Về chất trí thức

Chất trí thức không phải là sự tích lũy

một khối lượng lớn kiến thức, không phải

là sự tinh thông một chuyên ngành nào đó,

không phải là sự đóng góp vào tiến bộ của

văn hóa nói chung, không phải đơn thuần là

một phẩm hạnh đạo đức hay một năng khiếu

nghệ thuật, không phải là thành phần xuất

thân mang tính chất xã hội lịch sử, không

phải là sự có chân trong một tầng lớp trung

gian nào đó trên phương diện chính trị - xã

hội. Tất cả những phẩm chất và đặc điểm ấy

hoặc là biểu hiện của chất trí thức nhưng

không phải là bản thân chất trí thức, chúng

hoặc là trung lập đối với chất trí thức, hoặc

là thậm chí đối địch với nó. (*)

Về chất trí thức trang 1

Trang 1

Về chất trí thức trang 2

Trang 2

Về chất trí thức trang 3

Trang 3

Về chất trí thức trang 4

Trang 4

Về chất trí thức trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2440
Bạn đang xem tài liệu "Về chất trí thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về chất trí thức

Về chất trí thức
 chung, là một chức
năng của nhân cách. Nhưng thế nào là nhân
cách? Nhân cách là một mối quan hệ tự
nhiên, xã hội và lịch sử của cá nhân. Song
chất trí thức không chỉ có thế bởi lẽ bất cứ
một người nào, thậm chí hoàn toàn không
phải là trí thức, bao giờ cũng là một nhân
cách nào đó, mặc dầu chẳng ra gì.
3. Chất trí thức và ý thức hệ
Hiển nhiên chất trí thức là một chức
năng của nhân cách vốn chỉ nảy sinh trong
sự gắn bó với một ý thức hệ nhất định.
Thuật ngữ này ít khi được sử dụng
trong việc xác định thế nào là chất trí thức.
Thông thường điều đó được thay thế bằng
việc sử dụng những dấu hiệu cá biệt này hay
những dấu hiệu cá biệt khác và những dấu
hiệu ít nhiều mang tính chất ngẫu nhiên.
Chẳng hạn người ta thường nói rằng,
người trí thức - đó là một người thông minh,
uyên bác, nhân hậu và quan tâm đến những
người khác, nhã nhặn, biết suy nghĩ, khả ái,
có cuộc sống nội tâm đặc biệt, hay giúp đỡ
mọi người trong các việc thiện và trong cơn
hoạn nạn của họ, đáng tin cậy, hào hiệp, có
tâm hồn cao thượng, có cái nhìn rộng rãi,
không phải là kẻ ích kỷ,v.v... Những đặc
điểm này thường là đúng và thậm chí rất cơ
bản, song cũng thường là không nhất thiết
và mang tính chất ngẫu nhiên. Nhưng điều
quan trọng nhất là bất cứ một đặc điểm nào
bao giờ cũng là rất cá biệt và ở đây thường
thiếu tính khái quát cần thiết.
Mà tính khái quát cần thiết ở đây rõ ràng
có liên quan đến lĩnh vực ý thức hệ, và cũng
Về chất trí thức
A.F. LOSEV (1893-1988)(*), Ob intelligentnosti, Sovetskaja Rossija, No6, 2014.
Lê Sơn dịch 
(*) Giáo sư, nhà triết học, nhà ngữ văn học Nga. 
không phải ý thức hệ nói chung. Kiểu ý thức
hệ chung chung như vậy thì ai cũng có, kể
cả những người không phải là trí thức.
Và nói chung, không bao giờ tồn tại
một con người thiếu ý thức hệ. Một người
hèn mạt nhất, thấp kém nhất và thiển cận
nhất, rất xa lạ với tư duy hợp logic thì dĩ
nhiên là không có một ý thức hệ tự giác nào
đó, nhưng ý thức hệ này, chúng ta có thể tạo
ra hộ người đó và thay cho người đó một
cách chính xác nhất và toàn diện.
Vậy trong trường hợp này thì ý thức hệ
của chất trí thức là như thế nào? Bằng cách
rút ra một kết luận chung nhất và tổng kết lại
tất cả những cái cá biệt thì cần phải nói rằng
trí thức là người bảo vệ những lợi ích của sự
hưng thịnh toàn nhân loại. Hiện nay, người trí
thức sống và làm việc như trong tương lai con
người sẽ sống và làm việc trong điều kiện của
sự phồn thịnh toàn nhân loại. Và hơn nữa,
hoàn toàn không nhất thiết là người trí thức
nhận thức được điều đó một cách cặn kẽ.
Về phương diện này, chất trí thức hầu
như bao giờ cũng mang tính chất vô thức.
Ngược lại, sự có ý thức quá mức trong công
việc này chỉ có thể gây trở ngại cho chất trí
thức với tư cách là một quá trình sinh động
của cuộc sống. Trong chất trí thức này có
những sự thâm thúy của nó, nhưng hoàn toàn
không nhất thiết là người trí thức phải hiểu
được điều đó. Và trong chất trí thức này có
vẻ đẹp của nó, nhưng người trí thức nào hiểu
được điều đó một cách hoàn toàn chính xác
thì cũng không hay lắm, và còn tệ hại hơn nữa
nếu người nào phô trương sự hiểu biết của
mình trước những người khác. Tốt nhất là sẽ
nói rằng người trí thức không nghĩ đến chất
trí thức của mình nhưng hít thở nó như không
khí. Bởi lẽ hít thở không khí không có nghĩa
là chỉ hiểu biết không khí về mặt hóa học và
chỉ hiểu biết sự hô hấp về mặt vật lý học.
Ý thức hệ của chất trí thức tự nó nảy
sinh không rõ từ đâu và tự nó tác động mà
không hiểu rõ hành động của mình, và nó
theo đuổi mục đích mang lại sự hưng thịnh
cho toàn nhân loại mà thường không có khái
niệm nào về công việc này.
4. Chất trí thức và việc cải tạo hiện thực
Có thể xác định dưới dạng chung nhất
tầm quan trọng về mặt văn hóa của chất trí
thức vốn bao giờ cũng tồn tại giữa những sự
chưa hoàn hảo của xã hội, con người và tự
nhiên như một khát vọng thường xuyên
không phải chiêm ngưỡng mà là cải tạo hiện
thực. Chất trí thức vốn nảy sinh trên cơ sở
của ý thức về sự hưng thịnh của toàn nhân
loại, không thể không nhìn thấy tất cả
những cái chưa hoàn hảo của cuộc sống và
không thể dửng dưng trước chúng. Để làm
được điều này, người trí thức thậm chí
không cần động não nhiều.
Chất trí thức trước hết là sự cảm nhận
tự nhiên về những điều chưa hoàn hảo của
cuộc sống và thái độ ghê tởm mang tính
chất bản năng đối với chúng. Liệu sau đó có
thể chấp nhận một điều là người trí thức
dửng dưng trước những cái chưa hoàn hảo
của cuộc sống được không? Không, ở đây
không thể có bất cứ một thái độ thờ ơ lãnh
đạm nào. Bàn tay của người trí thức tự nó
muốn nhổ cây cỏ dại trong khu vườn tuyệt
đẹp của cuộc sống con người. Văn hóa của
giới trí thức, như chính cái nghĩa của thuật
ngữ “văn hóa” đòi hỏi, bao gồm việc cải tạo
hiện thực nhằm mục đích vươn tới và thể
hiện niềm mơ ước thiêng liêng đầy bí ẩn của
mỗi người trí thức là làm việc để đạt tới sự
hưng thịnh của cả loài người.
5. Chất trí thức và văn hóa
Chữ “văn hóa” (culture) trong tiếng
Latin có nghĩa là “canh tác”, “trồng trọt”,
“chế biến”. Điều đó có nghĩa là văn hóa
48 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 6.2017
49Về chất tr˝ thức§
không bao giờ có thể mang tính chất hồn
nhiên. Nó bao giờ cũng là một công việc có
ý thức của tinh thần đối với việc tự hoàn
thiện bản thân mình và đối với việc điều
chỉnh tất cả những cái bao quanh con người.
Về phương diện này, chất trí thức không còn
mang tính hồn nhiên một cách đơn thuần
nữa. Chất trí thức chỉ hồn nhiên trong bản
chất của nó, nhưng trong những chức năng
thực tế của cuộc sống, nó bao giờ cũng có ý
thức, bao giờ cũng năng động, biết nhìn xa
trông rộng và khi cần thiết thì có tính thận
trọng và quả quyết.
Nhân cách con người nằm sâu trong
những điều kiện cụ thể mang tính chất tự
nhiên, xã hội và lịch sử. Những điều kiện
này thường thuận lợi đối với nhân cách,
nhưng phần nhiều là thù địch đối với nó.
Bởi vậy, chất trí thức chỉ tồn tại ở nơi nào
có sự vũ trang chống lại mọi cái chưa hoàn
hảo về mặt tự nhiên, xã hội và lịch sử.
Nhưng để làm được điều này thì cần phải
có sự chuẩn bị lâu dài, mà muốn có được sự
chuẩn bị lâu dài thì cần phải có sự lao động
được ghi nhận về mặt ý thức hệ.
Làm một người trí thức có nghĩa là phải
lao động thường xuyên và không quản mệt
mỏi. Hơn nữa, chất trí thức không đơn
thuần là sự vũ trang mà còn là sự sẵn sàng
chiến đấu. Nhưng muốn chiến đấu thì phải
biết định hướng trong hoàn cảnh lịch sử -
xã hội. Nhưng do sự định hướng như vậy
đòi hỏi một cách tiếp cận có phê phán đối
với hiện thực nên chất trí thức chỉ có ở
người nào vốn là một nhà hoạt động xã hội
biết tư duy một cách có phê phán. Người trí
thức nào không phải là nhà hoạt động xã hội
biết tư duy một cách có phê phán thì thật là
một kẻ trì độn, không biết thể hiện chất trí
thức của mình, tức là không còn là một
người trí thức nữa. Vả lại, đối với người trí
thức, việc xông trận thậm chí còn thường là
vô ích. Cho nên cũng cần phải biết lúc nào
thì xông trận còn lúc nào thì không. Tất cả
những vấn đề ấy người trí thức giải quyết
trên cơ sở của tính khuynh hướng chung về
ý thức hệ của mình và trên cơ sở của sự
nhận thức có phê phán đối với hoàn cảnh xã
hội - lịch sử. Đó cũng là phạm vi văn hóa
của chất trí thức. Sự lao động văn hóa như
vậy không phải là sự cần thiết đáng buồn
mà là niềm vui thường xuyên, sự khoan
khoái thường xuyên của tinh thần và là ngày
hội thường xuyên. Đối với người trí thức thì
lao động là ngày hội của tuổi xuân vĩnh cửu
và là ngày hội của việc phấn khởi phụng sự
cho hạnh phúc của toàn nhân loại.
6. Chất trí thức và chiến công mang tính
chất lịch sử - xã hội
Trong lịch sử có những thời kỳ rất hiếm
hoi và không trường tồn khi vừa có thể một
người trí thức lại đồng thời rất tin vào sự
hoàn toàn không nguy hiểm của mình.
Thông thường hơn cả và kéo dài hơn
cả là những thời kỳ khi chất trí thức buộc
người ta phải quan tâm đến mình và đến
văn hóa của mình, khi chất trí thức do
những hoàn cảnh buộc người ta phải quan
tâm đến sự vũ trang cho mình và đến sự tự
vệ. Đặc biệt là những thời kỳ khi bắt đầu
phải chiến đấu. Và không chỉ trong lịch sử
như trong một bức tranh chung của sự phát
triển nhân loại.
Cảnh sinh hoạt hàng ngày thông thường
nhất, cuộc sống phàm tục có vẻ thanh bình
nhất bao giờ cũng đầy ắp những nỗi lo âu
và quan ngại, những mối nguy hiểm và tổn
thất, bao giờ cũng thấp thoáng những cơ hội
khôn lường. Bởi vậy, giới trí thức chân
chính được vũ trang không chỉ vì chân lý
được bộc lộ công khai trong cuộc tranh cãi
mang tính chất luận chiến mà còn vì sự cần
thiết phải đấu tranh với đủ mọi kiểu không
hoàn hảo tiềm ẩn của cuộc sống.
Song điều đó có nghĩa là chất trí thức
thực thụ bao giờ cũng là một chiến công, bao
giờ cũng là sự sẵn sàng quên đi những nhu
cầu thiết yếu của sự tồn tại vị kỷ; không nhất
thiết phải có cuộc giao chiến, nhưng phải
luôn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu và phải
vũ trang về mặt tinh thần và sáng tác để
chiến đấu. Và không có một từ nào khác có
thể biểu thị một cách rõ ràng hơn thực chất
của chất trí thức ngoài từ “chiến công”.
Chất trí thức - đó là việc lập chiến công
hàng ngày hàng giờ, mặc dầu công việc này
thông thường chỉ mang tính chất tiềm ẩn.
7. Chất trí thức và sự giản dị
Nếu tổng kết lại tất cả những điều đã
nói thì có thể đưa ra một dạng thức sơ bộ
sau đây về chất trí thức.
Chất trí thức là cách sống cá nhân hay
chức năng của nhân cách vốn được hiểu như
một sự quy tụ những quan hệ tự nhiên, xã
hội và lịch sử, có sức sống về mặt ý thức hệ
vì mục đích hạnh phúc của toàn nhân loại,
không thụ động đứng nhìn mà là cải tạo
những cái chưa hoàn hảo của cuộc sống,
điều này ra sức đòi hỏi ở con người một
chiến công ở dạng tiềm năng hay mang tính
chất cấp bách để khắc phục những cái chưa
hoàn hảo ấy.
Sự tổng kết này xem ra quá phức tạp. Ở
đây có nhiều tình tiết khác nhau vốn nảy sinh
trên cơ sở của sự cố gắng không phải liệt kê
những dấu hiệu chủ yếu của chất trí thức mà
là lựa chọn trong số đó những dấu hiệu quan
trọng và hệ thống hóa chúng. Tuy nhiên,
công việc này chưa kết thúc. Bởi lẽ những
điều mà chúng tôi nói ở đây là sự phân tích
về mặt logic đối với chất trí thức chứ chưa
phải là bản thân chất trí thức. Bản thân chất
trí thức không biết đến những sự phân chia,
những sự so sánh đối chiếu, những sự phân
loại, những khái quát và những yếu tố nhất
quán về mặt logic vốn cần thiết để có được
một hệ thống nhất định của chúng.
Đó là sự phân tích về chất trí thức giống
như, chẳng hạn, tâm lý học trẻ em cũng
phân tích những yếu tố khác nhau mà từ đó
hình thành đời sống tinh thần của trẻ.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bản thân
trẻ em biết tách biệt những yếu tố ấy và
cũng làm cái việc hệ thống hóa chúng.
Ở trẻ em, những yếu tố ấy hiện diện
ngay lập tức, cùng một lúc và không thể
tách biệt. Bởi vậy, khi nói đến chất trí thức
thì người có chất trí thức cũng tuyệt nhiên
không phải là người biết thực hiện một sự
phân tích này hay một sự phân tích khác về
chất trí thức, cho dù sự phân tích ấy thậm
chí là hết sức đúng...
Tất cả những dấu hiệu riêng lẻ về chất trí
thức mà chúng tôi đã nêu lên, đều tồn tại ở
trong nó mà không có bất kỳ một sự tách biệt
và xé lẻ nào, chúng tồn tại như một chỉnh thể
thống nhất, như một sự giản dị của tâm hồn.
Người trí thức chân chính bao giờ cũng
giản dị và không phức tạp, bao giờ cũng cởi
mở, chân thành và không thiên về việc phân
tích chi ly đối với chất trí thức của mình.
Người trí thức là người, như thiên hạ
thường nói, bao giờ cũng lao động có mục
đích, nhưng tâm hồn thì bao giờ cũng giản
dị đến mức thậm chí không cảm thấy ưu thế
của mình trước những người không phải là
trí thức.
Về phương diện này thì không thể học
được chất trí thức, nhưng nó đòi hỏi sự giáo
dục và tự giáo dục lâu dài. Nó không phải
là bản luận văn triết học về chất trí thức
nhưng nó là bầu không khí văn hóa mà con
50 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 6.2017
51Về chất tr˝ thức§
người ta hít thở và nó là sự giản dị mà ở một
nơi nào đó và ở một lúc nào đó và thông
thường không ai hiểu tại sao tự nó lại nảy
sinh ở nơi con người và làm cho con người
trở thành trí thức.
Đấy là lý do khiến cho chất trí thức
không thể có được định nghĩa của nó căn cứ
vào những thuộc tính riêng của nó mà từ đó
chúng tôi bắt đầu bài viết của mình.
Dĩ nhiên sẽ xảy ra vấn đề mang tính
chất giáo dục thuần túy, nhưng chất trí thức
được giáo dục như thế nào - thì đó lại là đối
tượng của một cuộc trao đổi khác.
8. Về khả năng thực hiện chất trí thức
Trong phần kết luận, tôi muốn trả lời
một câu hỏi vốn nảy sinh ở nhiều người khi
làm quen với lý thuyết của tôi về chất trí
thức. Có ý kiến cho rằng chất trí thức như
vậy là quá cao siêu, không thể đạt tới được
và do đó trên thực tế không thể thực hiện
được. Về điều này, tôi cần phải nói rằng đối
với nhiều người, cuốn sách giáo khoa về
phép vi phân - tích phân cũng rất khó, nó
cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực để lĩnh hội và
nhiều năm đèn sách trong lĩnh vực toán cơ
bản. Ở đây, một số người am hiểu cuốn sách
giáo khoa đó một cách sâu sắc và thậm chí
đã trở thành những nhà toán học chuyên
nghiệp. Một số người khác áp dụng toán
học vào thiên văn học và vào kỹ thuật một
cách thành công. Một số người tiếp thu
cuốn sách giáo khoa đó một cách chật vật,
chỉ cốt để thi xong môn học này. Cuối cùng
cũng có những người - mà họ là đại đa số -
hoàn toàn không hề nghiên cứu môn khoa
học này. Liệu như thế có phải là chuyên gia
toán học không có quyền viết những cuốn
sách giáo khoa khó đọc của mình? Trở
thành một người trí thức theo cách hiểu của
tôi tất nhiên là không dễ dàng, và ở đây cần
nhiều năm tự rèn luyện bồi dưỡng. Nhưng
tôi xuất phát từ chỗ cho rằng lý thuyết về
chất trí thức cần phải mang tính nguyên tắc,
nhất quán về mặt logic và được hoàn thiện
một cách có hệ thống.
Chớ nên quên rằng toán học đòi hỏi
những nỗ lực lớn lao đến mức tối đa để nắm
vững, thế nhưng nó hoàn toàn không thể
tranh cãi được. Lý thuyết về chất trí thức có
tính hiện thực không phải hiểu theo nghĩa
khả năng thực hiện của nó là chính xác và
hết sức nhanh chóng mà theo nghĩa giáo dục
một cách kiên trì và liên tục, và nếu như mất
nhiều năm tháng thì cũng phải chấp nhận 
(tiếp theo trang 55)
Tài liệu tham khảo
1. ACRL (2016), “2016 Top Trends in Ac-
ademic Libraries: A review of the trends
and issues affecting academic libraries
in higher education”, ACRL Research
Planning and Review Committee,
h t t p : / / c r l n . a c r l . o r g / c o n t e n t /
75/6/294.short?rss=1&ssource=mfr
2. Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước,
http:// vsl.vnu.edu.vn /home/content/
3. Nguyễn Huy Chương (2016), “Ứng
dụng trắc lượng thư mục trong quá trình
tạo lập các nguồn tin khoa học”, Tạp chí
Thư viện Việt Nam, số 4, tr.13-18.
4. J. MacColl (2010), “Library Roles in
University Research Assessment”, Liber
Quarterly, Vol. 20, Issue 2, pp. 152-168.
5. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội, https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?
C1654/N19374

File đính kèm:

  • pdfve_chat_tri_thuc.pdf