Xây dựng năng lực và tổ chức hoạt động hỗ trợ kỹ thuật về an toàn bức xạ, ứng phó sự cố và phóng xạ môi trường
Dviệc sử dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) nên ứng dụng năng lượng o tính ưu việt và hiệu quả thực tế của
nguyên tử vào các lĩnh vực kinh tế là lựa
chọn của nhiều nước phát triển cũng như các
nước đang phát triển, đặc biệt là việc sử dụng
điện hạt nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những
ưu điểm không thể phủ nhận của việc sử
dụng NLNT là những nguy cơ xảy ra sự cố
bức xạ, hạt nhân kèm theo. Những bài học
đắt giá từ sự cố hạt nhân của Nhà máy điện
hạt nhân Chernobyl ở Ukraine (năm 1986),
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật
Bản (năm 2011) là sự cảnh báo nghiêm khắc
cho nhân loại về sự cẩn trọng trong việc sử
dụng NLNT.
NLNT đã được sử dụng tại Việt Nam từ
giữa thế kỷ 20 và ngày càng được sử dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, công
nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, nghiên
cứu Để nâng cao hiệu quả sử dụng NLNT
trong các ngành kinh tế, Chính phủ đã ban
hành những quyết định quan trọng liên quan
đến ứng dụng NLNT như: Quyết định số
906/QĐ-TTg ngày 17/5/2010 về việc Phê
duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện
hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm
2030, Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày
24/6/2010 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển ứng dụng NLNT vì mục đích
hòa bình đến năm 2020, Quyết định số
127/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 về việc Phê
duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng
bức xạ trong công nghiệp và các ngành kinh
tế - kỹ thuật khác đến năm 2020, Quyết định
số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2011 về việc Phê
duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng
bức xạ trong khí tượng thủy văn, địa chất
khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm
2020. Những quyết định trên đã giúp việc
ứng dụng NLNT ở Việt Nam có những phát
triển đột phá, nhất là việc xây dựng nhà máy
điện hạt nhân (NMĐHN) đầu tiên ở Việt
Nam tại tỉnh Ninh Thuận đang được gấp rút
chuẩn bị.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng năng lực và tổ chức hoạt động hỗ trợ kỹ thuật về an toàn bức xạ, ứng phó sự cố và phóng xạ môi trường
ÂN Số 2 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG AN TOÀN HẠT NHÂN QUỐC GIA Dương Hồng Anh, Hội đồng ATHNQG Giới thiệu Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia (ATHNQG) là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm an toàn hạt nhân. Đồng thời, Hội đồng cũng thực hiện chức năng thẩm định lại các báo cáo thẩm định an toàn dự án điện hạt nhân của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN). Hội đồng gồm có 11 thành viên từ các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Quốc phòng và Y tế. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) là Chủ tịch Hội đồng. Bài viết này ghi lại một số hoạt động chủ yếu của Hội đồng trong một năm qua. Các phiên họp của Hội đồng Đến nay Hội đồng đã họp được 3 phiên: Phiên họp lần thứ nhất ngày 11/7/2012, Hội đồng đã nghe công bố Quyết định thành lập, thảo luận dự thảo Quy chế hoạt động, thảo luận và thông qua Kế hoạch làm việc của Hội đồng, nghe các báo cáo chuyên đề sau đây: - Báo cáo về tiến độ khảo sát địa điểm và chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của đại diện chủ đầu tư (EVN); - Báo cáo về các yêu cầu liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn cho chương trình điện hạt nhân quốc gia của đại diện Cục ATBXHN. Hội đồng đã thảo luận về các nhiệm vụ của Hội đồng theo quy định trong Luật Năng lượng nguyên tử và thông qua các kết luận chính của Phiên họp lần thứ nhất. Hội đồng đồng ý với kế hoạch tổ chức đoàn công tác làm việc tại địa điểm khảo sát xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Hội đồng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn cho chương trình điện hạt nhân theo hướng dẫn của IAEA (tài liệu SSG-16). Hội đồng giao cho Cục ATBXHN là Cơ quan thường trực của Hội đồng chuẩn bị Chương trình hành động quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân đến năm 2020, trong đó có một số chính sách quan trọng về an toàn phục vụ chương trình điện hạt nhân quốc gia, để có thể sớm trình Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng thống nhất tập trung chuẩn bị các nhiệm vụ quan trọng, bao gồm các nhiệm vụ về xây dựng chính sách liên quan tới an toàn: Chính sách về quản lý chất thải phóng xạ, Chính sách về quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, Chính sách về làm giàu và tái chế và các nhiệm vụ về thẩm định an toàn lựa chọn địa điểm, phê duyệt dự án đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. MỘT NĂM NHÌN LẠI 35Tập san THÔNG TIN PHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA Có thể nói, Phiên họp lần thứ nhất của Hội đồng đã có những kết luận định hướng rõ ràng cho hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng. Trong đó, nổi bật là vai trò phối hợp liên ngành của Hội đồng trong việc tư vấn những vấn đề về chính sách, phục vụ cho việc phát triển an toàn điện hạt nhân ở nước ta. Phiên họp lần thứ hai ngày 27/11/2012, Hội đồng đã nghe báo cáo về Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Bộ KHCN chuẩn bị, phục vụ cho việc triển khai dự án điện hạt nhân. Hội đồng đề nghị các Bộ, ngành liên quan tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch đã được thông qua và dành nguồn kinh phí cần thiết cho công tác này trong năm 2013, đồng thời nghiên cứu đề xuất chỉnh sửa, bổ sung các luật có liên quan phục vụ cho triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Một trong những nguyên nhân làm cho Luật Năng lượng nguyên tử (ban hành năm 2008) chưa có được đầy đủ các quy định đồng bộ, thống nhất cho việc phát triển điện hạt nhân là do các quy định chưa rõ ràng của các luật có liên quan, chưa có các quy định liên ngành đặc thù với đối tượng cần quản lý đặc biệt là nhà máy điện hạt nhân. Ví dụ như về phân định trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ đối với nhà máy điện hạt nhân; vấn đề thống nhất quản lý nhà nước về an toàn, môi trường, đầu tư, xây dựng, ứng phó sự cố, v.v. khi phát triển điện hạt nhân. Vì vậy, rất cần phải có sự phối hợp của các Bộ có liên quan khi rà soát các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, thông qua hoạt động của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia. Phiên họp lần thứ hai của Hội đồng, căn cứ kiến nghị của Đoàn kiểm tra công tác khảo sát của chủ đầu tư và tư vấn tại địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, đã có những đề xuất cụ thể. Ví dụ như các đề xuất: tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ có hay không các tiêu chí loại trừ theo yêu cầu an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân; yêu cầu triển khai công tác khảo sát diện rộng để có thể đánh giá được độ nguy hiểm động đất và sóng thần đối với địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân; v.v.. Hội đồng cũng đã có ý kiến về một số nội dung khác có liên quan đến việc phát triển an toàn các ứng dụng hạt nhân ở nước ta. Phiên họp lần thứ ba ngày 23/7/2013, Hội đồng đã nghe báo cáo kiểm tra lại về tình hình triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; kết quả khảo sát địa điểm của đoàn công tác của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ KHCN làm trưởng đoàn (tháng 3/2013); báo cáo về việc thuê tư vấn quốc tế thẩm định an toàn địa điểm và phê duyệt báo cáo phân tích an toàn; dự thảo các tiêu chí an toàn trong lựa chọn công nghệ điện hạt nhân của Việt Nam. Hội đồng đã có ý kiến như sau: - Khi xây dựng cơ sở thiết kế cần áp dụng các yêu cầu và hướng dẫn tăng cường an toàn theo khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và cộng đồng hạt nhân quốc tế sau sự cố Fukushima; - Kiến nghị Hội đồng thẩm định Nhà nước về sự cần thiết phải thuê tư vấn nước ngoài hỗ trợ thẩm định phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư cho dự án điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam; tổ chức việc thuê tư vấn cần có sự phối hợp giữa các cơ quan để bảo đảm thống nhất, hiệu quả, tránh chồng chéo; trong trường hợp cần thiết phải tham vấn ý kiến của chuyên gia tư vấn IAEA và chuyên gia tư vấn của Cộng đồng châu Âu (EC); - Tiếp tục nghiên cứu và khẩn trương xây dựng bộ tiêu chí làm cơ sở để lựa chọn công nghệ điện hạt nhân cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; - Khẩn trương xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân, đáp ứng tiến độ của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2. 36 Tập san THÔNG TIN PHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA Phiên họp lần thứ tư ngày 17/12/2013, Hội đồng đã nghe các báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết của phiên họp lần thứ 3; khảo sát địa điểm và lập dự án đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng an toàn phục vụ phát triển điện hạt nhân của Việt Nam; Chính sách quốc gia về quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ; xây dựng và phát triển Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia của Việt Nam; quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia của Việt Nam và dự kiến Kế hoạch công tác năm 2014 của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia. Hội đồng đã có ý kiến như sau: - Về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng an toàn và an ninh phục vụ phát triển điện hạt nhân của Việt Nam: giao Cục An toàn bức xạ và hạt nhân nghiên cứu lập kế hoạch chi tiết, báo cáo tại phiên họp lần thứ 5 của Hội đồng; - Về xây dựng và phát triển Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia của Việt Nam: đồng ý về sự cần thiết, nhưng cần tiếp tục nghiên cứu để có lộ trình phù hợp; trước mắt, giao Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đề xuất những nội dung cần thiết cho dự thảo sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử, đề xuất các dự án quan trọng cho phát triển cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam, trong đó có dự án ODA; - Về chính sách quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng: giao Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tiếp tục nghiên cứu để đưa ra đề xuất cụ thể, có thể trình Lãnh đạo phê duyệt. Các đoàn công tác khảo sát địa điểm Đoàn công tác khảo sát lần thứ nhất các ngày 18-19/7/2012, Đoàn khảo sát có các chuyên gia địa chất, địa chấn thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đại diện Cục ATBXHN đã có 2 ngày làm việc với đại diện chủ đầu tư (EVN), tư vấn Nga và Nhật Bản; nghe trình bày kỹ các nội dung khảo sát, nghiên cứu của tư vấn theo hồ sơ, cũng như tìm hiểu cụ thể các điểm khoan thăm dò, các dấu vết phát lộ địa chất, các vị trí đặt thiết bị khảo sát, v.v.. Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến làm trưởng đoàn. Đoàn công tác khảo sát lần thứ hai các ngày 14-15/3/2013, do Bộ trưởng Bộ KHCN - Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn có Thứ trưởng Bộ KHCN Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, đại diện các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Quốc phòng, Công An, Kế hoạch và Đầu tư, đại diện Cục ATBXHN và các chuyên gia địa chất, địa chấn. Đoàn cũng có sự tham gia của 03 chuyên gia quốc tế thuộc Ủy ban châu Âu (EC) hiện đang hỗ trợ Cục ATBXHN về tăng cường năng lực thẩm định an toàn trong khuôn khổ Dự án hợp tác VN3.01/09. Các chuyên gia tham gia đoàn công tác đã có ý kiến cụ thể với chủ đầu tư (EVN) về việc lấy mẫu ở các đới dập vỡ nghi là đứt gãy để phân tích thành phần vật chất và xác định tuổi; đề xuất hợp tác giữa tư vấn Nga, Nhật Bản và các chuyên gia Việt Nam để cùng giải quyết những nội dung chuyên môn có liên quan; có kết luận phù hợp về các vấn đề đứt gãy, động đất và sóng thần, đặc biệt ở khu vực giao nhau của lân cận hai địa điểm. 37Tập san THÔNG TIN PHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2014 Các chuyên gia Việt Nam cũng lưu ý chủ đầu tư (EVN) về việc: yêu cầu tư vấn Nga sử dụng hệ thống chuyên gia độc lập của các cơ quan chuyên môn Nga chứ không chỉ các chuyên gia Việt Nam trong đánh giá về động đất và sóng thần từ các kết quả nghiên cứu khảo sát địa điểm; yêu cầu các đơn vị tư vấn Nga và Nhật Bản sử dụng thống nhất một số định nghĩa và áp dụng thống nhất một số tiêu chuẩn, tiêu chí, đồng thời với việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn của Việt Nam. Đoàn công tác khảo sát lần thứ ba các ngày 21-23/11/2013 được thực hiện theo các nội dung về khí tượng, thủy văn, hải văn. Đoàn có các chuyên gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi và đại diện Cục ATBXHN. Đoàn đã làm việc với đại diện chủ đầu tư (EVN), đại diện tư vấn Nga và Nhật Bản. Đoàn đã nghe báo cáo theo hồ sơ và thăm các trạm khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn tại địa điểm. Các chuyên gia Việt Nam đã có ý kiến về việc lắp đặt thiết bị đo, đặt nhiều câu hỏi để tư vấn Nga và Nhật Bản làm rõ hơn về quy trình thu thập số liệu, mô hình và đánh giá sai số của các kết quả khảo sát. Kiến nghị, kết luận Kiến nghị Một năm qua, hình thức hoạt động của Hội đồng chủ yếu tập trung vào thảo luận ý kiến tại các phiên họp và tổ chức công tác khảo sát tại địa điểm. Sắp tới, xin kiến nghị Hội đồng có các hình thức hoạt động theo nhóm chuyên gia, trong đó chú trọng các nhóm chuyên gia theo chức năng, nhiệm vụ của các Bộ. Ví dụ: cần có nhóm chuyên gia về thẩm định an toàn hạt nhân (thuộc trách nhiệm của Bộ KHCN), thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), thẩm định những nội dung về an ninh (Bộ Công an), về ứng phó sự cố (Bộ Quốc phòng), về phòng chống và điều trị các bệnh do nhiễm xạ (Bộ Y tế). Việc hình thành các nhóm chuyên gia này, một mặt sẽ tăng cường đóng góp trực tiếp của các thành viên Hội đồng là đại diện các Bộ, mặt khác là phối hợp đồng bộ hơn hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng về an toàn hạt nhân của các Bộ, ngành có liên quan. Theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân, Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia có trách nhiệm thẩm định lại các kết quả thẩm định an toàn hạt nhân của Cục ATBXHN. Chắc chắn Hội đồng sẽ dành nhiều thời gian để trao đổi ý kiến và có kế hoạch cụ thể thực hiện trách nhiệm này. Kết luận Trong bối cảnh Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được triển khai thực hiện khi mà cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, khoa học công nghệ còn ở mức thấp, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, kinh nghiệm về hạt nhân gần như chưa có gì, thì vai trò của Hội đồng với các thành viên là đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến an toàn điện hạt nhân là hết sức cần thiết. Hoạt động của Hội đồng tập trung vào những điểm trọng yếu khi triển khai Dự án, có tác dụng thúc đẩy việc triển khai đồng bộ các hoạt động phát triển hạ tầng cơ sở an toàn hạt nhân ở nước ta. g NGHIÊN CỨU VÀ TRAO ĐỔI
File đính kèm:
- xay_dung_nang_luc_va_to_chuc_hoat_dong_ho_tro_ky_thuat_ve_an.pdf