Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas

Mục tiêu:

- Mô tả được các bước công việc trong việc sử dụng sản phẩm

- Thực hiện được các bước công việc trong việc sử dụng sản phẩm

A. Nội dung

1. Xác định loại cây trồng

1.1. Tìm hiểu nhu cầu trồng và tiêu thụ để chọn giống

- Khảo sát nhu cầu về sản xuất các loại cây trồng, loại cây trồng nào là cây

trồng chủ lực: Cây công nghiệp, lúa hay rau mầu.

- Xác định nhu cầu tiêu thụ phân bón cho các loại cây trồng:

Mục đích là để biết được lượng phân bón tiêu thụ của cơ sở trong một thời

gian nhất định (năm, mùa, tháng) và sự biến động của số lượng này qua các thời kỳ,

để xác định tổng mức lưu chuyển phân bón trong một năm, một mùa, môṭ tháng. Số

lượng phân bón phụ thuôc ̣ vào các yếu tố:7

+ Diện tích gieo trồng từng loại cây.

+ Định mức sử dụng phân bón cho từng giai đoạn

+ Biện pháp thâm canh.

Trên cơ sở đó, sẽ dự báo nhu cầu sử dụng của từng loại phân theo từng địa

phương. Cơ sở sản xuất cần căn cứ số liệu điều tra về sự phát triển của diện tích

gieo trồng, loại cây trồng tại địa phương, thu nhập của người dân, tập quán sản xuất

và trình độ thâm canh của từng vùng để xác định tổng mức tiêu thụ sản phẩm.

Phương pháp tính nhu cầu phân bón: nhu cầu phân bón cho trồng trọt được

tính bằng công thức sau:

Nhu cầu phân

bón trong vụ

=

Diện tích giao

trồng trong vụ x

Định mức phân bón

bình quân 1 ha

Trong trồng trọt, mỗi vụ có giống cây trồng khác nhau, do đó có định mức

phân bón bình quân 1 ha trong vụ cũng khác nhau. Định mức phân bón, trong thực

tế được xác định theo từng bộ giống cây trồng trên từng cánh đồng có chất đất thích

hợp.

Ví dụ: Định mức phân bón hữu cơ cho 1ha lúa

Định mức phân bón bình quân được tính bằng 2 cách:

+ Tính bình quân theo phương pháp số học:

Theo ví dụ trên (300 +360)/2 = 330kg/kg

+ Tính theo phương pháp bình quân gia quyền:

Theo ví dụ trên: ((300 x 0,5) + (360 x 0,5))/(0,5 + 0,5) = 330kg/ha8

- Trên cơ sở khảo sát các loại cây trồng và định mức phân bón cho mỗi loại

cây trồng để đưa ra quyết định lựa chọn giống cây trồng thích hợp.

1.2. Xác định các loại giống cây trồng

1.3. Chọn giống để trồng

- Chọn giống cây trồng là một yếu tốt rất quan trọng đối với mục tiêu sản xuất,

giống cây trồng có phù hợp mới cho năng suất và thu nhập cao.

- Lúa, rau màu và hoa là các đối tượng chính của việc sử dụng các loại phân

bón hữu cơ sinh học.

- Yêu cầu giống cây trồng: phải khỏe mạnh, hạt mầy,

+ Đối với hạt giống: Phải mầy, vỏ chắc, phôi mầm tốt, kích thước hạt đồng

đều, không có sâu mọt.

+ Đối với cây giống: Sinh trưởng phát triển tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh.

1.4. Lựa chọn đất trồng

- Tùy từng loại cây trồng khác nhau mà chọn loại đất tròng cho phù hợp:

Ví dụ: đất trồng cải bắp

+ Đất thịt nhẹ, thoát nước và giữ ẩm tốt

+ Độ pH thích hợp 6 – 6,5

+ Đất không trồng các loại cây bắp cải ít nhất 2 năm

- Nhìn chung đất trồng cây phải có độ phì nhiêu, giầu chất mùn hữu cơ, có độ

pH trung tính hoặc kiềm nhẹ hay axit nhẹ và có độ ẩm thích hợp.

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 44 trang xuanhieu 1520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas
i quan hệ đối 
tác với các tổ chức, hội (đặc biệt là hội phụ nữ, hội nông dân) có thể mời đích 
danh hoặc đại diện. 
Bước 4: Trang trí, nhân sự: 
- Trang trí 
+ Mặt tiền cửa hàng phải đảm bảo sạch sẽ. 
+ Có chỗ để xe cho khách hàng an toàn 
+ Trang hoàng mặt tiền đẹp, nổi 
+ Phải có hệ thống loa mở nhạc tương đối lớn để lôi kéo khách hàng. 
+ Trang trí ánh sáng về đêm 
+ Biển hiệu rõ ràng có thể nhìn thấy từ xa thấp nhất 100m 
+ Phông khai trương. 
- Nhân sự: 
+ Nhân viên tư vấn bán hàng và nhân viên thu ngân 
+ Nhân viên bảo vệ (trông xe và đảm bảo an toàn của cơ sở vật chất). 
+ Nhân viên lễ tân hoặc quản lý đón khách. 
Tất cả nhân sự phải thể hiện thái độ thân thiện, gần gũi với khách hàng. 
Bước 4: Tổ chức khai trương 
32 
- Mở tiệc đón tiếp khách (mặn hay ngọt) 
- Tạo âm thanh sôi nổi làm cuốn hút khách hàng. 
- Tạo chương trình khuyến mãi và quà tặng với khách hàng. (Quà tặng giá sốc, 
quà bốc thăm, giải bốc thăm). 
- Giảm giá chiết khấu trên hóa đơn mua hàng 3-5%. 
3. Thực hiện bán hàng 
3.1. Nhận yêu cầu mua hàng 
- Nhận đặt hàng thông qua ký hợp đồng mua bán và vận chuyển. 
- Nhận yêu cầu đặt hàng trực tiếp tại cửa hàng. 
- Nhận yêu cầu đặt hàng thông qua gọi điện, tin nhắn, E.mail, Fax, thư ... 
- Nhận đặt hàng thông qua người khác đặt mua hộ. 
3.2. Thiết lập và hoàn thiện thủ tục mua bán 
- Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa 
- Vào sổ đăng ký đặt hàng có đầu đủ thông tin của người mua: số lượng, 
chủng loại, đơn giá, thành tiền. 
- Viết hóa đơn bán hàng. 
3.3. Chuẩn bị hàng 
- Hàng hóa được bốc xếp lên xe vận chuyển theo đúng đơn đặt hàng. 
- Hàng hóa được xếp riêng từng sản phẩm, để thụa tiện cho giao hàng. 
3.4. Giao hàng theo yêu cầu 
 - Giao trực tiếp tại cửa hàng theo đơn đặt hàng 
 - Giao tại các cửa hàng hoặc tại cơ sở các đối tác mua hàng. 
 - Khi giao hàng phải có đơn đặt hàng, trong đó có ghi rõcác nội dung về: 
chủng loại hàng, số lượng, thời gian giao. 
 - Ký nhận biên bản giao nhận hàng theo yêu cầu. 
33 
- Giao hóa đơn cho bên mua hàng. 
3.5. Nghiệm thu, thanh toán và thu tiền 
3.5.1. Nghiệm thu hợp đống mua bán 
Thủ tục nghiệm thu gồm: 
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: theo mẫu quy định của nhà nước. 
- Biên bản giao nhận sản phẩm: hàng hóa phải được giao nhận đúng chủng 
loại, đủ số lượng, đúng chất lượng và thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa 
bên mua và bên bán. 
- Biên bản nghiệm thu hợp đồng mua bán. 
Tất cả các giấy tờ đều phải có đầy đủ chữa ký và con dấu (nếu có) đại diện 
của bên mua và bên bán hàng hóa để làm cơ sở pháp lý khi thực hiện. 
3.5.2. Thanh toán và thu tiền 
Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các 
phương tiện tài chính từ một bên sang một bên khác. Tiền là phương tiện thực hiện 
trao đổi hàng hóa, đồng thời là việc kết thúc quá trình trao đổi. Lúc này tiền thực 
hiện chức năng phương tiện thanh toán. Sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hay 
độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá. 
Đối với người sản xuất và kinh doanh sản phẩm có thể lựa chọn hình thức 
thanh toán phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Hiện nay có rất nhiều 
hình thức thanh toán khác nhau: 
- Thanh toán bằng tiền mặt: 
Ưu điểm: thuận lợi cho các giao dịch nhỏ, phạm vi hẹp. 
Nhược điểm: 
+ Chi phí lưu thông cao. 
+ Kém chất lượng. 
+ Khó giao dịch ở quy mô lớn, khoảng cách xa. 
+ Chịu tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái. 
34 
- Thanh toán không dùng tiền mặt. 
Ưu điểm: Gọn nhẹ, nhanh chóng và chất lượng. 
Nhược điểm: Chỉ thanh toán được ở những nơi có hỗ trợ thanh toán đó. 
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: 
+ Thanh toán bằng séc: Các loại séc chuyển khoản, bảo chi, định mức, chuyển 
tiền do người mua phát hành để trả tiền hàng hoá, dịch vụ. 
+ Thanh toán bằng thẻ: Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành bán cho 
khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác, rút 
tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy rút tiền tự động. 
+ Thanh toán bằng thư tín dụng: đối với thanh toán trong nước được sử dụng 
ít, chủ yếu được sử dụng trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập 
khẩu hàng hoá và dịch vụ. 
+ Ủy nhiệm thu: ủy nhiệm thu do người thụ hưởng lập gửi vào Ngân hàng 
phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao hay dịch vụ đã cung ứng. 
+ Ủy nhiệm chi: là một hình thức thanh toán khá phổ biến trong môi trường 
kinh tế các nước khi bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường. Việc chuyển nợ có uỷ 
quyền như các doanh nghiệp nhờ Ngân hàng trả lương vào Tài khoản của công 
nhân, việc nộp các loại phí bảo hiểm cũng là một dịch vụ thanh toán mới tương 
tự như ủy nhiệm nhưng hình thức luân chuyển thông tin có thể là đĩa hoặc băng từ 
hay qua mạng viễn thông 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Các câu hỏi 
Câu 1. Nêu các phương thức bán hàng: Bán lẻ, bán buôn, bán đại lý 
Câu 2. Trình bày các nội dung lập kế hoạch bán hàng. 
Câu 3. Nêu các yêu cầu cơ bản của việc xác định vị trí bán hàng. 
Câu 4. Liệt kê các trang thiết bị và nguyên tắc bố trí cho gian hàng. 
35 
Câu 5. Nêu được các bước công việc cần thực hiện trang trí và khai trường 
cửa hàng. 
Câu 6. Nêu được yêu cầu về đơn đặt hàng, cách thiết lập và hoàn thiện đơn đặt 
hàng. 
Câu 7. Nêu được các yêu cầu về chuyển bị hàng và giao hàng cho khách hàng 
mua sản phẩm. 
Câu 8. Nêu được các phương thức nghiệm thu, thanh toán, thu tiền trong giao 
dịch bán hàng. 
2. Các bài tập thực hành 
2.1. Bài tập thực hành số 4.3.1. Lập kế hoạch bán hàng và bán hàng 
C. Ghi nhớ 
- Xác dịnh được ưu, nhược điểm của các phương thức bán hàng. 
- Vị trí bán hàng phải thuận tiện cho người mua, nơi đông người và có nhu cầu 
sử dụng sản phẩm. 
- Gian hàng được trang trí sạch sẽ, có chỗ để xe, biển hiệu đẹp mát mắt, mọi 
người có có thể quan sát được và làm nổi bật sản phẩm của doanh nghiệp. 
- Buổi khai trương phải tạo được sự cuốn hút, có chế độ khuyến mại giảm giá 
cho khách hàng, nhân viên bán hàng phải tạo sự than thiện và tin tưởng của khách 
hàng. 
- Đơn đặt hàng phải thể hiện rõ được chủng loại, số lượng và địa chỉ người 
mua hàng. 
- Hàng được bốc xếp vận chuyển và giao hàng đúng quy định. 
- Phương thức thanh toán phải thuận tiện, thu đủ số tiền bán hàng. 
36 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 
- Vị trí: Mô đun Sử dụng và tiêu thụ sản phẩm là một trong những mô đun 
trọng tâm của chương trình dạy nghề ngắn hạn nghề Sản xuất phân bón hữu cơ sinh 
học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm Biogas. Mô đun được giảng sau 
cùng khi học viên học xong các mô đun khác của chương trình 
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề được tích hợp giữa lý thuyết và thực 
hành để thực hiện các công việc sử dụng phân hữu cơ cho cây trồng. Lập kế hoạch 
tiêu thụ sản phẩm làm ra. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức 
+ Nêu được liều lượng cần thiết cho cây trồng. 
+ Nêu được chất lượng sản phẩm sau khi sử dụng 
 + Phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề xuất được các giải pháp áp 
dụng hiệu quả cho kỳ sản xuất kinh doanh sau. 
+ Xác định được chất lượng sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu của thị 
trường; 
+ Nêu lại được bước trong kế hoạch quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. 
+ Phân tích được các công việc để tiêu thụ sản phẩm. 
- Kỹ năng 
+ Sử dụng được sản phẩm sau khi hoàn thành đúng quy trình 
+ Thực hiện các công việc quản bá sản phẩm và bán hàng 
+ Thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm. 
- Thái độ 
+ Cẩn thận, chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp 
37 
+ Tươi cười, niềm nở với khách hàng 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ04-01 
Sử dụng sản 
phẩm 
Tích hợp Cơ sở 32 6 24 2 
MĐ04-02 
Tính hiệu quả sản 
xuất 
Tích hợp 20 4 15 1 
MĐ04-03 
Tiêu thụ sản 
phẩm 
Tích hợp Cơ sở 32 8 23 1 
Kiểm tra hết mô đun 6 6 
Cộng 90 18 62 10 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
4.1. Bài tập thực hành số 4.4.1. Thực hành sử dụng bón phân cho cây 
- Mục tiêu: Thực hành sử dụng bón phân cho cây đúng yêu cầu kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Ruộng, cây hoa màu, phân bón hữu cơ, phân bón cân đối, dụng 
cụ bón phân, làm đất, máy tính, máy in, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện được các công việc sử dụng bón phân cho cây. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
 + Chuẩn bị đất trồng cây 
+ Chuẩn bị phân bón 
+ Trồng cây, gieo hạt 
38 
+ Chăm sóc, bón phân cho cây 
+ Diệt sâu bệnh cho cây 
+ Đánh giá kết quả 
- Thời gian hoàn thành: 24 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thực 
hiện các công việc bón phân cho cây đúng kỹ thuật. Kết quả thể hiện được hiệu quả 
khác biệt giữa phương pháp bón phân hữu cơ và phương pháp bón phân thông 
thường. 
4.2. Bài thực hành số 4.2.1. Thực hành tính hiệu quả cho 1 chu kỳ sản xuất 
- Mục tiêu: Thực hành tính hiệu quả cho 1 chu kỳ sản xuất chính xác. 
- Nguồn lực: các thông tin về sản xuất phân hữu cơ sinh học, biểu mẫu, máy 
tính, máy in, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện được các công việc tính hiệu quả cho 1 chu kỳ sản 
xuất. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
 + Tập hợp các khoản chi phí sản xuât 
+ Tính chi phí cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh 
+ Tính doanh thu thực tế 
+ Xác định lỗ - lãi thực tế 
+ Đánh giá kết quả 
- Thời gian hoàn thành: 15 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thực 
hiện các công việc tính hiệu quả cho một chu kỳ sản xuất. Kết quả thể hiện được 
hiệu quả lỗ lãi của một chu kỳ sản xuất phân hữu cơ sinh học. 
39 
4.3. Bài tập thực hành số 4.3.1. Lập kế hoạch bán hàng và bán hàng 
- Mục tiêu: Lập kế hoạch bán hàng và bán hàng đạt hiệu quả cao. 
- Nguồn lực: các thông tin về sản phẩm, địa điểm bản hàng, khách hàng, biểu 
mẫu, máy tính, máy in, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện được các công việc lập kế hoạch bán hàng và bán 
hàng. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
 + Xác định được các phương thức bán hàng 
+ Lên bảng kế hoạch bán hàng 
+ Tìm đặt vị trí bán hàng 
+ Sắp xếp gian hàng 
+ Trang trí và khai trương gian hàng 
+ Thực hiện bán hàng 
- Thời gian hoàn thành: 23 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thực 
hiện các công việc lập kế hoạch bán hàng và bán hàng một cách tỷ mỉ chính xác. 
Kết quả thể hiện được số lượng phân hữu cơ sinh học bán ra và số tiền thu về. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Sử dụng sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê được các loại đất trồng và 
làm đất đúng yêu cầu kỹ thuật. 
1. Kiểm tra so sánh với đặc điểm và tiêu 
chuẩn đất trồng; 
2. Sự phù hợp về đặc điểm và chất 2. Quan sát, kiểm tra chất lượng các giống 
40 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
lượng các loại giống cây trồng; cây trồng so với tiêu chuẩn; 
3. Sự phù hợp về kỹ thuật trồng và 
chăm sóc các loại cây trồng; 
3. So sánh với tiêu chuẩn ký thuật và khả 
năng sinh trưởng phát triển của cây; 
4. Sự phù hợp về tỷ lệ, chất lượng và 
số lượng các loại phân bón; 
4. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn chất 
lượng phân và kỹ thuật bón phân; 
5. Cây trồng sinh trưởng phát triển 
tốt, không sâu bệnh và cho năng suất 
cao. 
5. Kiểm tra , so sánh với tiêu chuẩn chất 
lương cây trồng và năng suất cây trồng. 
6. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
6. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
7. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
7. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
5.2. Bài 2: Tính hiệu quả sản xuất 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê được các loại chi phí cho 
một chu kỳ sản xuất. 
1. Kiểm tra so sánh với danh mục các 
khoản chi phí thực tế; 
2. Sự phù hợp về các khoản chi phí 
cho một chu ký sản xuất; 
2. Quan sát, kiểm tra kết quả tính toán các 
chi phí cho một chu ký sản xuất; 
3. Sự phù hợp về doanh thu cho một 
chu kỳ sản xuất; 
3 Quan sát, kiểm tra kết quả tính toán về 
doanh thu cho một chu kỳ sản xuất; 
4. Sự phù hợp về lỗ lãi cho một cho 4. Kiểm tra, so sánh với kết quả lỗ lãi thực 
41 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
kỳ sản xuất; tế của một chu kỹ sản xuất; 
5. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
5. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
6. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
6. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
5.3. Bài 3: Tiêu thụ sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê được các phương thức bán 
hàng. 
1. Kiểm tra, đánh giá được các phương 
thức bán hàng lựa chọn; 
2. Sự phù hợp về bản kế hoạch bán 
hàng; 
2. Quan sát, kiểm tra và đánh giá kết quả 
lập bản kết hoạch bán hàng và tính hiệu 
quả của bản kế hoạch; 
3. Sự phù hợp về cách bố trí một gian 
hàng; 
3. So sánh với yêu cầu kỹ thuật sắp xếp 
một gian hàng; 
4. Sự phù hợp về cách trang trí và 
khai trương gian hàng; 
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả trang trí và 
cách thức thực hiện khai trương gian hàng; 
5. Sự phù hợp về cách giao nhận 
hàng, phương thức thanh toán. 
5. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động bán 
hàng và thanh toán. 
6. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
6. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
7. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
7. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
42 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn văn Ninh, Sở khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre, Kỹ thuật sản xuất 
phân vi sinh. 
2.  
3.
phan_vi_sinh_o_cu_chi.html 
4.  
5.  
6.  
7. Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp – Phạm Thị Ngọc Trầm – NXB 
Chính trị Quốc Gia – 1997. 
8. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (Tuyển tập báo cáo) – Đại học 
tổng hợp – 1995. 
9. Dương Nguyên Khang, Công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi 
43 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ NGẮN HẠN 
 (Theo Quyết định số 39/QĐ-HLV, ngày 3 tháng 1năm năm 2016 
của TW Hội Làm Vườn Việt Nam) 
1. Ông Lê Công Hùng Chủ nhiệm 
2. Bà Vũ Thị Liên Phó chủ nhiệm 
3. Ông Nguyễn Đức Thịnh Thư ký 
4. Ông Bùi Đức Thành Thành viên 
5. Ông Vương Thành Sơn Thành viên 
6. Bà Lê Thanh Ngọc Thành viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ NGẮN HẠN 
 (Theo Quyết định số 1025/QĐ-BNN-KTHT, ngày 30 tháng 3 năm 2016 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập hội đồng 
nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp thuộc dự án hỗ trợ nông 
nghiệp các bon thấp.) 
1. Ông Nguyễn Tiến Huyền Chủ nhiệm 
2. Ông Nguyễn Thế Hinh P. Chủ nhiệm 
3. Ông Vũ Duy Tùng Thư ký 
4. Ông Vũ Trọng Hội Thành viên 
5. Bà Trần Thị Loan Thành viên 
6 Bà Hồ Kim Hằng Thành viên 
7 Ông Đỗ Văn Hòa Thành viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_san_xuat_phan_huu_co_sinh_hoc_tu_phe_phu_p.pdf