Vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển lên một cách nhanh chóng đem lại sự
thoải mái cho người tiêu dùng Việt Nam cũng như tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp kinh
doanh một cách thuận lợi hơn. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là một trong những vấn đề cấp bách
của thương mại điện tử nói chung và xã hội nói riêng, đang diễn ra ngày một phức tạp hơn và khó
kiểm soát gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người tiêu dùng, uy tín của nhà doanh nghiệp
chân chính cũng như sự phát triển của ngành thương mại điện tử Việt Nam. Bài nghiên cứu đã
phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề ra một số kiến nghị để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái
tràn lan vào thị trường thương mại điện tử đem lại sự an toàn cho người mua hàng và góp phần
cho sự phát triển vững mạnh ngành thương mại điện tử.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam
2400 VẤN NẠN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI TRÊN CÁC TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Hồ Hồng Giang Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Quang Hùng, Võ Thị ư Thảo TÓM TẮT Trong những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển lên một cách nhanh chóng đem lại sự thoải mái cho người tiêu dùng Việt Nam cũng như tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp kinh doanh một cách thuận lợi hơn. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là một trong những vấn đề cấp bách của thương mại điện tử nói chung và xã hội nói riêng, đang diễn ra ngày một phức tạp hơn và khó kiểm soát gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người tiêu dùng, uy tín của nhà doanh nghiệp chân chính cũng như sự phát triển của ngành thương mại điện tử Việt Nam. Bài nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề ra một số kiến nghị để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái tràn lan vào thị trường thương mại điện tử đem lại sự an toàn cho người mua hàng và góp phần cho sự phát triển vững mạnh ngành thương mại điện tử. Từ khóa: Hàng giả, hàng nhái, thương mại điện tử. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ và các thiết bị điện tử, cuộc sống của con người ngày càng trở nên hiện đại hơn bao giờ hết. Góp phần cho sự phát triển của công nghệ và tính hiện đại trong cuộc sống chúng ta phải kể đến ngành thương mại điện tử, với hình thức kinh doanh trực tuyến đã giúp cho việc thực hiện giao dịch, mua bán, trao đổi thanh toán diễn ra nhanh chóng. Với tốc độ tăng trưởng về thị trường thương mại điện tử trong những năm gần đây, Việt Nam đã hướng tới mục tiêu 13 tỷ USD trong năm 2020. Chính vì vậy, các trang thương mại điện tử ngày càng bùng nổ lên nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của con người, đồng thời tạo nên vô số các tiện ích khác giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian. Thế nhưng, trước sự tiện lợi của các trang thương mại điện tử đem lại, đây cũng là cơ hội cho những người chuyên sử dụng chiêu trò và trà trộn vào bằng việc lợi dụng các hình ảnh bắt mắt người tiêu dùng để bán hàng giả, hàng nhái nhằm thu được lợi nhuận cao. Do đó, việc ngăn chặn buôn bán hàng giả, hàng nhái trên các trang thương mại điện tử là vấn đề cần phải xử lý cấp bách để trao lại lòng tin cho người mua hàng cũng như sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử. Từ những lý do trên, tác giả quyết định nghiên cứu về vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên các trang thương mại điện tử ở Việt Nam. 2401 2 THỰC TRẠNG HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI Ở CÁC SÀN TMĐT 2.1 Tràn lan bán hàng giả, hàng nhái trên các trang TMĐT Trong những năm gần đây, hàng loạt các trang thương mại điện tử uy tín như: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, được phát triển một cách nhanh chóng với những tiện ích tối ưu bật nhất đem đến sự hài lòng cho người tiêu dùng và tại đây họ có vô vàng sự lựa chọn khi mua một sản phẩm bất kì. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng tạo ra một số thách thức trong việc quản lý kinh doanh, nổi trội nhất là vấn nạn buôn bán cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng giả, hàng nhái đã gây ảnh hưởng không chỉ với người mua mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thương hiệu nổi tiếng, làm mất đi khách hàng của họ, khiến người tiêu dùng hiểu lầm sai về chất lượng sản phẩm. Hình 1: Thống kê số vụ khách hàng khiếu nại Lazada năm 2017 có hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Nguồn: Diễn đàn dân trí Việt Nam) Theo Nguyễn Khánh (2018), thống kê số liệu năm 2017 chỉ tính riêng trang thương mại điện tử Lazada, khách hàng khiếu nại Lazada tổng trên 1400 vụ, trong đó 3 mặt hàng bị khiếu nại nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng với 177 vụ, tiếp đến đó là đồ điện tử gia dụng chiếm 147 trường hợp và điện thoại, viễn thông có 114 trường hợp vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Trên thực tế 3 mặt hàng này trong thị trường thương mại điện tử có rất nhiều hàng giả hàng nhái từ các nguồn gốc khác nhau, gây nên mất mát về tiền bạc cũng như chất lượng hàng hóa của người mua hàng bằng hình thức online. Theo Nhật Thu (2019), đại diện hãng Nike cho biết, để đánh giá thực tế có bao nhiêu hàng giả đang được bày bán trên các trang TMĐT, Nike đã tiến hành mua ngẫu nhiên các mẫu từ nhiều người bán. Cụ thể, với 30 mẫu mua khảo sát, bao gồm 10 đôi giày nhãn hiệu Nike, 10 đôi giày nhãn hiệu Converse, 10 sản phẩm quần áo Nike, thì kết quả cho thấy tỷ lệ hàng thật lần lượt 0%; 10% và 0%. Cho thấy việc hàng giả, nhái các sản phẩm của Nike là phổ biến nhất trong thị trường thời trang nói chung và trên có trang thương mại điện tử nói riêng. 2402 2.2 Người tiêu dùng tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái Xu hướng ngày nay của người Việt họ thường ưa chuộng hình thức mua sắm thông qua các trang mạng điện tử hơn so với việc mua hàng theo cách truyền thống bởi sự thuận lợi trong giao dịch cũng như tiết kiệm được thời gian của họ. Theo Nielsen, nhân tố thúc đẩy mua sắm trên các trang thương mại điện tử có đến 85% người mua quan tâm đến các chương trình khuyến mãi và 72% người tiêu dùng so sánh giá với các kênh khác. Người Việt Nam chúng ta thường có tâm lý mua hàng là chọn những sản phẩm giá rẽ, giá khuyến mãi để mua và quên mất sự chất lượng trong từng sản phẩm. Vì vậy, người mua đã vô tình là động cơ tiếp tay cho các sản phẩm hàng giả, hàng nhái được bán ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc trang bị thiếu kiến thức về phân biệt hàng thật, hàng giả dẫn đến không ít người tiêu dùng đã vô tình sử dụng hàng giả nhưng vẫn không biết thậm chí đã ủng hộ mua sản phẩm đó trong những lần tiếp theo. Bên cạnh đó, vấn đề ngại kiện cáo của người tiêu dùng cũng chính là lý do người bán hàng giả, hàng nhái ngày càng nhiều. Có lẽ, do người tiêu dùng có thói quen mua xong không giữ lại hóa đơn, đến khi muốn hoàn tiền đơn hàng hay kiện cáo thì họ cũng chỉ biết ‚can tâm chịu và rút kinh nghiệm‛ chứ không thể đòi bồi thường được vì không có cơ sở, bằng chứng để thưa kiện. Phần còn lại, chính vì sự hiểu biết về pháp luật của người mua không có đủ nên họ ngại động chạm đến những vấn đề kiện tụng cũng như trong suy nghĩ người Việt Nam sẽ không vì một món đồ với giá thành rẽ mà làm tốn thời gian và công sức của họ. 2.3 Tình trạng hàng giả nhiều, xử lý ít Trên thực tế cho thấy, việc buôn bán hàng giả, hàng nhái trên các trang thương mại là vô cùng phổ biến nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ, không những gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng về sức khỏe lẫn tinh thần khi bỏ ra số tiền để mua một món đồ giả kém chất lượng mà còn làm mất đi uy tín, danh dự cũng như thiệt hại lớn về kinh tế của các thương hiệu khi họ bị giả hàng. Ví dụ trên shopee có đến hàng trăm đôi giày Nike được rao bán với giá chỉ từ 100.000- 300.000 đồng một đôi, với mức giá này hoàn toàn không hợp lý với thương hiệu. Hiện tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của chính phủ về thương mại điện tử quy định về việc kiểm soát hoạt động kinh doanh của các trang thương mại điện tử cũng như các phương thức xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, mức độ kiểm soát và xử lý vi phạm của Nghị định vẫn còn lỏng lẻo, số vụ xử lý còn rất thấp, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa được chặt chẽ và chế tài xử phạt ít mang tính răn đe người vi phạm. Từ đó, hoạt động buôn bán hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử vẫn còn tiếp diễn. 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NGĂN CHẶN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI 3.1 Về phía doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử Trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trên các trang thương mại điện tử doanh nghiệp phải có trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sản phẩm của mình. Trước hết doanh nghiệp cần phổ biến tuyên truyền với người mua hàng các đặc điểm phân biệt hàng thật, 2403 hàng giả cũng như cung cấp chính xác thông tin về sản phẩm và sử dụng tem chống hàng giả trên mỗi sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ thị trường để kịp thời phát hiện và tố cáo các trường hợp làm giả, nhái các sản phẩm của mình nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu cũng như ngăn chặn mặt hàng hàng giả đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, phải biết kiểm soát, nắm rõ danh sách bán hàng cũng như tình trạng đơn hàng và tận tình giải đáp thắc mắc của khách hàng cũng như tiếp nhận sự phản hồi của người mua để tránh việc xâm nhập của hàng giả và thị trường thương mại điện tử. Trong việc đăng kí bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử phải yêu cầu bắt buộc người bán cung cấp thông tin cá nhân rõ ràng, chính xác và phải xuất trình được giấy tờ nguồn gốc hàng hóa mỗi lần nhập hàng bán. Người bán phải kê khai số lượng hàng hóa muốn bán và hàng hóa phải được kiểm tra trước khi rao bán, từ đó doanh nghiệp kiểm soát số lượng hàng bán ra và chỉ cho phép bán đúng số lượng hàng mà người bán đã kê khai. 3.2 Về phía người tiêu dùng Khi mua hàng trên các trang thương mại điện tử, người tiêu dùng trước hết phải trang bị cho mình kiến thức về thông tin sản phẩm cũng như các phương pháp, đặc điểm để phân biệt hàng thật, hàng giả và nên tham khảo những đánh giá, phản hồi của các người mua trước để hiểu rõ hơn về nơi mà mình muốn mua hàng cũng như chất lượng sản phẩm nhằm cảnh giác những chiêu trò của người bán. Khi mua hàng, người tiêu dùng cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn là quan tâm giá cả và không nên mua một món đồ nào đó chỉ thông qua quảng cáo hình ảnh bởi những quảng cáo thường có tính chất thổi phồng sản phẩm khiến người mua lầm tưởng về giá trị thật của món đồ đó mà hãy tiếp cận thông tin sản phẩm từ nhiều phía. Bên cạnh đó, người mua phải tự ý thức trong việc bảo về quyền lợi cho chính mình cũng như người khác bằng cách phản hồi, đánh giá ngay trên trang thương mại điện tử sau những lần mua hàng hoặc đến các cơ sở sản xuất hay cơ quan nhà nước khi phát hiện hàng giả, hàng nhái. 3.3 Về phía Nhà nước Cơ quan nhà nước cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách các luật thương mại điện tử khắc khe hơn, thường xuyên thực hiện khảo sát trên từng địa bàn để phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái để triệt tiêu nguồn hàng này và hạn chế được lượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xâm nhập vào thị trường thương mại điện tử. Ngoài ra, nhà nước phải nghiêm minh xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, sẵn sàng xóa bỏ, tước quyền hoạt động thương mại điện tử khi trang thương mại điện tử đó không chấp hành đúng luật kinh doanh, có hành vi bao che cho cá nhân, tập thể bán các sản phẩm hàng giả, hàng nhái. Cơ quan Nhà nước, đặc biệt là hải quan phải nghiêm túc bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ hơn các hàng hóa vận chuyển từ nước ngoài nhập vào Việt Nam nhằm tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc từ nước ngoài được rao bán trên các sàn thương mại điện tử. 2404 4 KẾT LUẬN Việc nghiên cứu vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên các trang thương mại điện tử là vô cùng cấp bách trong thời đại ngày nay. Nó giúp hạn chế được những rủi ro khi mua hàng và tìm ra được phương hướng xử lý vấn nạn này tốt hơn. Kết quả của cuộc nghiên cứu chính là cơ sở giúp cho người mua hàng có sự lựa chọn chu đáo, kỹ càng hơn trong việc mua sắm trực tuyến cũng như nâng cao việc quản lý hàng hóa trên các trang thương mại điện tử. Qua cuộc nghiên cứu, khảo sát chúng ta biết được hành vi mua hàng của người tiêu dùng ra sao, vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên các trang thương mại điện tử bùng nổ lên đến mức nào. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để ngăn chặn tình trạng này, đem đến sự tin tưởng cho khách hàng và phát triển vững mạnh ngành thương mại điện tử Việt Nam. Đứng trước thời kì phát triển của ngành thương mại điện tử, nhu cầu mua sắm trực tuyến là một trong những thứ thiết yếu nhất của con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chính vì vậy, trong mỗi chúng ta cần phải tự ý thức được quyền lợi của người tiêu dùng và hãy là người tiêu dùng thông minh, người bán trung thực có trách nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Khánh (2018), Lazada bị khiếu nại vì bán hàng cũ, giao hàng không như quảng cáo, https://dantri.com.vn/kinh-doanh/lazada-bi-khieu-nai-vi-ban-hang-cu-giao-hang-khong- nhu-quang-cao-20180310074004316.htm, 01/05/2020. [2] Nhật Thu (2019), Vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử: Giải pháp nào để hạn chế?, https://baophapluat.vn/tieu-dung-va-du-luan/van-nan-hang-gia-trong-thuong-mai-dien-tu- giai-phap-nao-de-han-che-486478.html, 01/05/2020. [3] Khởi Minh (2019), Mua sắm trực tuyến sẽ giống như tiêu dùng hằng ngày trong 5 năm tới, https://cafebiz.vn/tmdt-viet-nam-se-giong-nhu-tieu-dung-hang-ngay-trong-5-nam-toi- 20190620142035.chn, 01/05/2020. [4] Uyên Hương (2020), Thương Mại điện tử Việt Nam hướng tới mục tiêu 13 Tỷ USD, https://www.vietnamplus.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-huong-toi-muc-tieu-13-ty- usd/616596.vnp, 01/05/2020. [5] Lê Hiền (2019), Chống hàng giả, hàng nhái, https://baoquocte.vn/chong-hang-gia-hang- nhai-105601.html, 01/05/2020. [6] Thế Lâm (2019), Bán hàng cấm qua mạng: Mức phạt ‚gãi ngứa‛ không đủ răn đe, https://laodong.vn/kinh-te/ban-hang-cam-qua-mang-muc-phat-gai-ngua-khong-du-ran- de-658491.ldo, 01/05/2020.
File đính kèm:
- van_nan_hang_gia_hang_nhai_tren_cac_trang_thuong_mai_dien_tu.pdf