cấp giấy Chứng nhận sản phẩm được sản xuất/sơ chế tại đồng ruộng phù hợp quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP) gồm 02 đợt, với diện tích chứng nhận 10,22 ha, sản lượng 765/tấn/năm, gồm rau ăn lá và ăn quả 2. Xây dựng thương hiệu, quảng bá và tổ chức tiêu thụ sản phẩm 2.1. Xây dựng thương hiệu rau an toàn Sông Trà đạt tiêu chuẩn VietGAP 2.1.1. Thiết kế lô gô, mẫu bao bì sản phẩm Thiết kế Lôgô HTX SXKD&DV rau an toàn Sông Trà. Thiết kế và in ấn 1.000 kg bao bì sản phẩm đựng sản phẩm rau VietGAP có in logo, tên HTX rau an toàn Sông Trà, địa chỉ và số điện thoại để đựng sản phẩm rau. 2.1.2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Đã gửi đăng ký bảo hộ Lôgô HTX SXKD&DV rau an toàn Sông Trà tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam vào tháng 11/2016, trong vòng 18 tháng sẽ được cấp chứng nhận theo quy định, dự kiến đến tháng 04/2018 sẽ được cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền. 2.2. Quảng bá sản phẩm rau VietGAP Thông qua các kênh quản bá sản phẩm, nhãn hiệu rau an toàn Sông Trà, đến nay người tiêu dùng đã tin tưởng và ưu tiên sử dụng sản phẩm rau an toàn Sông Trà, tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, do vậy trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng. 2.3. Thiết lập các kênh tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP Sau khi sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, Dự án đã tiến hành làm việc với các đơn vị đã ký biên bản ghi nhớ và tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm, đến nay đã tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo quy trình khép kín, như sau (quy trình khép kín): Qua 03 năm thực hiện dự án, sản phẩm rau an toàn Sông Trà đã liên kết tiêu thụ theo quy trình khép kín ngày càng tăng và ổn định, cụ thể: - Năm 2015: Sản lượng (tấn): 220 đạt 27,5% sản phẩm của dự án. - Năm 2016: Sản lượng (tấn): 202 đạt 25,2% sản phẩm của dự án. - Năm 2017: Sản lượng (tấn): 592 đạt 74 % sản phẩm của dự án. Như vậy, qua 03 năm thực hiện tổng sản phẩm tiêu thụ theo quy trình khép kín đạt 1.020 tấn (khoảng 43%) sản phẩm, Trong đó, năm 2017 tỷ lệ tiêu thụ đạt 74% sản lượng, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng và ổn định, đây là cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và nhân rộng mô hình sản xuất trong thời gian đến. Thị trường tiêu thụ rau an toàn của dự án đa dạng gồm các công ty, trường mầm non, nhà hàng, khách sạn, trong đó việc xây dựng các hệ thống cửa hàng bán lẻ trực tiếp đã tạo 68 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN lòng tin lớn đối với người tiêu dùng, tuy nhiên việc phát triển các cửa hàng hiện nay còn nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thu thấp do chi phí mặt bằng tại các điểm thuận lợi quá cao làm cho giá thành sản phẩm cao hơn nhiều rau truyền thống. Quy trình khép kín Các tổ sản xuất HTX SXKD&DV RAU AN TOÀN SÔNG TRÀ TMN: NGHĨA AN, PHÚ, HÀ, DŨNG, NGHĨA DÕNG CÔNG TY QUẢNG NÔNG CÔNG TY THIÊN LONG DOANH NGHIỆP NGA VŨ TIỂU THƯƠNG THU BA Chợ truyền thống 12 CỬA HÀNG ST Thành Nghĩa, NH KS,... NM LỌC DẦU DUNG QUẤT 10 TRƯỜNG MN TT TP QN KHU KINH TẾ CHU LAI 30% sản lượng 70% sản lượng IV. KẾT LUẬN Sau 03 năm triển khai thực hiện, dự án đã xây dựng thành công mô hình sản xuất rau an toàn khép kín (sản xuất - thu hoạch - sơ chế - bao gói - tiêu thụ sản phẩm) đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 10,22 ha, sản lượng 800 tấn/năm gồm các chủng loại rau ăn lá và ăn quả, sản phẩm sản xuất trong vùng dự án được tiêu thụ hết, trong đó liên kết tiêu thụ thông qua hợp đồng giữa hợp tác xã sản xuất, kinh doanh và dịch vụ rau an toàn Sông Trà với các đơn vị tiêu thụ và các cửa hàng đến cuối năm 2017 chiếm 74% sản lượng. Từ kết quả dự án, thành phố đã nhân rộng mô hình sản xuất ra xã Tịnh Long với diện tích ban đầu 02 ha nhằm đa dạng sản phẩm cung cấp cho thị trường Dự án sản xuất rau an toàn được triển khai trong thời gian qua đã làm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo tập quán cũ, người dân dần thay đổi những thói quen cũ trong sản xuất, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, bón phân, phun thuốc đúng quy trình, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, an toàn và bền vững. Đây là hướng đi đúng để sản xuất rau an toàn đi vào nề nếp, ổn định, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người nông dân, hơn nữa sản xuất rau VietGAP còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho người sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho rau, quả an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
File đính kèm:
- xay_dung_vung_chuyen_canh_rau_an_toan_dat_tieu_chuan_vietgap.pdf