Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về nâng cao công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
quan tâm tới hoạt động thể dục thể thao.
Người nhận định: "Thể dục thể thao là một
công tác cách mạng”, tức là đã đặt thể dục
thể thao (TDTT) ngang hàng với các công
tác khác như chính trị tư tưởng, tổ chức,
văn hóa, giáo dục. Công tác TDTT có
nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực
hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng
bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống
Việt Nam."
Khi còn là thầy giáo dạy tại Trường
Dục Thanh, "Thầy Nguyễn Tất Thành"
luôn nhắc nhở các em học sinh của mình:
"Cái quý nhất của con người là sức khỏe,
các em chịu khó tập thể dục là gìn giữ cái
quý báu nhất của con người". Sau này mặc
dù bận trăm công ngàn việc nhưng Người
vẫn dành thời gian quan tâm nhắc nhở mọi
người chăm chỉ luyện tập TDTT.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng: "Dưới chế
độ dân chủ, thể thao và thể dục phải trở
thành hoạt động chung của quần chúng
nhằm mục đích làm tăng cường sức khỏe
của nhân dân. Nhân dân có sức khỏe thì
mọi công việc đều làm được tốt". Người
khuyến khích: "Vậy nên luyện tập thể dục,
bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một
người dân yêu nước". Từ đó, Người chủ
trương: "Chúng ta nên phát triển phong
trào TDTT rộng khắp".
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về nâng cao công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học
à hệ thống tư tưởng về thể dục thể thao nói chung, về giáo dục thể chất nói riêng có giá tri ̣ to lớn và đã đươc̣ kiểm nghiêṃ qua thưc̣ tiễn, mãi là chân lý sáng ngời, góp phần vào sư ̣kiến taọ và phát triển của nhân loaị. Từ khóa: Quan điểm Hồ Chí Minh, công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học Abstracts: President Ho Chi Minh, the immense leader of the people of Vietnam is also the birth of the revolutionary sports and gymnastics in the country. He left behind generations a very precious spiritual heritage, that is the ideological system of sports in general and physical education in particular has great value and has been tested through practice, always bright truth, contributing to the creation and development development of humanity. Keywords: Ho Chi Minh view, physical education and school sports LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 sinh ngành TDTT cách mạng Việt Nam. Tiếp đó, ngày 27/3/1946, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38 về việc thành lập Nha Thanh niên và Thể dục trực thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục với cơ cấu gồm Phòng Thanh niên và Phòng Thể dục Trung ương. Cũng trong ngày này, Người viết bài Sức khỏe và Thể dục đăng trên báo Cứu quốc. Đây là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đầu tiên của Người dưới chế độ mới. Tối ngày 26/5/1946, Hồ Chí Minh đã dự Lễ khai mạc Đại hội Thanh niên Hà Nội. Tại đây, Lễ hội thanh niên vận động đã được phát động và Ban tổ chức đã mời Người châm ngọn lửa phát động phong trào Khỏe vì nước. Từ Hà Nội, phong trào này đã lan tỏa ra cả nước. Hồ Chí Minh rất coi trọng TDTT đối với thế hệ trẻ và xác định giáo dục thể chất học đường là một bộ phận quan trọng trong nền giáo dục quốc dân: "Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em". Từ quan điểm đó, sau này, Người đã chỉ ra một cách cụ thể về giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng. Giáo dục toàn diện là: "Thể dục kết hợp với gìn giữ vệ sinh chung và riêng, trí dục, mỹ dục, đức dục". Bốn mặt giáo dục đó có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó thể dục là tiền đề đầu tiên để phát triển các mặt giáo dục khác. Kể cả với học viên trong nhà trường quân đội cũng vậy, Hồ Chí Minh đặt giáo dục thể chất lên trước hết: "Các cháu phải ra sức thi đua: luyện tập thân thể cho mạnh mẽ, nghiên cứu kỹ thuật cho thông thạo, trau dồi tinh thần cho vững chắc, hun đúc đạo đức của người quân nhân cách mạng cho vững vàng". - Ngày 17/9/1946 là tết trung thu đầu tiên của Việt Nam độc lập, Người đã gửi thư cho học sinh, trong đó người căn dặn: "phải siêng năng tập TDTT cho mình mẩy được nở nang và ra sức giúp việc cho nhi đồng cứu Vong Hội" - Ngày 10/11/1946, Bác đến dự lễ khai mạc buổi lễ Thanh niên quốc tế tổ chức tại Quảng trường Nhà hát lớn Thành phố do trường Thể dục Việt Nam tổ chức. Phát biểu tại buổi lễ, Người căn dặn, trong thanh niên còn nhiều người rất yếu ớt, cán bộ, học sinh của Trường Thể dục phải làm cho toàn thể đồng bào cùng khỏe, phải phổ thông hóa, đại chúng hóa, dân chủ hóa thể dục. Bác còn nói rõ: "Các học sinh đã tập luyện công phu và sức đã khỏe. Hiện tại ở nông thôn cũng như thành thị còn rất nhiều đồng bào yếu ớt. Mang danh cán bộ TDTT, các học sinh có bổn phận tổ chức cho đồng bào cùng tập luyện. Có như vậy công phu tập luyện của các em mới hữu ích." - Ngày 24/10/1955, Bác gửi thư cho học sinh nhân ngày khai trường. Người nêu lên nội dung giáo dục toàn diện, trong đó coi trọng tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ: • Thể dục: Làm cho thân thể khỏe mạnh, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh và vệ sinh chung; • Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới; • Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp; • Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học. - Ngày 02/11/1956, Bác đến thăm Đại hội toàn quốc lần thứ II Đoàn Thanh niên cứu quốc. Nói chuyện với Đại hội, Bác căn dặn: Thanh niên phải gương mẫu 4 điểm: 1) Giữ vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư, tư lợi. 2) Xung phong trong mọi công tác. 3) Cố gắng học tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp để tiến bộ mãi. 4) Luôn luôn rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ nhưng công việc ích nước lợi dân. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 - Ngày 18/12/1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Về quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Người nêu rõ: "Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục." - Bác Hồ đi thăm và nói chuyện với đồng bào, cán bộ các tỉnh: Cao Bằng (21/2/1961), Thái Nguyên (13/3/1960), Tuyên Quang (25/3/1961), xã Đại Nghĩa, tỉnh Hà Đông (7/10/1961), xã Quảng An, Hà Nội (29/9/1962), Nam Định (22/5/1963), rồi đến Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng Ở đâu, Bác cũng đều nhắc đến tầm quan trọng sức khỏe, phải năng luyện tập TDTT, ăn ở vệ sinh. - Từ năm 1956 đến mùa hè năm 1969, Bác Hồ có hàng trăm cuộc tiếp đón, gặp gỡ, thăm hỏi các đoàn thể thao các nước bạn đến thăm và thi đấu hữu nghị tại Việt Nam. Đặc biệt có các hoạt động thể thao lớn: Giải Bóng chuyền Việt-Trung-Triều- Mông (1958), Giải Bóng đá Quân đội Hữu nghị các nước (SKDA) 1963, Đại hội Thể thao Các lực lượng mới trỗi dậy (GANEFO) 1963, GANEF. Qua những sự kiện trên đây, có thể khẳng định, Hồ Chí Minh không chỉ là người khai sinh ra ngành TDTT cách mạng Việt Nam, mà còn là người khởi xướng phong trào thể dục quần chúng với khẩu hiệu cách mạng khỏe vì nước. 2. Vận dụng quan điểm của Bác vào công tác phát triển GDTC Quán triệt quan điểm tư tưởng của Bác, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, nhất là trong những năm gần đây, vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Giáo dục đã cụ thể hóa thành nhiều chương trình hành động, đặc biệt thực hiện Quyết định 1076 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, toàn ngành Giáo dục đã đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Môn học giáo dục thể chất không chỉ đã chính thức được đưa vào trong chương trình đào tạo chính khóa từ phổ thông đến đại học, mà còn đồng thời đẩy mạnh nhiều hoạt động thể thao trường học. Các hoạt động cho việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội. Gần đây ngày 20/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ VH-TT&DL ký kết “Chương trình phối hợp chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học giai đoạn 2016-2020”. Ngày 16/4/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 1491/BGDĐT-GDTC, ngày 16/4/2018 về việc tiếp tục thực hiện Đề án "Tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2025" Đặc biệt gần đây nhất, ngày 23/02/2019, trực tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học. Theo đó, kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm cần tập trung vào các nhiệm vụ đúng với việc vận dụng quan điểm của Bác vào công tác phát triển GDTC, đó là: Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhà trường đối với phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học. Thực hiện hiệu quả Chương trình môn học Giáo dục thể chất hiện hành và tổ chức các hoạt động thể thao trong trường học, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6 người học. Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục thể chất thuộc Chương trình giáo dục phổ thông mới. Các cơ sở giáo dục đại học, xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất đảm bảo hài hòa giữa kiến thức cơ bản và nội dung tự chọn, đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi giải trí và tạo động lực cho sinh viên tự rèn luyện thân thể. Tổ chức và duy trì các hoạt động vận động, tập luyện và thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và trình độ đào tạo của học sinh, sinh viên, phát huy sự hứng thú, tính tự giác, khả năng tự học, tự rèn luyện của học sinh, sinh viên; tăng cường hỗ trợ về phương pháp, điều kiện để tổ chức các hoạt động thể thao cho học sinh, sinh viên đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tiếp tục tổ chức dạy và học bơi cho học sinh, chú trọng các địa phương ven biển, địa phương có nhiều sông, hồ, suối, kênh, rạch; tổ chức việc dạy và học võ thuật cổ truyền Việt Nam, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, từng cấp học và trình độ đào tạo; đưa việc tập thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ cho học sinh, sinh viên thành hoạt động thường xuyên trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở đào tạo. Đổi mới kiểm tra, đánh giá toàn diện công tác giáo dục thể chất đối với từng cấp học và trình độ đào tạo... Thành lập và tổ chức hoạt động câu lạc bộ thể dục, thể thao cho học sinh, sinh viên, động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa. Có kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, dành quỹ đất xây dựng hệ thống sân tập, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và từng bước đầu tư xây dựng nhà tập luyện đa năng, bể bơi, cho các cơ sở giáo dục phổ thông ở những nơi có điều kiện, phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học. Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao do ngành Thể dục, Thể thao quản lý phục vụ công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học tại địa phương. Tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp sư phạm; tăng cường năng lực, trách nhiệm đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động thể thao trường học, triển khai hình thức đối tác công - tư trong đầu tư xây dựng các công trình phục vụ công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học. Tăng cường tham gia các hoạt động về giáo dục thể chất và phong trào thể thao của học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế. Đặc biệt đối với 2 trường (Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh) phải xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên giáo dục thể chất và tiến hành tổ chức đổi mới nội dung chương trình đào tạo để đảm bảo tạo nguồn chuẩn đáp ứng chương trình mới; đồng thời thành lập viện nghiên cứu về giáo dục thể thất và thể thao trường học Có thể nói, đó là sự vận dụng hết sức sáng tạo những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thể chất, nhất là khi mà hiện nay giáo dục thể chất và thể thao trường học tuy đang phát triển mạnh mẽ về số lượng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém về chất lượng và phương thức đào tạo, chưa theo kịp với yêu cầu mới của cách mạng. Công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng và trong thời kỳ văn minh nhân loại phát triển rất cao như hiện nay, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thể chất và thể thao trường học cần phải được Đảng và Nhà nước, nhất là những người trực tiếp đang làm nhiệm vụ về công tác LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 giáo dục thể chất, cần tiếp tục quán triệt, nghiên cứu sâu rộng và vận dụng hiệu quả hơn nữa vào thực tiễn giáo dục, đào tạo nước nhà. Hơn lúc nào hết, đất nước ta đang đòi hỏi phải có cuộc cách mạng thật sự khoa học và triệt để về giáo dục, đào tạo, để "tái cấu trúc" một cách khoa học và tiên tiến nền giáo dục, đào tạo, nhằm "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo", nâng cao chất lượng và tầm vóc đích thực của giáo dục, đào tạo, đặc biệt là coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - như Nghị quyết Hội nghị TƯ 8 (Khóa XI) và Nghị quyết Đại hội Đảng XII đã đặt ra. 3. Kết luận Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công đào tạo nên nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam, những lãnh tụ xuất sắc cho Ðảng, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Không chỉ vậy, chính Người đã khai sinh và đặt nền móng cho nền TDTT nói chung cho giáo dục thể chất mới của Việt Nam. Ðó là nền giáo dục mang tính dân tộc, tính khoa học, tính dân chủ và đại chúng; bảo đảm cho mọi người đều được đi học, ai cũng được học hành, có quyền bình đẳng về giáo dục; đảm bảo cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người. Ngày nay, công tác giáo dục, đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con người vẫn là một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục thế hệ trẻ nói riêng đang đứng trước những điều kiện thuận lợi mới và những thách thức lớn. Vì thế, cần phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra cho đất nước những con người "vừa hồng vừa chuyên". Những phương pháp giáo dục con người toàn diện, phương châm giáo dục thiết thực, cụ thể của Thầy Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo con người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tỏa sáng tính cách mạng, tính nhân văn và tính dân tộc sâu sắc. Đẩy mạnh và phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong công cuộc đổi mới hôm nay là thực hiện tư tưởng của Người, nhanh chóng đưa nước ta "sánh vai với các cường quốc năm châu". * Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.143, 190- 191. 2. Văn kiện Đại hội Đảng, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.77. 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.212. 4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr308-309. 5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr.263-264). LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
File đính kèm:
- van_dung_quan_diem_ho_chi_minh_ve_nang_cao_cong_tac_giao_duc.pdf