Về triết lý nhân sinh của Jiddu Krishnamurti
Krishnamurti là nhà tư tưởng Ấn Độ đã truyền giảng tư tưởng triết lý trên
khắp thế giới. Ông dành tâm huyết cho việc nhận diện và xa hơn là vãn hồi những giá trị ban
đầu của con người bị bào mòn trong dòng xoáy của kinh tế, kỹ nghệ, xung đột bạo lực. Trạng
huống tồn tại của con người chính là điểm xuất phát, đồng thời là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ
triết lý nhân sinh của Krishnamurti. Krishnamurti và triết lý nhân sinh của ông không chỉ gieo
ảnh hưởng nơi đời sống tinh thần của Ấn Độ đương đại mà còn cung cấp những gợi ý tham
chiếu cho việc thấu hiểu toàn diện về tình cảnh hiện hữu của con người trong thế giới ngày nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Về triết lý nhân sinh của Jiddu Krishnamurti", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Về triết lý nhân sinh của Jiddu Krishnamurti
ôn phải đấu tranh với bản thân mình để được tự do, để được thỏa lòng mong ước được sống một cuộc đời an yên, hạnh phúc, không còn bạo lực hoành hành. Krishnamurti luôn tìm phương cách giúp nhân loại thoát khỏi tâm trí của nỗi sợ hãi, khỏi những ràng buộc của quá khứ để nhìn về một tương lai tươi sáng hơn. 1 Krishnamurti J. (2008), Đối mặt với thế giới hoảng loạn, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, Tr. 16. 2 Krishnamurti J. (2008), Sđd, Tr. 47. 3 Krishnamurti J. (2008), Sđd, Tr. 15 4 Krishnamurti J. (2010), Mạng lưới tư tưởng và thiền, Nxb. Thời đại, Hà Nội, Tr. 24. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6C, 2018 105 Nhân loại đang trở nên hỗn loạn và vị kỷ và mối quan hệ người đang bị sợ hãi ngự trị. Con người trở nên cô độc với tính đơn lập bản thể của mình. Trong các mối quan hệ, con người đã tự che đậy “cái tôi” của mình để thực hiện các chức năng xã hội. Với Krishnamurti, không chỉ có về mặt thể xác, mà ngay chính tâm hồn con người cũng đã trở nên nghèo nàn hơn, đánh mất đi giá trị nhân tính trong tính toàn vẹn của giá trị nhân sinh. Krishnamurti đã nhìn thấy con người chỉ còn biết đến những giá trị vật chất, vô tình đánh mất trị giá trị cốt lõi của nhân tính. Cuộc đời con người cũng như dòng sông với biết bao hỗn độn, hoang mang để mong muốn tìm thấy sự tĩnh lặng; là tìm lại những giá trị nhân tính trong chính mỗi con người. Trong cuộc sống hỗn loạn, trong xã hội biến động thì “con người một chiều” không tìm được lối thoát, không tìm được con đường đi cho những bế tắc hiện tại. Con người thực tại đã đánh mất đi tình yêu, đánh mất đi sự tự do cá nhân để được tồn tại với một tâm hồn vô vị, nhưng sự vô vị đó lại là hiện sinh, lại không thể tách ra khỏi sự sống và đó là cơ sở của tồn tại người. Krishnamurti nhận thấy con người thực tại đã biến thành những“cỗ máy” để phục tùng những quy định mà xã hội đặt ra. Xã hội thực tại gò ép con người trong sự tồn tại với những quy tắc tự đặt ra và những mối quan hệ phức tạp hơn. Con người không có tự do, chỉ biết phục tùng theo những quy luật nhất định để được tồn tại. Như vậy, con người đánh mất đi tính người và biến thành một “cỗ máy” không có cảm xúc và tâm hồn. Với Krishnamurti, “con người đã được lập trình để trở thành một tính đồ Thiên chúa, Tin lành, là một người Ý hay Anh nhiều thế kỷ; con người đã được lập trình để tin, để tưởng và để vâng phục những nghi thức, những tín điều, đã được thảo chương để yêu nước, để đánh giặc, để chém giết”5. Qua lăng kính phê phán xã hội, Krishnamurti nhận thấy sự phát triển của nền văn minh công nghiệp không tạo ra những con người năng động, sáng tạo mà chỉ sản xuất ra những cỗ máy biết nghe và biết làm theo những thứ đã được lập trình. Con người lúc này hiện hữu như những cỗ máy đang vơi cạn những giá trị nhân bản. Vấn đề nhân sinh mà Krishnamurti đặt ra gợi cho chúng ta nhớ đến hình ảnh “con người một chiều” (One dimentional Man) trong triết học phê phán của Herbert Marcuse. Xuất phát từ lập trường nhân học giáo dục, Krishnamurti khẳng định rằng, giáo dục chính là con đường thích hợp nhất để giúp con người vãn hồi giá trị tinh khôi của nhân tính. Giáo dục là cách thức để thấu hiểu cuộc sống, là để yêu thương và cảm thông. Do đó, “giáo dục chính là sự am hiểu về chính bản thân mình bởi vì trong mỗi chúng ta luôn tụ hợp toàn bộ quá trình tồn tại”6. Theo Krishnamurti, “giáo dục ngày nay là một thất bại hoàn toàn”7 bởi lẽ hình thức và phương pháp mà nó chủ trương không thể giúp con người phát triển toàn diện, thậm chí còn đẩy con người vào con đường của sự tha hóa nhân tính. Krishnamurti phê phán nền 5 Krishnamurti J. (2010), Sđd, Tr. 19. 6 Krishnamurti J. (2005), Bạn làm gì với đời mình, Nxb. Tổng hợpThành phố Hồ Chí Minh, Tr. 145. 7 Krishnamurti J. (2005), Sđd, Tr. 147. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6C, 2018 106 giáo dục ấy chỉ dừng lại ở việc “tích lũy thông tin và kiến thức từ sách vở mà bất cứ người nào biết đọc biết viết đều có thể học”8; quá chú trọng đến vai trò và chức năng của kỹ thuật, xem đó là nội dung cốt yếu cho sự tồn tại người. Sự phát triển của xã hội đòi hỏi con người phải có trình độ ngày càng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội là điều tất yếu; vì vậy, việc giáo dục cho người học những tri thức kỹ thuật là hợp lý. Tuy nhiên, một khi “quá nhấn mạnh hay quan trọng hóa kỹ thuật một cách quá mức” thì chắc chắn nền giáo dục sẽ hoàn toàn phá sản9 bởi lẽ nó chỉ tạo ra những robot lạnh lùng, vô cảm, chứ không thể vun trồng những con người theo đúng nghĩa của từ này. Nền giáo dục hiện nay đã quá nhấn mạnh đến khía cạnh đào tạo nghề và truyền thụ kiến thức khoa học nhưng lại ít chú trọng việc truyền dạy kỹ năng sống, kỹ năng tồn tại và ứng xử của con người. Do đó, giáo dục đã không giải quyết được những rắc rối cho con người mang tính chất xã hội. Những vấn đề cuộc sống bị con người lãng quên và không có cách giải quyết phù hợp. “Việc sinh tồn mà không đếm xỉa, quan tâm gì đến cuộc sống chính là một hành động mời gọi những đau khổ và những phá hoại xuất hiện với chính mình”10. Thực tế, giáo dục đang làm biến đổi tính cách bên trong mỗi con người và đánh mất đi bản chất tốt đẹp của mỗi cá nhân. Giữa con người và giáo dục không có mối dung hòa về nội dung và mục đích. Krishnamurti đưa ra những cách thức thay đổi về phương pháp và nội dung trong giáo dục; và “hình thức thức giáo dục đúng đắn có liên quan đến sự tự do của từng cá nhân, mỗi cá nhân cần được tự do phát triển, phát triển một cách tự nhiên chứ không bị gò ép”11. Việc kiến tạo một nền giáo dục mới dựa trên cơ sở của tính nhân bản là cần thiết và đáp ứng nhu cầu của xã hội thực tại. Nền giáo dục mới theo đề xuất của Krishnamurti dựa trên những nguyên tắc cốt lõi sau: Thứ nhất, nội dung và phương pháp của giáo dục phải bắt nguồn từ cuộc sống và hướng đến cuộc sống. Krishnamurti mong muốn nền giáo dục mới phải phát triển thế giới quan và nhân sinh quan của con người một cách toàn diện trên tinh thần tự do và tình yêu thương cao cả. Krishnamurti nhận thấy sự phát triển của xã hội là tất yếu, việc truyền dạy kiến thức khoa học hay định hướng nghề nghiệp là vấn đề đúng, nhưng không thể tuyệt đối hóa nội dung và cách thức giáo dục như vậy đối với người học. Những kiến thức được truyền dạy về khoa học hay nghề nghiệp chỉ để phục vụ hay giải quyết những vấn đề công việc mang tính chuyên môn; không thể giải quyết những vấn đề mang tính chất xã hội. Giáo dục tạo ra những con người sống trên một phương diện nào đó của công việc mà bất chấp những vấn đề của cuộc sống, vì vậy đã đẩy con người đến với đau khổ và bế tắc. Theo Krishnamurti, con người “đã thu thập 8 Krishnamurti J. (2010), Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, Nxb. Thời đại, Hà Nội, Tr. 31. 9 Krishnamurti J. (2010), Sđd, Tr. 31. 10 Krishnamurti J. (2005), Bạn làm gì với đời mình, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 148 11 Krishnamurti J. (2005), Sđd, Tr. 150. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6C, 2018 107 kiến thức khoa học kỹ thuật mà không thấu hiểu toàn bộ tiến trình của cuộc sống nên khoa học công nghệ đã trở thành phương diện hủy diệt chính chúng ta”12. Giáo dục hiện nay chỉ nghĩ đến tính hiệu năng bên ngoài mà bất chấp hay phá hoại đi nội tâm bên trong mỗi con người. Giáo dục đã làm con người mất đi sự tự do trong cách suy nghĩ và trong lối sống. Krishnamurti mong muốn nền giáo dục hiện đại phải đánh thức trí thông minh và tư duy sáng tạo của con người. Vấn đề ở đây là việc truyền tải kiến thức cho người học với cách thức giáo dục đã quá cũ: người học chỉ tiếp nhận những kiến thức có sẵn và hoàn toàn mất khả năng sáng tạo trong tư duy. Mỗi cá nhân từ lúc sinh ra đã được sự chở che của gia đình, được quy định bởi những hình thức tôn giáo và những quy định của nhà trường. Con người đã sống và tồn tại theo một thiết lập có sẵn mà quên đi khả năng sống của mình. Con người bị áp đặt những quy định vốn có đã đánh mất đi khả năng tư duy sáng tạo của mình. Giáo dục phải giúp giải thoát con người, tìm đến sự tự do cá nhân; giáo dục hướng đến một nhân sinh quan toàn diện và phá vỡ mọi quy ước xã hội. Tự do cá nhân là nhân tố quan trọng trong sự phát triển xã hội, tạo nên con người hợp nhất trong nền giáo dục hiện đại. Thứ hai, giáo dục mới phải nhận thức được tầm quan trọng của các bậc phụ huynh và người thầy trong xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan toàn diện cho người học. Krishnamurti nhận thấy vị trí và vai trò của người thầy trong quá trình xây dựng một nền giáo dục mới là vô cùng quan trọng; đó là nhân tố quyết định đến sự hình thành nhân cách của con người. Vai trò của người thầy là giúp người học nhận ra chính mình và giá trị của bản thân trong tồn tại xã hội. Krishnamurti đánh giá “giáo dục chân chính bắt đầu với nhà giáo dục, ông ấy phải thấu hiểu chính mình và thoát khỏi các mô hình tư tưởng thiết lập sẵn”13. Người thầy phải thấu hiểu chính bản thân mình, thấu hiểu mối quan hệ giữa mình và mọi người và xã hội thì việc truyền dạy không chỉ kiến thức khoa học, không chỉ để vượt qua các kỳ thi mà trên hết là nhân cách và giá trị con người. Người thầy, ngoài truyền dạy kiến thức khoa học, phải hiểu rõ cấu trúc và bản chất của ký ức, quan sát các giới hạn rào cản của cái trí và giúp người học hiểu rõ điều này. Đó là sự tìm kiếm trở về với ký ức của bản thân để biết và hiểu rõ người học cần điều gì khi đến trường. Người thầy phải bắt đầu “tự mình thấy” để quay về quá khứ hiểu bản thân mình, tìm thấy nền tảng của người học, quan tâm đến điều người học thực sự cần; không áp đặt những quan điểm, những nhận xét mang tính chủ quan của bản thân. Khi đã hiểu rõ về người học thì người thầy sẽ đưa ra những cách thức truyền dạy phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người học. Krishnamurti mong muốn giữa người thầy và người học có một mối quan hệ tốt đẹp, dựa trên tình yêu thương và sự thấu hiểu nhau. Không đặt cao vấn đề truyền dạy kiến thức, mà còn bao quát nhiều vấn đề của xã hội, làm sao đó để tâm hồn người học thấu hiểu và cảm thông được với chính bản thân mình và mọi người xung quanh. Người 12 Krishnamurti J. (2010), Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, Nxb. Thời đại, Hà Nội, Tr. 33. 13 Krishnamurti J. (2010), Sđd, Tr. 121. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6C, 2018 108 thầy “chỉ bằng cách thấu hiểu mọi đường đi nước bước của chính tư tưởng và cảm xúc của ta, ta mới có thể thực sự giúp trẻ thành một con người tự do”14; chỉ tự do mới có thể giúp con người phát huy hết năng lực sáng tạo của bản thân, đưa con người trở về với thuộc tính ban đầu của mình. Vai trò của người thầy có vị trí quan trọng với người học, nhưng vai trò của những bậc phụ huynh tác động trực tiếp đến suy nghĩ và phương thức của người học. Để đạt được kết quả mong muốn đối với người học, bậc phụ huynh phải có cách nhìn nhận hoàn toàn khác về con em của mình với tình yêu thương thực sự. Đứng trên góc nhìn của gia đình thì cha mẹ luôn yêu thương con cái của mình bằng tất cả những gì có thể. Tuy nhiên, chính cha mẹ lại làm hỏng đi những đứa con của mình bằng những sợ hãi và tham vọng của bản thân. Điều này đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn nhận của những đứa trẻ trong quá trình học tập. Trong thực tế, cha mẹ luôn mong muốn con cái thành công trên chính cái tham vọng và ước muốn của họ; cha mẹ mong muốn con cái sẽ đạt được những gì mà bản thân họ không làm được trong quá khứ. Mong muốn là đúng đắn, là những điều tốt đẹp không chỉ cho những đứa trẻ mà còn cho chính bản thân của những bậc phụ huynh. Những đứa trẻ sẽ phát triển, học tập và được giáo dục theo một con đường được chính những bậc phụ huynh vạch sẵn cho mình. Để đáp ứng theo mong muốn của những bậc phụ huynh mà hầu như những đứa trẻ đánh mất đi những ước muốn, hi vọng của bản thân mình; đánh mất những tri thức sáng tạo. Krishnamurti nhận thấy đây là bất cập, là sự kìm hãm đối với nền giáo dục thực tại. Ông mong muốn người học phải thực sự được tự do phát triển theo những gì bản thân mình mong muốn, được hiện thực hóa ước mơ của bản thân mình trong tương lại chứ không chạy theo những tham vọng của cha mẹ. Với Krishnamurti, cha mẹ muốn hiểu những đứa con của mình thì đừng nên áp đặt những lý tưởng của họ, mà hãy ngắm nhìn, yêu thương những đứa trẻ để nhận thấy những suy tư, tâm trạng và ước mơ của chúng. Những bậc phụ huynh hãy để những đứa trẻ được phát triển một cách tự nhiên nhất, hãy chỉ định hướng những điều tốt đẹp trên tinh thần của chính họ. Như vậy, Krishnamurti mong muốn nền giáo dục mới kiếm tìm những giá trị nhân văn trong mỗi con người và trước hết bản thân các bậc phụ huynh phải trở thành nhân tố thực sự đúng đắn trong quan điểm và nhận thức. Giáo dục cần có sự phối hợp của các bậc phụ huynh; đó là sự tác động ngay từ chính gia đình giúp người học nhận thức và thực hiện hóa ước mơ của bản thân. Tư tưởng giáo dục của Krishnamurti được đúc kết từ hiện thân của cuộc đời ông và những trăn trở của ông về hướng đi lên của con người. Cho dù xem xét từ góc độ nào thì nó vẫn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa nhân văn, đề cập đến những giá trị bền vững mà con người hướng đến là tình yêu thiên nhiên, là yêu con người và giáo dục là nuôi dưỡng tâm hồn, để thắp lên trong con tim, trí não người học không chỉ là phép cộng cơ học của tri thức và tình 14 Krishnamurti J. (2010), Sđd, Tr. 127. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6C, 2018 109 cảm mà phải làm cho người học sống trong cháy bỏng đam mê tri thức và khát khao được cống hiến. Đó là ý nghĩa của cuộc sống và ý nghĩa của giáo dục. Hai ý nghĩa này là thống nhất không thể chia tách. Với quan niệm như vậy, tư tưởng giáo dục của Krishnamurti là không biên giới. Tài liệu tham khảo 1. Krishnamurti J. (2005), Bạn làm gì với đời mình, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Krishnamurti J. (2008), Đối mặt với thế giới hoảng loạn, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 3. Krishnamurti J. (2010), Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, Nxb. Thời đại, Hà Nội. 4. Krishnamurti J. (2010), Mạng lưới tư tưởng và thiền, Nxb. Thời đại, Hà Nội. 5. René Fouère (2007), Krishnamurti – cuộc đời và tư tưởng, Nxb. Văn hóa Sài Gòn. ON JIDDU KRISHNAMURTI'S LIVING PHILOSOPHIES Vo Anh Tuan Institute of Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences 477 Nguyen Trai St., Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam Abstract: Krishnamurti is an Indian thinker who spread his philosophies around the world. He dedicated his whole life to identifying and recovering the original values of human existence that are corroded by the vortex of the market economy, technology, violent conflicts, etc. The situation of human existence is a starting point, as well as "a red thread" throughout Krishnamurti's living philosophies. Krishnamurti and his living philosophies not only influence the present Indian spiritual life but also provide reference hints for the comprehensive understanding of the human condition in the contemporary world. Keywords: Krishnamurti, philosophies, human existence
File đính kèm:
- ve_triet_ly_nhan_sinh_cua_jiddu_krishnamurti.pdf