Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam

Bạo lực gia đ nh đối với phụ nữ là một vấn đề toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ vì nó xảy

ra hằng ngày trong cuộc sống của nhiều phụ nữ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rõ

trách nhiệm của mình và đã ký Công ước về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử đối với Phụ nữ.

Đặc biệt, Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đ nh năm 2007. Nhưng đánh giá

một cách khách quan thì các quy định này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết

về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực gia đ nh chưa có nhiều thay đổi hơn nữa

nó dần trở thành một hiện tượng xã hội tại Việt Nam. Có thể nói, bạo lực gia đ nh gây ra là một nỗi

đau đặc biệt nghiêm trọng, nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khỏe, danh dự của

các thành viên trong gia đ nh mà còn vi phạm pháp luật. Bạo lực do chồng gây ra là một mối quan

ngại hàng đầu trong lĩnh vực phụ nữ và phát triển vì hình thức bạo lực này làm suy giảm kinh tế và

xã hội của họ. Chính vì vậy, vấn đề bạo lực gia đ nh cần phải có sự đẩy mạnh và quan tâm quyết

liệt hơn của Nhà nước, pháp luật, dư luận xã hội và ý thức của người dân về tác hại do bạo lực gây

ra nhằm ngăn chặn và hạn chế vấn nạn bạo lực gia đ nh trong đời sống xã hội.

Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 8360
Bạn đang xem tài liệu "Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam

Vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam
ũng là một vấn đề có liên quan tới quyền con người ” xuyên suốt giữa các nền văn 
hóa, tôn giáo, ranh giới địa lý và mức độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Đây là một thực tế tại 
2011 
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác. Đối với phụ nữ, thái độ và nhận thức về bạo lực, tác động 
trực tiếp và gián tiếp của bạo lực gia đ nh; cách thức mà phụ nữ áp dụng để đối phó khi bị bạo lực. 
2 THỰC TRẠNG 
2.1 Thực trạng bạo lực gia đ nh tại Việt Nam 
Ở nhiều quốc gia, bạo lực gia đ nh vẫn được coi như là một ‚việc riêng của gia đ nh‛, mà theo quan 
điểm đó, xã hội và chính quyền không nên can thiệp. Bạo lực gia đ nh cũng là một vấn đề mà phụ 
nữ thường giấu kín, e ngại khi đề cập, chia sẻ hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ. 
Bạo lực gia đ nh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho 
nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ gia đ nh 
cũng như xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạcHầu hết, các vụ bạo lực gia đ nh thì đa phần 
nạn nhân là người yếu, không có khả năng chống cự hoặc chịu đựng chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. 
Trong thời gian phải giãn cách xã hội do dịch COVID-19 vừa qua cho thấy sự hạn chế di chuyển và 
các biện pháp cách ly khác kèm theo áp lực về xã hội, kinh tế hiện hữu... đã làm tăng bạo lực gia 
đ nh, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ. Bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát 
triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) cho biết ngày 1/4, cả nước bắt đầu thực hiện cách ly xã hội thì 
nhân viên của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã phải hỗ trợ khẩn cấp, giải cứu 3 mẹ con bị bạo lực 
gia đ nh đến Ngôi nhà bình yên - nơi trợ giúp phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực. 
Bạo lực gia đ nh ảnh hưởng tới phụ nữ và diễn ra khắp nơi trên toàn quốc ở các nhóm đối tượng 
khác nhau về đặc điểm xã hội và chủng tộc, đồng thời nó đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới 
trẻ em thông qua những gì mà chúng chứng kiến trong gia đ nh. 
Sau 10 năm (2008-2018) Việt Nam triển khai, thi hành Luật phòng chống bạo lực gia đ nh 2007, theo 
đó có 292.268 vụ bạo lực gia đ nh, trung bình mỗi năm có khoảng 36.534 vụ. Theo số liệu tổng hợp 
của 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình bạo lực gia đ nh năm 2016 cho thấy có 
14.790 vụ bạo lực gia đ nh với tổng số nạn nhân là 13.524 người, tổng số người gây bạo lực là 14.177 
người. Bạo lực gia đ nh có nhiều hình thức nhưng chủ yếu và phổ biến nhất là bạo hành về thể xác, 
tinh thần, tình dục, tài chính được thể hiện như sau: 
Thể xác: Tỷ lệ người phụ nữ bị bạo lực thể xác hiện tại của Việt Nam là 6,4% (nông thôn 6,8% và 
thành thị là 5,6%). Tỷ lệ này dao động từ 5% (Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và Vùng Đồng 
bằng sông Cửu Long) đến 10,3% (Vùng Tây Nguyên). Tỷ lệ bạo lực thể xác trong đời do chồng gây ra 
tăng theo tuổi (Hình 1). Tuy nhiên, tỷ lệ bị bạo lực thể xác trong 12 tháng qua cao nhất ở độ tuổi từ 
18-24 (12,2%) và giảm dần theo tuổi và điều này cho thấy rằng bạo lực thể xác xảy ra sớm và có thể 
giảm dần sau nhiều năm (Hình 1). 
Bạo lực về thể xác ngày càng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người 
phụ nữ. Tại Hà Nội, cuối tháng 8, một tài khoản mạng xã hội đăng tải clip cảnh người chồng đấm 
đá và vả liên tục vào mặt vợ mình, bất chấp việc vợ đang bế con nhỏ 2 tháng tuổi và bé lớn 6 tuổi 
chứng kiến bố đánh mẹ từ đầu đến cuối. Lý do là người vợ chuyển tivi vào phòng con trai lớn mà 
không hỏi ý kiến. Qua xác minh của cơ quan chức năng, người chồng là một võ sư.. Đó chỉ là một 
2012 
trong những vụ bạo hành phụ nữ được phát hiện công khai và yêu cầu xử lý nghiêm. Đằng sau đó 
còn rất nhiều những vụ bạo hành gia đ nh vẫn âm thầm diễn ra không chỉ về thể xác. 
Hình 1: Tỷ lệ phụ nữ bị chồng gây bạo lực thể xác chia theo độ tuổi, Việt Nam 2010 
 Nguồn: Tổng cục Thống kê 
Tình dục: Bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành 
viên gia đ nh, kể cả việc cưỡng ép sinh con, bị ép làm những việc có liên quan tới tình dục mà người 
vợ cảm thấy bị nhục nhã hoặc hạ thấp nhân phẩm. Theo điều tra của Viện Hàn lâm Khoa học xã 
hội Việt Nam năm 2019, đối với phụ nữ tỷ lệ từng bị bạo lực tình dục là 4,2%. 
Tinh thần: Người vợ thường bị sỉ nhục, lăng mạ hoặc làm cho cảm thấy tồi tệ, coi thường hoặc 
làm bẽ mặt trước mặt những người khác; bị đe doạ hoặc dọa nạt bằng bất cứ cách nào (ví dụ như 
quắc mắt, quát mắng hay đập phá đồ đạc); bị hăm dọa đánh đập hoặc đánh đập người yêu quý; 
dọa đuổi ra khỏi nhà vì bất cứ lý do gì. Theo điều tra của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 
năm 2019, đối với phụ nữ tỷ lệ từng bị bạo lực về tinh thần là 47,2%. 
Kinh tế: Hành vi ngược đãi có thể là cắt giảm quá mức chi tiêu sinh hoạt trong gia đ nh hoặc ngăn 
cản người trong gia đ nh có việc làm ổn định. Đặc biệt là người phụ nữ ở nhà làm nội trợ kinh tế gia 
đ nh đều phụ thuộc vào người chồng. Theo điều tra của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 
năm 2019, đối với phụ nữ tỷ lệ từng bị bạo lực về kinh tế là 1,8%. Theo thống kê của Hội nông dân 
Việt Nam năm 2019, bạo lực gia đ nh đã làm ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động, ước tính 
gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi năm. 
Ở Việt Nam, bạo lực gia đ nh đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và trái ngược với 
truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đ nh học vấn thấp 
mà còn có ở các gia đ nh học vấn cao, không chỉ có ở những gia đ nh có điều kiện kinh tế khó khăn 
mà còn nảy sinh ở những gia đ nh điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết 
hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm. 
2013 
2.2 Nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực gia đ nh tại Việt Nam 
2.2.1 Nguyên nhân từ nhận thức của mỗi người 
Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đ nh. Xã hội vẫn tồn tại những 
quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đ nh như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong 
gia đ nh người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới, không có quyền 
quyết định trong gia đ nh, vì thế bạo hành phụ nữ người vợ ngày càng gia tăng. 
Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đ nh là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đ nh và xã hội không 
can thiệp. 
Vẫn còn nhiều người với trình độ nhận biết và hiểu biết pháp luật còn thấp nên cho rằng cha mẹ có 
quyền đánh đập con cái, chồng có quyền đánh vợ,..Ngay cả những gia đ nh mà thành viên có trình 
độ học vấn cao, am hiểu về pháp luật thì bạo lực gia đ nh cũng vẫn xảy ra. 
2.2.2 Nguyên nhân về ý thức và thói quen của người chồng 
Trong xã hội hiện đại, nhiều người phụ nữ thành đạt trở thành lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, hoặc 
làm công tác xã hội và đoàn thể, nhưng tại nhiều gia đ nh gặp phải sự phản kháng từ phía người 
chồng, với quan niệm truyền thống mang tính gia trưởng, người chồng phải làm chủ gia đ nh. 
Sự ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến 
giới thể hiện trong đời sống xã hội như chồng chúa vợ tôi, tính gia trưởng của người đàn ông. Họ 
luôn có tư tưởng mình là ‚tiếng nói‛ trong gia đ nh nên quyền ‚dạy vợ‛, coi đánh vợ như là một sự 
giáo dục và thể hiện quyền lực của kẻ bề trên đối với kẻ bề dưới. 
Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra của Uỷ ban các vấn đề về xã hội, bạo lực gia đ nh chủ yếu xuất 
phát từ phía người chồng. Trong đó, có đến 63,7% trường hợp do lạm dụng rượu bia. TS Nguyễn 
Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, khoảng 33,7% các vụ bạo lực gia đ nh có 
nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng rượu, bia. Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã 
phát hiện 42 vụ bạo lực gia đ nh (trong đó có 3 vụ đặc biệt nghiêm trọng) thì có 1 vụ chồng dùng 
dao đâm chết vợ xảy ra ngày 1-5-2019 tại huyện Định Quán. Ngoài ra, người chồng còn có những 
lối sống không lành mạnh như: ghen tuông, sử dụng chất gây nghiện, cờ bạc dẫn tới mâu thuẫn 
gia đ nh và có nguy cơ thúc đẩy bạo lực gia tăng. 
2.2.3 Nguyên nhân về ý thức và thói quen cam chịu của người vợ 
Nhận thức của chính bản thân người vợ bị chồng bạo hành còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam 
chịu. Những người phụ nữ này luôn mang tư tưởng: ‚xấu chàng hổ ai‛, ‚vạch áo cho người xem 
lưng‛ hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười, ảnh hưởng tới con cái, danh dự gia đ nh. 
Chính những suy nghĩ này của người vợ dẫn đến việc rất nhiều vụ bạo hành mà chính họ là nạn 
nhân khi được cộng đồng xã hội phát hiện ra thì đã rất muộn màng. Một điều rất quan trọng nữa 
chính sự cam chịu, không tố giác, đấu tranh chống lại sự bạo lực của người vợ lại là sự tiếp tay cho 
nạn bạo lực có cơ hội, cơ hội tồn tại và gia tăng. 
2014 
2.2.4 Nguyên nhân về mặt quản lý Nhà nước 
Có thể nói các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương do chưa xây dựng được phương án 
điều tra thực trạng bạo lực gia đ nh một cách đồng bộ và sâu rộng nên chưa có các kế hoạch và 
giải pháp cụ thể. Hình thức đưa ra để giảm bớt bạo lực gia đ nh hiện nay chủ yếu tập trung vào 
công tác tuyên truyền giáo dục. 
Tại Việt Nam, Luật phòng chống bạo lực gia đ nh đã được Quốc hội thông qua năm 2007, có hiệu 
lực từ ngày 01/07/2008, nhưng việc thực hiện vẫn còn khó khăn, việc tuyên truyền, giáo dục chưa 
đạt được nhiều thành công. Ngoài ra, còn rất nhiều thành viên trong xã hội quan niệm bạo lực gia 
đ nh là chuyện riêng của từng gia đ nh, vì vậy mà việc xử lý và phát hiện nhằm ngăn chặn bạo lực 
xảy ra vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. 
2.3 Hậu quả bạo lực gia đ nh gây ra 
Bạo lực gia đ nh để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đ nh và xã hội: 
Thứ nhất, đối với chính nạn nhân đặc biệt là phụ nữ bạo lực gia đ nh gây thiệt hại về thể chất và tinh 
thần cho họ. Những hậu quả này ảnh hưởng rất lớn đến gia đ nh và gánh nặng cho hệ thống y tế 
quốc gia. Bởi lẽ, các phụ nữ bị bạo hành gia đ nh phải cần đến các dịch vụ chăm sóc y tế cao hơn 
nhiều so với phụ nữ bình thường. Bạo lực gia đ nh không những làm tổn thương về thể xác, tinh 
thần mà còn liên quan chặt chẽ đến vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đ nh và ngoài xã hội. 
Thứ hai, bạo lực gia đ nh đối với phụ nữ có tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng 
tác động đến các hoạt động kinh tế của nạn nhân bạo hành. Theo thống kê của Tổ chức Phụ nữ 
Liên hiệp quốc (UN Women), mỗi năm, bạo lực gia đ nh đối với phụ nữ ở Việt Nam gây ra thiệt hại 
về năng suất lao động có giá trị tương đương 1,78% GDP (tức là khoảng 5.600 tỷ đồng). Đó là con số 
có thể đong đếm được, còn những vấn đề về tình cảm, tâm lý, văn hóa mới thực sự là một thiệt hại 
không gì bù đắp được. 
Thứ ba, đối với người gây ra bạo lực gia đ nh phải trả một cái giá khá đắt. Chính hành vi của mình 
người gây ra bạo lực đang phá hỏng mối quan hệ vợ-chồng nghiêm trọng hơn có thể gây ra án 
mạng khiến cho chồng mất vợ, con mất mẹ và người chồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
Thứ tư, tình trạng bạo lực kéo dài người phụ nữ không chịu đựng nỗi sẽ dẫn đến một cuộc hôn 
nhân kết thúc sớm là ly hôn. Theo thống kê sơ bộ năm 2018 của Tổng cục thống kê tại Việt Nam là 
28,076 vụ ly hôn đã xét xử phân theo địa phương, phân theo cấp xét xử chia theo tỉnh, thành phố, 
năm và các cấp xét xử. 
Thứ năm, trẻ em là những thành viên sống chung trong gia đ nh nếu thường xuyên chứng kiến 
cảnh bố hành hạ, đánh đập mẹ thường có những rối loạn tâm lý và sa sút trong học tập. Trẻ 
thường có các biểu hiện như trầm cảm, buông xuôi mọi thứ và trong một số trường hợp trẻ có 
những hành vi tiêu cực để chống lại sự bạo lực gia đ nh đó. Bạo lực gia đ nh tác động rất xấu tới sự 
phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống, hòa 
nhập xã hội của trẻ em. 
2015 
3 KIẾN NGHỊ 
Có thể thấy bạo lực gia đ nh diễn ra với nhiều hình thức khác nhau và ngày càng phức tạp hơn. 
Mặc dù, Đảng và Nhà nước quan tâm dù đã có một hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến 
phòng, chống bạo lực gia đ nh nhưng những quy định chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa đi vào 
nhận thức của người dân và quan trọng hơn là chưa làm thay đổi cơ bản tình hình bạo lực gia đ nh 
trong xã hội hiện nay. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia 
đ nh thì bài báo cáo này đưa ra một số kiến nghị sau: 
Thứ nhất, hội Liên Hiệp phụ nữ các cấp tăng cường công tác hỗ trợ việc làm cho phụ nữ trong 
những ngày nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập đặc biệt là những người nội trợ, liên kết những phụ nữ 
trong xã thành lập quỹ tiền mặt hỗ trợ vay vốn không lãi suất cho phụ nữ gặp khó khăn. 
Thứ hai, ở các xã, phường thành lập một đội ngũ làm công tác tuyên truyền về tác hại và cách 
làm thế nào để bạo lực gia đ nh không xảy ra và khi xảy ra cần báo cho cơ quan nào, giải thích 
rõ các quy định, luật mà Nhà nước đã quy định về bạo lực gia đ nh trong gia đ nh mình cứ mỗi 
tháng một lần. 
Thứ ba, Chính phủ cần phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông thành lập một tổng đài chung cho 
cả nước chuyên giải đáp thắc mắc về bạo lực gia đ nh hay khi bạo lực xảy ra thì phải gọi ngay đến 
tổng đài này để kịp thời hỗ trợ và giải quyết không để người phụ nữ bị bạo lực nào ở lại phía sau. 
Thứ tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nghiêm khắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh 
vực phòng, chống bạo lực gia đ nh, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc giải quyết các 
khiếu nại, tố cáo liên quan công tác gia đ nh. Phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên, hòa giải 
viên cơ sở nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền vận động, công tác hòa giải, tư vấn, 
thu thập thông tin, số liệu và công tác phòng, chống bạo lực gia đ nh. 
Thứ năm, kịp thời biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân, hộ gia đ nh có hoạt động tích cực, 
sáng tạo, điển hình trong phong trào ở mỗi cấp, mỗi ngành và khu dân cư. 
Thứ sáu, để nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực gia đ nh và cũng góp phần làm cho 
cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại. Thay vì, tình trạng vẽ bậy lên tường ở các vùng thành thị 
hay nông thôn ngày càng gia tăng thì chúng ta nên vẽ những bức tranh đẹp về cuộc sống gia đ nh, 
hình ảnh nụ cười ngây thơ của trẻ em hay những hình ảnh có ý nghĩa và mang thông điệp phòng, 
chống bạo lực gia đ nh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đ nh đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt 
Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày 25/11/2010. 
[2] Minh Yến (Foreign Policy, Euronews, Guardian) Lợi dụng Covid-19, nạn bạo hành bùng phát 
thời sự quốc tế. 
[3] Nguyễn Hữu Minh, Trần Vân Anh (2009), Bạo lực gia đ nh đối với phụ nữ Việt Nam: Thực 
trạng, diễn tiến và nguyên nhân, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 
2016 
[4] Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam, Các nhóm bạo lực gia đ nh, nguyên nhân và giải 
pháp của hiện tượng bạo lực gia đ nh, năm 2015. 
[5] Ngọc Châu, Bạo lực gia đ nh gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi năm, Hội Nông dân Việt 
Nam, ngày 26/8/2019 
[6] Báo tuổi trẻ, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. 

File đính kèm:

  • pdfvan_nan_bao_luc_gia_dinh_o_viet_nam.pdf